logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 19/09/2014 lúc 10:39:13(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trong buổi lễ khai mạc Đại hội Toán học Thế giới (International Congress of Mathematicians – ICM) năm 2014, diễn ra tại Hán Thành, thủ đô Đại Hàn Dân Quốc, ngày 13/08/2014, Hiệp hội Toán học Quốc tế (International Mathematical Union – IMU) đã trao tặng huy chương Fields Medal danh giá bậc nhất thế giới cho 4 nhà toán học trẻ xuất sắc, trong đó có cô Maryam Mirzakhani, Giáo sư dạy Toán tại Đại học Stanford, California, Hoa Kỳ.
Cô Maryam Mirzakhani, 37 tuổi, người Iran, cũng là phụ nữ đầu tiên trên thế giới được trao tặng Fields Medal, còn được nhiều người gọi là giải “Nobel Toán học”.

Phụ nữ đầu tiên lĩnh Fields Medal

Năm 2004, cô Maryam Mirzakhani lấy bằng Tiến sĩ tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ. Năm 2008, cô được mời làm giáo sư Toán học tại Đại học Stanford. Năm 2009, cô được trao tặng Giải Blumenthal về những tiến bộ nghiên cứu toán học. Năm 2013, cô được trao tặng Giải Satter của Hiệp hội Toán học Hoa Kỳ. Ngoài ra cô còn đoạt được một số giải thưởng khác.

Cô Maruam Mirzakhani được IMU trao tặng huy chương Fields Medal 2014 vì những cống hiến nổi bật cho lĩnh vực hình học và các thệ thống động lực học, đặc biệt là vốn hiểu biết quý báu về tính đối xứng của các bề mặt cong, như mặt cầu hay mặt hyperbol. Mặc dù nghiên cứu của cô được đánh giá là “thuần túy toán học” và hầu hết là lý thuyết, nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa liên quan đến vật lý và lý thuyết lượng tử.

Trong buổi lễ khai mạc Đại hội Toán học Thế giới, bà Phác Cẩn Huệ (Park Geun-hye), Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc, đã lên trao tặng Fields Medal và chúc mừng người phụ nữ đầu tiên trên thế giới đoạt được phần thưởng cao quý này.
Ông Christiane Rousseau, Phó chủ tịch Hiệp hội Toán học Quốc tế, vui vẻ nói lên nỗi niềm sung sướng của mình: “Khoảnh khắc này không sao tả được! Trong lịch sử khoa học có bà Marie-Curie đoạt hai giải Nobel Vật lý và Hóa học, nhưng… đây là lần đầu tiên, lịch sử toán học quốc tế đón chào một phụ nữ xuất sắc nhận giải thưởng danh giá này”.

Ông William Timothy Gowers, Giáo sư Toán học Rouse Ball tại phân khoa Toán học thuần túy và Toán học thống kê của Đại học Cambridge, đồng thời là thành viên của trường Trinity College, năm 1998, từng được trao tặng Fields Meda cho những nghiên cứu kết nối giữa các lĩnh vực giải tích hàm và toán tổ hợp, cũng nói: “Tuy nữ giới có vai trò rất lớn trong quá trình xây dựng nền tảng cơ bản của toán học, nhưng chưa được nhìn nhận xác đáng trong xã hội. Tôi thật sự chờ đợi giây phút này lâu lắm rồi. Đó là giây phút một phụ nữ được nhận giải thưởng vinh quang này, xóa tan những hoài nghi về khả năng toán học của nữ giới. Nữ giáo sư Maryam Mirzakhani đã chứng minh rằng toán học không chỉ dành riêng cho nam giới”.

Nữ giáo sư toán học Frances Kirwan, hiện đang giảng dạy tại Đại học Oxford, một trong những nhà toán học hàng đầu ở Anh, cũng nói: “Gần đây, khoảng 40% sinh viên bậc Đại học chuyên ngành toán là phụ nữ, nhưng trong những bậc học cao hơn, tỉ lệ này thấp đến mức khó tưởng tượng. Tôi hy vọng, giải thưởng này có thể khích lệ, tạo nguồn cảm hứng cho nhiều bạn nữ yêu thích toán học trong nước và quốc tế, đồng thời giúp họ tăng thêm niềm tin vào khả năng của bản thân khi theo học ngành này; cũng như nhắm đến mục tiêu là chủ nhân của Fields Meda trong tương lai”.
Khi biết mình đoạt Fields Meda, nhà nữ toán học gốc Iran đã xúc động nói ra những suy nghĩ của mình: “Đây là một vinh dự lớn. Tôi rất vui mừng vì nó là động lực cổ vũ cho các nhà khoa học và toán học nữ trẻ tuổi. Tôi tin rằng trong những năm sắp tới còn có nhiều phụ nữ đoạt được giải thưởng này”.

