logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/10/2014 lúc 07:01:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Thưa quý bạn, trước năm 75 ở trong nước không có cái nghề gọi là nghề làm người mẫu thời trang, trong khi đó ở các nước tiên tiến như Mỹ hoặc Pháp đã có rồi. Tôi phải phân biệt giữa người mẫu thời trang (fashion model) với người mẫu nghệ thuật (artistic model), tức người làm mẫu cho các họa sĩ, điêu khắc gia hoặc nhiếp ảnh gia, kẻo quý bạn tưởng tôi quên, vơ đũa cả nắm hai loại người mẫu nói trên. Không, tôi không quên, đối với người mẫu nghệ thuật tôi rất quý trọng. Tuy nhiên, ở trong nước hiện nay, cụm từ “người mẫu” thường được dùng để chỉ các cô người mẫu thời trang hay còn gọi là “gái chân dài” chứ không ám chỉ các cô người mẫu nghệ thuật. Vậy thì, trong phạm vi bài này, chúng ta cũng dùng “người mẫu” để chỉ các cô gái chân dài.

Tại sao lại gọi là “gái chân dài”? Thế các cô hoa hậu, á hậu, v.v… bắt buộc phải cao từ 1 mét 60 trở lên thì chân không dài hay sao? Thưa không, hoa hậu hay á hậu chân cũng dài nhưng dù họ có được chấm đậu nhờ tiền chăng nữa thì nhan sắc của họ cũng phải kha khá chứ không đến nỗi hoàn toàn nhờ vào hai cái chân. Còn các cô người mẫu, ngay cả các cô siêu mẫu (super-model), nhiều cô xấu ơi là xấu, trông chẳng đáng làm người mẫu một tí nào cả. Như vậy, các cô nhờ vào cái gì? Nhờ vào thân hình dong dỏng cao và hai cái chân dài, nên gọi các cô là “gái chân dài” rất đúng.
Nói tóm lại, trước năm 75 chưa có người mẫu thời trang. Sau năm 75, cả nước nghèo đói phải ăn bo bo, khoai lang khoai mì, tất nhiên cũng chưa có người mẫu. Từ 1986-1987 trở đi, bắt đầu thời kỳ mở cửa, đời sống dân chúng tuy vẫn còn nghèo nhưng đã tàm tạm. Đến năm 1992-1993, từ kinh tế bao cấp đổi sang kinh tế thị trường, dần dần đã có quảng cáo và các nhà tạo mẫu thời trang, các cô người mẫu bắt đầu được đào tạo, xuất hiện trên các sàn diễn – thường gọi là sàn “cat-walk” – để quảng cáo cho các nhà tạo mẫu này.

Lúc ban đầu, dân chúng tưởng rằng làm người mẫu là ngon lành lắm, sang trọng lắm, lịch sự lắm, tiền bạc hà rầm. Thậm chí, nếu bạn hỏi một cô bé cỡ 5, 6 tuổi rằng sau này lớn lên bé làm gì, thì cô bé sẽ trả lời ngay không cần suy nghĩ: bé làm người mẫu, và cha mẹ bé sẽ mỉm cười, rất hài lòng với câu trả lời đó. Thời gian qua đi, người ta thấy các cô người mẫu (kể cả các cô hoa hậu hay á hậu nữa) đa số là hạng ít học, tiền bạc kiếm được trên các sàn diễn chẳng đáng bao nhiêu, mỗi cô thường kiếm cho mình một “đại gia” hay người nước ngoài để sống bám vào những người đó, moi tiền của họ để có phương tiện ăn diện, se sua, xe này xe kia, nhà cao cửa rộng, xài tiền như nước. Cũng có những cô không may mắn kiếm được đại gia hay người nước ngoài thì đi làm “gái gọi” – một thứ điếm hạng sang, đến khách sạn ăn nằm với khách, kiếm bốn năm trăm đô một đêm. Cũng có thể các cô làm “má mì”, giới thiệu khách cho bạn bè để ăn tiền đầu, hễ cơ quan công lực bắt được thì truy ra cả bọn, đưa vào trại “phục hồi nhân phẩm”, báo chí đăng tải, mang tiếng mang tăm. Do đó, ngày nay, nếu hỏi các cô bé 5, 6 tuổi là sau này lớn lên bé làm gì, không bao giờ các bé trả lời rằng lớn lên bé làm người mẫu nữa. Như vậy, ngay đến trẻ con cũng biết “gái chân dài” không ít người rất bê bối, không đáng hãnh diện. Chỉ có các “đại gia” là không biết điều đó mà thôi. Họ vẫn nhào vào các cô như những con thiêu thân đâm đầu vào lửa.

