logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 22/10/2014 lúc 07:19:16(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Kể ra cũng không dễ trong một số trường hợp cần hay phải định nghĩa chữ “lạ đời.” Thôi thì để tránh điều mà các cụ xưa vẫn dạy bảo con cháu qua câu tục ngữ: “Nôm na là cha mách qué” - kẻ hèn này mạn phép diễn giải thật gọn và đơn giản như sau: “Lạ đời” ở đây có nghĩa là “khác đời.” Thế thôi.
Vâng, thông thường đám cưới là nghi lễ kết hôn - hay kết duyên hoặc lấy nhau làm vợ chồng - giữa một người nam và một người nữ. Thế nhưng các câu chuyện kể lai rai dưới đây vốn nghe vậy mà không... phải vậy. Có như vậy mới gọi là “lạ đời” chứ!

Kết hôn với... cá sấu

Thiết nghĩ, dường như ai cũng biết cá sấu, nếu không nhìn thấy tận mắt ở sông ngòi, sở thú thì cũng được chiêm ngưỡng trên phim ảnh. Ấy, vẫn không thiếu người chưa được may mắn một lần diện kiến cá sấu hoặc chưa được biết tí ti ông cụ nào về loài này nhưng cũng dư sức ứng dụng vanh vách và trúng phóc thành ngữ “nước mắt cá sấu” vào trường hợp họ muốn mỉa mai hay ám chỉ sự giả hình hoặc giả trá. Thí dụ cụ thể nhất trong lịch sử là bức ảnh chụp Hồ Chí Minh... khóc sau khi “thành khẩn khai báo” về những “sai trái” (!) của đảng Cộng Sản Việt Nam trong vụ giết hại hàng trăm ngàn người dân vô tội trong chiến dịch gọi là “Cải Cách Ruộng Đất;” ai xem hình cũng phải bật lên câu nguyền rủa: “Thứ nước mắt cá sấu!” bởi người ta thừa biết chính Hồ Chí Minh đã vâng lệnh quan thày Trung Cộng mà đích thân thi hành chính sách ấy. Vậy mà còn bày đặt giả vờ... rơi lệ!
Ngoài ra, tuy đa số người Việt thường phát âm không rõ rệt giữa hai mẫu tự S và X, nhưng dĩ nhiên từ “sấu” này hoàn toàn không có nghĩa tương phản với “đẹp” như từ “xấu.” Và tuy gọi là cá nhưng thật sự “sấu” là loài bò sát mà thân hình dài trung bình cả một hai thước là “chuyện nhỏ,” vừa có thể ở dưới nước lẫn trên bờ; miệng dài có răng sắc tựa răng cưa, hay ăn các loài vật khác, kể cả người.
Dài dòng như trên để thấy rằng cá sấu chẳng thể là loài “thú yêu” của người như chó, mèo... hầu mong được ôm ấp trên tay hay trong lòng. Vậy mà có người lấy cá sấu làm vợ đấy, hỏi như thế có... lạ đời không cơ chứ?
Số là đám cưới giữa một người đàn ông với một cá sấu cái đã diễn ra đúng vào ngày 16 tháng Bảy, 2014, ở thành phố San Pedro Huamelula, miền Nam Mễ Tây Cơ. Chú rể không phải là một ngư phủ chuyên nghiệp hay một người say mê thú câu cá, nhưng là một VIP lừng danh. Ông ta chính là Thị Trưởng thứ thiệt của một thành phố ngư nghiệp Mễ Tây Cơ, được bố mẹ đặt cho mỹ danh là Joel Vasquez Rojas, hiện tuổi đời đã đạt tới con số “5 bó.” Hơn nữa, ông ta còn được trời bố thí cho một “ngoại hình” ngon lành, lại thêm lúc nào cũng “mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao,” bởi thế chẳng hiếm thiếu nữ, kể cả một số mụ sồn sồn vốn phong phú “điện nước” và mặc dù đã là hoa có “chủ”... nhưng vẫn cứ mê Joel Vasquez “như điếu đổ.”
