logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 06/10/2014 lúc 08:17:02(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Giải Nobel Y Học 2014 thuộc về ba khoa học gia Mỹ và Na Uy

UserPostedImage
Giải Nobel Y học 2014 được trao cho 3 nhà khoa học nghiên cứu về tế bào định vị trong não bộ. AFP

Giải Nobel Y Học 2014 đã được trao cho 3 khoa học gia người Mỹ và Na Uy vì những khám phá về tế bào cấu thành hệ thống định vị trong não.

Ba tân khôi nguyên Nobel là ông John O’Keefe, người Mỹ, và ông bà Edvard Moser, người Na Uy, những người đã có công trình nghiên cứu để giải đáp thắc mắc mà con người đã có từ ngàn xưa là tại sao lại biết đường đi từ nơi này sang nơi khác, tại sao lại biết đường về nhà, tại sao lại nhớ những con đường mà chúng ta đã đi qua.

Công trình nghiên cứu này tìm thấy những tế bào giúp tạo thành một hệ thống định vị trong não của con người, và hệ thống này giúp chúng ta biết mình đang đứng ở đâu cũng như dẫn đường chúng ta đi một cách chính xác. Công trình này cũng sẽ giúp cho những cuộc thử nghiệm thuốc uống giúp não bộ, điển hình là thuốc giúp chống bệnh lẫn.

Giải Nobel năm nay trị giá 1 triệu 100 ngàn dollars.
Theo RFA
phai  
#2 Đã gửi : 06/10/2014 lúc 09:06:04(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nobel Y học 2014 dành cho « hệ thống GPS » của não
UserPostedImage
Cảnh công bố giải Nobel Y học năm 2014, trao cho ba nhà nghiên cứu John O’Keefe, May Britt Moser và Edvard Moser. Ảnh ngày 06/10/2014, tại Stockholm. Reuters

Ngày 06/10/2014, Ủy ban giải Nobel công bố trao giải thưởng Y học năm nay cho ba nhà nghiên cứu John O’Keefe, May Britt Moser và Edvard Moser. Cả ba được trao tặng giải thưởng cao quý này vì đã « đi tiên phong trong việc nghiên cứu về các tế bào tạo thành hệ thống xác định vị trí trong não bộ ».
Nhờ những đóng góp của các ông John O’Keefe, Edvard Moser và bà May Britt mà người ta mới có thể trả lời những câu hỏi như « Làm thế nào biết được là ta đang ở đâu ? Làm thế nào ta tìm được đường đi từ nơi này đến nơi kia ? Làm thế nào bộ não có thể lưu giữ những thông tin đó để lần sau có thể đi đúng đường ? »

John O’Keefe, một nhà nghiên cứu mang hai quốc tịch Anh và Mỹ, cùng với cặp vợ chồng May Britt và Edvard Moser, người Na Uy được ủy ban Nobel vinh danh năm nay nhờ những khám phá về các tế bào trong bộ não cho phép con người nhận ra môi trường chung quanh. Đây có thể là bước tiến quan trọng để điều trị bệnh mất trí nhớ Alzheimer.

Ông O’Keefe, sinh năm 1939, làm việc tại Viện Nghiên cứu Khoa học Thần kinh, đại học UCL, Luân Đôn. Năm 1971, ông là người đầu tiên khám phá một loại tế bào thần kinh nằm trong một vùng của não có vai trò trọng yếu về trí nhớ và khả năng xác định vị trí. Về phần hai ông bà Mary Pritt và Edvard Moser sinh năm 1962 và 1963 tại Na Uy, đang làm việc tại đại Đại học Trondheim ở miền tây bắc nước này. Trong quá trình nghiên cứu, họ đã tìm thấy những tế bào cho phép bộ não nhận diện môi trường chung quanh và sử dụng lại những thông tin đó khi cần.

Bà Mary Britt là phụ nữ thứ 11 được trao tặng giải Nobel Y học kể từ khi giải thưởng này được đề ra vào năm 1901. Mary Britt và Edvard Moser là cặp vợ chồng thứ 5 trong lịch sử Nobel được vinh danh. Khi được công bố tên trên bảng vàng hôm nay, hai ông bà Moser đang công tác ở hai nơi khác nhau. Ông Moser nhận được tin vui này khi máy bay của ông vừa đáp xuống phi trường Munich - Đức.