Thơ của bà Hồ Xuân Hương có câu: “Thịt da đâu cũng thế mà thôi”. Có đúng như vậy chăng? Tôi là thứ hạng bét, không phải đại gia, nên không hiểu da thịt người mẫu hay hoa hậu, á hậu thì nó thế nào, có khác với da thịt các cô gái khác hay không. Sau đây xin mời quý bạn coi phần ghi chép lại cuộc tình mười mấy triệu đô giữa một đại gia Việt kiều Mỹ Nguyễn Đức An với cô siêu mẫu Phạm Thị Ngọc Thúy. Cô này lại vừa mới chơi một cú rất kỳ cục, không còn đạo lý tình nghĩa mẹ con gì hết, khiến dư luận trong nước rất chú ý, đó là cô kiện bà mẹ ruột tên Trương Thị Bê ra TAND Sài Gòn để đòi 5 ngôi biệt thự mà cô đã chiếm được từ ông Việt kiều và nhờ bà mẹ đứng tên nhưng bà lại định đem trả lại cho ông An. Vụ án hết sức rắc rối, khoản tiền ông An bị mất tới 288 tỷ đồng VN, tức hơn 14 triệu Mỹ kim theo giá hiện nay hay hơn 20 triệu Mỹ kim cách đây mấy năm, chứ không phải là ít. Sau đó chúng tôi sẽ kể hầu quý bạn câu chuyện hai chú cháu ruột nhà kia, luôn luôn chửi nhau, xưng mày tao với nhau rồi chém chết nhau chỉ vì một tí đất, do khi làm nhà người chú cố tình lấn sang bên phía nhà cháu. Thiệt tình mà nói, chẳng ra sao cả cái tình nghĩa mẹ con hay tình chú cháu trong thời buổi này. Xin mời quý bạn coi qua cho biết…

I. Câu chuyện siêu mẫu Ngọc Thúy kiện mẹ ra tòa
Ông Nguyễn Đức An (Việt kiều Mỹ, ngụ tại phường Bến Nghé, Q.1, Sài Gòn, chồng của siêu mẫu Ngọc Thúy) cho biết năm 2006 ông tình cờ quen biết Ngọc Thúy ở Mỹ. Cả hai đăng ký kết hôn tại Mỹ vào ngày 7/9/2006 (không làm thủ tục thông báo kết hôn ở Sở Tư pháp Sài Gòn). Sau khi đăng ký kết hôn, Ngọc Thúy làm thủ tục trở thành thường trú tại Mỹ và có thẻ xanh. Tuy nhiên, mối quan hệ này chỉ kéo dài được hơn một năm (chính xác là 13 tháng) do xuất hiện nhiều bất đồng.

Ngày 20/11/2007, Ngọc Thúy và ông An đã ký một thỏa thuận ly hôn tại văn phòng luật sư của ông An. Tòa án quận Cam ở California cũng đã ghi nhận sự thỏa thuận ly hôn giữa đôi bên. Theo đó, Ngọc Thúy được quyền nuôi con, ông An có bổn phận cấp dưỡng mỗi tháng 500 đô-la để Ngọc Thúy lo cho con, và ông An được quyền giữ các tài sản riêng vì trong hôn nhân họ không có tài sản chung. Tòa xác nhận các bất động sản, xe cộ và tài khoản gửi trong các ngân hàng ở Việt Nam là của ông An.

Vào thời điểm nói trên, giữa ông An và Ngọc Thúy chỉ mới có một con gái đặt tên là Angelina Dior Nguyễn (sinh năm 2007).

Sau khi ký thỏa thuận ly hôn, mối quan hệ giữa ông An và Ngọc Thúy vẫn chưa có gì căng thẳng. Bằng chứng là hai người lại có tiếp một bé gái thứ 2, đặt tên là Valentina Dior Nguyễn (sinh tháng 10/2008).
Cái khó của ông An là năm 2006 (lúc ấy Ngọc Thúy 26 tuổi) chỉ đi du lịch, sang chơi bên Mỹ với người bạn để xem xét thêm về nghề người mẫu ở Mỹ. Vô tình gặp ông An, ông này cũng giống như các “đại gia” Việt Nam khác dù ông là Việt kiều, thấy người mẫu, hoa hậu, á hậu, v.v… là trọng vọng lắm, bèn nhào vô ngay với bất cứ giá nào không cần tìm hiểu. Ngọc Thúy OK ngay lập tức. Họ đi làm đăng ký kết hôn (hình như bên Mỹ kêu là lập hợp đồng hôn nhân, cái này tôi không biết rõ vì tôi chưa sang Mỹ bao giờ cả). Họ “mau lên nhé, vội vàng lên với nhé”, nhanh đến nỗi Ngọc Thúy chỉ kịp gọi điện thoại về cho mẹ: “Má ơi, con kết hôn rồi. Tụi con sẽ về tổ chức đám cưới thêm ở Sài Gòn và con sẽ nói chuyện nhiều cho má nghe”.

Sau đó họ về Sài Gòn, làm đám cưới thật lớn nhưng lại sơ ý hay không hiểu rõ nên không lập thủ tục thông báo đã làm hôn thú ở bên Mỹ để có sự chứng nhận là đã kết hôn với nhau của Sở Tư pháp Sài Gòn. Chuyện này bình thường thì không sao nhưng khi bỏ nhau, rất khó trong việc phân chia tài sản bởi vì không có giấy tờ gì chứng minh họ là vợ chồng tại Việt Nam.

