logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 07/09/2014 lúc 09:44:47(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trong lễ hội Nghinh Ông ở miễu Bà Chúa Xứ, có các buổi lễ chính như Giỗ Tiền Chức nhằm ghi nhớ công lao mở nền, dựng cõi của tiền nhân, cầu xin các bậc tiền nhân phù hộ cho con cháu được an cư lạc nghiệp; lễ Nghinh Ông đón Ông và quan binh ngoài biển về dự lễ…
Bên cạnh đó còn hát bóng rỗi.

Ở Saigon, nhiều miễu khi hát bóng rỗi có sự góp mặt của nam nhưng dưới miền Tây, tất cả đều là nữ, hiếm hoi lắm mới lọt vào một nam mặc quần áo và trang điểm theo phái nữ. Thật ra trong giới bóng rỗi miền Nam, nam được gọi là “bóng” và nữ gọi là “căn”. Phụ nữ đến miễu hát bóng rỗi gọi là “đi căn”. Tuy nhiên người ta thường không phân biệt rõ ràng như thế mà chỉ gọi chung cả hai giới là bóng và việc múa hát dâng lễ là gọi là múa bóng. Họ cũng mặc nhiên chấp nhận như thế. Chỉ khi nào gặp dịp có người thắc mắc, các bà bóng mới giải thích cặn kẽ.
Có nhiều nhóm bóng trong tỉnh, ngoài tỉnh, kể cả từ Saigon xuống. Đình miễu vào lễ đều nhắn tin thông báo cho một vài nhóm quen thuộc, hoặc các nhóm bóng đều nắm rõ ngày giờ lễ lạt các nơi. Không như ngoài Bắc, khi muốn, các thanh đồng chủ động đến đền để xin tổ chức buổi hầu đồng riêng. Trong Nam, căn phụ thuộc nhiều vào các lễ hội chính ở miễu chứ không có đền miễu dành riêng cho loại sinh hoạt tâm linh này. Đúng ngày họ lại rủ nhau tề tựu mà không cần ai gọi. Tháng này cúng ở Long Hồ, tháng sau tại Vũng Liêm… chứ không hoàn toàn tập trung vào tháng Hai sau tết Ta. Hết cúng Bà Chúa Xứ sang cúng Bà Ngũ Hành… Cứ thế họ ngao du suốt năm qua các miễu lớn nhỏ khắp nơi từ tỉnh này qua tỉnh khác.

9 giờ tối mới đến phần bóng rỗi nhưng từ hôm trước đã có lác đác vài bà đến chiếm hai góc miễu. Một buổi lễ có khoảng ba, bốn nhóm khác nhau, không kể số người đi riêng rẽ không thuộc nhóm nào cả. Các bà tương đối ở gần dễ đến sớm. Tối mai lễ chính, các căn sẽ về đông lắm.

Một bà già gầy choắt và nhăn nheo thuộc nhóm Đông Hồ, ngồi một mình trên tấm phản, đang chăm chú dán những ống bìa nhỏ chồng nhau trên mảnh đế carton, để lên khuôn hình dạng một cái tháp. Bà là căn từ trước 75, tính đến nay đã hơn bốn chục năm. Ngày thường đi bán vé số dạo ở trong thị xã, tiền kiếm được dành dụm để lúc nào có lễ thì bà nghỉ làm đi dự ngay.

Nhóm Hồng Loan ngồi ở góc và nhóm Hoàng Nam chiếm phần võ ca hẹp bên hông miễu. Họ trải chiếu nằm ngồi ngổn ngang trò chuyện. Chung quanh là các tay nải túi xách đựng đồ đạc, người lạ không thể chen vào. Cùng đi căn với nhau hoài suốt các tỉnh miền Tây nên các nhóm đều quen mặt với nhau cả.

Một “anh” tuy cắt tóc ngắn kiểu nam giới nhưng trông vẫn nhỏ nhắn trong bộ sơ mi quần tây rộng thùng thình, đang chạy qua chạy lại để hối thúc các bà dán tháp nhanh kịp nộp cho miễu đặt lên bàn thờ sớm.

