logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 05/10/2014 lúc 06:01:41(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Có bao giờ, sau một buổi hội họp, bạn trở về nhà với cảm giác thất vọng, hối tiếc vì mình đã quá im lìm, không dám bày tỏ những suy nghĩ và cảm xúc thực sự của mình và vì thế, không nhận được những phần thưởng xứng đáng? Bạn đã không có một thái độ đủ quả quyết để mọi người có thể nhận ra con người đích thực của mình, hay theo tiếng Mỹ, không “assertive”.
Assertive nghĩa là gì?
Chữ “assertive” rất khó dịch ra tiếng Việt nghe cho xuôi tai, có thể vì người Việt Nam chúng ta không có khái niệm về thái độ “assertive” nên không có chữ để diễn tả. “Assertive” có thể tạm dịch một cách khôi hài là “đòi quyền sống”. Bởi vì “assertive” có nghĩa là chúng ta phải biểu hiện con người thực của mình một cách hiệu quả, đứng lên bênh vực quan điểm của mình, trong khi vẫn phải tôn trọng quyền và niềm tin của người khác.
Ai trong chúng ta cũng đã từng ngưỡng mộ một số người có thái độ quả quyết này. Có thể kể ra những cái tên lừng lẫy: thánh Ghandi, bà Aun San Suu Kyi... Những người này hầu như sinh ra là đã có bản tính cương cường, quả quyết như vậy. Nhưng có thể nói đa số chúng ta không có tên trong danh sách này mà thường là “nhịn” cho qua và không biết nói “không” trong nhiều trường hợp, đưa đến tình trạng bị căng thẳng thường xuyên vì ôm đồm quá nhiều trách nhiệm.
Dù vậy, chúng ta vẫn có thể học cách cư xử một cách quả quyết. Thái độ quả quyết giúp chúng ta tự tin hơn và được tôn trọng hơn cũng như giúp chúng ta tránh được những căng thẳng.
“Assertive” không có nghĩa là cứ đường ta ta làm, không cần biết đến người khác. Ngược lại, thái độ quả quyết phải dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Khi đó, “assertiveness” hay sự quả quyết, là một cách giao tiếp hiệu quả và ngoại giao. Thái độ quả quyết cho thấy bạn tôn trọng chính mình bởi vì bạn sẵn sàng đứng lên bảo vệ những điều quan trọng đối với bạn, bày tỏ những ý tưởng và cảm xúc của bạn, đồng thời chứng minh rằng bạn nhận thức được quyền của người khác và sẵn sàng làm việc để giải quyết những xung đột.
Tất nhiên, không phải những gì bạn nói, mà cách bạn nói mới là quan trọng. Bày tỏ một cách quả quyết là cách thông tin trực tiếp và tôn trọng người khác. Thái độ quả quyết cho bạn cơ hội tốt nhất để thông tin vì nếu bạn thông tin một cách quá thụ động hoặc quá hung hăng, thông điệp của bạn có thể bị bỏ qua vì mọi người đang bận phản ứng với cách nói của bạn.

Phong cách thụ động

Nếu phong cách của bạn là thụ động, bạn có thể bị coi là nhút nhát hoặc quá dễ dãi. Bạn có thể hay nói câu "Tôi sẽ theo quyết định của mọi người" vì bạn có khuynh hướng tránh xung đột. Tại sao thái độ ấy sẽ là một vấn đề? Bởi vì khi nói như vậy thông điệp bạn gửi ra cho mọi người là những suy nghĩ và cảm xúc của bạn không quan trọng bằng người khác. Khi bạn quá thụ động, bạn cho người khác cái quyền bỏ qua những mong muốn và nhu cầu của bạn.
Thí dụ: Bạn nói “Vâng!” khi một đồng nghiệp hỏi bạn có thể nhận một công việc nào đó dù bạn đã bận lắm rồi, và nhận làm thêm có nghĩa là bạn sẽ phải làm việc thêm giờ và lỡ mất trận bóng đá của con mình. Bạn muốn giữ hòa khí. Nhưng việc bạn luôn luôn nói “Yes!” dần dần sẽ làm mối quan hệ của bạn với người chung quanh trở thành căng thẳng. Và tồi tệ hơn, nó có thể khiến bạn bị xung đột, giằng xé trong tâm tư vì nhu cầu của bạn và những người trong gia đình của bạn bị bỏ quên.
Cuộc xung đột, giằng xé trong tâm tư bạn từ hành vi thụ động như trên có thể đưa đến:
-Căng thẳng
-Sự bất bình
-Nỗi giận âm ỉ
-Cảm giác mình là nạn nhân
-Muốn trả thù