Ông An giàu có tới hàng trăm triệu đô la, như vậy ông phải là một người từng trải. Không hiểu tại sao ông lại tin tưởng Ngọc Thúy đến mức đã bỏ ra tới 288 tỷ đồng VN (khoảng hơn 20 triệu Mỹ kim lúc ấy) để mua các bất động sản, xe cộ, v.v… đều đứng tên Ngọc Thúy vì ông là Việt kiều không thể đứng tên được. Đến lúc kiện tụng, tòa án bên Mỹ căn cứ vào các chứng từ của các nhà ngân hàng mà ông đã gửi tiền về cho Ngọc Thúy mua bất động sản, xe cộ…, nên phán quyết rằng tất cả các tài sản cả ở bên Mỹ lẫn bên Việt Nam đều là của ông An, Ngọc Thúy phải trả lại cho ông. Tài sản bên Mỹ thì đã đành rồi, nhưng các tài sản tại Việt Nam đều do Ngọc Thúy và bà Trương Thị Bê mẹ của Ngọc Thúy đứng tên, giữa Ngọc Thúy và ông An không có giấy tờ kết hôn, tức trên phương diện luật pháp không liên quan gì với nhau, tòa án Việt Nam không thể căn cứ vào án lệnh của tòa bên Mỹ mà trả tài sản đứng tên Ngọc Thúy và bà Bê cho ông An được, chuyện này hết sức rắc rối. Đồng thời, Ngọc Thúy lại kiện ngược lại ông An về tội không làm tròn trách nhiệm của người cha đối với các con và nhiều tội khác. Sau đây là quan điểm của Ngọc Thúy…

Ý kiến Ngọc Thúy
Theo Ngọc Thúy, khi ở tuổi 26, thời điểm được coi là “độ đã chựng lại” của nghề người mẫu. Trước lời cầu hôn của người đàn ông tỏ vẻ thương yêu, chăm sóc và đặt niềm tin vào mình, cô rất xúc động nên bèn nhận lời. Và để đáp lại tấm chân tình của người chồng tương lai, cô bày tỏ ý muốn được ký bản hợp đồng hôn nhân theo luật pháp Mỹ, với mong muốn ông An hiểu rằng cô đồng ý làm vợ không phải vì tiền.
UserPostedImage

Nhưng kết hôn mới được mấy tháng thì có chuyện. Siêu mẫu nói, một lần gặp phải cú sốc trong đời sống vợ chồng, cô bày tỏ quan điểm rằng nếu vợ chồng chia tay vì không còn yêu nhau, cô sẽ thực hiện lời hứa là ra đi mà không đòi hỏi trách nhiệm gì từ chồng. “Còn nếu anh dối trá, xúc phạm tình cảm của tôi vì người thứ 3, tôi buộc phải tranh đấu tới cùng”.

Sau lần đó, chồng cô không nhắc đến cái hợp đồng hôn nhân nữa. Nhưng cô cho rằng: “Ông ấy đã âm thầm chờ cơ hội rồi chủ động tạo ra một cuộc cãi vã, đẩy tôi vào tính cách của mình là hiếu thắng, tự ái và sĩ diện. Ông ấy đã thành công: tôi ký vào đơn đồng ý ly hôn với mức trợ cấp nuôi con 500 đô la mỗi tháng”.
Tại thời điểm ký đơn ly hôn là ngày 26/9/2007, Ngọc Thúy vẫn nghĩ là chồng… thử lòng mình. Bởi theo cô, thứ nhất, không thể vì một cuộc cãi vã mà vợ chồng ly hôn. Thứ hai, chồng không thể ly hôn khi con gái đầu lòng mới 4 tháng tuổi. Thứ ba, cô mới ở Mỹ được có một năm nên nếu việc cư trú bằng thẻ xanh bị ảnh hưởng, sẽ không thể nuôi con ở Mỹ…

Ngọc Thúy khẳng định đó là một cái bẫy của ông An, vì hai ngày sau khi ký đơn ly hôn, mâu thuẫn hóa giải, vợ chồng vui vẻ trở lại, chồng cô quả quyết đã hủy đơn xin ly hôn. Nhưng trên thực tế, siêu mẫu không hề hay biết rằng ba tháng sau đó, ngày 20/11/2007, người chồng đã âm thầm nộp đơn xin ly hôn lên Tòa án gia đình quận Cam thuộc tiểu bang California bên Mỹ.

Đơn ly hôn được tòa án Mỹ chấp nhận và có hiệu lực pháp lý vì không ai làm thủ tục xin hủy. Đến ngày 26/3/2008, tòa án đã ban hành phán quyết công nhận sự thỏa thuận của đôi bên, trong đó nêu rõ: “Cấp quyền giữ lại làm tài sản riêng, không có tài sản chung mà các bên có được trong hôn nhân. Các bên đồng ý rằng tất cả bất động sản, xe cộ và tài khoản ngân hàng ở Việt Nam là tài sản độc quyền của nguyên đơn (tức ông An -ĐD), do nguyên đơn mua bằng tiền riêng”.

