logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 09/10/2014 lúc 06:13:58(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hội thiện nguyện SAP-VN sẽ tổ chức tiệc gây quỹ “Cho Em Niềm Hi Vọng” giúp trẻ em khuyết tật vào lúc 5PM ngày Chủ Nhật 19 tháng Mười, 2014 tại nhà hàng Mon Amour Banquet, số 3150 đường West Lincoln Avenue, phòng số 134, thành phố Anaheim, CA 92801. Dạ tiệc sẽ có phần văn nghệ do nhạc sĩ Diệu Hương đảm trách với các ca sĩ Thanh Hà và Anh Tuấn. Giá vé $50 và $100. Kính mời quý độc giả tham dự. Xin gọi: tiệm kính Optometry 714-418-0190, hội SAP-VN 714-901-1997 hoặc nhà sách Tự Lực 714-531-5290.
Dưới đây là tâm tình của một thiện nguyên viên trong đoàn y tế lưu động của hội SAP-VN trong chuyến công tác vào mùa hè năm 2014.

Như hàng năm, đoàn khám bệnh lưu động SAP-VN chúng tôi chuẩn bị lên đường giữa mùa hè oi bức. SAP-VN là tên viết tắt của hội thiện nguyện Social Assistance Programs for Vietnam, thành lập đã trên 20 năm, với mục đích đem lại những cuộc giải phẫu chữa sứt môi và khoèo chân tay cho các em bé ở Việt Nam. Hằng năm còn có đoàn y tế lưu động về khám bệnh, khám mắt, nhổ răng cho người nghèo tại những địa điểm khác nhau. Năm nay đoàn lại làm việc ở miền Trung đất đai khô cằn, nắng cháy: vùng A Lưới.
A Lưới là một huyện trên miền núi vùng cao, có dãy Trường Sơn hùng vĩ bao quanh, nơi thượng nguồn của 5 con sông lớn. A Lưới cách thành phố Huế 70 km về phía Tây. Phía bắc giáp huyện Phong Điền. Phía đông giáp huyện Hương Trà. A Lưới là vùng đất có nhiều dân tộc khác nhau với bản sắc văn hóa riêng, từ tiếng nói đến cách ăn mặc. Huyện A Lưới còn nghèo và đang được xây dựng trường học, trạm y tế, thủy lợi và chương trình điện lực.
Tờ mờ sáng, đoàn SAP-VN chúng tôi, gồm tất cả thành viên, đều thức dậy thật sớm để chuẩn bị lên đường. Vì đường xa, mất đến 2 giờ xe chạy, nên chúng tôi phải đi khi mặt trời vừa ló dạng, đến A Lưới sớm để bệnh nhân khỏi phải chờ đợi lâu. Đường đi đến A Lưới không gập ghềnh như tôi tưởng vì công trình xây dựng đường và cầu đã sắp xong, chỉ còn vài khúc lởm chởm đá, nhưng không làm lòng chúng tôi nao núng... Chúng tôi sẽ làm việc ở A Lưới hai ngày. Hai ngày còn lại, chúng tôi sẽ làm việc ở huyện Quảng Công và Quảng Thọ, gần đô thị Huế hơn.
Những thành viên của đoàn y tế gồm có: bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, kỹ sư và nhóm thiện nguyện hưu trí... đến từ khắp các tiểu bang nước Mỹ. Chúng tôi lên đường mang theo những thùng chất đầy thuốc trị bệnh, bàn chải và kem đánh răng, mắt kính, kẹo bánh và thú nhồi bông cho trẻ em. Đoàn sẽ khám bệnh, khám răng, khám mắt và cho thuốc.
Chúng tôi, hơn bốn mươi thiện nguyện viên, dù sống nơi xứ người nhưng lòng vẫn luôn hướng về quê hương, nơi có biết bao người cơm áo còn chật vật, nói chi đến sức khỏe, thuốc men. Chúng tôi lên đường với tất cả trái tim yêu thương
Các bác sĩ trong đoàn dịu dàng hỏi han và nắm lấy những bàn tay chai đá của bệnh nhân, những bàn tay nhọc nhằn ngoài đồng áng ruộng nương hoặc đốn củi trong rừng sâu. Có người chưa một lần cầm đến cây viết, có những em bé chưa biết cắp sách đến trường vì nhà ở tận ven sườn núi, đường gập ghềnh nhiều hiểm nguy nên đành quanh quẩn ở nhà bên đàn gà, đàn vịt.
Phòng khám thai và phụ khoa là chiếc giường nhỏ được che bằng những tấm màn và một chiếc ghế lung lay dành cho nữ bác sĩ. Người mẹ tương lai lắng nghe từng lời giải thích về việc bảo toàn thai nhi. Nụ cười rạng rỡ trên môi người bác sĩ đã làm ấm lòng người mẹ.
