logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 19/09/2014 lúc 09:00:14(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Poster phim 'Sống cùng lịch sử'


Một bộ phim được thực hiện để ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp được nhà nước Việt Nam đầu tư đến 21 tỷ đồng đã phải ngưng chiếu vì không bán được vé.
Bộ phim 'Sống cùng lịch sử' của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân có nội dung nói về ba thanh niên trẻ tình cờ 'mơ thấy' mình hóa thân thành những công binh kéo pháo, đào hầm của quân đội Bắc Việt trong cuộc chiến 56 ngày đêm, theo báo điện tử VnExpress.

Tuy nhiên, tại Hà Nội, hai rạp phim duy nhất công chiếu phim này từ hôm 2/9 là Trung tâm Chiếu phim Quốc gia và rạp Kim Đồng đã phải hủy các buổi chiếu vì "số lượng khán giả tới xem chỉ từ 2 đến 3 người", báo này cho biết thêm.

BBC Tiếng Việt đã liên hệ với đạo diễn Nguyễn Thanh Vân hôm 19/09, tuy nhiên ông nói chưa tiện trả lời trong thời điểm này, do cảm thấy "khá mệt mỏi".

Khi BBC yêu cầu được nói chuyện với nhà sản xuất hoặc phát ngôn viên đại diện, đạo diễn cho biết đoàn làm phim đã "tản mát" mỗi người một nơi, "rất khó gọi".

Trong một bài viết hồi tháng 6, báo Nhân Dân cho biết 'Sống cùng lịch sử' có đoàn làm phim thường trực 92 người, lúc cao điểm lên đến gần 300 người, được quay tại Hòa Bình, bản Then, dãy núi Tà Phì Láng, Phìn Hồ, và các địa điểm lịch sử khác ở thành phố Điện Biên.

Bộ phim có những cảnh tái hiện lại "những cái chết xả thân anh dũng của Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn" dù không nêu rõ tên các nhân vật này, báo này cho biết.

Cũng theo Nhân Dân, trong phim còn có cảnh "ba bạn trẻ hòa vào dòng người xếp hàng đi qua quảng trường Lăng Bác để đến ngôi nhà 30 Hoàng Diệu viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Báo này cho biết cảnh viếng tướng Giáp là "một cảnh quay thực tế" hôm 10/10 năm ngoái và "toàn bộ các cảnh khóc là diễn viên khóc thật sự, nhập vai đến mức quên mình đang diễn".

Nguyên nhân thất bại?

Ông cũng cho biết đợt chiếu vừa qua là để mừng lễ 2/9 chứ không phải phát hành quy mô toàn quốc.

Bên cạnh đó, VnExpress cũng cho biết đại diện của một số nhà phát hành và hệ thống rạp lớn tại Hà Nội và TP HCM đều khẳng định không nhận được bất kỳ lời đề nghị hợp tác phát hành, quảng bá hay đề xuất trình chiếu nào từ phía đoàn phim của đạo diễn Thanh Vân.

Trang Facebook quảng bá bộ phim tính đến ngày 19/9 chỉ có 102 lượt thích (likes).

Trong phần bình luận trên các báo mạng lớn trong nước, nhiều độc giả nói họ không được biết về bộ phim này cho đến khi tin về quyết định hủy chiếu được loan tải.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến trên mạng xã hội cũng nêu những lý do khác khiến họ không tiếp đón bộ phim theo như mong đợi của nhà sản xuất.

Bình luận được nhiều lượt thích nhất của độc giả nick Louis H-Navy trên trang Facebook của VnExpress viết:

"Người ta đâu có làm phim, người ta chỉ cố rút được càng nhiều tiền thuế càng tốt. Sau đó Đảng và Nhà Nước rút kinh nghiệm, Quốc Hội phê và tự phê, sau cùng dân ta tự hào đang sống trong thiên đường Xã hội Chủ nghĩa! Thế thôi."

Một nick với tên Bảo Minh chia sẻ trên Facebook: "Vấn đề không nằm ở chỗ phim nhà nước hay tư nhân sản xuất mà là: làm phim về lịch sử nếu ko trung thực với lịch sử thì sẽ tiếp tục thất bại và khán giả hờ hững."