Giải thưởng Nobel có giá trị hơn 1 triệu đô la. Một nửa sẽ về tay nhà nghiên cứu mang hai quốc tịch Anh-Mỹ, John O’Keefe, nửa còn lại sẽ được chia đều cho hai chuyên gia Na Uy, Mary Britt và Edvard Moser.
Theo RFI
xuong  
#3 Đã gửi : 08/10/2014 lúc 08:22:11(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nobel Vật lý về tay ba nhà phát minh Nhật Bản
UserPostedImage
Giải Nobel vật lý 2014 được trao cho Isamu Akasaki, Hiroshi Amano, Shuji Nakamura (từ trái sang phải) ngày 07/10/2014. Reuters

Viện Hàn Lâm Khoa học Thụy Điển hôm nay (07/10/2014) thông báo trao giải Nobel Vật lý năm nay cho ba nhà phát minh bóng đèn điện tử phát quang LED đang được sử dụng khắp địa cầu. Ba tân khôi nguyên Nobel Vật lý 2014 là ba nhà nghiên cứu người Nhật trong đó một người mang quốc tịch Mỹ.

Giáo sư Vật lý Nhật Bản Isamu Akasaki, 85 tuổi cùng với hai đồng nghiệp trẻ hơn là Hiroshi Amano, sinh năm 1960 và Shuji Nakamura, sinh năm 1954 được ân thưởng giải Nobel Vật lý do công trình phát minh ra bóng đèn điện tử phát quang được gọi tắt là LED.

Ủy ban giám khảo thẩm định phát minh này là « nguồn ánh sáng mới, hiệu quả về cả mặt năng lượng lẫn môi trường ». Công nghệ này hiện diện mọi nơi trong đời sống hàng ngày đặc biệt là đèn trong điện thoại di động đòi hỏi năng lượng rất lớn, truyền hình, đèn « flash » của máy chụp ảnh và càng ngày càng được sử dụng để soi sáng trong văn phòng làm việc và trong nhà.

Khám phá làm thay đổi cơ bản công nghệ ánh sáng xảy đến vào năm 1990. Trước đó, người ta chỉ có ánh sáng xanh lá cây và ánh sáng đỏ. Nhưng nhờ phát minh của ba nhà khoa học này tạo ánh sáng xanh dương từ hệ thống bán dẫn mới có thể làm ra ánh sáng trắng.

Phát minh của các giáo sư đại học Isamu Akasaki, Hiroshi Amano và Shuji Nakamura đưa đến việc chế tạo đèn LED với công suất 6 watte mà vẫn cho ánh sáng tương đương với bóng đèn nhiệt điện 75 wattes, giúp tiết kiệm rất nhiều năng lượng và tiền điện.

Ban giám khảo cũng nhấn mạnh đến một áp dụng khác của phát minh đèn LED rất hữu ích cho dân nghèo. Với tuổi thọ 100.000 giờ, dài gắp 100 lần bóng đèn nhiệt điện, đèn lưỡng cực phát quang, với năng lượng mặt trời, đã giúp cho 1,5 tỷ người trên thế giới được ánh sáng mặc dù nhà cửa làng mạc của họ không được « bắt điện ».

Theo AFP, giáo sư Isamu Akasaki giảng dạy tại hai trường đại học Meijo và Nagoya, giáo sư Hiroshi Amano dạy ở Nagoya. Về phần Shuji Nakamura, sau một thời gian nghiên cứu cho một công ty hóa học tại Nhật, ông sang Mỹ cộng tác với đại học California ở Santa Barbara và lấy quốc tịch Mỹ.

Theo RFI
xuong  
#4 Đã gửi : 08/10/2014 lúc 08:24:44(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Giải Nobel Hóa học vào tay các nhà khoa học Mỹ và Đức

UserPostedImage
Ba nhà khoa học đoạt giải Nobel hóa học 2014 (từ trái sang phải) : Eric Betzig, Stefan Hell và William Moerner. REUTERS/Bertil Ericson/TT News Agency

Giải Nobel Hóa học 2014 được trao tặng cho hai nhà khoa học Mỹ Eric Betzig và William Moerner, cùng với nhà khoa học Đức Stefan Hell, vì họ đã nâng cao khả năng của kính hiển vi, giúp nhìn thấy những vật thể cực kỳ nhỏ.
Trong bản thông cáo đưa ra hôm nay, 08/10/2014, ban giám khảo Viện hàn lâm Hoàng gia Thụy Điển cho biết ba nhà nghiên cứu nói trên được tặng giải thưởng cao quý này vì họ đã phát triển loại kính hiển vi huỳnh quang có độ phân giải rất cao.

