logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 22/10/2014 lúc 08:35:35(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Cái tên ban đầu là Charner, Bonard, Les Grands Magazins Charne và cuối cùng là thương xá Tax thì kiến trúc của tòa nhà này vẫn gần như được giữ nguyên trạng. songmoi.vn

Trong thời gian qua, các dự án phát triển đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh mà người dân quen gọi Sài Gòn lên tiếng không ủng hộ. Vì sao dân chúng ở thành phố thương mại bậc nhất của VN lại không đón nhận sự thay đổi này? Hòa Ái tìm hiểu và trình bày trong phần sau.

Cư xá Tax và những hàng cây trăm tuổi

Người dân Sài Gòn có một niềm tự hào rất riêng biệt. Niềm tự hào đó không hẳn vốn dĩ vì Sài Gòn là “Hòn ngọc Viễn Đông”, là thủ đô của Liên bang Đông Dương từ thế kỷ thứ 19 mà bởi vì đây là nơi “đất lành chim đậu”, là miền đất của nhiều người Việt tứ xứ tụ về, chọn nơi này để dung thân và lập nghiệp. Có thể không phải là nguyên quán nhưng Sài Gòn gắn kết với nhiều thế hệ người dân qua các giai đoạn lịch sử thăng trầm của vận nước. Dù “thăng” hay “trầm” thì Sài Gòn, nay là thành phố Hồ Chí Minh, vẫn luôn giữ vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của VN.

Bộ mặt đô thị của một thành phố như thế đang dần thay đổi trong xu hướng hòa nhập với thế giới vì mục tiêu phát triển, thịnh vượng. Thế nhưng những dự án đang được triển khai như các tuyến đường metro, tạo điều kiện thuận tiện hơn trong việc đi lại của dân chúng hay như Thương xá Tax bị tháo dở để xây dựng công trình đa chức năng với tòa nhà cao 40 tầng, dự kiến hoàn thành vào năm 2019 lại không được người dân Sài Gòn đón nhận. Họ đang lên tiếng để cố giữ gìn những gì mà họ cho là “di sản” của Sài Gòn.

Di sản đó là những hàng cây cổ thụ, có tuổi đời hàng trăm năm, tạo nên cảnh quang của thành phố, đồng thời cũng là “lá phổi” của môi trường sống cho cộng đồng dân cư Sài Gòn, bị đốn hạ một cách không thương tiếc. Các nhà hoạch định dự án tuyến đường metro Bến Thành-Suối Tiên, Bến Thành-Tham Lương, và cầu Thủ Thiêm 2 chọn phương án đốn bỏ các hàng cây này trong khi người dân Sài Gòn chưa bao giờ được thông báo hay được yêu cầu đóng góp ý kiến đối với các dự án lớn như vậy.

Di sản đó là Thương xá Tax, một ký ức lịch sử đô thị, đã bị đóng cửa. Người dân Sài Gòn tiếc nuối cho một chứng tích hơn 130 năm tuổi bị xóa dấu vết. Các nhà chuyên môn xót xa khi nét văn hóa kiến trúc này không được bảo tồn. Kiến trúc sư Duy Black cũng là một cư dân Sài Gòn chia sẻ:

“Bản thân mình cũng biết một đô thị thực sự là một hệ thống. Và tất cả những công trình nằm trong đó là một phần ‘thể xác’ nhưng để cho ‘thể xác’ đó sống được thì cần phải có những tâm hồn, là con người phải sống trong đó. Khi thay đổi theo hướng tốt thì tất nhiên ai cũng chấp nhận mà đằng này lại thay đổi một cách đột ngột, không có định hướng nào nên người dân không biết thay đổi để làm gì? Họ có cảm giác bị sốc thì họ sẽ có phản ứng, nêu lên thắc mắc của họ”.

