logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 20/10/2014 lúc 06:17:40(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chợ búa xưa kia được dựng lên rất đơn giản. Chỉ là nền đất nện hoặc tráng xi-măng cao hơn chung quanh, bốn bề trống rỗng không có tường. Nếu ở miền quê sẽ có một mái lá chống trên mấy cây cột cong queo còn nguyên vỏ. Ở tỉnh là mái tôn hay fibro lợp trên cột đúc.

Đặc điểm của chợ là trống. Từ xa, người ta có thể nhìn thấy bên trong nhà lồng là các dãy sạp bằng xi-măng hay đóng ván chia thành từng khu vực: đầu tiên là hàng quần áo vải vóc, giày dép, hàng ăn uống… đến tạp hóa khô đường gạo mắm muối… rồi sạp thịt, và sau cùng nằm cuối chợ bên ngoài nhà lồng là hàng cá ướt nhớp nháp.

Những ngôi chợ lớn ở thành phố được xây cất đàng hoàng từ thời Pháp với nhà lồng là mái ngói chắc chắn và tường dày, chiều tối tan chợ có thể đóng kín cửa. Bên trong vẫn là các ô hoặc sạp hàng theo từng khu.
Thành phố Sài Gòn có khá nhiều chợ to như thế. Ba ngôi chợ lớn nhất ở ba vùng đô thị là chợ Bến Thành ở khu vực Sài Gòn, chợ Bình Tây của Chợ Lớn, chợ Bà Chiểu miệt Gia Định.
Ngoài ra còn vô số các ngôi chợ trong nhà lồng to nhỏ như Thái Bình, Đa Kao, Xóm Củi, Hòa Bình, Vườn Chuối… Chợ họp trên vỉa hè, lề đường như chợ Cô Giang, Chợ Cũ, Cây Quéo… Chợ họp trong hẻm như chợ Bàu Sen, Sở Thùng, Cống Bà Xếp… Dĩ nhiên không thể đếm hết số chợ cóc hiện diện khắp nơi.
Hầu hết các chợ bán buổi sáng, đến trưa thì dẹp nhưng đa số chợ lớn đều bán cố thêm đến chiều để vét khách tan sở đi chợ chiều. Nếu nhà lồng đóng cửa thì họ dọn hàng ra ngoài chợ để đón khách. Có chợ bán suốt đêm như chợ Minh Phụng, chợ hoa Lạc Long Quân, Hồ Thị Kỷ… Tuy nhiên từ tối đến khuya, quanh chợ thường là hàng ăn uống và hàng bán xổ: quần áo, mũ, giày dép…

Một số chợ nổi tiếng còn bán đặc sản địa phương như chợ Bà Hoa với món Quảng như bánh tráng đập, mắm thính, thuốc lá Cẩm Lệ, chợ Tân Định có mắm tôm, tương Bắc, chợ Phạm Văn Hai có khu bán thực phẩm Hàn, chợ Lê Hồng Phong với thực phẩm Kampuchea như bún bò chóc, khô cá trèn…
Do mở đường, chợ Nancy đã bị giải tỏa nhưng vẫn chừa lại một nền trống rào kín chưa biết làm gì, gần đó vẫn còn đến cả chục hàng thịt cá rau cỏ di tích của một ngôi chợ không chịu xóa sổ hoàn toàn. Chợ Ông Tạ, chợ Cây Quéo cũng thế, đường mở rộng nên chợ chui vào hẻm nhỏ, dạt ra họp tưng bừng hai bên vỉa hè, mặc kệ giữa đường xe chạy nườm nượp.

Duy chợ Cầu Kho vẫn còn một nhà lồng rộng rinh hiu quạnh với hai, ba, sạp rau tối om không khách mua sắm, đợi tới ngày xóa sổ xây chúng cư.
Gần chợ vốn là một lợi thế trong việc mua bán địa ốc. Trong các mẫu rao vặt bán nhà bao giờ cũng có câu quảng cáo: “Nhà gần trường, gần chợ… ”.
Hễ nơi nào có người ở là có nhu cầu họp chợ bởi đi chợ là một công việc cần thiết hằng ngày. Ra chợ mua thực phẩm, ăn quà vặt, gặp người quen tám chuyện với nhau cũng là một thú vui hằng ngày.
Thế nhưng dần dần chợ bị lên án vì quá… dơ. Thực phẩm không được đậy đệm kỹ. Thức ăn sống bán cạnh thức ăn chín. Hàng thịt heo treo lủng lẳng mấy chùm lạp xưởng tươi chế biến từ thịt ế, bên cạnh là bánh tằm bì bán kèm. Hàng vịt quay cùng lúc bán gà sống. Hai cái thớt nằm sát cạnh nhau để chủ hàng tiện chặt thịt khỏi quay qua lại xa xôi mất công. Dưới đất rác luôn ngập chân lép nhép. Không kể còn vấn đề kẹt xe quanh chợ, khó khăn khi cứu hỏa… Lại thêm nạn nói thách. Có nơi nói thách ít, nơi thách nhiều. Nếu không đi chợ quen thì cách nào cũng bị hớ.
Vì thế sau này, siêu thị bắt đầu mở ra.