Quá assertive

Ngược lại, thái độ quả quyết quá đáng cũng có thể gây ra những hậu quả không tốt. Nếu thái độ của bạn quá đáng, mọi người sẽ nhìn bạn như một kẻ bắt nạt, không quan tâm đến nhu cầu, cảm xúc và ý kiến ​​của người khác. Bạn sẽ có vẻ như tự cho mình lúc nào cũng đúng, hay cao ngạo. Những người quá “assertive” có thể làm người khác cảm thấy bị ăn hiếp và hành vi của những người này có vẻ đe dọa tinh thần, thậm chí đe dọa thể chất người khác.
Bạn có thể nghĩ rằng thái độ rất quả quyết sẽ giúp bạn đạt những gì bạn muốn. Tuy nhiên, nó cũng có cái giá của nó. Thái độ quá cứng rắn sẽ làm mất sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Những người khác có thể bực bội bạn, đưa đến việc họ tránh nói chuyện hoặc phản đối bạn.

* Passive-agressive
Ngoài ra chúng ta có thể có những hành vi tích cực-thụ động (passive agressive), đó là lúc bạn nói “vâng” khi thực ra muốn nói “không”. Sau đó, bạn có thể châm biếm hay phàn nàn về những người khác sau lưng họ. Thay vì đối đầu với các vấn đề một cách trực tiếp, bạn có thể biểu lộ sự tức giận và cảm xúc qua các hành động của bạn, hoặc một thái độ tiêu cực. Bạn có thể đã hành động như vậy vì không muốn nói thẳng về nhu cầu và cảm xúc của bạn.
Kiểu giao tiếp tích cực-thụ động có nhiều hậu quả không tốt. Theo thời gian, cách cư xử như vậy sẽ làm hại những mối quan hệ và làm mất đi sự tôn trọng lẫn nhau.

Assertive
Hành vi quả quyết, “assertive” thường được xem là cách giao tiếp lành mạnh hơn và đem lại nhiều lợi ích. Nó giúp bạn không bị mọi người ăn hiếp. Nhưng cũng nên biết nó có thể làm bạn nghiền nát người khác.
Hành xử quả quyết có thể giúp bạn:
-Có được sự tự tin và lòng tự trọng
-Hiểu và nhận ra cảm xúc của bạn
-Được sự tôn trọng từ những người khác
-Giao tiếp tốt hơn
-Tạo tình huống win-win, hai bên cùng lợi
-Nâng cao kỹ năng quyết định của bạn
-Tạo ra mối quan hệ thành thực
-Hài lòng hơn với công việc làm

Học cách cư xử quả quyết hơn có thể giúp bạn bày tỏ cảm xúc khi giao tiếp với người khác về nhiều vấn đề khác nhau. Người ta phát triển những cách giao tiếp khác nhau dựa trên kinh nghiệm sống của họ. Phong cách của bạn có thể đã ăn sâu đến nỗi bạn không biết nó là gì. Người ta có khuynh hướng dính cứng vào một phong cách giao tiếp. Nhưng nếu muốn, chúng ta vẫn có thể học hỏi cách giao tiếp lành mạnh và hiệu quả hơn.

