logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 28/10/2014 lúc 11:08:23(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Ông Nguyễn Minh Nhị (thường gọi là Bảy Nhị) trước năm 1975 là nông dân, sau năm 1975 ông lên đến chức chủ tịch tỉnh An Giang và cũng là chủ tịch Hiệp hội cá ba sa tỉnh An Giang. Mở đầu những trăn trở về nông nghiệp và người nông dân Việt Nam, ông Bảy Nhị chia sẻ câu chuyện thăng trầm của cá ba sa – loài cá được dựng tượng đài tại Châu Đốc – An Giang vì tầm quan trọng của nó. Bởi cá ba sa vốn là thương hiệu của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nhưng chính vì lối làm ăn gian dối nên bây giờ tìm một con cá ba sa cũng không ra khiến nhiều nông dân điêu đứng.
Tuy nhiên, sự so sánh về sự thay đổi của người nông dân Việt Nam từ trước năm 1975 và sau năm 1975 tới nay mới là điều khiến chúng ta suy nghĩ. Những phân tích của ông rất thực tế, không thể phủ nhận. Mời bạn đọc hãy xem lời ông nguyên chủ tịch tỉnh An Giang, khi được phóng viên hỏi:

PV: Thưa ông, tại sao tầng lớp nông dân luôn được xem là thật thà, chất phác mà lại có những trò gian dối như vậy? Không chỉ có trong nuôi cá và trồng lúa, họ sẵn sàng phun thuốc trừ sâu vào rau để sáng mai thu hoạch bán, bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng?

Ông Nguyễn Minh Nhị trả lời: Nông dân mình có nhiều cái tệ, nhưng không trách họ được, và cũng không nên trách. Họ không có điều kiện để hiểu biết hết nên thấy cái gì có lợi là làm, hứng lên là làm. Có ai chỉ họ làm cái gì cho có hiệu quả đâu? Họ phải tự mày mò, tự mưu sinh, làm ra sản phẩm may thì bán được, không may thì lãnh đủ nợ nần!
Họ không có tổ chức, không có ai hướng dẫn họ làm cái gì, không nên làm cái gì, làm ra bán ở đâu. Họ phải tự mưu sinh bằng những cách làm hại chính cả họ. Và, cuối cùng họ vẫn là người chịu thiệt thòi nhất. Theo tôi biết, ở các nước, nông dân được quan tâm, được tổ chức rất tốt chứ không bỏ mặc như nông dân ở ta đâu.

Tình làng nghĩa xóm, tình quê hương bị tha hóa, vì sao?
PV: Theo ông, nguyên nhân những khiếm khuyết đó của nông dân ta, mà trầm kha nhất là chụp giật, tầm nhìn ngắn, tự đục vào chân mình là gì?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Ngày xưa, nông dân ta luôn được đánh giá là lương thiện, đạo đức, cần cù. Còn ngày nay, họ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều thói xấu. Tất cả bắt nguồn từ sự chụp giật, tranh thủ tối đa, bất kể hậu quả. Căn bệnh này đã lây lan rộng chứ không chỉ nông dân. Nhưng với nông dân thì quả thật đau lòng, vì họ lẽ ra phải là thành trì của đạo đức, của sự lương thiện, chất phác, phải không?
Theo tôi, chúng ta phải nhìn sâu xa vào những nguyên nhân từ trong chính sách. Bản chất của nông dân là gắn với đất đai, cả ngàn đời nay là vậy. Nông dân là đất, đất là nông dân.
Khi đất không phải của nông dân mà chỉ được sử dụng có thời hạn thì họ chẳng còn gắn bó máu thịt với đất đai như xưa.
Không còn gắn bó thì cũng không còn gìn giữ, bồi đắp vào cho đất, vì ngày mai có còn là của mình nữa đâu! Nhiều cái xấu ra đời từ đây, chính vì không gắn bó với đất, không nặng lòng với đất mà lương tâm, tình làng nghĩa xóm, tình quê hương bị tha hóa, sẵn sàng đánh đổi vì những lợi ích ngắn hạn.

