Bà Thảo ở Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania, gọi điện hỏi về cách chữa viêm tai cho trẻ em
“Thưa Bác sĩ,
Con em bị viêm tai, đã uống hai đợt thuốc kháng sinh. Một đợt là mười ngày. Rồi đi tái khám, bác sĩ nói vẫn còn, uống
thêm một đợt thứ hai, mười ngày nữa.
Xin hỏi Bác sĩ, hai đợt kháng sinh như vậy, con của em đã hết chưa? Con em mới 18 tháng tuổi, còn quá nhỏ, thì em phải
làm sao, chứ cứ uống thuốc hoài như vậy làm sao nó chịu nổi? Em coi trong lỗ tai cháu, thì thấy còn một chút dịch trong
tai. Vậy thì cháu vẫn còn hay đã hết rồi.
Cảm ơn Bác sĩ!”
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:
Tải để nghe hỏi đáp Y học: Chữa trị viêm tai giữa cấp tính
http://av.voanews.com/cl...f9-a070-927339dbf480.mp3Mỗi đứa trẻ, mỗi trường hợp bệnh mỗi khác, nếu không phải là bác sĩ của bé thì không thể trả lời cho những câu hỏi của
bà được. Sau đây là những nhận xét chung mà thôi.
Em bé đau tai thường là bệnh "viêm tai giữa cấp tính" (acute otitis media). Tuy nhiên, có thể đau vì nguyên nhân khác, như
viêm tai ngoài (external ear infection), chấn thương tai (ví dụ do tát tai mạnh, do ngoáy tai đâm thủng màng nhĩ), hay đau
những bộ phận kế cận (sưng hạch, đau họng).
Nếu nhìn vào lỗ tai, chúng ta thấy ống tai (ear canal) sau đó đến màng nhĩ (tympanic membrane), sau màng nhĩ có một
khoảng trống nhỏ là tai giữa (middle ear) chứa ba cái xương để truyền dẫn âm ba từ màng nhĩ. Sau đó là một ngăn khác,
gọi là tai trong (inner ear). Tai trong chứa các bộ phận biến các rung động âm thanh thành những kích thích điện được dẫn
truyền vào não bộ (vai trò tương tự như máy vi âm biến âm thanh thành dòng điện trước khi chuyển dòng điện vào máy
ampli.)
Lúc tai giữa bị nhiễm trùng (otitis media) , bác sĩ dùng đèn nhìn vào tai , thấy màng nhĩ đỏ, sưng, phình ra, và giảm bớt
tính di động, căn cứ vào đó bác sĩ định bệnh là viêm tai giữa.
Tuy nhiên, định bệnh có thể sai vì khó quả quyết, ví dụ bé khóc, bé nóng sốt, màng nhĩ có thể đỏ mà không phải viêm tai.
Do đó, có thể bác sĩ sẽ khám lại, hoặc hẹn lại sau vài ngày mà không cho kháng sinh trong một số trường hợp nhẹ.
Trong đại đa số trường hợp bác sĩ ở Mỹ dùng kháng sinh. Theo phác đồ điều trị của hội bác sĩ nhi khoa (AAP) và hội bs
gia đình, thuốc đầu tiên được dùng là amoxicillin (màu hồng, trẻ thích uống), uống chừng mười ngày, với liều cao hơn liều
thường thấy (80-90mg/kg). Nếu sau 2-3 ngày, bệnh nhân không thuyên giảm, ví dụ còn sốt cao, còn đau nhiều, bác sĩ cần
khám lại xem có đúng bệnh không (ví dụ bệnh nhân có thể sốt vì bệnh cúm, hay bị nhiễm trùng đường tiểu đi kèm), bác sĩ
sẽ thay bằng thuốc trụ sinh khác, có thể chích một mũi (ceftriaxone), hoặc uống 5 ngày hay 10 ngày một kháng sinh có thể
đáp ứng tốt hơn với một con vi khuẩn nào đó mà bác sĩ nghi lờn với amoxicillin, theo kinh nghiệm của bác sĩ.
