logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 03/11/2014 lúc 06:58:07(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Người ta thường gọi ca nhạc sĩ Sỹ Đan vì anh có tài đàn keyboard, sáng tác ca khúc và hát, nhưng khi hỏi cái tài nào nổi bật hơn thì anh chọn làm nhạc sĩ hơn là ca sĩ.

Là con của nhà văn kiêm giáo sư đại học Văn Khoa Sài Gòn Nguyễn Sỹ Tế ( 1922- 2005 ) nhưng Nguyễn Sỹ Đan lại không đam mê văn chương và anh chọn ngành ca nhạc để theo đuổi và có khuynh hướng thích loại nhạc trẻ trung sống động. Anh kể rằng có những bài văn của bố dùng những từ ngữ cổ điển mà anh không hiểu phải nhờ ông giải nghĩa và mặc dù không theo nghề cầm bút như ông nhưng Sỹ Đan thừa hưởng được tính nhân bản và tình yêu từ dòng máu của cha truyền lại.

Thuở còn nhỏ, nhà có cây đàn dương cầm nhưng cậu bé Sỹ Đan không hề đụng tới; mãi đến lúc 11 tuổi bố mới rước cô giáo về dạy đàn môn cổ điển. Lúc đầu cậu bé này muốn bỏ học đàn vì không thích nhưng bố bắt phải tiếp tục và có lúc cậu bị đòn roi vì lười tập. Cho đến khi trải qua được năm đầu, chơi được vài bản nhạc nhuần nhuyễn thì Sỹ Đan cảm thấy yêu thích cây đàn Piano . Sau hai năm tập luyện, Sỹ Đan thi đậu vào trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn lớp sơ cấp môn dương cầm năm 1971 và đến 30 tháng 4 năm 1975 thì ngưng vì bố của anh bị Cộng Sản đưa vào tù.

Đã nghe các anh chị trong nhà đàn loại nhạc trẻ và bị quyến rũ nhưng bố anh không thích loại nhạc này; và trong những năm bố vắng nhà thì Sỹ Đan tự do với sở thích của mình, đi học thêm đàn Organ và những bản nhạc ngoại quốc từ băng đĩa và thành lập ban nhạc trẻ từ các anh em trong gia đình để đi trình diễn ở các quán cà phê những năm 1978- 1979.

Ban nhạc gia đình của Sỹ Đan tên là Bích Vân Thiên trình diễn ngay trong quán cà phê của nhà mình trong đường hẻm được sáu tháng thì công an bắt đóng cửa.

Bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời ca nhạc của Sỹ Đan là anh chơi đàn một cách chuyên nghiệp cho đoàn cải lương Minh Tơ, lần đầu tiên tự mình kiếm tiền bằng khả năng văn nghệ. Được đi lưu diễn các tỉnh, anh hiểu thêm được hoàn cảnh quê hương và thấm thía cuộc đời của một nghệ sĩ.

Đầu thập niên 1980, ở Sài Gòn có phong trào ca nhạc trẻ và Sỹ Đan được mời chơi loại nhạc trẻ thường xuyên. Vài năm sau, nhạc trẻ bị cấm và phải chơi loại nhạc mà nhà nước cho phép.

Bước ngoặt thứ hai, khoảng năm 1985, một đêm nọ, người ca sĩ trong ban nhạc nghỉ và ông chủ đề nghị Sỹ Đan thay thế và anh bắt đầu kiêm thêm nghề ca sĩ, lúc đó hát nhạc Mỹ nhưng cứ bảo là hát nhạc Liên Xô, Cuba và khán giả thì cũng tin vì đâu có ai rành rẽ và thắc mắc; miễn là nghe loại nhạc hay là được rồi. Giọng ca của anh được các giọng bè phụ họa của ban nhạc và nhạc đệm nên được tán thưởng.

Bước ngoặt thứ ba để Sỹ Đan đi vào sáng tác ca khúc là vào năm 1986 , anh làm việc cho đài truyền hình thành phố, có dịp học hỏi và nghiên cứu hòa âm cho các bài hát mới do các ca sĩ trình diễn. Ở đây anh gặp nhạc sĩ Y Vân và chính ông là người đã mở con đường đi vào hòa âm và sáng tác cho Sỹ Đan.