Nick Facebook Đào Tuấn thì viết: "21 tỷ đồng tiền ông cụ được dùng để làm phim “Sống cùng lịch sử”, và đây là tiền thuế của dân ... Cả một tuần không một người dân nào đến mua dù chỉ một vé".
Theo BBC
phai  
#2 Đã gửi : 19/09/2014 lúc 05:45:55(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phim tốn $1 triệu, ca ngợi tướng Giáp, nhưng không ai xem
HÀ NỘI (VN) .- Sau hai tuần đưa ra rạp, bộ phim mang tên “Sống cùng lịch sử”, được chế độ Hà Nội chi 21 tỉ - tương đương 1 triệu Mỹ kim, để thực hiện đã không bán được vé nào.

UserPostedImage
Một cảnh trong phim “Sống cùng lịch sử”. (Hình: Thể thao – Văn hóa)

“Sống cùng lịch sử” được làm để ca ngợi tướng Võ Nguyên Giáp và chiến thắng Điện Biên Phủ.

Báo điện tử VnExpress tường thuật, mỗi xuất chiếu “Sống cùng lịch sử” ở Trung tâm Chiếu phim Quốc gia và rạp Kim Đồng tại Hà Nội chỉ có từ hai đến ba người xem. Tờ Thể Thao – Văn hóa thì nhấn mạnh “phim 21 tỉ không một người xem”.

Cũng theo tờ Thể Thao – Văn hóa, từ cuối tháng 8 đến nay, có năm bộ phim Việt Nam được đưa ra chiếu tại nhiều rạp chiếu phim ở các thành phố lớn của Việt Nam. Trong năm phim này được chiếu ở giai đoạn vừa kể, chỉ có phim “Mất xác” và phim “Scandal 2 – Hào quang trở lại”, do các hãng phim tư nhân sản xuất là có người xem.

Ba bộ phim còn lại do chế độ Hà Nội chi tiền tài trợ để tuyên truyền, bao gồm “Sống cùng lịch sử” (ngốn hết 21 tỉ), “Đam mê” (10 tỉ) và “Mộ gió” (hỗ trợ 400 triệu) đều thất bại thảm hại về doanh thu (không có ai thèm xem).

Trong cuộc trò chuyện với BBC, ông Nguyễn Thanh Vân, đạo diễn phim “Sống cùng lịch sử” từ chối trả lời vì cảm thấy “khá mệt mỏi”. Lúc trò chuyện với báo điện tử VnExpress, ông Nguyễn Thanh Vân kể rằng, hệ thống rạp chiếu phim tư nhân không đồng ý nhận chiếu “Sống cùng lịch sử” vì e ngại về hiệu quả kinh doanh.

Dường như tuyên truyền theo kiểu nhà cầm quyền CSVN thường làm đang đi tới giai đoạn cáo chung. Trên các diễn đàn điện tử và hệ thống mạng xã hội, công chúng không màng tới những bộ phim tuyên truyền nhưng rất xót xa về chi phí làm phim.

Một người có nickname là Louis H-Navy bình luận về sự kiện “Sống cùng lịch sử” không được ai đón nhận, trên trang facebook của báo điện tử VnExpress: “Người ta đâu có làm phim, người ta chỉ cố rút được càng nhiều tiền thuế càng tốt. Sau đó Đảng và Nhà nước rút kinh nghiệm, Quốc hội phê và tự phê, cuối cùng dân ta tự hào đang sống trong thiên đường Xã hội Chủ nghĩa! Thế thôi”. Đây là một trong những bình luận được nhiều người thích nhất.

Cũng bàn về “Sống cùng lịch sử” một facebooker có nickname là Bảo Minh, nhận định: “Vấn đề không nằm ở chỗ phim nhà nước hay tư nhân sản xuất mà là làm phim về lịch sử không trung thực với lịch sử thì sẽ tiếp tục thất bại”.

Một facebooker khác tên là Lê Minh Quang bỡn cợt: “Các chú còn non lắm. Phim 21 tỉ thì bỏ ra 20 tì để ‘làm phim’, phim gì cũng được, miễn có phim là được. Một tỉ còn lại để thuê người đi coi. Trả mỗi người 100.000 cho tiền vé và phí ‘bị’ xem phim. Một tỉ dư sức thuê được 10.000 thanh niên ăn không ngồi rồi đi coi một bộ phim 20 tỉ… Nếu các chú cao tay thì chỉ cần làm phim 1 tỉ thôi, 20 tỉ kia dành để phát cho mỗi người xem 1 triệu đồng. Thiên hạ sẽ tâng bốc các chú lên tận trời xanh”.

