logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 28/10/2014 lúc 06:29:27(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tháng rồi, gia đình tôi gửi về cho cô em ở Sài Gòn một thùng quà 24 lbs từ một dịch vụ gửi hàng về Việt Nam tại Little

Saigon. Sau một tuần, qua điện thoại trao đổi hai bên, chúng tôi biết thùng quà bị lấy mất 2 chai thuốc Glucosamine, một loại

thuốc nghe nói rất đắt khách tại Sài Gòn hiện nay, và hai hộp cheese đầu bò, là loại “bơ thừa sữa cặn” nhân viên quan thuế

trong nước hiện nay vẫn còn thèm thuồng.

Tôi biết thùng quà không bị moi từ đại lý ở Mỹ, vì người Việt ở Mỹ không có thói ăn cắp vặt, và cũng đã chán bơ, sữa. Thùng

quà về Tân Sơn Nhất bị những tay kẻ cắp chuyên môn rạch một đường dài rất khéo và dán băng keo lại sau khi dùng bàn tay

mò mẫm để định giá món hàng cần phải lấy, và cũng có thể chúng mở thùng ra đàng hoàng và dán lại. Ai có thể khiếu mại đôi

co với chúng khi nhận được thùng quà đã bị ăn cắp này?

Câu chuyện ăn cắp ở phi trường Tân Sơn Nhất đã được một em bé lớp ba trong nước, làm luận văn mô tả câu chuyện ba em,

làm việc tại phi trường, mỗi chiều về nhà, đều mang theo một bịch đồ lấy cắp của khách hàng, từ chai thuốc bổ, mỹ phẩm cho

đến chiếc cell phone, chiếc quần jean và mẹ em có nhiệm vụ đem hàng đi bán lấy tiền. Vì chuyện này, ba em thường bị ông

nội em phàn nàn, khiển trách (trong xã hội này mà còn được một ông nội như vậy sao!)

Ông Cao Huy Huân, một người ở trong nước, đã mô tả chuyện ăn cắp ở hàng không Việt Nam: “Chả là bạn học chung với tôi

ở Mỹ lần đó bay về Việt Nam thăm gia đình vào dịp HÈ. Trong vali hành lý có mang theo một chiếc máy ảnh cổ nghe nói là trị

giá cả 9 nghìn đô la Mỹ, mang về hộ cho một người bạn. Khi đến sân bay Nội Bài, cậu phát hiện hành lý mình có dấu hiệu bị

xâm phạm nên mở vali ra xem thì mới biết chiếc máy ảnh đó cùng một vài chai nước hoa hàng hiệu đã không cánh mà bay.

Cậu liên hệ các bộ phận ở sân bay thì đều bảo là không nhìn thấy, không biết gì cả. Vốn biết nét đặc sản tai tiếng này ở các

cảng hàng không Việt Nam nên cậu lập tức gọi điện thoại cho người thân vì cậu có người thân làm quan chức cao cấp trong

một bộ ở Hà Nội. Chỉ chưa đầy 10 phút sau, một nhân viên kiểm tra hành lý đã tay xách nách mang đem ra trả cho anh chàng

đầy đủ máy ảnh và số nước hoa trên, còn xin lỗi rối rít. Cũng chẳng mất mát gì nên cậu cũng im lặng cho qua. Thế nhưng câu

hỏi đặc ra là nếu như cậu bạn đó không có người thân là quan chức cấp cao thì số hành lý đó sẽ ra sao?”

Một chuyện ăn cắp “quốc tế” là mất mặt đảng nhất là chuyện Kiều Trinh, một đảng viên, trưởng phòng Văn Hóa Dân Tộc (!)

của một đài truyền hình mà cha cô là Vũ Văn Hiến, ủy viên Trung Ương Đảng, làm tổng giám đốc! Năm 2001, Kiều Trinh

nhám tay ăn cắp một số mỹ phẩm khi cô được bố cử đi công tác ở Thụy Điển. Năm 2009, khi sang Anh, Kiều Trinh lại giở trò

cầm nhầm mấy cái máy ảnh digital. Cả hai lần, vì là con của ủy viên Trung Ương Đảng, cô được các tòa đại sứ CSVN tại địa

phương “cứu hộ,” tận tình, thậm chí có cả giấy chứng nhận Kiều Trinh đang mắc bệnh tâm thần từ trong nước gửi ra. Về

nước, chưa chừa thói ăn cắp, tại thành phố Vinh, Nghệ An, Kiều Trinh lại tuồn áo quần vào váy, lần này camera cửa hiệu thu

hình đầy đủ và đưa lên Internet.