Trong thời gian đó, siêu mẫu nuôi con nhỏ ở Việt Nam và cô bảo rằng, đau đớn nhất là không hề biết ở bên kia bán cầu, cuộc đời của mình đã được xếp đặt, cô hoàn toàn không có thông tin gì về vụ ly hôn.

Cuối cùng, trong một cuộc cãi vã tại Việt Nam, cô rất bị sốc khi người chồng cũ lạnh lùng tuyên bố: “Nên nhớ, tôi và cô đã ly hôn”. Lúc ấy cô mới vội vã nhờ chồng của người bạn gái liên lạc giúp với một luật sư ở Mỹ và tá hỏa tam tinh khi biết sự thật: cô đã bị bước ra khỏi hôn nhân chỉ với 500 đô la trợ cấp mỗi tháng cùng đứa con gái mới hơn một tuổi, và chua chát nhất là cô đang mang thai 4 tháng đứa con thứ hai với người chồng vừa ly hôn với mình.
Tháng 2/2009, Ngọc Thúy quyết định gửi đứa con 3 tháng tuổi ở Việt Nam để trở về Mỹ xin gia hạn thẻ xanh. Nhưng ngay khi bước xuống sân bay cô đã bị bắt giữ, vì theo luật, cô không được ra khỏi nước Mỹ quá 6 tháng nếu đang thuộc diện thường trú nhân. Đã vậy, thêm một bất lợi nữa là với cuộc hôn nhân chỉ mới 13 tháng, cô gần như khó có thể xin tiếp tục được là thường trú nhân tại Mỹ sau thời hạn 2 năm.

Nhưng sau khi biết rõ sự tình, người Mỹ phụ trách di trú đã giúp cô lật ngược tình thế. Chính người này đã chỉ dẫn cho cô thủ tục xin gia hạn thẻ xanh cũng như giới thiệu các trang web để tìm kiếm luật sư di trú. May mắn là sau 3 tuần ở Mỹ với tình trạng bị tịch thu giấy tờ tùy thân và mỗi tuần phải trình diện cảnh sát, Ngọc Thúy đã gia hạn được thẻ xanh thêm 10 năm.
Sau khi ly hôn, tình trạng pháp lý của con gái thứ hai gặp rắc rối. Vì Ngọc Thúy sinh con sau khi đã ly dị chồng, nên cháu bé được xếp vào diện… con ngoài giá thú. Khi vết thương sau sinh vẫn chưa lành, cô phải ẵm đứa bé sơ sinh đi thử ADN và chấp nhận buổi phỏng vấn tại Lãnh sự quán Mỹ mới nhập quốc tịch cho con được.
Rút kinh nghiệm vì sự ngu ngơ khi tự ái “ký đại” vào đơn ly hôn, siêu mẫu đã nhờ luật sư lập thủ tục xin hủy án ly hôn. Đến ngày 26/8/2009, tòa án ra phán quyết giữ nguyên tình trạng ly hôn nhưng hủy bỏ phần phân chia tài sản và cấp dưỡng nuôi con. Và đó chính là mấu chốt dẫn đến việc chồng cũ của cô phải ra tòa án Mỹ ký bản thỏa thuận liên quan đến toàn bộ phần tài sản ở Việt Nam ngày 7/12/2011.

Ý kiến ông An
Tiếp xúc với các phóng viên tại Việt Nam, ông An nói: “Tôi không muốn tranh luận hay đôi co với Ngọc Thúy. Tôi khởi kiện đòi tài sản chỉ với mục đích giữ tài sản đó cho hai đứa con của mình. Thật chua xót khi mẹ lấy tiền của con đi kiện bố. Theo Thúy khai với tòa án ở bên Mỹ, vụ kiện đầu tiên chi phí luật sư hết 250 ngàn đô la, vụ kiện sau nghe đâu Thúy cũng đã chi đến 60 ngàn đô la cho luật sư. Ban đầu, Thúy thừa nhận các tài sản do Thúy đứng tên tại Việt Nam là tài sản của tôi, sau đó đòi chia 10%, rồi tăng lên 50% và có những dấu hiệu tẩu tán, chuyển nhượng cho người khác nên buộc lòng tôi phải kiện. Nếu thỏa thuận được, tôi mong các tài sản đó phải được giữ nguyên trạng, những người tạm thời quản lý không được chuyển dịch, mua bán nếu không có sự đồng ý của tôi vì tương lai của các con tôi”.

Khi có bản án ghi nhận sự ly hôn, giữa hai bên không tìm được tiếng nói chung liên quan đến vấn đề tài sản. Ngọc Thúy không đồng ý trả lại các tài sản mà cô đứng tên giùm cho ông An.

