logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 20/09/2014 lúc 06:35:55(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trong thời đại kỹ thuật cao, y tế tiến triển ngày nay, hai chữ “bán mình” lại trở nên sát thực tế hơn bao giờ hết. Lúc xưa bán mình là bán sức lao động, bán thú vui thân thể, nhưng ngày nay bán mình là thực sự cắt xẻ thân thể của mình. Từ khi chuyện ghép nội tạng không còn là phép lạ, và trong khi y tế chưa tiến triển đến mức có thể “cấy trồng” nội tạng từ tế bào gốc, nội tạng đã trở thành món hàng không hợp pháp nhưng vẫn được rao bán nhiều nơi.
Tuy đa số quốc gia có luật cấm mua bán nội tạng, và theo đúng luật pháp và lương tâm y học thì nội tạng trong những ca phẫu thuật phải là món quà chứ không phải được trao đổi bằng tiền, nhưng đấy là trường hợp lý tưởng, không hoàn toàn giống thực tế. Ai cũng biết thế, nhưng dĩ nhiên cũng có khoảng cách giữa những thực tế khác nhau, chẳng hạn như thị trường nội tạng chợ đen ở những quốc gia khác nhau.
Ở Việt Nam, chưa có một danh sách toàn quốc cho những người cần nội tạng và hiến nội tạng, chưa có hệ thống quốc gia để kiểm soát số nội tạng hiến và nhận, cũng chưa có nhiều người hiến tặng nội tạng khi chết, có nghĩa là người cần nội tạng phải tự đi kiếm người hiến nội tạng, có nghĩa là đương nhiên nẩy sinh một thị trường chợ đen nội tạng có rao và có bán. Mặt khác, xét theo tình hình tham nhũng ở Việt Nam thì cho dù hệ thống hiến và nhận nội tạng có được thành lập chăng nữa thì việc mua bán nội tạng có thể chỉ chuyển hướng, chuyển hình thức, chuyển nơi chốn mà thôi. Chẳng hạn “xào” danh sách chờ nhận nội tạng hoặc mập mờ nhận nội tạng được mua và danh sách hiến tặng...
Trong hoàn cảnh hiện tại, chuyện mua bán nội tạng ở Việt Nam khá là trực tiếp, tuy quá trình giấy tờ không hẳn là đơn giản. Đầu tiên là việc rao và săn hàng qua các “cò” kiểu trao đổi truyền thống, hoặc hiện đại hơn là qua những lời rao trên mạng. Môi trường làm việc tự nhiên nhất của các “cò” là chung quanh những bệnh viện để săn khách cần nội tạng, còn những người muốn bán, thường là những người túng quẫn, thì đã có những người khác trong đường dây tìm kiếm. Không lạ lùng gì rằng những tổ chức, đường dây này có tầm hoạt động toàn quốc, hoặc xuyên quốc gia.
Hợp pháp hóa chuyện mua bán này là giấy tờ ma để kéo gần quan hệ của người mua và bán, khiến chuyện hiến nội tạng có vẻ hợp lý hơn. Những giấy tờ này bao gồm hộ khẩu, chứng minh nhân dân, và đơn xin hiến thận của người bán. Thường khi cũng có thêm một màn kịch nho nhỏ khi người mua bán gặp hội đồng bác sĩ của bệnh viện trong khâu cuối cùng của quá trình kiểm tra và chấp thuận.
Có bao nhiêu vụ mua bán nội tạng xảy ra ở Việt Nam, bao nhiêu nội tạng được “xuất khẩu”, không ai biết. Theo một thống lê sơ sài của ngành y tế, hiện cả nước có khoảng 6.000 người cần ghép thận, 1.500 người cần ghép gan, 5.000 người cần ghép giác mạc, hàng nghìn người cần ghép tế bào gốc... Tuy nhiên, số người được ghép hiện rất hạn chế do nguồn nội tạng thiếu trầm trọng, số người hiến tặng mô, tạng sau khi chết não mỗi năm chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nội tạng khan hiếm hơn nữa vì có những đường dây buôn nội tạng thực hiện luôn những vụ buôn người qua lại biên giới để xuất khẩu nội tạng, có thể vì giá bán cao hơn. Tuy là nói “qua lại biên giới”, nhưng những chuyến du hành này rất chính thức bằng đường hàng không chứ không phải cảnh trốn chui trốn nhủi qua đường bộ.
Giá nội tạng được mua bán nhiều nhất là quả thận thường vào khoảng 100-150 triệu đồng VN (khoảng gần 5 ngàn đến hơn 7 ngàn đô la), không nhiều nhặng gì, nhưng với những người túng quẫn, món tiền này có thể được nhìn như cơ hội thoát nợ thoát nghèo. Có lẽ đa số người bán nội tạng, nhất là bán thận, không hiểu rõ những hệ lụy của chuyện buôn bán này trên sức khỏe của chính mình (trong vài trường hợp còn lấy cả mạng của họ), nên có thể xem như họ đã bị lừa dụ. Mặt khác, cho dù biết rõ, chưa chắc họ đã, hoặc có khả năng, quyết định khác hơn.
Những người khốn cùng này cũng là những người dân cần được bảo vệ nhất, nhưng cho đến nay tác động của những giới chức an ninh và y tế nếu không tiếp tay thì cũng phần lớn là giả mù sa mưa và bỏ mặc. Ngày 7 tháng 3 năm nay, sau khi có bài báo “tố” bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) có đường dây buôn bán thận, giáo sư Nguyễn Tiến Quyết - Giám Đốc Bệnh viện Việt Đức nói rằng theo ông, không chỉ riêng ở bệnh viện Việt Đức mà bất kỳ cơ sở nào có hoạt động chạy, ghép thận cũng có những đường dây “cò” tổ chức các hoạt động về mua đi, bán lại thận để kiếm lời và rất mong cơ quan công an sẽ vào cuộc. Gần đây, theo sau một loạt bài nữa trên báo Tuổi Trẻ về những đường dây buôn bán thận, Cục Quản Lý Khám, Chữa Bệnh yêu cầu các đơn vị nghiêm túc, khẩn trương tiến hành rà soát các hoạt động hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người tại đơn vị theo đúng quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật nếu vi phạm.
Câu hỏi là, rà soát của ngành y và điều tra của công an có kết quả và hiệu quả hay không.
Nguyễn Phương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.037 giây.