Bài hát sáng tác đầu tiên là Những Vì Sao Đêm Hè, chàng nhạc sĩ viết tặng cho người tình cũng là một nữ ca sĩ. Thời Sài Gòn thập niên 80, tình yêu đôi lứa nhẹ nhàng và trong sáng, hai đứa cùng đi xe đạp đến Hồ Con Rùa đường Duy Tân, gần Đại Học Luật Khoa Sài Gòn cũ, uống ly sinh tố, ngồi bên bờ hồ, ngắm sao trên trời, cùng ước mơ rồi đưa nhau về. Cảm xúc tình yêu nồng nàn để Sỹ Đan cho ra đời ca khúc này " Những vì sao đêm hè gợi nhớ những ngày đã qua, gợi nhớ tình yêu ban đầu..." và chính cô ca sĩ này là người hát giới thiệu đầu tiên đến với khán thính giả.

Ca khúc được giới trẻ đón nhận nồng nàn, nhưng những cán bộ văn hóa già lại phê bình rằng Sỹ Đan không có chí hướng và đường lối trong sáng tác. Nhưng anh tận dụng thể loại nhạc trẻ để viết thêm một số bản khác như Bài Ca Màu Xanh " Xanh xanh như bài hát, dâng trong trái tim mình..."

Thập niên 90, phong trào ca nhạc cởi mở hơn và Sỹ Đan bắt đầu chơi nhạc hàng đêm ở vũ trường trong thành phố như Queen Bee, Majestic cho khách ngoại quốc và Việt kiều nghe. Đến năm 1992, anh bắt đầu nhận làm hòa âm cho các bài hát thu băng.

Một bước ngoặt thứ tư là Sỹ Đan theo gia đình bố mẹ qua Mỹ theo diện HO vào năm 1992, một thế giới âm nhạc mới mở ra làm anh bỡ ngỡ. Anh kể rằng mười mấy năm ca nhạc ở trong nước, Sỹ Đan không có cơ hội để nghe và chơi các bản "nhạc vàng" của Sài Gòn trước năm 1975. Anh bắt đầu chơi nhạc ở vài vũ trường Quận Cam và hát.

Tiếp tục sáng tác ở Hoa Kỳ, Sỹ Đan viết các bản Câu Kinh Tình Yêu, Con Tim Mù Lòa....

Bước ngoặt thứ năm là khi Sỹ Đan được trung tâm Asia mời cộng tác năm 1996 và anh trình diễn ca khúc Con Tim Mù Lòa tự sáng tác và tên tuổi vang dội khắp hải ngoại. Và cũng từ lần này, người ta bắt đầu gọi anh là ca nhạc sĩ Sỹ Đan. Anh viết hòa âm cho trung tâm Asia, xuất hiện đều trên mỗi sản phẩm của trung tâm cho đến năm 2002. Và từ thời điểm này Sỹ Đan cảm thấy sự nghiệp ca hát đã đầy đủ nên anh bây giờ chuyên về viết hòa âm và thỉnh thoảng mới hát đôi lần.

Trong các giải thi sáng tác do trung tâm Asia tổ chức, trong ban giám khảo có mặt của nhạc sĩ Sỹ Đan. Và anh cũng xuất hiện trong tiết mục bình luận về túc cầu và Một Thời Âm Nhạc trên đài SBTN.

Ước mơ và dự tính âm nhạc tương lai là cố gắng thực hiện một đĩa nhạc gồm các ca khúc sáng tác mới nhất của nhạc sĩ Sỹ Đan với những tiếng hát khác.

Nhìn lại các quãng đời sinh hoạt ca nhạc đã qua thì Sỹ Đan tâm sự rằng thời còn ở trong nước đã cho anh những cái nhìn đầu đời và kiến thức âm nhạc căn bản; thời ra hải ngoại anh có cơ hội phát triển tài năng và thực hiện những điều ấp ủ. Qua Mỹ đã 22 năm, nhưng trong giấc mơ anh vẫn thường thấy ngôi nhà cũ và bằng hữu ở Việt Nam. Thời tuổi trẻ ở quê nhà vẫn là những kỷ niệm đẹp để khơi nguồn cảm hứng sáng tác.

Phương Thy / SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.049 giây.