Một số những cư dân Sài Gòn đài ACTD tiếp xúc đều bày tỏ sự lo lắng không biết tương lai thành phố của họ sẽ ra sao. Họ cho rằng họ chính là chủ nhân thành phố này nên họ có quyền phải được biết và được quyền quyết định “số phận” thành phố HCM hiện nay và cả trong tương lai. Các dự án phát triển đô thị muốn thuyết phục được người dân Sài Gòn thì cần phải được truyền bá thông tin về ích lợi cũng như hiệu quả và cả những bất cập như thế nào. Tuy nhiên, trên thực tế, người dân lại không có quyền hạn nào đối với các dự án phát triển đô thị nơi thành phố của họ, kể cả quyền được biết thông tin. Những gì họ biết đều là chuyện đã rồi.

Niềm tin đã mất
Câu hỏi đặt ra vì sao người dân Sài Gòn không có niềm tin ở các cấp lãnh đạo trong kế hoạch phát triển đô thị bền vững, thịnh vượng? Nhiều người dân ở đây nói rằng hiệu quả xây dựng cũng như hiệu quả kinh tế của hầu hết các dự án lớn nhỏ trên cả nước trong thời gian qua chính là câu trả lời. Họ không muốn thành phố từng là “Hòn ngọc Viễn Đông” sẽ phải bị sa vào vết lầy cố hữu như thế.
UserPostedImage
Hàng loạt cây cổ thụ có tuổi đời vài chục, thậm chí cả trăm tuổi ở TP HCM đang là báu vật cần được bảo tồn, chăm dưỡng...

Mới đây nhất, người dân Sài Gòn đón nhận thông tin về dự án xây mới chợ Tân Bình bị các tiểu thương kinh doanh ở đây phản đối. Một tiểu thương nói với đài RFA lý do không đồng tình với dự án phát triển chợ Tân Bình quy mô hơn:

“Tiểu thương chúng tôi là những người ngồi bám trụ ở đây mấy chục năm từ thời cha mẹ cho đến chúng tôi. Bây giờ Quận đưa ra một đề án xây chợ như vậy không hợp lòng, bảo rằng chúng tôi muốn trở vô bán thì phải đóng tiền thuê. Thứ nhất là chúng tôi cũng không có số tiền bốn trăm mấy chục triệu như vậy để đóng. Thứ hai là chợ truyền thống chỉ ở dưới lầu còn lên lầu thì chúng tôi không bán được. Chúng tôi đã bỏ một số tiền rất lớn, đi vay, đi mượn, đi cầm cố, thế chấp để vay ngân hàng, để được vô chợ bán mà bán không được thì chúng tôi đã nợ rồi, làm sao có tiền trả lãi suất ngân hàng? Nợ chồng nợ.”
Hôm 25 tháng 9, khoảng 300 tiểu thương chợ Tân Bình tuần hành phản đối dự án phá chợ cũ, xây chợ mới. 3 ngày sau khi tiếp xúc với tiểu thương, ông Châu Văn La, Chủ tịch UBND quận Tân Bình, ký văn bản tạm ngưng không triển khai các bước tiếp theo của dự án xây trung tâm thương mại và chợ truyền thống Tân Bình.

Ý kiến đóng góp của các tiểu thương chợ Tân Bình: “Nguyện vọng của tiểu thương không muốn xây chợ mới, giữ nguyên chợ truyền thống” được lắng nghe. Qua sự kiện này, người dân Sài Gòn có hy vọng về đề nghị của Tổng Lãnh sự quán Phần Lan giúp một số giải pháp bảo tồn Thương xá Tax và đồng thời nhiều lãnh sự quán EU khác tại thành phố cũng hưởng ứng qua một văn bản đề nghị người dân Sài Gòn cùng ký tên kiến nghị với UBND thành phố cho dừng lại viêc phá bỏ thương xá Tax, nơi có kiến trúc và lịch sử của người Pháp còn lưu lại.

Để kết thúc bài phóng sự hạn hẹp này, Hòa Ái mượn lời của một cư dân Sài Gòn chia sẻ trên trang Facebook cá nhân rằng:“Sài gòn đẹp, đẹp tới nỗi nếu những người quản lý và hoạch định đô thị này làm hỏng nó, trực tiếp hoặc gián tiếp, thì tội của họ phải lớn tới mức nào?!”
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.045 giây.