Các nha sĩ làm việc thật nhọc nhằn và đắc lực vì có rất nhiều bệnh nhân. Người lớn cũng như trẻ em đều bị sâu răng vì không được chỉ dẫn cách giữ gìn và bảo vệ răng. Đây đó vang lên tiếng khóc của trẻ em vì bị nhổ răng, răng sữa lung lay không được nhổ trong khi răng mới đã mọc bên trong. Các em ngừng tiếng khóc ngay khi được chị Britney cho bàn chải và kem đánh răng cùng những con thú nhồi bông tuyệt đẹp. Hình ảnh chị Britney cho quà đã giúp các em thêm gan dạ, sắp hàng vào nhổ răng với ước mong ôm được con thú nhồi bông trong tay; nhưng cũng có em còn lo sợ nên đứng lấp ló bên ngoài. Phòng nha khoa đẹp hơn phòng khám thai vì được che chắn bằng những tấm màn đám cưới có ren màu hồng vì nơi đây là căn lều dùng làm đám cưới của người dân trong huyện.Nha sĩ quá mát tay, răng sâu cần phải nhổ có hôm cân được hơn 3 kilo. .
Trong khi đó, phòng khám mắt tràn ngập tiếng cười vì những vị cao niên sung sướng khi được đeo kính vào mắt; mắt họ nhìn được rõ ràng sau bao ngày tháng không thể xâu kim để may vá hay bắt những con sâu trong rau. Họ bước ra khỏi phòng kính với nụ cười trơ nướu vì trong tay có mắt kính vừa nhận được, lại có thêm chai nhỏ mắt artificial tear. Họ đã tỏ lộ niềm vui trọn vẹn. Ai cũng khoe kính đẹp, kính thần nên nhìn thấy được con sâu. Bác sĩ mắt cũng cảm thấy vui lây.
Phòng thuốc bao giờ cũng đông nghẹt người vì đây là trạm cuối cùng, nơi bệnh nhân cầm giấy đến lấy thuốc sau khi đã được bác sĩ khám bệnh. Những dược sĩ làm việc quá cực vì phải giải thích cách dùng cho đúng, trong khi bệnh nhân có người không nói cùng ngôn ngữ nên phải cần người thông dịch. Người dịch nói lại vài điều chính như: thuốc viên màu trắng này uống một lần 1 viên, một ngày 3 lần chia ra sáng, chiều và tối . Người thông dịch đưa 3 ngón tay ra dấu, người già gật đầu và lặp lại: uống 1 lần 3 viên. Người thông dịch lắc đầu và pha trò “bó tay”. Pha trò xong, người dịch chậm rãi đưa 1 ngón tay lên và nói, 1 viên, chỉ uống 1 viên mà thôi. Phòng thuốc mất nhiều thì giờ để giải thích thật rõ ràng nên lúc nào cũng đông người chờ đợi. Những dược sĩ trẻ tuổi và những cán sự viên ngồi đếm thuốc và cho vào bao kèm giấy chỉ dẫn, tất cả đều luôn làm việc rất hăng say và cẩn thận, tỉ mỉ. Một đội ngũ làm việc thật tuyệt vời như một bức tranh đẹp với muôn màu sắc.
Chúng tôi hăng say làm việc, hai ngày trôi qua rất nhanh và rất mệt vì cái nóng của núi rừng A Lưới. Hôm nay là ngày làm việc thứ ba và theo lời mời đã được chỉ định, chúng tôi lùi dần về gần thành phố hơn nên chỉ cần ngồi xe 45 phút là đến địa điểm khám bệnh.
Tôi, một thiện nguyện viên gần “thất thập cổ lai hy”, đã được theo đoàn làm việc hơn 10 năm qua, đã vô ý đem lo âu đến cho đoàn. Sau 2 ngày làm việc mệt nhọc, tôi lười đi ra ngoài để ăn bữa cơm tối nên ở lại hotel và ăn tiếp phần ăn trưa còn lại của ngày. Cái nóng 95 độ chắc đã làm hư đồ ăn này. Tôi thấy hơi lo nhưng khi lên giường, tôi vẫn ngủ được một lèo đến 4 giờ sáng. Bên ngoài, trời còn tối đen nhưng cái bụng của tôi hình như đang "reo vang bình minh". Tôi suy nghĩ, mình phải cố gắng vì còn phải làm việc thêm 2 ngày nữa, nên không dám than phiền với ai.