Người nông dân trước và sau “giải phóng”
Ông Nhị nói tiếp: Tôi còn nhớ hồi mới “giải phóng”, ta thực hiện chính sách “nhường cơm xẻ áo” giống như ở miền Bắc trước đây. Hồi ấy, những người có nhiều ruộng đất trong Nam là do họ cần cù, siêng năng, chịu khó mà có nên nặng lòng với đất. Tôi nhớ như in nhiều nông dân nghèo được nhà nước chia lại ruộng của những người này, đã không nhận. Họ nói: “Người ta làm sáng tối, không biết nghỉ mới có nhiều đất. Mình lấy không của người ta coi sao được!”.
Tôi báo cáo việc này lên Tỉnh ủy, ông Bí thư lúc ấy kết luận: “Nếu không nhận đất thì không phải là nông dân, thì không cho nữa!”. Đơn giản thế thôi. Lúc ấy chúng ta không lường được hậu quả tai hại như ngày nay đang chứng kiến.
Người nông dân vốn dĩ là tốt, đã chuyển hóa và tha hóa từ đó. Lúc đầu thấy nhận đất của người khác, tức mồ hôi và nước mắt của người khác, là “kỳ lắm”, “coi không được”, quyết không nhận! Nay thì khác rồi. Hai đám ruộng của hai nhà liền ranh còn lấn nhau từng chút huống chi những chuyện khác có nhiều lợi ích hơn. Cái gì lợi cho mình thì dẫu có hại cho người khác cũng làm.
Cái tình của người nông dân với đất phôi phai đi cũng làm cho cái tình với quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn không còn thiêng liêng như xưa. Những giềng mối gìn giữ đạo đức, lương tri, nhân bản chân chất nhất cũng từ đấy mà sút sổ, long ra.

PV: Thưa ông, theo tôi biết hằng năm Chính phủ vẫn cho thu mua tạm trữ, giảm áp lực tiêu thụ lúa cho nông dân mà?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Chuyện này tôi quá hiểu! Khi lúa chín rộ, các công ty lương thực sàng bên này, lách bên kia để chậm thực hiện. Bởi giá lúa càng thấp thì họ càng có lợi. Đến khi thực hiện cũng đâu có làm đúng như tinh thần chỉ đạo. Nông dân gần như chẳng được gì.
Tôi có ông bạn cùng quê xứ Tịnh Biên làm công tác thu mua lúa. Tôi đến mấy trạm thu mua của ông ấy kiểm tra, thấy có hai giá mua, cao và thấp khác nhau. Giá rẻ để ngoài là giá mua thật cho nông dân, còn giá cao cất bên trong, khi có đoàn kiểm tra đến thì trưng ra! Bữa tôi bất ngờ đến, họ thay không kịp, tôi hỏi sao làm ăn vậy. Họ trả lời: “Giá cao là giá nhà nước quy định. Còn giá thấp là giá thu mua theo… thị trường!”. Bất nhẫn vậy đấy. Nhà nước cho vay không lãi để thu mua song thực chất họ mua vẫn ép nông dân chứ có nương gì đâu!
Tôi cũng nhiều lần đi ký hợp đồng xuất khẩu gạo với anh em. Ký xong về giá lúa lên là… bẻ chĩa ngay!
Hậu quả của lối làm ăn chụp giật, giả dối này ghê gớm lắm. Tôi sợ nhất là nó truyền đời đến con cháu sau này thành một xã hội giả dối. Còn thế hệ sau thì sao? Lo lắm!

Lo là phải
Ông chủ tịch lo là phải, thật ra sự giả dối lừa lọc phát xuất từ sự sa sút trầm trọng của đạo đức và văn hóa, sự nhẫn tâm của những người được gọi là có quyền thế, có địa vị trong xã hội, bởi họ chính là tấm gương cho nhân dân nhìn vào đó mà noi theo, nên mới có câu “thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Và cũng chính tại chính sách đất đai là của nhà nước chứ anh nông dân không có quyền hành gì. Ông Nhị đã thẳng thắn chỉ rõ: “Người nông dân vốn dĩ là tốt, đã chuyển hóa và tha hóa từ đó. Lúc đầu thấy nhận đất của người khác, tức mồ hôi và nước mắt của người khác, là “kỳ lắm”, “coi không được”, quyết không nhận! Nay thì khác rồi. Hai đám ruộng của hai nhà liền ranh còn lấn nhau từng chút huống chi những chuyện khác có nhiều lợi ích hơn. Cái gì lợi cho mình thì dẫu có hại cho người khác cũng làm”.
Bạn đã tìm thấy câu trả lời qua dẫn chứng của ông cựu chủ tịch tỉnh An Giang. Bạn đã thấy rõ nguyên nhân sâu sa sự đổi thay đó của người nông dân từ trước “giải phóng” họ lương thiện bao nhiêu thì sau “giải phóng” họ gian dối bấy nhiêu. Đó là sự thay đổi chứ không phải là bản chất của người nông dân. Họ vốn cần cù, lương thiện nhưng cuộc sống buộc họ phải giả dối, bị lây nhiễm cái thói tham lam của những người “trên họ” và những người xung quanh, không giả dối chỉ có đói. Có thể coi như một hành động tự bảo vệ.
Chẳng phải chỉ có người nông dân mới buộc phải thay đổi mà ngay những doanh nghiệp cũng không thể làm ăn lương thiện. Rất nhiều ông chủ doanh nghiệp và một số không ít các chủ công ty nước ngoài đã từng than thở: “Có muốn làm ăn lương thiện cũng không được” vì có nhiều cửa, nhiều ngõ phải “bôi trơn” bởi đủ thứ giấy phép.