Chẳng cần nhận được thiệp hồng, dân chúng vẫn cứ “vô tư” đến dự đám cưới đông “can không nổi” - tôi xin nhấn mạnh “dự” chứ không phải “xem” vì hiếu kỳ, bởi ai cũng nghiêm trang và thành khẩn. Cô dâu tức cá sấu cái được mặc chiếc áo đầm trắng như tuyết quá ư “bắt mắt.” Vì cô dâu dài hơn một mét nên được những 3 cô phụ dâu... đỡ trên tay một cách cung kính. Cặp mắt của cô dâu mở tròn thao láo vì loài này không chớp mắt được nhưng lúc nào cũng ươn ướt nên ai nhìn cũng phải công nhận đôi “cửa sổ linh hồn” này... đẹp mơ màng. Mõm của cô dâu được cột lại bằng một dải ru-băng màu hồng tươi.
Trong khi đó chú rể tức Thị Truởng Joel Vasquez Rojas đã đứng chờ sẵn trước bàn thờ Thủy Thần. Ba cô phụ dâu trịnh trọng bê cá sấu tiến ra, đi theo nhịp điệu nhạc “tèng... teng... tèng... teng” của Beethoven. Hàng chục máy ảnh, hàng trăm cell-phone giơ lên mà thi đua thâu hình. Chủ tế hôn lễ là một ông già với bộ “râu ria ra rậm rap,” mặc chiếc áo rộng thùng thình sặc sỡ đầy hình chim cò và tưng bừng hoa lá cành. Tay ông cầm một cây gậy mà đầu gậy được gọt đẽo thành hình một dương vật vĩ đại, nhưng chân ông đi... đất (không mang giày dép). Trống kèn phát ra những âm thanh náo loạn khiến du khách không quen ắt dễ bị đinh tai nhức óc, trong khi đó dân địa phương lại thích thú nhún nhẩy; nhất là phụ nữ mang bộ “ngực tấn công - mông phòng thủ” lại được “dịp may hiếm có” để mặc sức cho các “núi của” của mình tha hồ nhồi lên hạ xuống vốn mệt... không nghỉ!.
Ông già chủ hôn cũng lấy hết sức bình sinh mà phát ngôn lớn tiếng gì đó, có vẻ như “tưới hạt sen” thì phải. Chú rể xỏ nhẫn vào một móng chân của cô dâu rồi chu cặp môi dày hơn cái tĩ lợn mà hôn lên mõm... nàng.
Sau khi các nghi thức hôn lễ hoàn tất, dân chúng rước kiệu cô dâu cá sấu đi khắp đường phố San Pedro Huamelula trước khi “giải phóng” nàng xuống một dòng sông. Trong khi đó chú rể trở về nhà với... vợ thật của mình.
Trên đây là câu chuyện lai rai về một tập tục cổ truyền địa phương của xứ Mễ Tây Cơ. Theo đó, Thị Trưởng phải kết hôn với một con vật. Vì San Pedro Huamelula là một thành phố ngư nghiệp nên cô dâu mặc nhiên là... cá. Con vật biểu tượng một nàng công chúa siêu... mỹ miều. Nghi thức này phải được tuân thủ theo truyền thống với bất cứ giá nào, kể cả trong hoàn cảnh thiên tai hay chiến tranh khiến dân chúng lâm cảnh “trên răng dưới... dép râu.” Trong niềm tin dân gian, tục lệ kết hôn với cá sấu sẽ đem lại nhiều sự may mắn trong suốt năm, không chỉ riêng cho giới ngư phủ mà toàn thể “nhân dân ta.”

