logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/11/2014 lúc 06:42:56(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,123

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sống và viết như những người lưu vong là một bi kịch. Đành rồi. Nhưng đó là một bi kịch... đầy may mắn.

Thì cũng vẫn là bi kịch. Vẫn nỗi đau đớn bị giằng xé giữa quá khứ và hiện tại, giữa ký ức và nhu cầu hội nhập. Vẫn niềm cô

đơn gần như tuyệt đối của một kẻ, trong đời sống hằng ngày, sử dụng một thứ ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ của

mình, và trong sáng tác, sử dụng một ngôn ngữ không phải là thứ ngôn ngữ thông dụng trong xã hội. Vẫn cảm giác day

dứt của những kẻ bị bứt rễ, bị trôi giạt, lúc nào cũng đối diện với tính chất bất định ngay trong ý thức về bản sắc của chính

mình. Và vẫn những nỗi ngậm ngùi không thể tránh được của những kẻ ngơ ngác đứng bên lề, không những bên lề nền

văn học nơi mình cư ngụ mà còn bên lề cả nền văn học ở cố quốc.

Tuy nhiên không phải chỉ có bi kịch. Ngay trong bi kịch, từ một góc độ nào đó, cũng loé lên một số yếu tố tích cực. Nếu

không, đâu có ai tự ý chọn cuộc sống lưu vong làm gì?

Lưu vong đâu phải chỉ là phiêu lưu vào một không gian xa lạ, ở ngoài nước mình. Lưu vong còn là phiêu lưu vào một văn

hoá khác, một ngôn ngữ khác, một cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm không giống với những gì mình từng có. Nhưng đó là

một cuộc phiêu lưu vô cùng ì ạch, vừa đi vừa ngoái lại, thậm chí có khi lùi lại vì người lưu vong nào cũng có một di sản vô

cùng nặng nề. Hắn không thể vứt bỏ cái di sản ấy. Mà vứt bỏ cũng không được: di sản ấy là một phần của hắn, là chính

bản thân hắn. Do đó, trừ một số ngoại lệ cực kỳ hiếm hoi, những cuộc phiêu lưu ấy bao giờ cũng dở dang để người lưu

vong, mặc dù về phương diện pháp lý, đã được nhập tịch đàng hoàng, về phương diện văn hoá, vẫn chỉ là một kẻ “trú

khách”, nói theo chữ người Việt thường dùng để gọi người Hoa ở nước mình. Những “trú khách” ấy không có cách gì cắt

bỏ được quá khứ dằng dặc sau lưng. Xã hội công khai hoá cái gốc gác ấy bằng những danh xưng kiểu người Úc gốc Việt,

người Mỹ gốc Việt, người Pháp gốc Việt... Không bao giờ, ít nhất là cho đến hết thế hệ di dân thứ nhất, thậm chí, thứ hai,

thứ ba, người lưu vong có thể là một người Úc, người Mỹ, người Pháp thuần tuý, không mang theo cái "gốc" nào cả.

Nhưng hắn cũng không thể là người Việt thuần tuý được nữa. Về nước, hắn lại sẽ là Việt kiều ở Úc, Việt kiều ở Mỹ, Việt

kiều ở Pháp... Xã hội chung quanh biết điều đó, và chính bản thân hắn, tự trong lòng, cũng thừa biết điều đó. Trong quan

hệ với quê hương cũ, bao giờ cũng có một khoảng cách âm thầm nhưng vô cùng chắc chắn không thể vượt qua được.

Với khoảng cách ấy, lúc nào hắn cũng bị nhìn và tự nhìn như một kẻ lạ.

Bởi vậy, lưu vong, tự bản chất, là mất hẳn cảm giác thuộc về một cái gì: tự thâm tâm, người lưu vong biết vĩnh viễn hắn

không thuộc về cái quốc gia hắn mới nhập cư, tuy nhiên, có điều kiện quay về cố hương, hắn cũng thấm thía nhận thấy cố

hương ấy, dù thân thương đến mấy, đã không còn thuộc về hắn nữa. Có thể nói, một khi đã rời bỏ quê hương, người ta sẽ

không bao giờ có được một quê hương nào cả. Quê hương mới: không; quê hương cũ: cũng không. Sống lưu vong là

sống trong trạng thái vừa ở ngoài vừa ở trong các quốc gia và các nền văn hoá khác nhau. Hắn sống ở nơi giao thoa giữa

các nền văn hoá, giữa quá khứ và hiện tại, giữa niềm tự hào và tự ti, giữa hạnh phúc và thống khổ, giữa có và không.

Trong tiếng Anh, để gọi một người Úc gốc Việt chẳng hạn, người ta thường viết “Vietnamese-Australian”. Nên để ý đến

dấu gạch nối: đâu đó, đã có khá nhiều người viết, chính cái gạch nối ấy mới là không gian của những người lưu vong, nơi

hắn sống và chết. Ở giữa. Trên những biên giới.