Tháng 3/2008, Ngọc Thúy chính thức khiếu nại với lý do là văn bản ly hôn viết bằng tiếng Anh, lúc ấy cô bị ép ký và có dấu hiệu lừa dối. Cô yêu cầu ông An phải trả tiền cấp dưỡng cùng các chi phí thuê luật sư đồng thời đề nghị tòa xem xét lại vấn đề tài sản. Ngày 26/8/2009, Tòa thượng thẩm tiểu bang California, quận Orange, xem xét khiếu nại, quyết định chấp nhận bản ly hôn và không xem xét các tranh chấp về tài sản ở Việt Nam, không xem xét lại tiền cấp dưỡng nuôi con và các chi phí thuê luật sư của Ngọc Thúy.
Ít lâu sau đó, Ngọc Thúy khởi kiện ông An ở thành phố San Jose bằng một vụ kiện mới. Ngoài những yêu cầu về tiền cấp dưỡng, Ngọc Thúy còn đòi chia cả phần tài sản ở Mỹ. Tiếp đó, Ngọc Thúy đề nghị tòa án tiểu bang California, quận Orange, mở lại vụ kiện đã bị đình chỉ trước đó. Nếu tòa này chấp nhận thì hai vụ trên sẽ được nhập chung thành một vụ kiện. Hiện hai vụ kiện này vẫn đang được tòa án ở Mỹ thụ lý và chưa có phán quyết cuối cùng.
Trong khi đó, tháng 3/2010, ông An có đơn khởi kiện Ngọc Thúy ra TAND Q.1 Sài Gòn, yêu cầu giao lại những tài sản ở Việt Nam mà ông đã bỏ tiền mua và đòi quyền nuôi hai con. Theo đơn kiện, từ năm 2007 đến 2008, ông An đã dùng tiền bạc đã tạo lập được trước hôn nhân mua bất động sản, các cổ phần, xe cộ, v.v… tại Việt Nam. Nhưng vì mang quốc tịch Mỹ nên ông phải nhờ Ngọc Thúy đứng tên giùm hàng chục căn hộ, lô đất, biệt thự tại các dự án lớn ở Sài Gòn và Phan Thiết, như Avalon Building, Sailing Tower, Sea Links Golf & County Club; nhiều xe hơi… với tổng giá trị ước tính khoảng 288 tỷ đồng VN. Chỉ tính riêng số tiền tạm ứng án phí đã lên đến gần 200 triệu đồng VN.

Bà Trương Thị Bê tiết lộ những chuyện “động trời”
Trong phiên tòa tại TAND Sài Gòn, đối chất về các loại tài sản tranh chấp sau ly hôn giữa ông Nguyễn Đức An với siêu mẫu Ngọc Thúy, bà Trương Thị Bê, mẹ của siêu mẫu, được mời đến với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Giống như phiên đối chất lần thứ nhất, điều khiến dư luận bất ngờ là bà Bê, từ người bảo vệ cho con gái trong suốt giai đoạn đầu của vụ án, đã bất ngờ có đơn và lời khai trước tòa rằng số tài sản trong danh mục tranh chấp từ số 1 đến số 39 hoàn toàn là tài sản của ông Nguyễn Đức An.

Bà Bê thừa nhận bà đứng tên tài sản từ số 9 đến số 13 nhưng giấy tờ và tài sản thì lại do Ngọc Thúy nắm giữ. Còn một số tài sản do bà đứng tên (4 căn hộ từ số 1 đến số 4) mà Ngọc Thúy cho rằng cô đã chuyển nhượng cho người khác, bà Bê nói các việc chuyển nhượng này bà chỉ là người ký tên theo ý muốn của Ngọc Thúy chứ không liên quan.
Trong khi tin tức bà Bê “quay lưng” lại với con gái khiến dư luận bất ngờ, thì mới đây hàng loạt chuyện “động trời” của Ngọc Thúy đã được bà Bê phơi bày.

Theo tiết lộ của bà Bê trên một trang điện tử, người tình của Ngọc Thúy mà bà Bê nhớ rõ nhất là một doanh nhân có tiếng trong lãnh vực chứng khoán tên là N.H.N. Chỉ một thời gian ngắn sau khi Ngọc Thúy và chồng cũ ly hôn, rất nhiều người nhìn thấy siêu mẫu và N.H.N thường xuyên cặp kè sáng tối.

Giải thích về mối quan hệ của Ngọc Thúy với ông N., bà Bê cho hay, trước đây Thúy đã từng có thời gian đi học bên Mỹ nên có cơ hội gặp N. Sau đó, N. về Việt Nam và làm việc trong một công ty chuyên về chứng khoán tại Sài Gòn. Mối tình của Thúy với ông N. sau đó kéo dài khoảng vài tháng, và Thúy rất muốn công khai người tình này với gia đình.
Một dịp nhân tiện ngày sinh nhật đứa con gái lớn, Ngọc Thúy có đưa N. về nhà giới thiệu, nhưng rồi hai người cuối cùng cũng phải chia tay vì ông N. không được mọi người chấp nhận.

Bà Bê cho hay, trong số tài sản tranh chấp giữa Ngọc Thúy với ông An có một số căn hộ ở khu chúng cư cao cấp tại tòa nhà Avalon (Quận 1). Trước đây, bà Bê được con gái cho ở nhờ một trong số căn hộ giấy tờ mang tên cô. Trong khoảng thời gian yêu đương với N., con gái bà cũng cho người tình nương nhờ tại đây.