Lấy dê... làm vợ

Ngược hẳn với quang cảnh “hoành tráng” của hôn lễ với cá sấu kể trên, nghi thức cưới dê làm vợ trong câu chuyện dưới đây lại vô cùng ảm đạm, bởi nguyên nhân... ép duyên.
Trước khi tường thuật “sự cố,” tôi mạn phép “thanh minh thanh nga” điều này hầu tránh sự ngộ nhận khả dĩ làm hoen ố danh tiếng của... dê. Vấn đề là, thông thường nói về “dê” theo nghĩa bóng, người ta nghĩ ngay đến các đấng mày râu chuyên nghề... chọc gái, mê đàn bà hoặc bất cứ lúc nào, ở đâu cũng có thể “thừa nước đục thả câu” mà quấy nhiễu phụ nữ. Theo “y học thời đại,” những tay đực rựa như vậy từ lúc sinh thời đã mang trong huyết quản loại “máu dê.” Bởi lẽ đó, bao giờ “dê” cũng là “vật tế thần” của họ. Thế nhưng người đàn ông trong trường hợp kể ở đây lại trở thành “nạn nhân” của dê thứ thiệt, lãnh đủ hệ lụy đến độ phải cưới “nàng”... làm vợ suốt đời miễn có tính cách hồi tố, tức khiếu nại, hoặc xin ly dị.
Thưa, nhân vật chính tên là Charles Tombe, một thổ dân Hồi Giáo Sudan, 35 xuân xanh, “độc thân tại chỗ.” Vào một buổi chiều “vừa gió lại vừa mưa” thê thảm, Tombe không thể “lai rai ba sợi” theo thường lệ với “phe ta.” Buồn tình, anh chàng bèn “đội mưa mà đi” lang thang từ đầu làng xuống cuối làng. Bỗng Tombe nhìn thấy một con dê cái đứng co ro dưới gốc cây sồi cổ thụ. Bộ lông dê ướt hơn... chuột lột. Bầu sữa dưới bụng dê căng to tướng tưởng như có thể bật vỡ bất cứ lúc nào. Dê quay bộ mông vĩ đại về phía Tombe khiến anh chàng... rùng mình. Rồi chẳng hiểu có phải vì “ma đưa lối quí dẫn đường” hay không mà chàng thanh niên này bỗng lên cơn ngứa ngáy. Nhiệt độ trong người Tombe cũng “thừa thắng xông lên” y chang khí thế của cuộc “đại thắng mùa xuân.” Nếu ở hoàn cảnh khác, người ta đã có thể đương sự bị lây nhiễm vi khuẩn Ebola. Rồi, sau khi nhìn trước, ngó sau không thấy một bóng người, Charles Tombe bèn “từng bước từng bước thầm” mà tiến đến gần dê. Kẻ khốn khó này có lẽ vì não bộ đã “tựa như keo” từ khuya nên tâm trí không còn “biết lành biết dữ” nữa, cứ buông xuôi mà tự cho phép mình “sa chước cám dỗ” bằng cách thả lỏng cho tụt xuống chiếc quần nhà binh rách mà chàng đã mặc từ thời đi “thánh chiến”... Nào ngờ, đang lúc anh chàng “mây mưa” với dê thì chợt một vị tộc trưởng già khú đế, với mái tóc bạc chỉ còn “lơ thơ như tơ liễu buông mành” và bộ răng thì cũng đã “cái tụng cái lung lay,” chẳng hiểu từ đâu xuất hiện. Lão già liền phản ứng mãnh liệt.
Khiếp thế đấy, tưởng lão đã không còn hơi để thở vậy mà khi tri hô, giọng lão cũng vẫn vang lên như tù và. Dân chúng trong khu vực tưởng có “thánh chiến,” lập tức vác gậy gộc chậy đến. Lão tộc trưởng nói bí bô gì đó, mọi người liền “nhất trí” thành lập một tòa án ngay tại chỗ - y chang thứ “tòa án nhân dân” của Việt Cộng thời “cải cách ruộng đất.” Rồi chẳng cần bầu bán gì cả, lão ta tự động đóng vai chánh án, còn người dân thay nhau làm công tố viên. Cũng may vì trước đây bị cáo đã thi hành được một số công tác khủng bố, sống dở chết dở với nhiều thương tích trầm trọng nên được “nhân dân” khoan hồng.
Tuy nhiên vị chánh án đã nhân danh “duy vật” mà tuyên phạt can phạm bằng cách buộc phải cưới dê làm.... vợ theo đúng nghĩa phu thê đồng thời phải trả 15,000 dinar (khoảng gần $50 đô la) làm món hồi môn cho chủ con dê, tức “bố vợ” của đương sự. Để tỏ lòng “hồ hởi phấn khởi” và chung vui với “đôi trẻ,” dân chúng đốt đuốc, nhảy múa, reo hò điệp khúc “Allahu Akbar” (đấng “Allah vĩ đại”!) theo tục lệ hôn lễ truyền thống của các bộ tộc ở Sudan pha chế với giới luật Sahira Hồi giáo. .
Gần “nửa đêm, giờ Tí, canh ba” thì đến mục... rước dâu. Chú rể Charles Tombe đi trước; tay dắt “cô dâu” dê cái bằng một sợi dây. Một vài thanh niên trong làng theo sau, chắc hẳn có ý tò mò định xem cảnh “động phòng.” Thế nhưng, sau khi đưa “cô dâu” vào nhà, chú rể đã vội đóng các cửa lại, tắt ngọn đèn dầu.
Lúc đó ở bên ngoài, mưa cũng đã tạnh và trên bầu trời lấp lánh một vài vì sao lẻ loi....

HOÀI MỸ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.113 giây.