Hàng ngàn kiểu giấy phép cha, con, cháu chắt
Theo nghiên cứu của chuyên gia độc lập Lê Duy Bình: có tới 895 điều kiện kinh doanh cấp 1 chính là giấy phép “cha”, 2.129 điều kiện cấp 2 là giấy phép “con”, và 1.745 điều kiện cấp 3 là giấy phép “cháu”.
Nghe bằng ấy thứ giấy phép đã hết hồn, còn muốn kinh doanh làm gì nữa. Mỗi cái giấy phép là một cửa phải chui lòn mới qua được. Ông Phan Đức Hiếu, Phó Trưởng ban môi trường kinh doanh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, chia sẻ: “Rất nhiều điều kiện kinh doanh đặt ra là không cần thiết, không hợp lý, không rõ ràng, cụ thể”. Đó chính là mảnh đất màu mỡ cho những tay có chức có quyền dù chỉ là quyền bé tí cũng tha hồ bòn rút túi tiền người dân.
Vậy thì đừng hỏi tại sao kinh tế Việt Nam cứ trì trệ, nông dân Việt Nam đói nhăn răng, doanh nghiệp Việt Nam đóng cửa dài dài, nợ xấu cứ như chúa Chổm, trộm cướp, gái điếm cứ ngày một gia tăng. Con người bị chính xã hội mở đường cho tha hóa. Tội ác càng ghê gớm hơn. Con giết cha ở Vĩnh Long mang xác lên Sài Gòn phi tang; chồng giết vợ, vợ giết chồng, cháu đánh bà, dùng thuốc mê bỏ vào thức ăn để trộm cắp tài sản của những người già và người neo đơn; đểu cáng và tàn bạo hơn là một công nhân đã cho thuốc diệt chuột, phân người, dao mổ cá, ốc vít vào hàng xuất khẩu sang Nhật; nguy hiểm hơn nữa là mới chiều ngày 11/10 vừa qua, tại huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) có tới gần 60 người lập thành một nhóm mang theo hung khí gồm mã tấu và ống sắt, xe chạy thành đoàn dài diễu hành giữa phố la hét, nẹt pô, đuổi chém bất cứ ai gặp được… Bạn đã thấy rùng rợn chưa?

Sự tàn nhẫn đi đến đỉnh điểm
Hằng ngày, trên các mặt báo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, người ta thấy tràn ngập các vụ thuộc loại “cướp, giết, hiếp” hay “tiền, tình, tù tội”, nhiều vụ kinh hoàng, sởn gai ốc. Chỉ cần nhìn váo bản tin sau đây bạn đã có thể thấy được sự tha hóa đến mức nào.

- Lừa cả người bán vé số nghèo khổ đến nỗi anh ta phải tự tử
Ông Nguyễn Tiến Dũng (sinh năm 1971, quê tỉnh Nam Định, tạm trú tại nhà trọ Văn Vĩnh, khóm 5, phường 6, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) từng nói với những người quen là vợ phản bội, bỏ quê đi lao động nước ngoài và ông quyết định rời quê Nam Định vào Cà Mau bán vé số dạo từ tháng 2 năm nay.
Mấy ngày trước, có một người đưa ông tấm vé số bảo rằng, người này trúng giải thưởng trị giá 3 triệu đồng, ông Dũng tin tưởng đưa trước 2 triệu đồng và 1 triệu còn lại mua 100 tờ vé số khác (mệnh giá 10 ngàn đồng/1 tờ). Tuy nhiên, khi ông Dũng đến đại lý đổi vé số trúng thưởng mới biết tờ vé số bị làm giả. Đang cảnh khó khăn, mất tiền oan uổng. Chiều tối ngày 30/9, ông nhảy sông tự tử vào 9 giờ sáng cùng ngày, tại đoạn kinh xáng Cà Mau – Bạc Liêu.
Nạn cướp giật vé số và lừa đổi vé số giả với những người quá nghèo khó hiện nay càng lộng hành ở khắp nơi. Sự tàn nhẫn đi đôi với sự tha hóa.