Trước sự chỉ trích kịch liệt của công chúng và báo giới về sự hoang phí trong việc chi vài chục ngàn tỉ làm phim tuyên truyền nhưng không ai thèm xem, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vừa loan báo, sẽ tổ chức các buổi chiếu miễn phí phim “Sống cùng lịch sử” cho học sinh, sinh viên trên toàn quốc xem, nhằm “bồi đắp tình cảm của thế hệ trẻ đối với truyền thống hào hùng của dân tộc”, nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cần lưu ý là Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ cách nay hơn bốn tháng (7 tháng 5 năm 2014).
Theo báo Người Việt
phai  
#3 Đã gửi : 20/09/2014 lúc 06:07:19(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Vì đâu phim nhà nước sản xuất không có người xem?

UserPostedImage
Poster quảng cáo Phim Đam Mê. Courtesy photo
Gần đây, nhiều bộ phim Việt được Nhà nước đầu tư kinh phí hàng chục tỉ đồng nhưng đến khi đưa ra rạp chiếu thì đều ế ẩm, vắng khách, thậm chí có phim không bán được vé nào. Vậy nguyên nhân do đâu?

Tiêu chuẩn mâu thuẫn nhau
Điện ảnh cách mạng Việt nam đã có chiều dày lịch sử gần 60 năm, một thời gian đủ để khẳng định vị thế của mình.

Trước đây nền điện ảnh cách mạng cũng đã đạt được một số thành tích trong làng điện ảnh thế giới, một số bộ phim Việt Nam đã được khán giả nước ngoài biết tới. Có một thời phim VN đã từng là lựa chọn đầu tiên của khán giả trong nước.

Tuy vậy đến cuối thập niên 1980, khi Việt Nam bước sang giai đoạn Đổi mới, Nhà nước bắt đầu xóa bỏ bao cấp dành cho điện ảnh thì điện ảnh VN (ĐAVN) đã rơi vào thời kỳ khủng hoảng.

Gần đây tờ báo VNN loan tin: “Tại Rạp Kim Đồng (Hà Nội), hai phim Đam mê và Sống cùng lịch sử được ưu ái chiếu trong vòng hai tuần. Đây là những bộ phim nhà nước đầu tư từ 10 tỉ đến 20 tỉ đồng. Nhưng trong hai tuần nằm trên lịch chiếu của rạp Kim Đồng, điều đáng buồn là Sống cùng lịch sử và Đam mê không bán nổi một vé cho khán giả.”
Trả lời câu hỏi đâu là nguyên nhân chính khiến ngành Điện ảnh VN sa sút như hiện nay?

Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn thấy rằng trong khi phim tư nhân hiện nay chủ yếu làm phim thương mại, thì phim nhà nước vẫn trung thành với mục tiêu làm phim truyền thống. Theo ông nguyên nhân chính là thiếu một cơ chế thích hợp cho ngành Điện ảnh khi đã chuyển sang kinh tế thị trường, trong lúc vẫn phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị là định hướng tư tưởng của người xem. Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn nói:

“Cái nguyên nhân chính ở đây là tiêu chuẩn kép, vừa là kinh tế thị trường lại vừa là định hướng XHCN, mà hai cái đó là mâu thuẫn nhau. Một khi anh duyệt kịch bản hay duyệt tài trợ thì anh duyệt theo định hướng, theo cái nhiệm vụ tư tưởng tuyên truyền. Nhưng khi anh đo sản phẩm thì anh không lấy cái hiệu quả tuyên truyền, hiệu quả tư tưởng mà anh lại lấy hiệu quả kinh tế của hàng hóa, thu nhập thế nào để anh đánh giá thành bại và anh lại mặc cảm với sự ít tiền của cái sản phẩm tư tưởng đó.”

Nhà biên kịch Đoàn Tuấn tiếp lời:

“Cách kể trong phim của chúng ta không giống như cách kể của Đông Nam Á và thế giới. Tức là chúng ta có một câu chuyện lắt léo, nhưng con người trong phim của chúng ta hết sức đơn giản, cứ chia ra địch với ta, chính với tà… Định hình rồi thì người ta xem phim làm gì nữa? Thứ hai ngay cách dàn dựng của đạo diễn, chẳng hạn phim chiến tranh của chúng ta giả hơn rất nhiều và không thuyết phục như những phim cũ nữa. Thứ ba là về quay phim, người nước ngoài ở VN họ quay những cảnh đẹp hết rồi, vì chúng ta không có người quay phim giỏi. Vấn đề nữa là về diễn xuất, chúng ta không có những diễn viên đích thực, toàn những là người mẫu, ca sĩ nhảy sang, truyền hình nhảy tới.”
UserPostedImage
Poster quảng cáo Phim Sống cùng lịch sử. Courtesy photo.
Thiếu đầu tư công nghệ

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Ngát – Phó CT Hội ĐAVN vấn đề phát hành phim là một trong những nguyên nhân, song theo bà nguyên nhân cơ bản là tư duy làm phim theo lối cũ nên số phận của các bộ phim nhà nước làm ra là để… cất kho là chuyện dễ hiểu.

