logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 10/10/2014 lúc 05:54:03(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tương truyền Tần Thủy Hoàng mơ được trường sinh. Ông ta sai thuộc hạ cũng như nhiều vị thầy thuốc nổi tiếng đương thời bằng mọi cách cố kiếm cho được một phương thuốc làm cho ông ta trở nên bất tử. Ngay chính ông cũng đã bỏ nhiều công sức luyện phép tu tiên để mong đạt được mơ ước đó. Nhưng rồi Tần Thủy Hoàng qua đời ở tuổi 49, nghĩa là vẫn chưa đạt nổi đến cái tuổi “tri thiên mệnh”! Không biết việc sống giữa ba ngàn cung nữ chứa đầy tam cung lục viện đó có ảnh hưởng đến tuổi thọ của bạo chúa này không. Nhưng rõ ràng giấc mơ trường sinh của Tần Thủy Hoàng không chỉ là điều bất khả mà nó còn không thực tế nữa.

Tuy nhiên, được sống thọ vẫn là mơ ước của đại đa số. Cho dù cuộc đời này không hẳn lúc nào cũng như ý, nhưng mỗi sáng thức dậy được nghe được thấy những hình ảnh âm thanh quen thuộc vẫn ở quanh mình, còn được nhìn những người thân đi ra đi vào thì đã là hạnh phúc, dù là khi mình còn trẻ hay lúc đã già, thì mơ ước và hạnh phúc đó vẫn không có gì khác. Và đó có lẽ là lý do vì sao nhiều người vẫn cứ muốn được ở lại lâu nơi thế gian này.
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, số người sống tới 100 tuổi hoặc hơn trên thế giới vào năm 2012 là khoảng 316,600, một con số không nhỏ. Và số người sống thọ từ 100 tuổi trở lên sẽ còn tiếp tục tăng nữa trong tương lai.
Trong nhiều thể kỷ trước, tuổi thọ của loài người không cao, một người trung bình may mắn lắm thì sống đến 40 tuổi. Một số rất ít sống qua tuổi đó thì được cho là có thần linh phù trợ.

Nhưng bước vào đầu thế kỷ 19, tuổi thọ của loài người bắt đầu thay đổi. Kể từ 1840, cứ mỗi năm sau đó, tuổi thọ của đứa bé được sinh ra tăng thêm ba tháng. Năm 1840, tuổi thọ trung bình của phụ nữ Thụy Điển được sinh ra trong năm này, theo dữ liệu trong hồ sơ nghiên cứu còn được cất giữ, là 45 tuổi; hiện nay là 83 tuổi. Tại Hoa Kỳ cũng thấy chiều hướng tương tự. Vào đầu thế kỷ 20, tuổi thọ trung bình của người Mỹ được sinh ra vào lúc đó là 47 tuổi; nay những đứa bé sinh ra vào lúc này sẽ sống tới 79 tuổi. Nếu tuổi thọ cứ tiếp tục tăng đều mỗi năm thêm ba tháng, đến giữa thế kỷ này, tuổi thọ của người Mỹ sẽ là 88 tuổi. Và đến cuối thế kỷ, nó sẽ là con số tròn 100 tuổi.

Nói chung trên thế giới, hiện tượng tuổi thọ càng ngày càng cao hơn dường như không liên quan gì tới bất kỳ sự kiện đặc biệt nào. Nó không tăng chỉ vì những loại thuốc chủng ngừa và kháng sinh được phát minh và sử dụng rộng rãi. Hoặc nó cũng không giảm trong thời chiến tranh hay bệnh dịch hoành hành. Biểu đồ về tuổi thọ trên thế giới qua thời gian dài cho thấy nó tăng đều đặn theo hình thang cuốn. Chiều hướng này được giữ đều trong hầu hết các năm, cho dù đó là quốc gia giàu hay nghèo. Có thể nói cả thế giới cùng đi trên cái thang cuốn đó.

