logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/09/2014 lúc 10:25:20(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Một năm học mới ở Việt Nam lại bắt đầu với những lễ khai giảng “ấn tượng” khác nhau, từ tiếng trống khai trường

của chủ tịch nước Trương Tấn Sang ở trường Trung học Phổ thông (THPT) Hậu Nghĩa, tỉnh Long An, đến ông hiệu

trưởng biểu diễn hiphop và beatbox ở trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội. Trong lúc những học sinh thế hệ mới

đang hăng hái (hoặc chán chường) gắng trả nợ đèn sách, rất nhiều người đã trả xong nợ, đã có tấm bằng đại học,

mà chưa thấy việc làm tương xứng với tầm bằng ấy ở đâu cả.
Ngày 1 tháng 7 vừa qua, Bộ Lao Động - Thương Binh Và Xã Hội vừa công bố tình trạng việc làm, với các con số

thất nghiệp ngày càng tăng, đặc biệt là hơn 162,000 lao động từ trình độ đại học trở lên không có việc làm; còn

trình độ cao đẳng là hơn 79,000.
Trong con số thất nghiệp hoặc không có việc làm đúng bằng cấp hoặc ngành nghề cũng có những thủ khoa được

vinh danh. Một bài trên vnexpress.net vào tháng Tám nhắc đến bốn thủ khoa, chỉ có một đang theo đúng ngành.

Điểm đáng chú ý là hơn 50% thủ khoa muốn làm công chức, chắc hắn không phải để “cống hiến cho quê hương”

như có thể được diễn dịch, mà có lẽ do tính ù lì thiếu sáng tạo của cả quá trình giáo dục đào tạo, và tâm lý chưa

làm đã muốn hưởng nhàn, cộng thêm tính “dễ tham ô” của một chỗ ngồi trong chính quyền.
Không được việc công chức như mộng ước, cũng không kiếm được việc tư nhân đúng trình độ, để kiếm sống thì

các cao đẳng cử nhân, thạc sĩ phải kiếm việc công nhân. Nhưng việc công nhân muốn kiếm, muốn làm cũng chẳng

dễ nào. Không giống như chính phủ có quan điểm rất sai lầm rằng quan chức có bằng càng cao càng tốt (Hà Nội

đang có “chỉ tiêu” đến 2020 có 50% tiến sĩ trong ban quản lý Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố), những công ty tư nhân

biết rằng lao động có hiệu quả nhất khi được dùng đúng chỗ, đúng mức. Một người có bằng đại học làm việc lao

động tay chân thường không bằng người quen lao động tay chân, và dễ thấy nhàm chán và khó tập trung vào công

việc.
Hơn thế nữa, ở một xã hội trọng bằng cấp theo kiểu phong kiến như Việt Nam, tấm bằng không chỉ là kiến thức,

trình độ, mà còn là đẳng cấp, địa vị. Trẻ em được nhồi nhét phải học không phải vì yêu thích học vấn mà để kiếm

tiền, kiếm thế, để được tự hào học cao, không phải là loại chỉ biết làm lụng kiếm sống. Vất vả suốt mười mấy năm

để theo đuổi mục đích không phải làm công nhân, cuối cùng chỉ đạt được tấm bằng mà không có kết quả thực sự,

tâm lý bất mãn và “chê” việc thấp hơn là chuyện dễ hiểu. Trình độ học vấn, nếu không giúp trong mức công việc, lại

khiến những công nhân bằng cấp không dễ chịu thiệt thòi như những người khác, một điều không có lợi cho những

chủ nhân. Bằng cấp cũng có nghĩa những công nhân “bất đắc dĩ” sẽ mang tâm trạng “chân trong chân ngoài” và

bay biến khi có cơ hội tốt hơn.
Thế nên tuyển dụng công nhân trong cơ xưởng thường ghi rõ không nhận những người đã tốt nghiệp đại học, và

những công ty thường gắng hết sức để truy lọc những người giấu bằng cấp. Những phương pháp này thường chỉ là

hỏi han loanh quanh chờ ứng viên lỡ lời, chẳng hạn như: học ngành gì, học trường nào… nhưng cũng có khi thành

một “chiêu” lừa dối rõ ràng như nói công ty cần tuyển cao đẳng và đại học để phân loại ứng viên (bao gồm những

người chỉ khai tốt nghiệp trung học) rồi loại luôn một thể. Nếu điểm trung học khá thì ứng viên sẽ bị hỏi những câu

như tại sao không học tiếp. Thậm chí có khi cấp lớn công ty còn ra nắn tay ứng viên xem có chai sạn đúng như tay

công nhân hay không.
Được nhận vào, làm được việc, những người dấu bằng vẫn có thể bị đuổi ngang nếu công ty biết ra trình độ học

vấn thực sự của họ. Phần lớn bạn đồng nghiệp, xếp cấp thấp như tổ trưởng có thể thông cảm và không tố cáo,

nhưng trong môi trường công xưởng nhiều người nhiều thành phần, muốn giữ kín tấm bằng thì tốt hơn hết là đừng

cho ai biết.
Tuy hầu như tất cả những công nhân có bằng đại học ở trong tình trạng “bất đắc dĩ,” một số bất đắc dĩ vì lương

trong ngành nghề quá thấp, hoặc phải làm hợp đồng không được vào biên chế, chẳng hạn như những giáo viên hợp

đồng nhiều năm nhưng không qua được những kỳ thi tuyển của Bộ Giáo Dục. Những kỳ thi “công chức” này vốn là

những dịp chạy chọt luồn lách, thủ khoa trong nước, thạc sĩ tốt nghiệp hạng giỏi nước ngoài còn bị trượt, chứng tỏ

tài năng chỉ là biến số không có bao nhiêu tầm quan trọng.
Một điểm lấn cấn của những công nhân có bằng cao học, ngay cả khi họ đã chấp nhận hoàn cảnh, là sự trọng bằng

cấp của gia đình và xã hội, cũng chính là lý do cha mẹ và họ đã nỗ lực để họ được tốt nghiệp đại học. Hàng xóm ở

phố, láng giềng ở quê, người dè bỉu, kẻ hỏi han, những lời bàn tán không ác ý như “học đại học làm gì, rồi lại làm

công nhân,” không tránh được chắc chắn phải khiến những công nhân bằng cao buồn tủi.
Trước hiện trạng cử nhân chạy vạy việc công nhân, đã có nhiều người đặt lại câu hỏi học vấn, rằng có nhất thiết phải

cố gắng hết sức để có bằng đại học hay không? Mục đích chính của tấm bằng là công việc và sự nghiệp, quyết

định ngành nghề và cấp bằng là những điều rất quan trọng cho tương lai. Gia đình và xã hội Việt cần có cái nhìn

thực tế về tấm bằng và hiệu quả của nó, để giảm thiểu những “hậu quả” không vui của nạn chạy đua bằng cấp.


Nguyễn Phương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.060 giây.