Sống ở giữa không đơn giản là sống như một dấu cộng, cộng văn hoá nước người vào văn hoá nước mình, cộng cái mới

vào cái cũ. Không đơn giản và dễ dàng như thế. Trên thực tế, cuộc đời lưu vong bao giờ cũng là một quá trình không

ngừng trăn trở và chao đảo giữa hai lực: đồng hoá và dị hoá. Dưới áp lực của đời sống kinh tế, dù muốn hay không, người

lưu vong nào cũng phải cố gắng hội nhập vào xã hội mới. Nhưng quá trình hội nhập và đồng hoá ấy lại gặp không ít trở

ngại, chủ yếu xuất phát từ khuynh hướng dị hoá tự nhiên trong tâm lý của người lưu vong: với di sản văn hoá mang theo từ

quê cũ, hắn nhìn văn hoá mới như một cái gì khác, một cái lạ. Chính khuynh hướng dị hoá ấy làm cho hắn vĩnh viễn không

bao giờ có thể nhập làm một với nền văn hoá mới. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là khuynh hướng dị hoá không phải chỉ xuất

hiện trong quan hệ với nền văn hoá mới mà còn cả trong quan hệ với nền văn hoá gốc nữa. Để chống cự lại áp lực đồng

hoá của nền văn hoá mới, người lưu vong phải bám vào nền văn hoá gốc. Nhưng hắn lại không thể tiếp tục tự đồng nhất

hắn với nền văn hoá gốc ấy. Giữa hắn và nền văn hoá gốc ấy dần dần xuất hiện những khoảng cách nhất định. Đến một lúc

nào đó, hắn nhìn văn hoá gốc của mình như một người ngoại cuộc. Lúc ấy, hắn thực sự đã là một cái gì khác. Khác, so

với nền văn hoá mới nơi hắn định cư. Khác, so cả với nền văn hoá gốc hắn từng hít thở từ thuở vừa lọt lòng mẹ.

Điều đáng chú ý là khi trở thành một kẻ lạ với nền văn hoá gốc, người ta cũng đồng thời trở thành một kẻ xa lạ với chính

mình. Lý do đơn giản là chính bản thân con người cũng là một sản phẩm của văn hoá, là nơi những giá trị văn hoá được

thể hiện. Quá trình dị hoá với nền văn hoá gốc, do đó, cũng đồng nghĩa với quá trình tự phân thân. Nói cách khác, hậu quả

cuối cùng của quá trình dị hoá là con người tự biến thành cái khác của một cái khác, một hiện hữu lạc lõng và cực kỳ cô

đơn, ở đó, hắn không những không nhập được vào một nền văn hoá nào mà còn cảm thấy hoang mang về diện mạo của

chính mình nữa.

Trong nỗi hoang mang ấy, ý thức về bản sắc trở thành một ám ảnh: hiếm có người lưu vong nào không bị khủng hoảng về

vấn đề bản sắc, không loay hoay tự hỏi mình là ai, không khát khao tự định nghĩa lại mình. Lịch sử lưu vong, ở một góc độ

nào đó, có thể nói là lịch sử của những cuộc tìm kiếm bản sắc. Lịch sử văn học lưu vong, từ đó, cũng là lịch sử của những

cuộc hành trình tìm kiếm bản sắc liên tục.

Thì cũng chẳng có gì là lạ. Lịch sử thế giới từ cuối thế kỷ 19 đến nay, nghĩ cho cùng, cũng là lịch sử của những nỗ lực tìm

kiếm bản sắc như thế. Ở các quốc gia Tây phương, ám ảnh về vấn đề bản sắc, chủ yếu là bản sắc cá nhân, gắn liền với

chủ nghĩa hiện đại. Ở các quốc gia thuộc Thế giới Thứ Ba, ám ảnh về vấn đề bản sắc, chủ yếu là bản sắc văn hoá dân tộc,

gắn liền với chủ nghĩa quốc gia, được ra đời, trước hết, như là một phản ứng chống lại âm mưu đồng hoá của chủ nghĩa

thực dân, sau đó, đặc biệt là từ mấy thập niên gần đây, như một phản ứng chống lại xu hướng toàn cầu hoá. Ám ảnh về

vấn đề bản sắc trong các cộng đồng lưu vong, do ít nhiều gắn liền với những kinh nghiệm hậu thực dân, cũng mang màu

sắc chính trị và một chút tự ti như nỗi ám ảnh được thấy trong các quốc gia thuộc Thế giới Thứ Ba trước đây. Nhưng cái

gọi là chính trị của các cộng đồng lưu vong thường gắn liền với những kinh nghiệm thất bại và trốn chạy, do đó, đầy những