– Nữ sinh giết cán bộ huyện rồi ngủ với 3 bạn tình trong ngày gây án
Phùng Thị Thanh (18 tuổi, ở huyện Vĩnh Tường) đang bị điều tra về hành vi giết người, cướp tài sản. Nạn nhân là anh Lê Hải Đăng (26 tuổi). Thanh khai quen anh Đăng qua Facebook. Anh Đăng là cán bộ hợp đồng Phòng Tài chính kế hoạch huyện.Tuy đã có người yêu nhưng Thanh vẫn đôi khi vào nhà nghỉ với anh này. Trong lúc trò chuyện trong nhà nghỉ, Thanh nhắc đến chuyện anh Đăng hứa cho tiền và điện thoại rồi hai người to tiếng. Cô ta rút con dao gọt hoa quả cất trong túi tấn công bạn tình và bị nạn nhân tát. Trong lúc giằng co, Thanh đâm nhiều nhát, trong đó có vết trúng tim khiến anh Đăng tử vong.
Trước khi bỏ đi, nữ sinh này lục ví nạn nhân lấy được gần 4 triệu đồng rồi ném toàn bộ giấy tờ tùy thân, sim điện thoại của nạn nhân vào bồn cầu phi tang. Cô còn dùng khăn xóa một số dấu vết tại hiện trường, chùi tay nắm cửa… rồi ung dung về nhà.
Chiều cùng ngày, sau khi về nhà tắm, Thanh hẹn hò với bạn trai trong một nhà nghỉ khác. Đến tối, nữ sinh này tiếp tục đi chơi, lại hẹn hò với bạn trai cho đến khi bị bắt.
Bạn đã thấy sự lạnh lùng tàn bạo đến rùng mình của cô học sinh này chưa? Nhưng chưa hết, thời nay còn những chuyện “quái thai” hơn thế nữa.

- Sống bầy đàn như thời hoang dã
Tôi không thể hình dung ra cảnh sống bầy đàn của các cô các cậu chưa đủ tuổi trưởng thành, chưa một thời đại nào ở Việt Nam có cái cảnh ghê tởm này.

Một nhóm thanh niên nam nữ 9X buồn chuyện gia đình, quen nhau qua mạng xã hội rồi rủ nhau vào nhà trọ sử dụng ma túy, quan hệ tình dục tập thể. Công an quận Liên Chiểu (thành phố Đà Nẵng) cho biết đã bắt quả tang, vừa ra quyết định xử phạt đối với những người có liên quan đến vụ việc thuê nhà nghỉ để sử dụng ma túy, ăn nhậu và quan hệ tình dục kiểu tập thể.

Cứ khoảng 22h đêm những ngày giữa tháng 9/2014, người dân khu vực tổ 137 phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) lại thấy một nhóm nam nữ thanh niên tóc nhuộm màu, xăm trổ nhiều hình ra vào nhà nghỉ Thiên Hà có biểu hiện khác lạ.

Trong số 9 thanh niên thiếu nữ bị bắt, có 2 người là tiếp viên tại các quán karaoke ở quận Liên Chiểu; 2 người khác làm thợ uốn tóc, số còn lại không có nghề nghiệp ổn định, suốt ngày chỉ đi chơi.

Trong số 11 cô cậu, có 8 em dương tính với chất ma túy, chiếu theo độ tuổi, mức phạt được đưa ra như sau: Phạt cảnh cáo H.T.K.T (mới 15 tuổi) và H.T.KC (cũng15 tuổi). N.V.T (22 tuổi) và P.V.T (22 tuổi, cùng ở tại quận Liên Chiểu).
Xử phạt hành chính 375.000đồng/người đối với các em N.T.M (16 tuổi, quê Quảng Ngãi), H.T.T (16 tuổi, ở quận Liên Chiểu), H.T.K.L (18 tuổi, ở tại quận Thanh Khê), H.T.Đ (17 tuổi, ở quận Sơn Trà).