Tùy theo màu giấy kim nhũ hay ngân nhũ để gọi là mâm vàng hay mâm bạc. Ban quý tế đặt nhóm bóng làm năm mâm vàng. Một số khách đi lễ đặt tổng cộng cũng được mười mấy mâm, mỗi mâm giá một trăm năm mươi ngàn. “Anh” tóc ngắn khi nãy đứng ra nhận các mối đặt hàng rồi sau đó mới phân chia công việc lại cho vài ba người làm. Các bà bóng nghèo thường coi phần làm lễ vật này bù đắp cho phí tổn xe cộ ăn uống đi lại. Giấy được cắt sẵn từng xấp từ nhà, bỏ bọc, đến miễu các bà mới ngồi tỉ mẩn dán lại. Một bà Hoàng Nam háy bà già Đông Hồ là không khéo tay, cắt con rồng xấu quá, nhìn giống như con rắn!

Bà Hoàng Nam mập mạp, làm nghề sấy hành khô giao mối cho quán ăn nhà hàng. Buổi trưa nóng nực nên bà rất vui khi gặp người nói chuyện. Tất cả các bà ở đây cho biết trước đó họ luôn có chung cảm giác mệt mỏi đau ốm mà khi đi khám, các bác sĩ đành chịu thua, không cách nào tìm ra bệnh. Chỉ khi phát giác ra mình có “căn”, chăm chỉ đi căn thì khi đó họ mới cảm thấy khỏe mạnh, các dấu hiệu bệnh hoạn tự nhiên biến mất.

Buôn bán khá nên bà Hoàng Nam lập hẳn ở nhà một bàn thờ để thờ Cửu Thiên Huyền Nữ và Chúa Tiên Chúa Ngọc. Nhờ thành thạo lại nhanh nhảu nên bà nhiệt tâm hướng dẫn cho những người mới nhập căn, chỉ dẫn họ thiết lập bàn thờ và cúng bái, rủ họ nhập hội cùng đi căn cho có chị có em. Đôi khi có ai nhờ, bà cũng múa hát dâng hoa lộc cho lệnh bà giúp họ. Tuy nhiên ở nhà không hay bằng đến miễu vì ở miễu có nhạc mở loa lớn tiếng, đông người nên vui hơn.

“Anh” tóc ngắn vẫn bận rộn mang các mâm vàng bạc đã dán xong xuôi, chất nhẹ nhàng thành đống cao dưới đất, bên cạnh bàn thờ. Trông anh có vẻ hơi cau có không được vui. Với vai trò trưởng nhóm giữ liên lạc giữa Ban quý tế với các căn, tốn tiền điện thoại kêu người này người nọ, chạy tới chạy lui cũng mất công nhiều. Việc của Bà, anh không dám kể công, thế nhưng ở các miễu khác, anh được tặng một, hai trăm ngàn làm lộc, mà miễu này thì không. Có lẽ quỹ của miễu không được dư dả lắm và ban quý tế cho rằng họ đã rộng rãi gián tiếp bằng cách đặt năm mâm vàng, rồi khách thập phương nữa chi. Vả miễu không tổ chức lễ hội thì làm sao các căn có dịp, có chỗ để tha hồ múa hát suốt đêm như vậy.

Quả nhiên các căn đã dần dần đến lúc nào không biết. Có đến hơn hai chục người tụ tập vào hết trong võ ca chật chội, nhường tấm phản gỗ cho ban nhạc lễ và trong lòng miễu đã đông nghẹt khách thập phương đứng chen chúc, đợi xem màn múa dâng bông của bóng rỗi. Miễu lớn, lễ hội to, rất đông người đến viếng nên đêm nay sẽ là một màn trình diễn múa hát rất sôi động.

Các căn bắt đầu mở hành lý ra thay trang phục. Chỉ cách đây dăm năm, khi đến dự lễ hội, các bà toàn mặc giản dị áo dài gấm hay hoa…, đầu quấn khăn ngang, thắt lưng bỏ múi, ống quần túm lại nhét vào vớ cao. Trông rất gọn ghẽ và hiên ngang ra dáng vị tướng. Nếu xuất hiện lẻ loi một “chị” mặc váy, rõ ràng đó là bóng.

Thế nhưng lần này, số người tham dự đông hơn cho thấy bóng rỗi miền quê có chiều phát triển. Thật ngạc nhiên khi hình thức y trang cũng thay đổi rất nhiều so với trước kia. Ngoài vài bộ áo dài gấm, chắc là mặc hoài cũng nhàm, bây giờ là hàng lụa, hàng voan, tay rộng phất phới giống như kiểu áo tiểu thư, công chúa trên sân khấu cổ trang. Trên đầu là khăn vành dây to nhỏ, nẹp quấn đầu, đai lưng thêu tỉ mỉ. Vài khăn vấn đầu và vòng bạc thường thấy trong các vấn hầu sơn trang của miền Bắc. Một bà có tấm khăn phủ đầu với vòng dây mảnh bao quanh khiến mọi người liên tưởng đến hình ảnh các nhân vật trong xứ sở Nghìn lẻ một đêm. Bà khác vẫn mặc đồ bộ ngày thường nhưng đường đường khoác ngoài một tấm nhung y tua rua như đang trường chinh trên vó ngựa biên cương. Riêng bà Hoàng Nam sấy hành khô diện bộ võ phục vàng rực và chiếc mão rất lớn từa tựa bên hát bội.