bất an; lại chỉ dựa vào một cộng đồng nhỏ bé và phân tán, do đó, hết sức mong manh. Dựa trên một cơ sở mong manh và

bất an như thế, bản sắc của cộng đồng lưu vong không ngừng thay đổi tuỳ theo những thay đổi trong thời tiết chính trị

chung quanh. Có thể nói tính bị động và dễ dao động là đặc điểm chủ yếu của các cộng đồng lưu vong: trong cả phương

diện chính trị lẫn phương diện văn hoá, lúc thì người ta đứng phía này, lúc thì người ta đứng phía khác; lúc thì cực lực

chống lại chính quyền ở quê cũ, lúc khác thì lại xum xoe nịnh bợ từng người có chút chức tước trong cái bộ máy chính

quyền ấy; lúc thì cố làm ra vẻ... Tây, lúc khác lại xưng xưng làm ra vẻ đầy... Việt tính.

Làm ra vẻ Tây thì phải... cố. Mà cũng chỉ cố đến một giới hạn nhất định nào đó mà thôi. Bởi vậy, phần đông đều chọn con

đường... Việt tính. Biểu hiện rõ rệt nhất của sự lựa chọn này là những lời phát biểu đây đó, trên báo chí, của một số người,

cho họ lúc nào cũng thương nhớ quê hương, cũng đau đáu muốn viết về quê hương, chỉ muốn nâng niu những giá trị

truyền thống của quê hương. Những phát biểu như thế rất dễ nhận được sự đồng tình của chính quyền ở quê cũ cũng

như của đám đông vốn lúc nào cũng khắc khoải nhớ nhà và nhớ quá khứ. Tuy nhiên, theo tôi, chúng lại chẳng có ý nghĩa

gì trong thế giới văn chương cả, bởi vì thứ nhất, giá trị của văn chương không được hình thành từ những tình cảm ngoài

văn chương như thế; thứ hai, có khi ngược lại, chính những tình cảm ấy làm hại cho văn chương không ít...

Tôi hay tưởng tượng vớ vẩn: hình dung một “Việt kiều” lần đầu tiên trở về thăm quê hương. Anh/chị ta hứa hẹn sẽ tặng

từng người thân những món quà mà anh/chị ta cho là quý báu nhất. Mọi người hồi hộp, trố mắt theo dõi từng động tác

anh/chị ta mở va li để lấy quà. Tay anh/chị ta run run như không ngăn được những xúc động đang trào dâng trong lòng. Đó

là những món quà gì vậy? Này nhé, thử tưởng tượng: một bộ quần áo đã nhàu nát; một đôi dép nhựa mòn và bẩn; một

cuốn vở học trò vàng ố chép những bài thơ đầy mơ mộng của tuổi học trò. Đó là tất cả những gì anh/chị ta đã mang theo

lúc xuống tàu vượt biên. Suốt mấy chục năm, ở quê người, anh/chị ta nâng niu những kỷ vật ấy. Với anh/chị ta, đó là tất cả

quá khứ, tất cả quê hương. Bây giờ, anh/chị ta muốn tặng cái quá khứ và cái quê hương ấy lại cho những người thân yêu

nhất.

Chúng ta hãy tưởng tượng tiếp: những người thân của vị “Việt kiều” ấy sẽ phản ứng ra sao? Riêng tôi thì tôi tưởng tượng:

những người được tặng món quà ấy không những thất vọng mà còn phẫn nộ nữa là khác. Áo quần rách, giày dép cũ, và

những tập vở chép thơ học trò ư? Ối giời, những món đó ở Việt Nam đâu có thiếu gì! Chỉ cần đưa tay quơ một cái là

người ta tóm được cả đống. Họ đâu cần “Việt kiều” mang từ Mỹ, từ Pháp, từ Úc... về tặng.

Nếu trong đời sống, những món quà vừa kể chỉ là điều riêng tôi tưởng tượng ra, chưa chắc đã có thật, thì trong lãnh vực

văn chương, những món quà như thế lại khá nhiều, hơn nữa, rất nhiều: những món quà bằng chữ nghĩa ấy thật ra là những

thứ cũ mèm mà người ta đã mang theo từ lúc rời khỏi Việt Nam. Chỉ lạ một điều là cho đến nay, hình như còn hiếm người

cảm thấy thất vọng hay phẫn nộ trước những món quà như thế.

Nhưng cho dù hiếm ai thất vọng hay phẫn nộ thì với tư cách là người tặng quà, vì sự liêm sỉ, chúng ta không có quyền tặng

cho người khác những món quà như thế. Không thể nhân danh tình tự dân tộc để tặng cho người khác những món quà

mà họ đã từng vất đi. Không thể nhân danh lòng yêu nước để nâng niu mãi những thứ làm cản trở bước tiến của đất nước.

