logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 09/10/2014 lúc 08:13:19(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Văn hoá nghệ thuật nói chung luôn được coi là đỉnh cao của trí tuệ và văn minh nhân loại.

Mục đích của chính của nghệ thuật là giúp cho con người hướng tới những giá trị cao đẹp: Chân, thiện, mỹ.

Trong văn hoá đương đại ngày hôm nay nghệ thuật còn đưa đến cho chúng ta những không gian trải nghiệm thực tế

và những định nghĩa nghệ thuật mới. Mục đích cuối cùng là đem đến những suy ngẫm, sẵn sàng đón nhận sự khác

biệt và tự vấn chính bản thân.

Trong một khoảng thời gian quan sát và nghiên cứu tôi nhận thấy trong các bảo tàng nghệ thuật hay những nơi diễn

ra các sự kiện văn hoá nghệ thuật: thơ ca, âm nhạc, biennale nghệ thuật đương đại, festival âm nhạc, múa... rất ít

người Việt Nam có nhu cầu quan tâm đến văn hoá nghệ thuật.

'Người Việt và nhu cầu văn hóa'
Vậy lý do ở đây là gì khi mà đối với những người phương tây thì văn hoá như một thứ nhu cầu không thể thiếu được

hàng ngày đối với mỗi người?

Phần lớn người Việt không biết địa chỉ của bảo tàng quốc gia nằm ở đâu, hay bỏ ra 2 đô la mỗi năm để mua một

đầu sách.
Phải chăng người Việt Nam ít có nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hoá tinh thần hay có thể nói người Việt ít có nhu

cầu tự vấn bản thân?

Việt Nam sau hơn hai thập niên mở cửa kinh tế cũng đã cải thiện đáng kể, thậm chí còn nổi hẳn lên một thế hệ

người giàu.

Họ sẵn sàng bỏ ra cả triệu đô để được làm chủ một chiếc xe hơi hay bỏ ra cả vài chục ngàn đô để có một chiếc túi

xách.

Còn đối với tầng lớp bình dân hay trung lưu, họ cũng sẵn sàng bỏ ra cả ngàn đô để có được một sản phẩm công

nghệ đời mới nhất được.

Trong khi đó phần lớn người Việt không biết địa chỉ của bảo tàng quốc gia nằm ở đâu, hay bỏ ra 2 đô la mỗi năm để

mua một đầu sách.

Ảnh hưởng từ văn hóa tuyên truyền?
Cũng không khó để lý giải những hiện tượng tâm lý trên.

Trong khi suốt một quá trình dài người Việt chịu một sự ảnh hưởng không nhỏ từ hậu quả chiến tranh và chủ nghĩa

cộng sản, cái tôi cá nhân bị loại bỏ triệt để.

"Bầy cừu" ngoan ngoãn đón nhận tất cả những cái gì mà chủ nghĩa cộng sản "bú mớm" qua hệ thống truyền thông.

Những loại hình văn hoá dân gian truyền thống ẩn chứa những giá trị đạo đức cơ bản như Tuồng, Chèo, Cải Lương,

Ca Trù, Chầu Văn... dần bị xoá sổ.
UserPostedImage

Bù vào những khoảng trống văn hoá thì đã có bộ máy truyền thông khổng lồ của chủ nghĩa cộng sản.

Những serie phim tài liệu được lặp lại liên tục trên các kênh truyền hình quốc gia, tung hô những vị lãnh tụ chính trị

với quá khứ hào hùng được nhuộm đỏ bằng máu của người dân.

Để giảm áp lực "tẩy não" và "nhồi sọ" thì đã có những Game Show giải trí truyền hình được xen kẽ khéo léo vào nội

dung chương trình phát sóng.

'Tri thức, văn hóa và nhu cầu sinh tồn'
Tri thức và văn hoá là những thứ khó nắm bắt và cần phải có nhiều thời gian tích luỹ, hơn nữa tri thức cũng khó để

đem ra cho mọi người thấy rằng "trí khôn của ta đây".

Để khẳng định sự tồn tại của mình trước sự "im lặng" chết chóc của "bầy cừu", họ chọn cách thể hiện đẳng cấp xã

hội bằng cách trang trí lên mình những giá trị vật chất để phủ lấp cái thiếu thốn, tự ti và nghèo nàn tri thức của mình.

Sẽ chẳng có vấn đề gì khi mỗi người có quyền sử dụng đồng tiền theo ý thích của mỗi người và không ai có quyền

phán xét họ.

Mâu thuẫn ở đây là khi phần lớn người Việt có mức thu nhập dưới 5 đô la một ngày thì sự "rũ bùn đứng dậy sáng

loà" của một bộ phận nhỏ của tầng lớp mới giầu đã tạo nên một khoảng cách quá lớn về giàu nghèo.

Tri thức và văn hoá là những thứ khó nắm bắt và cần phải có nhiều thời gian tích luỹ
Mâu thuẫn phát sinh nhưng người Việt thiếu tri thức để xử lý tình huống hơn nữa những giá trị truyền thống cơ bản

không còn được coi trọng.