Mặt trời vừa ló dạng, các thành viên đều thức giấc và bắt đầu đi xuống phòng ăn sáng. Tôi theo gót bạn bè nhưng biết mình chỉ nên ăn một chút cháo trắng với muối cho có sức để làm việc mà thôi và tôi đã xin chút gừng để uống chung với ly trà nóng. Điểm tâm xong, tất cả chúng tôi cùng ra xe để lên đường.
Địa điểm làm việc hôm nay gần thành phố hơn nên chúng tôi không mất nhiều giờ ngồi trên xe. Xe đến trạm xá đã thấy người người đứng đợi ngổn ngang không trật tự. Phải nói, đoàn chúng tôi hoàn thành được việc làm tốt là nhờ đến công lao của đội điều hành trật tự. Nếu không trật tự, thật lòng chúng tôi không thể làm việc được. Chỉ trong vòng 1/2 giờ, bên ngoài trật tự đã được ổn định: đến trước, ngồi trước, vào khám trước. Một anh trong đội trật tự pha trò: dù ông Obama có đến đây cũng phải sắp hàng. Nhiều tiếng cười vang bên cạnh những đôi mắt đang mở to vì không biết Obama là ông nào. Bên trong cũng đã chia phòng theo mọi ngành. Những thùng thuốc, bàn chải , kem đánh răng cũng như mắt kính đều đã được đưa vào từng phòng...
Phòng kính đã soạn mắt kính và đã bắt đầu nhận bệnh nhân. Mắt bệnh, chúng tôi chuyển qua cho bác sĩ Bạch Kim, mắt lão cần kính để đọc thì có chúng tôi lo. Bệnh nhân bắt đầu ngồi chờ đợi rất đông bên ngoài, cái bụng của tôi cũng bắt đầu muốn biểu tình. Tôi đứng lên và nói với bác sĩ Châu: Cô cần qua phòng thuốc, cô bệnh rồi. Bác Sĩ Châu dìu tôi đi với ánh mắt thân thương và lo âu. Tôi được các em dược sĩ lo lắng hỏi han và cho thuốc uống. Tôi uống thuốc và ân hận đã để các em trong đoàn phải lo. Nghỉ được đôi chút, tôi bỗng chạy vụt ra ngoài vì cảm thấy buồn nôn. Nhưng không kịp nữa rồi. Chén cháo muối buổi sáng, trà gừng nóng, thuốc và nước uống thêm năng lượng các em dược sĩ đã pha..., tất cả đều trào ra khỏi miệng. Những ánh mắt lo âu của Châu, Trung, Nghĩa đã làm tôi ấm lòng nhưng tôi cảm thấy ân hận quá. Châu và Trung (leaders) đề nghị tôi nên về hotel để nghỉ dưỡng cho khỏe để mai đi làm tiếp, thế là tôi gật đầu ngay. May mắn là hôm nay không làm ở A Lưới, đường không xa nên tôi an lòng đi về. Về đến hotel, tôi thay vội cái áo rộng thùng thình, leo lên giường và ngủ thiếp một giấc dài. Tỉnh giấc, đã 3 giờ chiều, tôi đói meo nên gọi về chùa Đức Sơn, một nơi nuôi các em cô nhi mà tôi đã hẹn tối nay lúc 8 giờ khi làm việc xong trở về, tôi sẽ đến thăm. Tôi gọi về chùa xin chén cháo muối và nhờ sư cô mang đến vì tôi sẽ không giữ hẹn đến chùa được tối nay. Tôi gởi chút quà về chùa cho các em có thêm sách vở và áo mặc ấm mùa đông. Tôi ăn chén cháo rất ngon trong sự yêu thương trìu mến của người nấu.
Tôi thấy mình nợ rất nhiều người, tôi là người NHẬN nên tôi biết trân quý những người đã CHO tôi, dù chỉ là ánh mắt, lời hỏi han, săn sóc, hay cái nắm tay dìu tôi vào phòng tạm nghỉ. Chỉ có người NHẬN mới cảm thấy tràn ngập cảm xúc, hạnh phúc và sự biết ơn. Tôi cảm ơn SAP-VN đã cho tôi cơ hội chia sẻ yêu thương cho tha nhân, cho tôi cảm xúc khi được NHẬN. Cảm ơn chị Mỹ Linh, Vinh, Châu, Hương, Trung, Nghĩa, các em dược sĩ trẻ nhưng có trái tim rất chín muồi, rất nồng ấm tình người. Dù ở tuổi sắp “thất thập” nhưng tôi vẫn hy vọng và mong ước mình vẫn “trẻ” như các cô dược sĩ để được đi với SAP thêm vài năm nữa. Tôi hát nhỏ: Sống trong đời sống cần có một tấm lòng...


Tuyết Võ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.