Thoạt tiên siêu thị lép vế vì ít hàng hóa hơn chợ.
Cách đây hai chục năm, siêu thị đầu tiên của Sài Gòn mượn một phần đất của trường Trung học Lê Hồng Phong (Petrus Ký) xuất hiện. Cái siêu thị tiền phong ấy sớm đóng cửa vì hầu hết người dân đều e ngại khi phải bước chân vào một nơi mua bán sáng choang, sạch bong trong khi hàng hóa ít và đắt. Họ chỉ vào đó dạo chơi ngắm nghía là chính chứ chẳng mua mấy. Một hai siêu thị kế tiếp mở ra cùng cảnh ngộ khi chiều tối nóng nực, người ta kéo vào đông như nêm cứng để trốn nóng, thưởng thức không khí mát mẻ của máy lạnh. Nhân viên bở hơi tai xắp xếp hàng hóa lúc nào cũng xáo trộn vì bị đám đông xới tung cầm lên bỏ xuống, bánh kẹo bị nhón ăn liền tại chỗ…
Tuy nhiên siêu thị mau chóng khắc phục nhược điểm, phát huy lợi thế của mình. Hàng hóa ngày càng phong phú hơn. Thời đại tiến hóa đẩy một số chợ kiểu cũ, mà chữ bây giờ gọi là “chợ truyền thống”, tiến lên siêu thị, trung tâm thương mại.

Dần dần các siêu thị nội và ngoại, siêu thị mini, trung tâm thương mại… mọc tràn lan khắp nơi. Chợ cá Trần Quốc Toản từ lâu cũng đã biến thành một siêu thị.

Ở siêu thị vừa mát rợi, mua khỏi trả giá, không sợ nói thách, không cần trả nhiều giá cho mau mắn khi mở hàng đầu sáng, tha hồ coi hàng đã rồi bỏ đi mà không sợ bị lườm nguýt, đốt vía. Nhất là lại còn những đợt khuyến mãi đầy hấp dẫn. Lúc nào siêu thị cũng có vài món khuyến mãi. Mua một tặng một, mua thùng mì được tặng cái thố thủy tinh, mua mười ký bột giặt kèm chai nước xả…

Vả lại, ngày nay thiên hạ đến một địa điểm không chỉ mua sắm lương thực, thực phẩm, ngắm nghía các hàng hóa mới, mà còn nhân tiện xem phim, massage, bơi lội… Đi siêu thị không chỉ mua sắm mà còn là một cách giải trí, thư giãn của dân thành phố.

Siêu thị nở rộ, thật ra cũng còn lý do khác. Những khoảnh đất đẹp, tầng trệt làm siêu thị, phóng lên hàng chục tầng có thể cho thuê làm văn phòng hoặc bán căn hộ gia đình, nhà đầu tư lời vô kể.
Vì thế ở Hà Nội, chợ Cửa Nam, chợ Hàng Da, chợ Ô, chợ Dừa là những chợ lâu đời nổi tiếng, đều bị phá đi, tốn hàng trăm tỉ xây trung tâm thương mại. Các tầng trên được rao bán hoặc cho thuê.

Thế nhưng một điều lạ là mặc dù to tát, đẹp đẽ nhưng các siêu thị và trung tâm thương mại mới xây đều không đông đúc như chợ cũ, mà ngược lại vắng ngơ vắng ngắt. Trong các trung tâm thương mại toàn nam thanh nữ tú đi dạo chơi chụp hình, cùng lúc chợ cóc nhảy ra lổm ngổm đầy chung quanh.

Sài Gòn cũng thế. Chỉ trừ chuỗi siêu thị Co-op mart và Big C thiên về hàng thực phẩm được khách ghé nhiều. Còn các siêu thị, trung tâm thương mại khác vẫn không đông lắm. Chợ Nancy, chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Cầu Muối, chợ Cây Quéo… dù bị xóa bỏ trên mặt hành chánh nhưng thực tế vẫn buôn bán sầm uất quanh chỗ cũ.
Do đó, chợ trong hẻm hay ven đường gần các khu chúng cư, khu nhà máy đông công nhân, mà bây giờ gọi là “chợ tự phát” vẫn phát triển vũ bão dù bị ngăn cấm. Chỉ ở đó, dù biết thực phẩm không được tươi ngon: thịt ôi, rau héo, cá ươn… nhưng giá rất rẻ đáp ứng được nhu cầu người mua. Chứ túi tiền công nhân làm sao vào siêu thị để mua “thực phẩm an toàn”.
Thói quen đi chợ trong chợ nhà lồng hoặc chợ “chồm hổm” bầy bán trên mặt đất khó bỏ, nên các ngôi chợ mới xây hoặc trung tâm thương mại có cửa hàng trên các tầng lầu khó chiêu dụ được khách hàng.