Có vẻ ai muốn mặc sao tùy ý miễn thấy mình lộng lẫy là được rồi. Trong chốc lát, gian miễu sáng lòa lên bởi các gương mặt trang điểm rất đậm đà, y phục hầu hết màu, đỏ, vàng, hường… rực rỡ. Trang sức dây, hoa, xuyến, hột… chói lọi đủ màu với thêu đính kim tuyến, kim sa, hạt nhựa, hạt đá lấp lánh.

Các căn lớn tuổi được nhường ra múa trước, các chị trẻ hơn múa sau. Thoạt tiên là múa dâng bông. Họ cầm trên tay hoặc đội trên đầu chiếc chén nhỏ đựng các nhánh huệ ngắn và múa xoay tròn rất điêu luyện.
Sau múa dâng bông là múa mâm vàng. Xem chừng màn này dễ hơn vì mâm có đế bằng khá rộng, lại bằng bìa cứng nên không sợ rơi bể chén như dâng bông. Thế nhưng có một chị, khi nãy đã múa dâng bông rất nhẹ nhàng, không hiểu sao sang cúng mâm vàng, lại cứ loay hoay mãi, không cách nào giữ thăng bằng được chiếc tháp giấy trên đầu để múa hát chao lượn một cách dễ dàng như các chị em. Cuối cùng chị đành trao chiếc mâm cho bà bên cạnh.
Mỗi mâm vàng sau một lúc múa, sẽ được người đón lấy mang ra ngoài thiêu trước sân miễu.

Để xem cho rõ, đám đông càng lúc chen sát gần hơn khiến khoảng trống dành cho múa bóng ngay trước bàn thờ thu hẹp quá. Xong đợt người này múa mới tới phiên người khác. Múa lẹ còn tới lượt bao nhiêu người đứng chờ nên các bà xúm lại cãi cọ về việc ai trước ai sau. Mới đầu hôm, không khí trong miễu nóng hừng hực vì người đông và nhang khói mù mịt. Căn nhiều quá nên múa xong phần của mình, vài người bỏ đi ra thay quần áo về sớm. Những người khác vẫn ở lại, họ kéo nhau xuống khoảng lòng trống giữa miễu để tiếp tục múa hát. Những chiếc mâm vàng từ bục trên chuyển xuống, trước khi đem đốt, họ đỡ lấy múa thêm lần nữa. Đó là những đạo cụ để các bà biểu diễn điệu múa khéo léo, uyển chuyển.

Chiếc mão cồng kềnh quá nên sau khi vái lạy bàn thờ, bà Hoàng Nam phải tháo ra để đầu có chỗ đội chén bông. Khi tràn xuống giữa miễu, đã cách xa khu vực hành lễ chính, bà cởi luôn bộ giáp trụ nặng nề để có thể múa lượn nhẹ nhàng hơn.

Các nhạc công ngồi sát tường bên dạo nhạc liên tục. Đó là dàn nhạc lễ chứ không phải ban nhạc dành riêng cho bóng rỗi. Vì thế có rất nhiều bản nhạc mới mang điệu quân hành, lại qua loa to, vang lên các âm điệu rộn rã thúc giục khiến các bà bóng nhảy múa đầy phấn khích. Khoảng một tiếng sau, ban nhạc từ từ thu dọn đồ đoàn rút lui. Họ đã đàn lai rai mấy chặp lễ suốt từ sáng đến giờ rồi còn gì. Không cần tới ban nhạc nữa, không khí đã nóng lên rồi. Các bà say mê múa hát thỏa thuê cho tới tận giữa đêm mệt nhoài, khách xem cũng đã vãn, họ lui vào võ ca nghỉ ngơi qua đêm sáng mai về sớm, kết thúc một buổi đi căn vui vẻ với tinh thần hết sức sảng khoái.
Saigon Cô Nương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.067 giây.