Vào năm 1873, nhà khoa học Đức Ernst Abbe đã đưa ra lý thuyết rằng kính hiển vi không thể nhìn quá giới hạn 0,2 nanomét, ( 0,2 phần tỉ mét ). Nhưng hơn một thế kỷ sau, tiến bộ khoa học đã giúp vượt qua giới hạn đó. Cụ thể, bằng cách sử dụng các tế bào huỳnh quang, các nhà nghiên cứu Mỹ và Đức đoạt giải Nobel Hóa học đã nâng cao khả năng của kính hiển vi nhìn được những vật thể nhỏ hơn 0,2 nanomét.

Ông Stefan Hell hiện là giám đốc hai viện nghiên cứu nổi tiếng về hóa học và ung thư học ở Đức. Còn Eric Betzig hiện làm việc tại Viện Y khoa Howard Hughes ở bang Virginia, và William Moerner làm việc tại Đại học Stanford.

Rất hiếm khi nào giải Nobel Hóa học được trao cho hơn hai người. Từ năm 1901 đến nay, giải này chỉ được trao cho hơn hai người có 19 lần. Cũng từ trước đến nay, mới có 4 phụ nữ được trao giải Nobel Hóa học, trong đó có nhà khoa học Pháp Marie Curie.

Theo RFI
xuong  
#5 Đã gửi : 09/10/2014 lúc 06:12:53(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Văn học Pháp được vinh danh với giải Nobel 2014 về tay Patrick Modiano

UserPostedImage
Nhà văn Pháp Patrick Modiano, Nobel Văn học 2014. C.Hélie / Gallimard

Quả là một bất ngờ thú vị. Giải Nobel Văn học năm 2014 vừa được trao tặng vào hôm nay, 09/10/2014, cho tiểu thuyết gia người Pháp Patrick Modiano, 69 tuổi. Ông đã trở thành tác giả người Pháp thứ 15 nhận được giải thưởng cao quý này, thêm tên mình vào danh sách các văn hào Pháp như Anatole France (1921), Albert Camus (1957)..., hay gần đây nhất là Jean-Marie Le Clézio, đoạt giải Nobel Văn học vào năm 2008.
Trong một bản thông cáo, Viện Hàn lâm Thụy Điển giải thích là Patrick Modiano được vinh danh nhờ "nghệ thuật viết ký ức qua đó ông đã gợi lại được số phận khó nắm bắt nhất của những con người và bộc lộ được thế giới của thời nước Pháp bị Đức quốc xã chiếm đóng".

Nhà văn Pháp đã tập trung toàn bộ tác phẩm của mình vào thủ đô Paris thời Đệ nhị Thế chiến, lột tả gánh nặng của những sự kiện bi thảm trong một thời kỳ nhiễu nhương đã đè nặng trên số phận của những nhân vật rất bình thường.

Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia Thụy Điển SVT, ông Peter Englund, Thư ký thường trực của Viện Hàn lâm Thụy Điển tỏ ý tiếc rằng đã không liên lạc được với Patrick Modiano trước khi loan báo tin vui.

Giải Nobel Văn học 2014 không xa lạ gì với những ai hâm mộ văn học Pháp. Ông từng đoạt Giải thưởng lớn về Tiểu thuyết của Viện Hàn lâm Pháp vào năm 1972 với tác phẩm Các đại lộ vành đai (Les Boulevards de ceinture), Giải Goncourt năm 1978 với quyển Phố những cửa hiệu u tối (Rue des Boutiques Obscures) và Giải thưởng lớn toàn quốc về Văn chương vào năm 1996, vinh danh toàn bộ công trình của ông.

Các tác phẩm của Patrick Modiano đã được dịch ra 36 ngôn ngữ trên thế giới, trong đó có tiếng Thụy Điển, do nhà xuất bản Thụy Điển Elisabeth Grate ấn hành, một nhà xuất bản rất có tài vì cũng đã phát hành tác phẩm của Jean-Marie Le Clézio, giải Nobel Văn học 2008.