Nhất là các tòa nhà mới thường xây mấy tầng hầm để xe gắn máy. Phụ nữ yếu tay lái ngại lao xuống dốc hoặc các loại xe gắn máy kiểu cũ khó mà leo dốc hầm. Chỉ mua mớ rau, củ hành mà phải gửi xe, vừa tốn tiền, từ ba đến năm ngàn cho một xe máy, vừa mất nhiều thời gian, xem chừng ai nấy đều ngại.

Tâm lý quen đi chợ là mua bán ở tầng trệt ngay cả mua hàng nhưng vẫn ngồi yên vị trên xe gắn máy, xe đạp hoặc ngay cả xe hơi chỉ việc… thò tay ra khỏi cửa kính xe chỉ trỏ. Người bán hàng sẽ lấy đúng món hàng, đưa và thối tiền tận nơi thật mau chóng và tiện lợi.

Mấy hôm nay, Sài Gòn đang ì xèo vụ phá dỡ chợ Tân Bình, tên cũ là chợ Nguyễn Văn Thoại (đường Nguyễn Văn Thoại sau năm 1975 đổi tên là Lý Thường Kiệt) để xây trên nền chợ cũ một ngôi chợ nguy nga sáu tầng lầu, ba tầng hầm và trung tâm thương mại đa năng mười bảy tầng.
Chợ Tân Bình vốn là ngôi chợ rất lớn, ngoài bán lẻ thực phẩm còn chuyên bán sỉ quần áo, vải vóc, nguyên phụ liệu ngành may… Chợ có hơn ba ngàn sạp với gần ba ngàn tiểu thương.

Đây là nơi bán sỉ. Vốn sang sạp, vốn hàng rất cao. Có người vừa sang căn sạp giá năm tỉ (hơn 200 ngàn Mỹ kim). Vì thế khi biết tin chợ bị đập để xây mới, tiểu thương phản đối dữ dội. Trông gương chợ An Đông cũng như các trung tâm thương mại khác, những sạp nằm trên lầu đều vắng như chùa Bà Đanh. Dù có thang máy chăng nữa, việc vận chuyển hàng hóa ở tầng trệt vẫn thuận tiện hơn. Cầu thang cuốn của chợ Bình Tây sau một thời gian ngắn hoạt động đã ngưng hẳn. Thành thử hàng hóa lên xuống lầu vẫn phải trông cậy vào phu khuân vác. Mà đó là chỉ có một tầng chứ hai ba tầng lầu thì vắng khách là điều chắc chắn.

Trước áp lực của tiểu thương, kèm tình trạng ế ẩm kéo dài của chợ búa và các trung tâm thương mại cao ngất trời ở Hà Nội, Hà Tĩnh… và ngay cả Sài Gòn (chợ Văn Thánh, chợ Bình Phú…) Thành phố đành công nhận hễ mang tiếng là chợ thì không được cao quá… hai tầng lầu!!!

Dù bị chê bai là chật chội, chiếm lề đường, lầy lội, mất vệ sinh… nhưng chợ truyền thống vẫn gần gũi, thân thuộc với những ưu điểm riêng.

Ở đó, người ta có thể mua miếng thịt heo còn nóng hổi lúc sáng sớm, con tép còn nhảy tanh tách, mớ rau khoai, quả bầu tươi non mới hái; mua bạc hà nấu canh xin thêm cọng hành, ngò gai, thêm chanh, thêm ớt… Ngoài ra, khách còn nhờ người bán gọt giùm trái khóm, củ khoai… Rau bí, rau nhút… cũng nhờ nhặt giùm luôn. Lại còn gặp gỡ người quen, trò chuyện giữa người mua kẻ bán thật thú vị.
Bà nội trợ “hiện đại” chuộng đến siêu thị mua thực phẩm dự trữ cho cả tuần, còn bà nội trợ “cũ kỹ” thì vẫn thích hằng ngày đi chợ ba bước gần nhà. Người đi làm mệt mỏi tan sở trên đường về nhà chỉ kịp mua mớ rau, quả trứng, bìa đậu hũ… bên lề đường.

Nhiều nghiên cứu cho thấy các ngôi chợ với những lối đi ngoằn ngoèo, chật hẹp đầy màu sắc và âm thanh bao giờ cũng lôi cuốn, quyến rũ hơn các siêu thị quá rộng rãi và sang chói. Vì thế sau quá nhiều bàn cãi cân nhắc, cuối cùng chợ lại được xem như một đặc điểm truyền thống cần phải được bảo tồn.

Saigon Cô Nương


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.155 giây.