Vậy mà ông bố có đứa con gái làm nhục quốc thể vẫn là khuôn mặt của Trung Ương Đảng CSVN, kẻ cắp quốc tế mỗi đêm

vẫn lên đài truyền hình dạy dỗ người ta cái gọi là “văn hóa dân tộc.” Cả nước khinh bỉ chúng nhưng chúng không hề có chút

liêm sỉ để hổ thẹn.

Một nhân viên đài truyền hình có hồ sơ trọng tội, xấu xa như vậy phải được đưa ra khỏi ngành, một đảng viên có thành tích ăn

cắp bỉ mặt như vậy phải bị khai trừ khỏi đảng. Một tổng giám đốc đài truyền hình có nhân viên làm xấu ngành nghề, một người

cha có đứa con làm nhục cha ông như Kiều Trinh, nên biết tự xử như một người có nhân cách.

Tội nghiệp thay, cha con nhà này cũng như cả đảng nhà nọ, vẫn coi đây là chuyện thường tình. Không ai còn biết liêm sỉ,

chẳng ai còn biết đến chuyện xấu hổ nữa chăng? Cả ai nửa, đã bổ nhiệm Vũ Văn Hiến vào chức vụ tổng giám đốc Đài Truyền

Hình Việt Nam, kẻ đã đem con vào giữ một chức vụ trưởng phòng trong đài, đã dùng tiền dân đóng thuế để cử con đi công

cán ở ngoại quốc, làm xấu mặt cho người Việt Nam. (*)

Thằng nhỏ làm công nhân, buổi sáng đem một lon nhôm đựng cơm trưa, buổi chiều về nhét đầy một lon xi măng, đinh sắt.

Thằng lớn tổng giám đốc ăn theo chức tổng, thằng thủ kho kiếm chác theo thủ kho, thằng bảo vệ sống nhờ mánh mung bảo

vệ. Ăn cắp để bảo vệ chức vụ và nghề nghiệp của mình và trong xã hội ấy nhân phẩm được cân đo bằng tiền. Cán bộ làm

giàu nhờ ăn cắp của công, toa rập với bọn tài phiệt nước ngoài cướp đất của dân, từ trên xuống dưới, phủ bênh huyện, huyện

bênh phủ, tạo nên một mạng lưới ăn cắp từ trên xuống dưới. Mấy năm gần đây, cán bộ, viên chức nhà nước dính líu đến các

vụ buôn lậu, bán visa, ăn cắp hàng trong các siêu thị, có đường dây tổ chức trong nước càng ngày càng nhiều, đến nỗi khuôn

mặt Việt Nam trở nên lem luốc. Tình trạng người Việt ăn cắp không một nơi nào mà không có: trong công ty, ở công sở, nơi

công cộng, siêu thị, chợ búa, địa điểm du lịch... không những trong nước mà còn ra nước ngoài để bêu riếu thanh danh Việt

Nam đến đỗi ở nơi đông người, các quốc gia Nhật, Thái lan, Hàn phải trưng bảng thông báo đề phòng và cảnh cáo dân

Việt...ăn cắp.

Có lúc nào mà dưới mắt thế giới, người Việt bị sỉ nhục đến như thế! Vậy có ai trên quả đất này còn giấc mơ, “một buổi sáng

thức dậy, bỗng dưng...thành người Việt Nam” nữa không? Và cũng không ai trách, một người Việt khi ra ngoài, phải tự thanh

minh: “Phải, tôi là người Việt Nam, nhưng là người Việt Nam đang ở nước ngoài, hay tôi là một người Việt Nam nhưng không

phải là Việt Nam Cộng Sản hiện nay.”

Người Việt hầu hết đều thấy hổ thẹn, có người kêu gọi “đi tìm một nhân cách của con người Việt Nam đã mất!” Đã mất có

nghĩa là ngày xưa, nhân cách ấy đã có, từ cái thời mà người Việt không có, không biết đến Cộng Sản là gì. Xây dựng thì khó,

có khi hàng thế hệ, nhưng phá bỏ thì dễ, chỉ cần vài năm.

Người xưa ra đường làm việc bậy, trong xóm làng, thì người ta hỏi là con cái nhà ai, để chửi là con...mất dạy! Thời nay, không

còn ai cần đến danh dự của cha mẹ, họ hàng, gia tộc, vì chúng không biết xấu hổ, thì ra đường, người ta hỏi đây là dân nước

nào vậy!

Tổ tiên chúng ta đã bỏ ra ba vạn để có danh dự cho Việt Nam, nhưng bây giờ chế độ Cộng Sản trong nước đã bán danh ấy

có...ba đồng!

Huy Phương
_______________
(*) “Chẳng tin thì ông đi đôi
Cha con nhà nó còn ngồi đằng kia.”
(Ca dao mới)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.087 giây.