Dùng kháng sinh 10-20 ngày cho trẻ 18 tháng không phải là hiếm, và nếu dùng đúng liều, đúng chỉ định, và theo dõi kỹ các
phản ứng phụ có thể xảy ra, trong đại đa số trường hợp không gây hại gì cho em bé, dù là em bé 18 tháng. Tôi thiết nghĩ,
bác sĩ nào cũng đã được huấn luyện bài bản trong thời gian khá lâu, nhất là ở Mỹ bác sĩ hành nghề bị kiểm soát chặt chẽ
theo các chuẩn mực của cộng đồng y khoa và cũng cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cho toa. Nếu chúng ta thắc mắc thì nên
hỏi lại, như vậy tốt hơn là nghi ngờ và lo âu trong lúc vẫn dùng thuốc bác sĩ kê toa.
Sau khi chữa bệnh viêm tai giữa xong, thường người ta khuyên nên trở lại khám. Dù không còn viêm (sưng, làm mủ, cấp
tính), nên cho bác sĩ xem lại có hết hẳn bệnh chưa. Người ta thường hẹn trở lại sau 4-6 tuần, bác sĩ sẽ kiểm lại xem có
còn dịch (fluid) trong tai giữa hay không (otitis media with effusion), nhất là nếu có gặp khó khăn trong lúc chữa bệnh hoặc,
những trẻ mà viêm tai giữa tái đi tái lại nhiều lần. Một phần ba các trẻ đã bị viêm tai giữa 6 lần trước sinh nhật 7 tuổi. Sau
khi chữa xong, nếu còn dịch dai dẳng trong tai giữa, thính giác có thể bị ảnh hưởng, làm ảnh hưởng đến khả năng phát
triển ngôn ngữ. Cho nên sau 4-6 tuần nếu phòng tai giữa không hết tràn dịch, bác sĩ sẽ theo dõi thêm sau 4-6 tuần nữa.
Nếu vẫn còn tràn dịch tai giữa, cần thử thính giác của trẻ, đo độ di động của màng nhĩ (tympanography). Nếu tràn dịch kéo
dài, nhất là nếu thính giác giảm đáng kể (>20dB) 3 tháng sau khi bị viêm tai giữa, cần xem xét những bệnh liên hệ như
amidan quá lớn, bệnh dị ứng làm tai giữa không thoáng khí, hay nhờ bác sĩ Tai Mũi Họng xem lại, nếu cần đặt ống thông
hơi vào màng nhĩ (“ear tubes”, tympanostomy) để giúp làm thoáng khí tai giữa (ventilation of the middle ear).
Những yếu tố sau đây có thể liên hệ với viêm tai giữa tái hồi:
- Đi nhà trẻ, tiếp xúc với nhiều trẻ con khác
- Ngậm vú da làm bệnh viêm tai giữa nhiều hơn
- Cha hay mẹ hút thuốc lá
Những biện pháp sau đây làm giảm cơ nguy viêm tai giữa:
- Chủng ngừa cúm
- Chích ngừa phế cầu trùng pneumococcus (Prevnar 13) và Hemophilus influenza (ActiHib )
- Cho bú sữa mẹ ít nhất đến 6 tháng tuổi.
- Mấy chục năm trước, người ta cho trẻ uống amoxicillin hay sulfamid trong 9 tháng cho đến 1 năm cho các đứa trẻ bị
viêm tai đến 3 lần hoặc hơn trong một năm, để ngăn chận viêm tai giữa tái hồi. Những nghiên cứu thập niên 1990 cho thấy
biện pháp này không hiệu nghiệm lắm, và nay nhờ những thuốc chủng ngừa mới như Prevnar 13, người ta ít khi cần tới
biện pháp dùng kháng sinh lâu dài như vậy.
Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền