logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 20/10/2014 lúc 09:18:11(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Nếu anh còn trẻ như năm cũ.. (thơ Hoàng Cầm)

Trải qua nhiều sóng gió, giờ đây bà Đặng Tuyết Mai hạnh phúc với cuộc sống riêng.
Đây là lần thứ năm tôi về Việt Nam. Đến giờ, tôi vẫn nhớ như in lần đầu tiên trở về quê hương năm 1998 cùng một nhóm bạn. Lúc máy bay sắp đáp xuống đường băng, tôi thấy sống mũi cay cay và nước mắt cứ thế rơi ướt đẫm gò má.
Lần ấy, tôi trở về Hà Nội để xây lại mộ bố, ông bà ngoại và đi du lịch cùng bạn bè. Những lần sau, lần sau và lần sau nữa, tôi chọn điểm đến là Sài Gòn, thành phố gắn với rất nhiều biến cố của cuộc đời tôi.
Nhiều phóng viên rất hay hỏi về những chuyện cũ. Có gì đâu nhỉ, chuyện tôi từng là bà lớn của ông Nguyên Cao Kỳ ư? Tôi thừa nhận mình là người có phước có phần. Trước đây được nổi tiếng nhờ chồng và bây giờ được nối tiếng nhờ con. Tôi lấy chồng khi còn trẻ, còn đầy tình yêu nồng nàn. Tôi tin hôn nhân là duyên số trời định, không một ai có thể sắp đặt trước.
Bố mẹ tôi là người gốc Bắc nên dạy dỗ con gái rất cẩn thận. Ngày tôi trúng tuyển trở thành một trong bốn tiếp viên đầu tiên của hãng Air Vietnam là chuyện rất đình đám. Tôi phải thuyết phục mãi, bố mẹ mới đồng ý cho cô con gái cưng theo nghề.
Tôi còn nhớ mình lúng túng như thế nào trong lần thi tuyển vì họ chọn rất kỹ. Có bốn cô đều cao dong dỏng như nhau. Ai cũng phải biết hai ngoại ngữ và kiến thức xã hội phải thật phong phú. May mắn thay, tôi vốn thích đọc sách vở tìm hiểu nhiều thứ nên trải qua cuộc phỏng vấn khá dễ dàng.
Tình yêu say đắm với Nguyễn Cao Kỳ
Báo chí ngày ấy hay gọi tôi là hoa khôi Sài Gòn. Tôi nghĩ cũng do mọi người yêu mến nên mới ưu ái mình như vậy. Thật lòng, tôi rất cảm ơn bố mẹ đã cho mình ngoại hình dễ nhìn.
Mẹ hay bảo tôi: “Con nhớ ăn học cho đàng hoàng, kiếm tấm chồng để bõ công tôi chăm lo cho cô nhé”. Nói vậy thôi nhưng lúc tôi và anh Kỳ yêu nhau, anh Kỳ ngỏ ý cưới, mẹ tôi là người phản đối nhiều nhất.
Có lẽ mẹ ngại anh Kỳ đã có mấy đời vợ, lại nuôi mấy người con riêng. Tôi khi ấy chỉ mới hai mươi mấy tuổi, đã biết đời là gì đâu mà quản được con chồng. Mẹ phản đối quá dữ dội nhưng không hiểu sao lòng tôi lại yêu anh Kỳ say đắm đến như vậy.
Đến tận bây giờ, dù tình xưa đã tắt nhưng tôi vẫn còn nhớ anh Kỳ có đôi mắt rất đàn ông. Người đàn bà nào nhìn vào cũng sụm chân run rẩy. Tôi cũng từng ngụp lặn trong ánh mắt ấy. Ở anh Kỳ có nét phong trần, phóng khoáng, ngang tàng, nhưng đầy nghệ sĩ.
Chúng tôi biết nhau từ trước, vẫn nói chuyện với nhau ra khách sáo. Tình cờ làm sao mọi người lại gọi anh ấy là Vô Kỵ. Còn tôi từ trước khi gặp anh Kỳ đã lấy nick Triệu Minh. Những chuyện tình cờ như thể kéo chúng tôi lại gần nhau rồi yêu khi nào chẳng hay.