Bà Nguyễn thị Hồng Ngát cho hay:

“Đầu tư công nghệ rất quan trọng đối với ngành Điện ảnh. Nếu chúng tôi có một ý tưởng gì rất hay, có một câu chuyện rất hay, thế mà công nghệ nó không ra làm sao để mình thể hiện ý tưởng ấy thì thành ra cũng phải đầu hàng. Không thể ngày hôm nay cứ mang cái nhiệt tình, cái ý nghĩ độc đáo của mình ra mà nó thành phim được, mà nó phải có những công cụ rất đắc lực mà chúng ta lạc hậu rất là nhiều. Chứ mình cứ đi một đường một kiểu cả về tư tưởng lại còn kỹ thuật nữa, thế là lại đóng cửa trong nhà xem với nhau ”.

Nhà biên kịch Lê Phương cho rằng phim nhà nước không hề đầu tư phần quảng bá, nên khó có thể cạnh tranh với phim thương mại trong nước chứ chưa nói đến phim nước ngoài. Nhưng theo ông nguyên nhân chủ yếu vẫn là ĐAVN thiếu người tài. Nhà biên kịch Lê Phương cho biết:

“Cái thiếu nhất là không có tài, cái này ông Nguyễn Trãi đã dạy chúng ta rồi, đất không có nơi nào hiểm hay có nơi nào không hiểm, mà hiểm hay không là do người làm tướng. Phim không hay là do người làm phim, chứ không phải vì do thiếu ông tượng, cái cổng hay thiếu con ngựa.”
Không đồng ý với ý kiến cho rằng dòng phim mang tính tuyên truyền định hướng tư tưởng như hiện nay không còn thích hợp trong cơ chế thị trường nữa, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn cho rằng các nhà quản lý cần thay đổi lối suy nghĩ mà theo ông phải coi phim tuyên truyền là những sản phẩm quảng cáo cho chế độ. Có như thế mới có thể xóa được làn ranh giữa việc định hướng tư tưởng của phim với kinh tế thị trường. Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn nói:

“Cái sản phẩm tuyên truyền tư tưởng về chính trị, văn hóa của xã hội cũng là một cái sản phẩm cũng là một thứ quảng cáo, nhưng mà ở đây thay vì quảng cáo cho sản phẩm vật chất thì nó quảng cáo cho thể chế, cho chế độ, cho con người, cho định hướng. Thì cái đó nhà nước phải bỏ tiền ra coi như để quảng cáo cho những cái đó, nhưng mà phải để cho nghệ sĩ thực hiện cái quảng cáo đó, cái tuyên truyền đó ở trong cái điều kiện, trong cái đòi hỏi, trong cái ngôn ngữ của Kinh tế thị trường. Nếu hiểu được như thế thì sẽ giải tỏa được ván đề tiền hay không tiền.”

Nói về các giải pháp cơ bản và nhanh nhất để có thể đưa ngành ĐAVN trở về với những gì đã đạt được như trước đây. Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn nói:

“Bây giờ phải tạo cho người làm phim có vốn của xã hội để họ ăn ở đầu ra. Theo tôi hãy tạo điều kiện cổ phần hóa nhanh chóng, triệt để các Hãng phim của nhà nước để mà tạo cho họ một cái khả năng, một cái cơ chế có thể thu hút vốn của xã hội một cách sòng phẳng, một cách quyết liệt. Chứ còn như hiện nay người ta không có quyền gì mà người ta có nhiệm vụ mặc định là văn hóa tư tưởng, rất vô hình kiểu bèo dạt mây trôi. Kiểu nó làm được đấy nhưng chả có ai dong đếm, chả có ai ghi nhận”.

Cách làm điện ảnh theo lề lối định hướng và kiểm duyệt chặt chẽ như bấy lâu nay dẫn đến hệ quả là những bộ phim xuất xưởng không thể thu hút và lôi cuốn được khán giả.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.105 giây.