Biết được điều này, bà Bê lớn tiếng với Thúy, bày tỏ sự không đồng tình, bởi ông N. mang tiếng là đại gia mà phải đi ở nhờ nhà của người tình. Tuy nhiên, vì con gái đã quyết định nên bà Bê dù bực cũng không làm gì được. Sau này, vì bà truy hỏi nhiều lần, Thúy mới cho mẹ biết sở dĩ cô cho N. ở nhờ là vì thời gian này căn nhà của N. ở Quận 2 – Sài Gòn đang được sửa chữa.

Trong thời gian Ngọc Thúy yêu N., có lúc bà Bê không khỏi ngạc nhiên khi thấy con gái yêu cầu bà chuyển tiền qua tài khoản cho người yêu. Trong lòng không muốn thực hiện lời yêu cầu này, nhưng vì tiền là của Ngọc Thúy nhờ bà giữ giùm nên khi con yêu cầu, bà đành nhắm mắt chấp thuận.

Chừng năm 2010, Thúy đang ở bên Mỹ cùng người quen. Đây cũng chính là khoảng thời gian kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam tụt dốc, chứng khoán cũng không tránh khỏi “tai nạn” này. Khoảng cuối năm đó, N. đáp máy bay từ Sài Gòn sang Mỹ tìm đến chỗ ở của Ngọc Thúy.

Bà Bê cho hay, trong cuộc gặp gỡ ấy, N. nhờ Thúy về Việt Nam mua giúp ông ta gần 5 tỷ đồng cổ phiếu, với lý do nếu Thúy không giúp, anh ta sẽ rơi vào vòng lao lý.

Sau chuyến đi đó của N. không lâu, Ngọc Thúy đưa cả con cái về nước. Lần đó, cô dốc hết tiền túi và nhờ mẹ rút nốt số tiền cô đã gửi trước đó để mua cổ phiếu theo lời nhờ cậy của N. Tuy hết lòng hết dạ như thế, nhưng kể từ đó, bà Bê không còn thấy N. hẹn hò với con gái mình nữa.

Ngoài N., bà Bê còn nhắc đến ông Tr., luật sư kiêm người tình của Ngọc Thúy. Cựu người mẫu và ông Tr. gặp nhau trong một vũ trường. Trong lúc tranh chấp tài sản về vụ ly hôn, Ngọc Thúy nhờ ông Tr. bảo vệ quyền lợi cho mình. Về sau, ông này cũng có bay qua bay lại giữa Mỹ và Việt Nam giúp đỡ Thúy trong vụ kiện.
Theo lời bà Bê, ban đầu giữa Thúy và ông Tr. chỉ có mối quan hệ thân chủ với luật sư. Về sau, họ nảy sinh tình cảm và có chung với nhau một con trai.

Điều khiến bà Bê buồn nhất là từ khi Ngọc Thúy có thêm đứa con, cô hoàn toàn lơ là việc chăm sóc hai cô con gái đầu. Bên cạnh đó, bà Bê cũng cho hay, con người ông Tr. luôn khiến bà không có cảm tình và không có lòng tin.
UserPostedImage
Ông An và Ngọc Thúy kết hôn vào năm 2006, cuộc hôn nhân kết thúc chóng vánh chỉ sau 13 tháng. Ngọc Thúy ly hôn chồng khi đứa con thứ hai mới sinh, trước đó cô đã về Việt Nam với những tâm sự về sự không bình yên và những nỗi buồn ít người thấu hiểu.

Thế nhưng, việc nhanh chóng kết hôn rồi nhanh chóng ly hôn của Ngọc Thúy cũng không khiến dư luận sốc bằng việc cô bị chồng cũ kiện đòi 288 tỷ đồng. Theo đó, đây là số tiền mà chồng cô –ông Nguyễn Đức An – dành dụm làm ăn ở Mỹ và gửi về Việt Nam nhờ Thúy mua nhà, bất động sản vì ông An không có quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, Ngọc Thúy không thừa nhận điều đó và không chịu trả lại số tài sản cô đã đứng tên.
Ngoài khối tài sản tranh chấp nói trên, cuối tháng 8/2013, ông An đã nộp đơn khởi kiện bổ sung đòi thêm 7 danh mục tài sản khác, bao gồm 3 căn hộ tại Đà Nẵng và Quận 4, Quận 7 Sài Gòn; 1 khoản tiền ông chuyển cho Ngọc Thúy mua cổ phiếu của ông N.H.N tại Công ty Bản Việt; số tiền 32 tỷ đồng ông chuyển cho Ngọc Thúy; tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank mà chủ tài khoản là bà Bê và số tài sản để thành lập Công ty TNHH MTV Nhà An, Quận 3, Sài Gòn.