Ngay cả những năm có những khám phá vượt bực trong lãnh vực y khoa thì tuổi thọ trên biểu đồ cũng vẫn chỉ tăng theo mức của cái thang cuốn có sẵn. Nếu bất ngờ trong tương lai có những loại thuốc chống lão hóa hay những phương pháp trị liệu di truyền được tìm thấy thì rất có thể tuổi thọ sẽ tăng nhanh hơn. Và đến lúc đó, những người thọ 100 tuổi có thể là điều hết sức bình thường, thay vì vẫn còn tương đối hiếm như hiện nay, nên cứ lâu lâu có cụ nào sống đến ngày sinh nhật thứ 100 là y như rằng được xuất hiện trên những bản tin cột nhất ở những tờ báo địa phương.
Tăng tuổi thọ của nhân loại là một trong những tham vọng lớn nhất của con người. Hiện nay, riêng tại Hoa Kỳ, có nhiều trường đại học danh tiếng và nhiều viện nghiên cứu riêng biệt đang tiến hành những công trình nghiên cứu không ngoài mục đích làm thế nào để tăng tuổi thọ của loài người. Như viện nghiên cứu Buck Institute, thuộc ngoại ô San Francisco, là một viện nghiên cứu tư độc lập chuyên chú trọng vào nghiên cứu làm tăng tuổi thọ. Từ 1999, các nhà khoa học tại đây đã có những nghiên cứu tìm cách làm cho một số sinh vật sống lâu hơn, và với sức khỏe tốt hơn là đời sống tự nhiên của chúng. Hiện các nhà nghiên cứu của viện đã làm tăng được tuổi thọ của một số loài sâu trong phòng thí nghiệm lên gấp bốn lần.

Nhiều trường đại học lớn như Đại học Michigan, Đại học Texas và Đại học California tại San Francisco cũng đang có những nghiên cứu làm giảm lão hóa. Thậm chí ngay đến công ty Google, cuối năm 2013, đã đổ tiền vào cuộc chơi này, thành lập Công ty California Life (gọi tắt là Calico) đặc biệt chú trọng nghiên cứu về tuổi thọ.
Giả dụ một ngày nào đó những công trình nghiên cứu về tăng tuổi thọ làm được bước đột phá, thì thành phần dân số là những người già ở Hoa Kỳ và một số quốc gia phát triển có thể sẽ tăng vọt ở mức cao khó có thể tưởng tượng nổi. Sống lâu sống thọ luôn là điều hấp dẫn, nhưng nó cũng mang lại nhiều vấn đề khó khăn không thể tránh cho xã hội. Quỹ an sinh xã hội và hưu bổng có thể bị thiếu hụt, chi phí y tế có thể tăng cao hơn bao giờ hết, trong khi những chương trình xã hội khác cũng bị ảnh hưởng lây.

Nhưng kéo dài tuổi thọ không hẳn là không thể có một kết cục có hậu. Nếu sự can thiệp của y học để làm chậm đi quá trình lão hóa với kết quả là người ta sống thêm được nhiều năm với một sức khỏe khá, và khi sức khỏe còn cho phép thì phần đông nhiều người cũng làm việc lâu hơn, góp phần giữ cho những chương trình hưu trí và y tế của chính phủ không vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Thật ra, trong những cuộc nghiên cứu về tuổi thọ, người ta không chỉ chú trọng làm sao kéo dài được tuổi thọ mà còn cố gắng mang đến những năm sau cùng của đời người được sống mạnh khỏe và vui vẻ.
Trong thiên nhiên hoang dã, con số những động vật non trẻ luôn nhiều hơn những con già; ở loài người thì ngược lại đang hướng tới một xã hội mà ở đó người già sẽ nhiều hơn người trẻ, nhất là những người sanh sau này. Một thế giới như thế sẽ khác xa với thế giới ngày nay trong nhiều khía cạnh. Những khu vực thời tiết ấm có thể càng ngày càng được nhiều người dọn về sống hơn vì sinh hoạt của người già thích hợp với thời tiết ấm áp. Chiều hướng sống ở những đô thị, được những người trẻ học thức khởi xướng cách đây không lâu, có thể phải nhường cho lối sống thiên về vùng ngoại ô, vì người già thích sống yên tĩnh với một căn nhà có vườn tược bao quanh.