Nhiều người hỏi tôi lấy anh Kỳ vì yêu hay vì mê quyền lực. Thật ra, lúc chúng tôi yêu nhau, anh ấy chỉ mới phụ trách lực lượng không quân chứ chưa lên chức tướng và phó tổng thống như sau này. Tôi cũng chỉ là cô gái mới lớn, còn nhiều ngơ ngác, biết gì đến chính trị hay quyền lực mà ham. Tình yêu là nguyên nhân duy nhất đưa tôi bước chân lên xe hoa. Vì yêu tôi phải cố công thuyết phục mẹ ưng thuận.
Cũng bởi lấy chồng vì tình yêu nên tôi chưa bao giờ chuẩn bị tâm thế để làm bà hoàng. Từ một cô gái trẻ và nhí nhảnh, bỗng dưng tôi đi đâu cũng có người bẩm bà xưng em, ngại ngùng không sao kể xiết. Nhiều chị lớn tuổi hơn tôi nhưng vì chồng họ là cấp dưới của anh Kỳ nên khi gặp, họ đều xưng hô theo lối “một bà, hai bà”. Hoàn cảnh ấy khiến tôi phải tự điều chỉnh cách nói năng, cư xử cho phù hợp với vị trí mới.
Tôi vẫn nhớ như in lời mẹ dặn trước khi xuất giá: “Phụ nữ phải đặt gia đình lên hàng đầu. Con không chỉ là vợ mà phải đóng nhiều vai trò bên cạnh chồng. Sẽ có khi con là vợ, có khi là tình nhân, khi là đồng nghiệp, khi là bạn tâm giao… Thậm chí cũng có những lúc, con phải chăm sóc và an ủi chồng như một bà mẹ”.
Tôi thuộc nằm lòng lời mẹ dặn và cố gắng làm hết bằng cả tấm lòng và trái tim. Thế nhưng, vì chồng tôi là người có vai vế tôi phải hoàn thành thêm vai trò phu nhân, phải làm sao để tự tin sánh bước bên chồng, làm rạng danh cho chồng. Nhiều người hỏi tôi có cảm thấy áp lực và nặng nề không. Nếu nói là không thì nghe có vẻ thiếu thành thật nhưng tôi chỉ tâm niệm một điều: “Cuộc sống đưa mình đến vị trí ấy, mình phải có gắng thôi”. Và tôi cố gắng thu thập kiến thức bằng cách đọc sách. Sách tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh tôi đều không từ loại nào cả.
Nhà tôi ở khi ấy có đến bốn đầu bếp. Người chuyên nấu món Tây, người chuyên nếu món Bắc, người nấu món Nam, người chuyên làm món nhắm.
Không phải động tay vào việc nhưng tôi luôn để ý và quán xuyến trong ngoài. Tôi quan sát cách họ nấu ăn và học theo. Tôi làm tất cả chỉ để những khi mời bạn bè đến nhà, chồng tôi có thể tự hào khoe: “Món này do vợ tôi làm đấy”. Những dịp chu du khắp nơi và thưởng thức các món ngon vật lạ tôi cũng chịu khó quan sát và tự mình thử nghiệm tại nhà. Cứ thế bao nhiêu năm, tôi dần thích nấu ăn lúc nào không biết. Khi nấu một món mới, hình dung gương mặt rạng ngời và hài lòng của chồng con, tôi lại thấy lâng lâng niềm hanh phúc khó tả.
Tiếc thay, niềm hạnh phúc ấy không kéo dài được bao lâu. Anh Kỳ đào hoa quá, tôi có sức mấy cũng không giữ trọn vẹn trái tim anh ấy cho riêng mình được. Qua Mỹ vài năm, chúng tôi quyết định ly dị. Tình yêu đâu thể nào chia đôi xẻ ba được.
Cũng từ đó, tôi bắt đầu hành trình nuôi con một mình. Lúc cả nhà qua Mỹ, Kỳ Duyên mới sáu tuổi. Con trẻ ở tuổi ấy đã nhảy cảm với cuộc sống nên tôi ra chăm chút cho Kỳ Duyên. Tôi dạy con xem tranh Van Gogh, nghe nhạc cổ điển, đọc truyện Hemingway, Victor Hugo…
Hành trình nuôi con một mình
Tôi muốn Kỳ Duyên cảm nhận được các giá trị tinh hoa của thế giới để làm phong phú tâm hồn của cháu.