Như vậy, tiểu thuyết gia Pháp Patrick Modiano đã ghi tiếp tên mình trên bảng vàng giải Nobel Văn học, sau thành công vào năm ngoái của nữ văn sĩ người Canada chuyến viết truyện ngắn bằng tiếng Anh Alice Munro.

Theo RFI
xuong  
#6 Đã gửi : 10/10/2014 lúc 08:21:10(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ấn Độ, Pakistan chia nhau giải Nobel Hòa bình 2014
UserPostedImage
Nobel Hòa bình 2014: Kailash Satyarthi người Ấn Độ và thiếu nữ 17 tuổi Pakistan Malala Yousafzai. REUTERS/Adnan Abidi/Carlo Allegri/Files

Giải Nobel hòa bình hôm nay 10/10/2014 vừa được trao cho cô gái Pakistan 17 tuổi Malala – khôi nguyên trẻ nhất trong lịch sử giải này, và nhà hoạt động Ấn Độ Kailash Satyarthi, để tặng thưởng cho quá trình chiến đấu chống bóc lột trẻ em và cho quyền được học hành của thanh thiếu niên.

Đang trong lớp học vào thời điểm công bố giải, Malala Youzafsai, chỉ mới 17 tuổi, là người trẻ tuổi nhất trong lịch sử 114 năm của giải Nobel. Trước đó chỉ có Lawrence Bragg, người Anh gốc Úc 25 tuổi cùng chia giải Nobel vật lý với người cha vào năm 1915. Thủ tướng Nawar Sharif ngay sau đó đã gởi tin nhắn chúc mừng, gọi Malala là « niềm tự hào của Pakistan ».

Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy Thorbjoern Jagland tuyên bố: « Trẻ em phải được đến trường và không thể bị bóc lột để kiếm tiền ». Ông nhấn mạnh : « Dù trẻ tuổi, Malala đã chứng tỏ rằng trẻ em và thanh niên cũng có thể đóng góp vào việc cải thiện tình trạng của chính mình ». Việc chọn lựa hai nhân vật trên trong số 278 đề cử năm nay để trao giải, nhằm vinh danh cuộc chiến đấu chống « áp bức trẻ em và thanh niên và quyền được học hành của tất cả mọi thiếu nhi ».

Cô bé Pakistan Malala trở nên nổi tiếng sau khi thoát chết dưới tay phe Taliban đúng hai năm trước, vào ngày 09/10/2012, lúc mới 15 tuổi. Malala đấu tranh cho quyền được học hành của trẻ em gái, nên phe này kết tội cô là gây hại đến đạo Hồi. Chiếc xe chở học sinh hôm đó bị chận lại, cô lãnh một viên đạn vào đầu. Được mổ cấp cứu tại Pakistan rồi đưa sang Anh chữa trị, Malala ra khỏi tình trạng hôn mê sáu ngày sau và vẫn tiếp tục cuộc chiến đấu. Hiện nay sống tại Birmingham, quản lý một quỹ mang tên mình, Malala từng tự tin lên tiếng trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, xuất bản một cuốn tự truyện và từng là khách mời của Nữ hoàng Anh.

Ít được công chúng biết đến hơn và cao tuổi hơn rất nhiều, kỹ sư điện 60 tuổi Kailash Satyarthi đấu tranh hỗ trợ các trẻ em và phụ nữ làm việc như nô lệ tại các nhà máy Ấn Độ, phải làm những công việc nặng nhọc suốt ngày và là nạn nhân của bạo lực kể cả tấn công tình dục. Theo tính toán của ông, hiện có 168 triệu lao động trẻ em trên toàn thế giới, nhiều hơn con số của năm 2000 đến 78 triệu. Satyarthi còn là người tổ chức các cuộc biểu tình bất bạo động « theo truyền thống Gandhi ».