Ngọc Thúy khởi kiện mẹ ruột ra tòa
Siêu mẫu này cho rằng mình và ông An đã bỏ tiền ra mua biệt thự, còn mẹ ruột của cô chỉ đứng tên giùm. Do mẹ ruột có ý định trả lại các bất động sản này cho ông An nên cô đã kiện bà ra tòa để đòi quyền lợi.
TAND Sài Gòn vừa có văn bản thông báo thụ lý vụ án dân sự sơ thẩm số 267/2014/DSST về việc tranh chấp quyền sở hữu theo đơn khởi kiện của nguyên đơn là Phạm Thị Ngọc Thúy (tức siêu mẫu Ngọc Thúy, ngụ tại phường 25, quận Bình Thạnh). Bị đơn trong vụ án này chính là bà Trương Thị Bê, mẹ ruột của Ngọc Thúy.
Theo TAND Sài Gòn, Ngọc Thúy khởi kiện, yêu cầu tòa công nhận 5 căn biệt thự mua của Công ty Rạng Đông, gồm các biệt thự số 41, 42, 43, 60, 61 thuộc khu Sea View trong sân golf Sea Link Phan Thiết (đường Nguyễn Thông, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) là của cô.

Trong thông báo, thẩm phán Trịnh Ngọc Thúy, người thụ lý vụ án, nói rằng, theo đơn khởi kiện được gửi từ San Francisco (Mỹ), nguyên đơn cho biết, trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2009, Ngọc Thúy mua 5 ngôi biệt thự nói trên của Công ty Rạng Đông. Việc thanh toán tiền mua các căn biệt thự này là do Ngọc Thúy thực hiện với tổng số tiền thanh toán hơn 17,5 tỷ đồng.

Do đương sự thường xuyên đi nước ngoài để chăm sóc các con nên cô đã nhờ mẹ ruột là bà Trương Thị Bê đứng tên để tiện việc quản lý giùm. Cô viết: “Bà Trương Thị Bê đã đồng ý đứng tên giùm cho tôi và đồng ý sẽ giao lại khi tôi yêu cầu. Vậy mà vào tháng 9/2012, tôi đã yêu cầu bà Bê chuyển nhượng lại 5 căn biệt thự trên cho tôi nhưng bà không đồng ý. Thời gian gần đây, bà có ý định chuyển nhượng các căn biệt thự này cho ông Nguyễn Đức An. Việc bà Trương Thị Bê không giao trả lại 5 căn biệt thự nêu trên cho tôi mà định chuyển nhượng cho người khác là xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của tôi”, Ngọc Thúy viết trong đơn.

Chính vì vậy, siêu mẫu này đã khởi kiện mẹ ruột của mình ra tòa để yêu cầu tòa công nhận quyền sở hữu của Thúy đối với 5 căn biệt thự đó và buộc bà Bê phải trả lại 5 căn đó cho Thúy.
Ô hô ai tai, chiếm đoạt của chồng cũ tổng số tài sản lên tới 288 tỷ đồng nhưng khi mẹ ruột muốn trả cho người ta 5 căn biệt thự mà giá chỉ có 17,5 tỷ đồng theo lẽ công bằng thì kiện luôn cả mẹ ruột. Thiệt, hết chỗ nói!

II. Chuyện hai chú cháu
“Người ta thường nói sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì. Tại sao gia đình bị cáo lại xảy ra sự việc đáng tiếc? Tại sao bị cáo là chú ruột lại giết chết cháu ruột của mình? Bởi vì cháu ruột đã nhiều lần đến nhà chú ném gạch, chửi bới. Khi chú không phản ứng thì bỏ về nhà. Về rồi lại trèo tường sang, vào nhà chú gây sự tiếp…”, đó là những lời bào chữa mà vị luật sư biện hộ cho bị cáo Trịnh Xuân Cường (38 tuổi, ngụ tại quận Tây Hồ, Hà Nội), bị TAND Hà Nội đưa ra xét xử trong một ngày vào tháng 8/2014 về tội giết người.

Vị luật sư bênh vực cho phía bị hại cũng không kém phần gay gắt: “Tòa nên xem xét, đừng để bị cáo đổ hết tội lỗi cho người đã chết. Bị cáo khai chưa thành thật nhằm đánh lạc hướng Hội đồng xét xử. Gia đình bị cáo chưa bồi thường cho gia dình người bị hại một đồng nào cả, đề nghị phải bồi thường…”.

Máu người ruột thịt
Cáo trạng cho biết ông Trịnh Xuân Thắng và bị cáo Trịnh Xuân Cường là hai anh em ruột, được cha mẹ chia cho hai miếng đất gần nhau.

Tháng 9/2013, ông Cường xây phòng trọ trên phần đất của mình gần nhà ông Thắng thì con trai ông Thắng là Trịnh Xuân L. sang ngăn cản.

Lúc nửa đêm, hôm 26/9/2013, anh L. sang nhà chú chửi bới, đe dọa sẽ mang súng, lựu đạn giết chết cả nhà chú. Chửi chán rồi L. bỏ về, khoảng 30 phút sau lại sang, mang theo con dao chặt củi và trèo tường vào nhà chú đập phá đồ đạc. Chú từ trên tầng hai đi xuống, giằng co với cháu ở bếp. Thấy cháu cầm dao, chú bèn chạy lên tầng hai lấy một thanh kiếm Trung Quốc xuống, chém đứt rời cánh tay phải của cháu đồng thời chém thêm nhiều nhát nữa, cháu gục xuống cửa bếp.