Ngoài Maryan Mirzakhani còn có 3 nhà toán học khác là Artur Avila (Brazil), Manjul Bhargava (Mỹ gốc Gia Nã Đại) và Martin Hairer (Anh) cùng đoạt Fields Meda 2014. Trong đó, nhà toán học Avila được vinh danh do những đóng góp cho lý thuyết hệ thống động lực học, làm thay đổi bộ mặt của lĩnh vực này; Martin Hairer đoạt giải do có công phát triển lý thuyết các đạo hàm riêng ngẫu nhiên, đặc biệt là việc tạo ra một lý thuyết về các cấu trúc quy tắc của những phương trình tương tự.

Từ ước mơ trở thành nhà văn, biến thành nhà toán học tài giỏi
Nữ toán học gia Maryam Mirzakhani chào đời tại Tehran, thủ đô Iran, 2 năm trước ngày Cách mạng Hồi giáo Iran thành công (1979). Lúc bấy giờ chính phủ Iran đưa ra nhiều luật lệ hạn chế con đường tiến lên của phụ nữ, nhưng vẫn chú trọmg nâng cao trình độ học vấn của người dân. Bộ Giáo dục Iran ban hành chế độ giáo dục 14 năm miễn phí, mở ra nhiều trường Trung và Tiểu học riêng biệt giữa học trò con trai và con gái, giúp cho nhiều nữ sinh được đến trường học tập.

Thuở còn thơ, cô nữ sinh Maryam Mirzakhani ước ao trở thành nhà văn, từng đọc rất nhiều tác phẩm văn học. Năm 2008, trong cuộc phỏng vấn do Đại học Oxford thực hiện, Maryam Mirzakhani đã nói: “Tôi từng mơ ước trở thành một nhà văn”.

Năm Maryam Mirzakhani tốt nghiệp Tiểu học, cuộc chiến tranh giữa hai nước Iran và Iraq kết thúc, tạo cơ hội cho nhiều học sinh được học lên lớp trên. Maryam Mirzakhani là một học sinh thông minh được vào học tại trường Farzanegan do Tổ chức Quốc gia về Phát triển tài năng vượt trội (National Organization for Development of Exceptional Talents – NODET) thành lập cho nữ sinh thông minh vào học. Điều khiến nhiều người ngạc nhiên là, khi mới vào học năm thứ nhất, Maryam rất kém toán, cô giáo dạy toán cũng không chú ý đến việc giảng dạy và kèm cặp môn toán, khiến cô không hứng thú gì đối với môn học này. Rất may, lên năm thứ hai, cô được thầy giáo toán hết lòng dạy bảo, thường khuyên bảo cô phải cô gắng học môn này. Từ đó cô ngày càng khá toán và bắt đầu thích thú môn học này. Bạn học của Maryam Mirzakhani cũng nói: “Từ năm học thứ hai, Maryam là một nữ sinh giỏi toán”.
Bà hiệu trưởng trường Farzanegan cũng thường xuyên khuyên bảo nữ sinh chăm chỉ học toán để sánh kịp nam sinh, đồng thời tạo điều kiện cho nữ sinh trường mình tham gia các kỳ thi toán quốc tế.

Một năm trước ngày thi tốt nghiệp Trung học, người anh ruột của Maryam đã thay đổi mơ ước của cô khi anh vô tình truyền cảm hứng và gieo trồng hạt giống toán học cho cô qua câu chuyện những nhà toán học Đức, trong đó có chuyện của nhà toán học Carl Friedrich Gauss. Ngay từ bé, chỉ trong vài giây, Gauss có thể nhẩm được tổng số của dãy số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 100 (đáp án là 5050). Câu chuyện trên khiến cô càng say mê môn toán học. Từ đó Maryam Mirzakhani giành được nhiều giải thưởng về môn toán ở trong nước. Trong hai năm 1994 và 1995, cô giành được 2 huy chương vàng tại Olympic Toán Quốc tế ở Hương Cảng (1994) và Toronto (1995). Lần thi ở Toronto, cô đạt được số điểm tuyệt đối.