Ớ Mỹ không có người giúp việc, tôi tự làm việc nhà, nấu ăn cho gia đình, lái xe đưa con đi học… Cuộc sống tự lập nhiều vất vả nhưng rất hạnh phúc. Tôi bằng lòng với sự lựa chọn của mình.
Khi Kỳ Duyên lớn hơn cháu có ý định hàn gắn tình cảm của bố mẹ. Thương con và cũng muốn con có một gia đình trọn vẹn nhưng tôi hiểu duyên số giữa tôi và anh Kỳ chỉ đến thế thôi, có níu kéo cũng không được.
Cuộc sống của tôi những năm sau này gắn liền với hai cháu ngoại là Nguyễn Kỳ Maili, 13 tuổi và Nguyên Kỳ Yênli, 9 tuổi. Tôi chăm sóc hai cháu ngoại của mình cũng theo cách như với Kỳ Duyên, cẩn thận và chăm chút. Các cháu tôi sinh ra và lớn lên ở Mỹ nhưng mang dòng máu Việt. Vì vậy, tôi đặt tên Việt Nam cho các cháu. Ở nhà, chúng tôi nói chuyện tiếng Việt để các cháu không quên quê hương, nguồn gốc của mình. Chăm sóc cháu, giúp tôi thấy mình như trẻ ra. Có lẽ có chút gyn văn nghệ của tôi nên cả Kỳ Duyên và hai cháu ngoại đều yêu thơ và thuộc thơ rất nhanh.
Tôi nhớ lúc bốn tuổi, Yênli đã thuộc cả một bài thơ dài. Một lần nhân dịp Tết tôi gọi điện cho tác giả bài thơ và bảo: “Ông giữ máy để nghe cháu ngoại của tôi đọc thơ của ông nhé”. Ông ấy không tin Yênli mới bốn tuổi mà đã thuộc lòng cả bài thơ dài và đọc diễn cảm thế. Sau khi nghe giọng Yênli, ông ấy xúc động lắm.
Kỳ Duyên cũng vậy, từ khi năm, sáu tuổi đã bộc lộ tâm hồn yêu thơ, thông minh và nhạy cảm của mình. Lúc trước, tôi dạy Kỳ Duyên mọi thứ. Giờ đây, Duyên với tôi như hai người bạn, có thể chia sẻ với nhau mọi chuyện. Có những chuyện Duyên giỏi hơn và còn dạy lại tôi nữa đấy.
Được nhìn con mình lớn lên và trưởng thành, với tôi, đó là niềm hạnh phúc lớn nhất. Càng vui hơn nữa khi Kỳ Duyên xem mẹ như bạn tâm giao, luôn cho mẹ cơ hội đồng hành trên mọi nẻo đường.
Hạnh phúc với tình yêu thầm lặng
Bất ngờ nhất là ở tuổi này, trái tim tôi lại nhảy điệu tình yêu thêm một lần nữa. Tôi rất tôn trọng người hiện tại của mình và tình yêu anh ấy dành cho tôi trong những ngày tháng qua.
Tuy nhiên, tôi không muốn nói nhiều về cuộc tình này với bất cứ ai. Tôi muốn giữ lại chút gì cho riêng mình và êm đềm tận hưởng ngày tháng sắp đến.
Nhiều người vào trang web www kyduyenhouse của con gái tôi và đọc được hai phần trích trong hồi ký của tôi. Họ thích lắm, gửi e-mail khen ngợi và khuyến khích tôi viết tiếp.
Tôi vẫn giữ ý định sẽ xuất bản hồi ký nhưng chưa phải lúc này. Có lẽ tôi sẽ đợi thêm một thời gian nữa khi đã làm được điều gì đó cho riêng mình, một dự án kinh doanh chẳng hạn, biết đâu… Các bạn có chờ được không?
(Ghi theo lời kể của bà Đặng Tuyết Mai, mẹ của MC hải ngoại Nguyễn Cao Kỳ Duyên).
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.071 giây.