Năng động trong thời gian rỗi sẽ có lợi cho sức khỏe hơn các hoạt động thể chất nói chung (ABC) (Credit: ABC) .Nghiên cứu do tiến sĩ người Úc Sam Harvey cùng với đồng nghiệp người Na-uy thực hiện tại Viện Nghiên cứu Tâm thần học ở London cho thấy những người năng động hơn trong thời gian rảnh rỗi sẽ ít có nguy cơ bị trầm cảm hơn.
Các nhà khoa học đã thực hiện một cuộc khảo sát sức khỏe lớn nhất trên toàn lãnh thổ Na-uy và kêu gọi mọi người dân tham gia. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 80 ngàn trong số 90 ngàn người sống ở khu vực này và lấy số liệu về 60 ngàn người, trong đó số liệu về sức khỏe của 40 ngàn người có thể sử dụng được trong nghiên cứu.
Đây là một cuộc khảo sát quy mô lớn. Các nhà khoa học lấy được số liệu về tần xuất tham gia các hoạt động thể chất, thời gian tập thể dục, loại bài tập nặng hay nhẹ, đồng thời lấy các thông tin về mức độ vận động ở nơi làm việc. Qua đó, các nhà khoa học có thể xem xét từng yếu tố này để so sánh với mức độ trầm cảm và lo lắng của người tham gia nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu quan tâm tới việc liệu người dân năng động hơn có giảm nguy cơ trầm cảm hay không. Theo kết quả khảo sát, những người năng động trong thời gian rỗi sẽ ít bị trầm cảm hơn. Những người ngồi ì một chỗ sẽ có khoảng 60–80% nguy cơ bị trầm cảm so với những người tập thể dục từ 3 giờ trở lên mỗi tuần. Thông tin này không có gì đáng ngạc nhiên. Các nhà nghiên cứu đã đoán trước họ sẽ thu được kết quả khảo sát này từ những nghiên cứu đã thực hiện được trước đó.
Phát hiện mới là mức độ tập thể dục không ảnh hưởng tới nguy cơ trầm cảm, nghĩa là bài tập nặng hay nhẹ đều có tác dụng tương đương. Hơn nữa, tập thể dục đóng vai trò quan trọng bởi các hoạt động tay chân ở nơi làm việc không mang lại lợi ích tâm lý. Năng động trong thời gian rỗi sẽ có lợi cho sức khỏe hơn các hoạt động thể chất nói chung.
Thời lượng tập thể dục cũng là điều đáng quan tâm. Thời lượng tập hai giờ mỗi tuần sẽ có lợi hơn 1 giờ nhưng nếu tập quá nhiều thì lợi ích lại giảm xuống.
Tiếp tục nghiên cứuNghiên cứu này có những số liệu đối lập. Cuộc khảo sát chỉ được thực hiện tại một thời điểm mà không theo dõi đối tượng nghiên cứu trong một thời gian dài. Liệu có phải những người bị trầm cảm ít khả năng tự kích hoạt bản thân và họ không muốn ra ngoài tập thể dục?
Tiến sĩ Harver cho biết đây chính là khó khăn chính trong nghiên cứu bởi các nhà khoa học không nắm bắt được điều gì xảy ra trước. Nhiều bằng chứng cho thấy người bị trầm cảm khó có thể tham gia các hoạt động thể chất. Đây là một hạn chế lớn trong kết quả nghiên cứu và nhóm nhà khoa học đang tiếp tục theo dõi nhóm đối tượng nghiên cứu trên
Với quan điểm lạc quan về kết quả nghiên cứu, có thể nói rằng giữa trầm cảm và hoạt động thể chất có mối quan hệ nhân quả. Có lẽ khi giao tiếp với người khác và đi lại, con người sẽ cảm thấy vui vẻ hơn, và khi vui vẻ não sẽ tiết ra endorphin, một loại hormone trong não có tác dụng giảm đau.
Ông Harvey cho biết, với dữ liệu về nhịp tim, số lượng bạn bè và mức độ thường xuyên giao tiếp với bạn bè, các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục tìm hiểu tác động của các yếu tố này đối với hiện tượng trầm cảm và xây dựng mô hình thống kê bao gồm những yếu tố trên. Rõ ràng những người tập thể dục đều có kết quả cải thiện tâm lý nhưng đó không phải nhờ tập thể dục nói riêng mà dường như do tác động kết hợp của các hoạt động xã hội.
Nhóm của ông Harvey sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề này để tìm hiểu các bài tập cá nhân và các hoạt động thể thao tập thể có tác dụng khác nhau hay không.
Source: ABC Australia