Chú gọi xe đưa cháu đi cấp cứu nhưng cháu đã tử vong. Khuya cùng ngày, chú ra công an Tây Hồ đầu thú.
Tòa hỏi nhiều câu liên tiếp: “Tại sao bị cáo lại giết cháu? Đó là cháu ruột của mình kia mà? Máu mủ ruột thịt của bị cáo kia mà?”. Bị cáo trả lời kiên quyết: “Tại vì nửa đêm nó sang nhà tôi gây sự. Người ta nói giặc đến nhà đàn bà phải đánh. Tôi là người dân bình thường, có người muốn hại gia đình tôi thì tôi phải tự vệ. Tôi bị tấn công, trong hoàn cảnh đó tôi vô cùng nóng nẩy”.

Tòa hỏi tiếp: “Lý do tại sao nửa đêm anh L. lại sang nhà bị cáo gây sự?” Bị cáo trả lời: “Tôi và bố mẹ L. tức anh ruột tôi bất đồng quan điểm về việc phân chia tài sản của bố mẹ để lại, nhưng đã thỏa thuận xong rồi, không liên quan gì đến L. mà nó vẫn sang gây chuyện”.

Tòa hỏi: “Bị cáo nói đã thỏa thuận xong nhưng trên thực tế thì không phải vậy. Nếu đã xong, không còn chuyện gì nữa thì kẻ bị hại đã không đến nhà bị cáo mà bảo: “Ai cho phép mày xây nhà trên phần đất ông nội tao để lại cho gia đình tao?”.

Suốt phiên tòa, hai gia đình bị cáo và bị hại không ai nhìn ai. Ông Trịnh Xuân Thắng cũng không lần nào nhìn đến người em ruột đang ngồi trên ghế bị cáo. Ông ủy quyền cho vợ tham gia phiên tòa. Vợ ông yêu cầu tòa phải xử nghiêm khắc và bị cáo phải bồi thường cho gia đình bà gần 4 tỉ đồng tiền mai táng cũng như tổn thất tinh thần.
Hàng xóm láng giềng nói bố mẹ bị cáo đã ly thân từ lâu. Ông Thắng tức người anh và các em ở với bố, còn ông Cường tức bị cáo thì ở với mẹ.
Từ khi ông cụ bà cụ qua đời không để lại di chúc, hai anh em trở nên bất hòa trong việc phân chia tài sản. Từ lâu, hai gia đình không ai nhìn ai. Khi bị cáo phá dãy nhà trọ cũ để xây dãy nhà trọ mới cao và rộng hơn thì mâu thuẫn của họ càng thêm sâu sắc. Nghe bố kể lại những mâu thuẫn ấy, L. cho rằng chú ruột xây nhà lấn sang phần đất nhà mình nên bèn sang gây sự.

Không ai nhìn ai
Vợ bị cáo có mặt tại tòa với tư cách người làm chứng. Chị bảo nửa đêm, khi cháu của chồng mang dao sang nhà, chị đã bốn năm lần điện thoại cho người hàng xóm, nhờ người này nhắn bố mẹ L. sang khuyên L. về nhưng không thấy ai sang.
Tòa gọi người hàng xóm hỏi có đúng như vậy không? Tại sao chính bà không sang khuyên giùm? Bà này bảo: “Đêm hôm tôi không thích can thiệp vào chuyện người khác. Tôi đã nhắn chị Cường tức mẹ của L. nhưng chị ấy không sang”.
Như muốn truy tìm nguyên nhân của sự việc đau lòng mà không có ai khuyên can, tòa gọi mẹ của nạn nhân đứng lên, hỏi: “Tại sao con bà sang nhà chú ruột gây sự mà vợ chồng bà không ai can ngăn?”. Bà Cường nói ngắn gọn: “Vợ chồng tôi chân đau, còn các em của L. đi vắng nên không ai sang kéo L. về được”.

Vị luật sư bênh vực cho bị cáo nói gay gắt: “Thái độ của bố mẹ người bị hại như vậy là thờ ơ, mặc kệ mọi chuyện xảy ra, từ đó nên một người chết, một người nóng nảy lỡ tay gây nên tội ác”.

Tòa tuyên án bị cáo Trịnh Xuân Cường bị tù chung thân về tội giết người.
Sau phiên tòa, mẹ của nạn nhân nói tù chung thân là quá nhẹ, phải kháng cáo. Còn bị cáo cũng cho biết sẽ làm đơn xin giảm nhẹ hình phạt vì cho rằng nạn nhân là người có lỗi.

Sau phiên tòa, bị cáo được nán lại gặp người thân ít phút. Ông Thắng và gia đình thì nhanh chân đến gặp luật sư để bàn thủ tục kháng cáo. Gia đình bị cáo – bị hại vẫn không ai nhìn ai.

Đoàn Dự ghi chép
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.304 giây.