Tốt nghiệp Trung học, Maryam Mirzakhani vào học tại khoa Toán trường Đại học Công nghệ Shaif (Shrif University of Technology). Năm 1999, cô nhận bằng Cử nhân Toán học, sau đó vào học tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ. Năm 2004, được sự hướng dẫn của giáo sư Curtis McMullen, người từng nhận Fields Medal năm 1998, Maryam Mirzakhani lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Harvard. Từ năm 2008, cô trở thành giáo sư toán tại Đại học Stanford.

Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy, Maryam Mirzakhani từng nhận được một số vinh dự như sau:
* Năm 2004, trở thành một trong những thành viên của Viện nghiên cứu Toán học Clay
* Năm 2009, được trao tặng Giải thưởng Blumenthal của Hội Toán học Hoa Kỳ
* Năm 2010, được mời báo cáo về chủ đề “Topology and Dynamical Systems & ODE” (Hình học, topology và phương trình vi phân) tại Đại hội Toán học Quốc tế.
* Năm 2013, được trao tặng Giải thưởng Satter của Hội Toán học Hoa Kỳ.
* Năm 2014, được trao tặng Fields Medal và được mời báo cáo tại Đại hội Toán học thế giới. Ngoài ra, cô còn được trao tặng Giải thưởng của Viện nghiên cứu Clay.
Về đời tư, Maryam Mirzakhani kết hôn cùng nhà toán học Jan Vondrák, người Czech, từng giảng dạy tại Đại học Stanford, hiện đang làm việc tại IBM Almaden Research Center ở San Jose, CA. Năm 2011, Maryam sinh được một con gái năm nay 3 tuổi.

Vài nét về Giải Fields
Tháng 11/1923, trong cuộc hội nghị họp tại Đại học Toronto bàn về tổ chức Đại hội Toán học Thế giới năm 1924 tại thành phố Toronto, Giáo sư John Charles Fields, lấy bằng Tiến sĩ Toán học năm 1887 tại Đại học Johns Hopkins, từng là giáo sư toán tại hai trường Đại học Johns và Đại học Allegheny, lúc bấy giờ là Chủ tịch Học viện Hoàng gia Gia Nã Đại, đề nghị lập ra một giải thưởng dành cho các nhà toán học nhằm ghi nhận những công trình vừa kiệt xuất, vừa có nhiều hứa hẹn phát triển trong tương lai. Hội nghị đồng ý và quy định giải thưởng này gồm có 1 Huy chương Fields và 15.000 Gia kim. Giải thưởng này ra đời vì, như chúng ta đều biết, nổi tiếng và uy tín nhất là giải Nobel, tiếc rằng giải thưởng đó chỉ trao tặng cho các nhà khoa học Vật lý, Hóa học, Y khoa… không dành cho các nhà toán học. Bởi vậy phải đặt ra một giải thưởng tương tự cho ngành khoa học của mình. Đó chính là Giải Fields. Bởi vậy nhiều người đã gọi Giải Fields là “Nobel Toán học”.

Trong khi Giải Nobel ghi nhận cống hiến của một đời người, Giải Fields chỉ nhằm mục đích hướng đến tương lai, vừa tôn vinh thành tựu đạt được, vừa khuyến khích những phát triển tiếp theo. Vì thế, Fields Medal chỉ được trao tặng cho những nhà toán học không quá 40 tuổi đúng vào năm họp Đại hội. Có thể nói, đối với toán học, hạn chế ở tuổi 40 là điều hợp lý. Bởi vì, trong thực tế, phần lớn các nhà toán học đạt được thành tựu xuất sắc nhất của mình trong lứa tuổi đó. Một điều khác biệt nữa là, Giải Nobel trao tặng hng năm, Fields Medal chỉ trao tặng cho tối đa là 4 nhà toán học không quá 40 tuổi vào dịp khai mạc Đại hội Toán học Thế giới.
Năm 1936, Fields Medal được trao tặng cho hai nhà toán học: Lars Valerian Ahlfors (Phần Lan) và Jesse Douglas (Hoa Kỳ), sau đó bùng nổ Đệ nhị Thế chiến, gián đoạn suốt thời kỳ chiến tranh, năm 1950 mới trao lại lần thứ hai. Từ đó Giải Fields được trao 4 năm một lần vào dịp khai mạc Đại hội Toán học Thế giới.

Lý Anh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.076 giây.