Kết quả là mâu thuẫn được giải quyết bằng xung đột bạo lực giữa các tầng lớp xã hội.

Không thể loại bỏ một yếu tố rất lớn ảnh hưởng không nhỏ đến sự tiếp cận của người dân đối với văn hoá nghệ

thuật, đó là áp lực tâm lý giải quyết nhu cầu sống tối thiểu hàng ngày luôn là mục đích được ưu tiên hàng đầu.

Sự ám ảnh tâm lý của chiến tranh, mối đe doạ chiến tranh rình rập của người anh em cộng sản phương bắc. Những

áp lực tâm lý trên đẩy con người ta vào một vòng quay sinh tồn mang tính bản năng: Kiếm ăn và tồn tại.

Vai trò của giới trí thức
Đối với tầng lớp nghệ sỹ trí thức, vụ án "Nhân văn Giai phẩm" từ đầu năm 1955 và bị dập tắt tháng 06/1958 do ba

nhà văn hoá trí thức lớn khởi xướng, Trần Dần, Lê Đạt và Hoàng Cầm, với đòi hỏi của họ là tự do sáng tác và tự do

tư tưởng.

Từ sự khởi xướng này, với sự góp mặt của nhiều tầng lớp trí thức Việt Nam, tờ báo mang tên "Nhân văn" và các tập

"Giai Phẩm" mang nội dung chính trị ngày càng rõ rệt.

UserPostedImage
"Những loại hình văn hoá dân gian truyền thống ẩn chứa những giá trị đạo đức cơ bản như Tuồng, Chèo, Cải

Lương, Ca Trù, Chầu Văn... dần bị xoá sổ."

Mục đích của những tri thức này là hướng đến một xã hội tự do dân chủ.

Nội dung này đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng nhưng lại đánh vào tử huyệt của chế độ. Chính vì thế

đảng cộng sản Việt Nam đã phát động một chiến dịch xóa sổ Nhân văn Giai phẩm.

Kết quả là những ai dính dáng đến Nhân văn Giai phẩm đều nhận được sự trừng phạt từ chế độ.

Thành phần chủ chốt thì bị tù đày, văn nghệ sỹ thì bị cải tạo lao động. Giáo sư trí thức thì bị cách chức, mất việc.

Tất cả phải sống nốt phần đời còn lại trong đói nghèo im lặng và bị cách ly với XH.

Bài học kinh nghiệm xương máu này chính nỗi kinh hoàng sợ hãi cho nhiều thế hệ trí thức nghệ sỹ sau này.

Kết quả là các trí thức nghệ sỹ áp dụng chung một phương pháp "3 không": Không nghe, không thấy và không làm.

Những hệ luỵ của chủ nghĩa cộng sản thực chất chỉ là những bề nổi của một tảng băng, bên cạnh thói quen nhẫn

nhịn và thụ động của một nền văn minh canh nông cùng ý thức và hệ tư tưởng vẫn còn mang đậm Nho Giáo
Sau này cũng có một vài nghệ sỹ đề cập đến những vấn đề chính trị xã hội nhưng cũng chưa tạo ra được những

ảnh hưởng lớn với XH; phần nhiều là những nghệ sỹ dùng câu chuyện chính trị để trang trí cho mình trước những

con mắt của những người bảo trợ nghệ thuật đến từ các nước phương tây.

Những hệ luỵ của chủ nghĩa cộng sản thực chất chỉ là những bề nổi của một tảng băng, bên cạnh thói quen nhẫn

nhịn và thụ động của một nền văn minh canh nông cùng ý thức và hệ tư tưởng vẫn còn mang đậm Nho Giáo.

Tất cả những nguyên nhân trên tạo ra một bức tranh ảm đạm của một xã hội thiếu tính nhân văn và thay vào đó là

hình ảnh bạo lực, thù hằn và niềm tin giữa con người bị đổ vỡ.

Rõ ràng văn hoá nghệ thuật ở đây đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong bất cứ một xã hội nào.

Để thay đổi được ý thức hệ tư tưởng của cả một dân tộc là điều không tưởng nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ mỗi

cá nhân.

Chìa khoá tri thức, văn hoá nghệ thuật tôi cho rằng là một lời giải không tồi để mở cánh cửa đến với nền văn minh

nhân loại.

Hãy bắt đầu từ ngày hôm nay nếu bạn không muốn cuộc đấu tranh thách thức những hiện trạng xã hội chuyền lại

cho đời sau.

Đây là trách nhiệm của chính thế hệ chúng ta. Hỡi các bạn trẻ hãy vượt qua nỗi sợ hãi trong mỗi chúng ta, chỉ có

những trái tim tuổi trẻ mới đủ lãng mạn và nhiệt huyết để mơ ước đến một xã hội tươi sáng hơn cho Việt Nam.


Trần Trọng Linh gửi tới BBC từ Geneva, Thụy Sĩ

Sửa bởi người viết 09/10/2014 lúc 08:14:45(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.142 giây.