Sự chọn lựa của Ủy ban Nobel Na Uy càng ý nghĩa sau sự kiện 276 nữ sinh Nigeria bị tổ chức Hồi giáo Boko Haram (có nghĩa : « Giáo dục phương Tây là tội lỗi ») bắt cóc hôm 14/4. Vụ bắt cóc này gây sốc trên toàn thế giới, tạo thành một phong trào rộng rãi mang tên « Bring back our girls » (Đem các cô gái của chúng ta trở về), trong đó Malala đấu tranh bên cạnh những nhân vật nổi tiếng như bà Hillary Clinton. Nhưng người ta cũng đặt câu hỏi, phải chăng đây còn là thông điệp gởi đến Pakistan và Ấn Độ, hai nước láng giềng đang xung đột gay gắt vì vấn đề Cachemire.

Giải thưởng năm nay trị giá 8 triệu cua-ron Thụy Điển, tương đương 873.000 euro. Sau giải Nobel hòa bình – giải thưởng duy nhất được quyết định tại Oslo, giải Nobel kinh tế sẽ được công bố vào thứ Hai tới tại Stockholm, kết thúc mùa giải Nobel 2014.

Theo RFI
xuong  
#7 Đã gửi : 13/10/2014 lúc 08:49:32(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nobel Kinh tế 2014 về tay giáo sư Pháp Jean Tirole
UserPostedImage
Giáo sư Jean Tirole tại cuộc họp báo ở Toulouse sau khi được tặng giải Nobel Kinh tế 2014. Reuters

Giáo sư Jean Tirole, giảng dạy tại đại học Toulouse, miền nam nước Pháp vừa được Hàn lâm viện Thụy Điển vinh danh. Ông đã đóng góp nhiều cho các công trình nghiên cứu về « sức mạnh và và quy luật của thị trường » của ngành tài chính và doanh nghiệp.


Cho tới nay, Pháp mới chỉ có ba chuyên gia kinh tế được Viện Hàn Lâm Khoa Học Thụy Điển vinh danh. Hai người tiền bối của giáo sư Tirole là cố giáo sư Gérard Debreu năm 1983 và Maurice Allias năm 1988.

Hiện đang giảng dạy tại đại học Toulouse, giáo sư Tirole, 61 tuổi, từ nhiều năm qua được xem là một trong những nhà nghiên cứu có nhiều triển vọng đoạt giải Nobel kinh tế. Trong thông cáo sáng nay, Viện Hàn lâm Thụy Điển nhất mạnh « Jean Tirole là một trong những nhà kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất trong thời đại của chúng ta. Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu quan trọng trong nhiều lĩnh vực, và đặc biệt là ông đã giúp chúng ta hiểu rõ và quản lý các ngành công nghiệp đang trong tay một số ít các công ty ».

Bộ trưởng Kinh tế Pháp, Emmanuel Macron đã lập tức gửi tin nhắn đến chúc mừng giáo sư Tirole, « niềm tự hào của nước Pháp và của trường phái kinh tế học Pháp ».

Sinh trưởng tại thành phố Troyes, miền đông nước Pháp, bố là bác sĩ, mẹ là giáo sư văn khoa, Jean Tirole ban đầu đi theo môn toán học. Tốt nghiệp trường Polytechnique Bách khoa, ông chỉ bắt đầu nghiên cứu về kinh tế từ năm 21 tuổi. Không dừng lại với bằng cấp của Polytechnique, Jean Tirole đã ghi danh và theo học trường kỹ sư cầu đường Ponts et Chausées, một trường lớn khác của Pháp. Sau đó, ông sang Hoa Kỳ lấy bằng tiến sĩ của học viện nổi tiếng thế giới MIT.

Năm 1991 ông về giảng dạy tại Đại học Toulouse, mở viện nghiên cứu Kinh tế công nghiệp. Tại đây, ông đã đặt viên đá đầu tiên cho « trường phái thuyết học kinh tế Toulouse ».

Từ năm 2008 tới nay, đây là lần đầu tiên giải Nobel Kinh tế được trao tặng cho một người duy nhất. Và từ năm 1999 tới nay, các kinh tế gia người Mỹ mới vắng bóng trên bảng vàng.

Một số nhà quan sát coi việc giáo sư kinh tế Tirole đoạt giải Nobel năm nay là dấu hiệu đáng khích lệ, phản ánh sức mạnh của ngành nghiên cứu Pháp trong lĩnh vực này. Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF, trong số 25 kinh tế gia còn trẻ tuổi và đầy triển vọng của thế giới, có 7 là người Pháp.

Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.119 giây.