Những sản phẩm nhắm tới người già hiện đã chiếm một phần lớn thời lượng trên những chương trình truyền hình, đặc biệt là vào những giờ tin tức và thời tiết. Những quảng cáo nhắm vào người già trong tương lai có thể chiếm lĩnh các làn sóng truyền thanh truyền hình. Nhưng số lượng tiêu thụ có thể giảm. Cho dù là sản phẩm gì đi nữa, từ quần áo trang phục cho đến thức ăn thức uống, người già nói chung không thích tiêu thụ nhiều như những người trẻ và trung niên. Do đó, tăng tuổi thọ cuối cùng có thể trở thành đối trọng đối với lối sống nặng về vật chất.

Ngoài ra còn có những thay đổi quan trọng khác nữa. Theo các dữ liệu cho thấy những người trẻ thường dễ gây tội ác hơn là người già; vì vậy một xã hội có nhiều người già, tội ác sẽ giảm. Bạo động ở đủ mọi hình thức cũng có chiều hướng suy giảm. Những bản tin thời sự về Afghanistan hay Syria sẽ chỉ là những ngoại lệ so với chiều hướng nói chung trên toàn thế giới càng ngày càng bớt chiến tranh và xung đột. Theo tác giả Steven Pinker, con số thiệt hại về nhân mạng do chiến tranh gây ra đã giảm mặc dù dân số trên thế giới vẫn tăng đều. Năm 1950, cứ 5.000 người trên thế giới thì có 1 người chết vì chiến tranh; đến năm 2010, con số đó đã hạ xuống chỉ còn 1 trong 300.000 người. Những năm gần đây, số người chết do tai nạn xe cộ cao hơn gấp bội so với số người chết vì chiến tranh. Đồng thời, ngân sách chi tiêu dành cho quân đội đổ đồng trên đầu người cũng đã giảm. Theo phúc trình của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Stockholm International Peace Research Institute), chi tiêu dành cho quân đội trên thế giới đổ đồng đầu người đã giảm khoảng một phần ba trong một phần tư thế kỷ qua.

Hiện tượng chiến tranh và xung đột trên thế giới thuyên giảm, hiện tượng tăng tuổi thọ có thể đã đóng một vai trò quan trọng. Kết quả của nhiều cuộc thăm dò cho thấy người trẻ thường có khuynh hướng ủng hộ chiến tranh hơn người lớn tuổi. Một nghiên cứu của giáo sư John Mueller thuộc Đại học Ohio State nói rằng càng lớn tuổi người ta càng bớt nhiệt tình khi nói về chiến tranh. Có lẽ là vì người già thường khôn ngoan hơn người trẻ chăng.

Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu tâm lý, người già thường có ý thức về cuộc sống hạnh phúc hơn là những người trẻ và trung niên. Như vậy, suy ra, càng có nhiều người sống thọ hơn với một sức khỏe tương đối thì hạnh phúc trong cuộc sống gia đình nói chung cũng sẽ tăng lên đáng kể.

Thế nên, trong chiều hướng tuổi thọ tăng và số người sống trăm tuổi trên thế giới càng ngày càng nhiều thì đó không hẳn là điều đáng lo ngại và cần quan tâm quá mức, mặc dù nó có thể mang đến một vài khó khăn cho xã hội. Nhưng mặt khác, như đã trình bày, thế giới càng có nhiều người già thì càng có hy vọng sẽ được sống yên ổn hơn. Vậy thì càng hay chứ sao.
Nhưng những điều kể trên cũng chỉ là giả thuyết của một số nhà nghiên cứu. Xã hội sẽ đi về đâu khi số người già nhiều lên như thế thì không ai biết rõ. Nhưng chắc chắn là thế giới sẽ càng ngày càng đông đúc. Rồi đây sẽ có bao nhiêu người đổi nghề để đi buôn cối như cụ Tú Xương đã từng than trước kia: “Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu”.

Huy Lâm

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.070 giây.