Làm sao để trở thành quả quyết hơn?
Dưới đây là một số mẹo để giúp bạn trở nên quả quyết hơn:
-Tự đánh giá phong cách giao tiếp của mình: Bạn thường nói lên quan điểm của mình hay thường im lặng? Bạn thường nhận thêm công việc ngay cả khi bạn đã quá bận? Bạn thường nhanh chóng phán xét hay đổ lỗi? Mọi người có dường như sợ hay lo lắng khi nói chuyện với bạn? Hãy tìm hiểu về phong cách của bạn trước khi bắt đầu thực hiện những thay đổi.
-Dùng những câu nói bắt đầu bằng chữ "tôi". Cách này cho người khác biết những gì bạn đang suy nghĩ mà không có vẻ trách cứ ai. Ví dụ, nói: "Tôi không đồng ý," mà không nên nói, "Anh sai rồi."
-Tập nói không. Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi từ chối một yêu cầu nào đó, hãy thử nói: "Không, tôi không thể làm điều đó ngay bây giờ." Đừng ngần ngại – nên nói một cách trực tiếp, không nói quanh. Nếu cần giải thích, nên ngắn gọn.
-Tập luyện những gì bạn muốn nói. Nếu thấy khó khăn để nói những gì bạn muốn hay đang nghĩ, nên tưởng tượng ra những tình huống điển hình mà bạn có thể gặp và thực tập. Nói thành tiếng những gì bạn muốn nói. Bạn có thể viết những gì muốn nói ra giấy và tập đọc lên. Đóng vai với một người bạn hoặc đồng nghiệp và xin họ phê bình xây dựng, thẳng thắn.
-Sử dụng ngôn ngữ của cơ thể (body language). Chúng ta giao tiếp không chỉ bằng lời nói mà còn qua những cử động của thân thể. Nên tỏ ra tự tin ngay cả khi bạn không cảm thấy như thế. Giữ tư thế đứng thẳng, hơi nghiêng về phía trước một chút. Nhìn thẳng vào mắt người đối diện. Nét mặt nên vui tươi hoặc bình thản. Đừng vặn tay hoặc có những cử chỉ “tuồng”. Thực tập những cử động của thân thể có ý nghĩa tích cực trước gương hoặc với một người bạn hay đồng nghiệp.
-Không để cho cảm xúc bùng nổ. Khi có xung đột, hầu hết mọi người đều cảm thấy khó khăn. Bạn có thể thấy tức giận hoặc thất vọng, hoặc cảm thấy muốn khóc. Mặc dù những cảm giác này là bình thường, nếu chúng ta không kiểm soát được, chúng có thể làm cho việc giải quyết xung đột trở nên khó khăn. Nếu bạn cảm thấy quá xúc động, nên chờ đợi một chút nếu có thể. Sau đó, cố gắng bình tĩnh trở lại. Thở chậm. Giữ cho giọng nói cân bằng và vững chắc.
-Bắt đầu chậm. Lúc ban đầu, thực hành những gì học được với bạn bè thân trước khi giải quyết một tình huống khó khăn trong công việc. Tự đánh giá bản thân sau đó và thay đổi cách đối phó khi cần thiết.
Hãy nhớ rằng, tập trở thành quả quyết cần có thời gian và thực hành. Nếu bạn đã trải qua nhiều năm giữ im lặng thì có lẽ bạn sẽ không dễ trở thành người quả quyết ngay lập tức được. Hoặc nếu sự giận dữ khiến bạn trở nên quá hung hãn, bạn có thể cần phải học cách “quản lý” cơn giận của mình.
Nếu đã cố gắng rất nhiều mà bạn vẫn không có tiến bộ nào để trở thành quả quyết hơn, nên tìm hiểu các lớp học chính thức để trở thành quả quyết. Và nếu một số vấn đề như giận dữ, căng thẳng, lo lắng hay sợ hãi làm bạn không thể tiến bộ được, nên gặp bác sĩ về tâm lý.

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.078 giây.