Đó là những hình ảnh mà gia đình tử tế nào đọc cũng thấy sởn gai ốc. Phải chăng xã hội đang tuột dốc đến độ “hết thuốc chữa”. Rồi còn những tệ nạn nào nữa đây?

- Tràn lan người nghiện “xin đểu” tại trung tâm thành phố Sài Gòn
Tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với UBND TP Sài Gòn, chiều 6/10, Phó giám đốc Công an Phan Anh Minh cho biết, thành phố hiện có hơn 19.000 người nghiện, tăng hơn 7.000 so với năm trước. Do không được đưa đi cai, người nghiện tụ tập thành băng nhóm, tổ chức các vụ trộm cắp.
“Vừa rồi công an quận 9 lập 5 bộ hồ sơ đưa người nghiện đi cai, nhưng rốt cuộc bị tòa án trả về hết vì sai biểu mẫu,” ông Minh nói và cho biết từ những hạn chế của Luật, một bộ phận công an cấp phường có dấu hiệu làm ngơ, lơ là trách nhiệm trong việc người nghiện hút chích công khai ở nơi công cộng.
Tổng cục phó Cảnh sát phòng chống tội phạm cũng cho hay, tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng, phức tạp hơn tại thành phố Sài Gòn. Nguyên nhân nổi bật là số người nghiện ma túy tăng nhanh, “Nghiện hút lang thang nhiều ngoài cộng đồng sẽ làm gia tăng các băng nhóm, tình trạng trộm cắp vặt diễn ra nhiều hơn”.
Hãy nhìn vào một công viên nổi tiếng giữa thành phố Sài Gòn.

Công viên 23/9 (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Sài Gòn), trưa 20/9 xuất hiện ba thanh niên dáng vẻ uể oải từ đường Phạm Ngũ Lão đi vào. Nhìn ngó xung quanh, họ ngồi thụp xuống một gốc cây lớn che khuất tầm nhìn. Một người với cánh tay có nhiều hình xăm rút ra một bọc kim tiêm, pha chất bột trắng gói trong miếng giấy bạc vào ly nhựa có sẵn một ít nước. Họ lần lượt hút dung dịch trong ly vào ống tiêm rồi bơm vào cánh tay, mặc kệ người xung quanh.
Tiếp đó, một người leo lên ghế ngủ, hai người còn lại xoãi chân tựa vào gốc cây. Đoạn công viên 23/9 từ đường Nguyễn Thị Nghĩa đến Nguyễn Trãi có hàng chục thanh niên nghiện hút tìm đến vào mỗi buổi trưa. Những người này chiếm lấy ghế và ngồi thành nhiều nhóm nhỏ. Kim tiêm vứt đầy trong các bồn hoa, thảm cỏ hoặc nổi lềnh bềnh ở mặt hồ sen nằm giữa công viên.

Chừng một giờ sau, gã thanh niên có hình xăm ở cánh tay bật dậy, hướng mắt về phía đôi nam nữ vừa ngồi xuống ghế đá chếch bên phải hồ sen. Chụp chiếc nón lưỡi trai lên đầu, anh ta xấn đến, gã ấn chiếc nắp chai nước ngọt vào mặt chàng trai, nói: “Hai đứa mua cho anh cái này đi, 20.000 đồng”. Tại một góc khác của công viên, cặp vợ chồng trung niên ăn mặc lịch sự vừa đi vừa nói chuyện. Thỉnh thoảng họ nhìn quanh, chỉ trỏ rồi chụp cho nhau kiểu hình. Bất chợt một nam thanh niên mặt mày bặm trợn, lếch thếch bước đến bên người phụ nữ, hắn nói: “Anh chị cho em xin 10 nghìn mua thuốc. Nói thật em bị xì ke. Em mà lên cơn là cướp, đâm chém, việc gì em cũng làm. 10 nghìn nhỏ với anh chị nhưng lớn với em lắm”.

Trước hành động xin như cướp, người vợ kéo chặt túi xách vào người, hối chồng đưa tiền cho hắn, đi như chạy khỏi công viên.

Đó là những hình ảnh rất đau lòng của xã hội Việt Nam hiện nay khiến người dân luôn lo sợ ngay cả khi ở trong nhà cho đến khi bước ra đường. Ai phải chịu trách nhiệm với những hình ảnh ghê sợ này?
Văn Quang
17/10/204


Văn Quang
17/10/204
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.144 giây.