Có thể nói, đối với cộng đồng lưu vong, cả nỗ lực làm ra vẻ Tây lẫn nỗ lực làm ra vẻ Việt đều là những nỗ lực tuyệt vọng.

Trên thực tế, hắn không bao giờ có thể là Tây mà cũng chẳng bao giờ còn có thể là Việt hoàn toàn. Số phận của hắn là số

phận của những kẻ bị buộc phải sống trên những vùng biên, những vùng giao thoa. Đó là sự bất hạnh của hắn nhưng lại

cũng là điều may mắn lớn nhất của hắn. Bất hạnh vì sống trên những biên giới cũng có nghĩa là sống ở ngoài lề. Nhưng

may mắn vì nhờ sống ngoài lề, hắn có khoảng cách với các trung tâm văn hoá, nhờ đó, hắn có thể thoát được áp lực của

truyền thống và của đám đông, có thể ít nhiều giữ được tính chất độc lập trong cách cảm, cách nghĩ và cách viết. Nói cách

khác, hắn không chỉ sống với những nền văn hoá mà còn có cơ hội và có khả năng nhìn ngắm các nền văn hoá ấy từ một

khoảng cách nhất định. Cái nhìn ngoại cuộc ấy giúp hắn phát hiện được những mặt mạnh và mặt yếu của từng nền văn

hoá. Do đó, có thể nói năng lực mạnh nhất của những người lưu vong chính là năng lực phê phán. Mà quê hương, nếu

cần gì ở người lưu vong về phương diện văn hoá, cũng chỉ cần ở góc độ phê phán ấy, cần cái nhìn không hẳn ở ngoài

như cái nhìn của những người ngoại tộc xa lạ mà cũng không phải cái nhìn ở trong như vô số các công dân khác. Chính

những cái nhìn phê phán vừa ở ngoài vừa ở trong ấy giúp quê hương tự ý thức về mình rõ hơn. Và trong rất nhiều trường

hợp, một sự tự ý thức như thế tự bản thân nó đã là một sức mạnh.

Quan trọng không kém, qua kinh nghiệm sống xuyên văn hoá, người lưu vong dễ có cơ hội đạt đến một cách nhìn tổng

hợp. Phát triển cái nhìn tổng hợp này đến một mức nào đó, người ta có thể có được sự sáng tạo hoặc ít nhất cũng có thể

hình thành được một thứ bản sắc lai ghép mang tính sáng tạo. Đây chính là lý do khiến một số học giả quan niệm những

trí thức và những văn nghệ sĩ thực sự bao giờ cũng mang tâm thế lưu vong, ngay cả khi họ đang sống yên bình ngay trên

quê hương của chính họ: họ lưu vong ra khỏi những quy ước nghệ thuật đã thành sáo mòn và những tư tưởng đã thành tín

ngưỡng. Hơn nữa, họ còn cho tâm thế của người lưu vong đích thị là tâm thế hậu hiện đại, ở đó, những cái ở các vùng

biên được xem là những giá trị.

Riêng người Việt Nam, trong suốt mấy chục năm qua, dù một cách rất ít tự giác và có lẽ cũng rất ít nỗ lực, hình như cũng

dần dần hình thành một số bản sắc lai ghép khá thú vị. Tôi có cảm tưởng ngoài phong cách cá nhân, nền văn học Việt

Nam ở hải ngoại đang dần dần hình thành một số phong cách địa phương: những người cầm bút Việt Nam ở Mỹ, ở Úc, ở

Pháp, ở Đức... dường như đang dần dần manh nha một số nét gì đó riêng cho họ. Cũng là Việt Nam và cũng là lưu vong

cả thôi, nhưng do ảnh hưởng của nền văn hoá nơi họ đang định cư cũng như do mối quan hệ đặc biệt của họ với quê

hương Việt Nam, diện mạo của họ không giống hẳn nhau. Ví dụ, trong khi phần lớn các nhà văn tại Mỹ và Canada ra đi từ

miền Nam với những kinh nghiệm và kỷ niệm gắn liền với chế độ Việt Nam Cộng Hoà, các nhà văn ở Đức phần lớn trẻ hơn

và thường ra đi từ miền Bắc với những kinh nghiệm và kỷ niệm gắn liền với chế độ xã hội chủ nghĩa; các nhà văn ở Pháp

phần lớn ra đi từ miền Nam nhưng do ảnh hưởng của các phong trào chính trị thịnh hành thời chiến tranh Việt Nam, thường

có khuynh hướng thiên về miền Bắc; các nhà văn ở Úc phần lớn cũng ra đi từ miền Nam, nhưng chủ yếu là miền Nam sau

năm 1975, lúc đất nước đã thống nhất, do đó ý niệm về vùng miền tương đối nhạt hơn so với các cộng đồng cầm bút Việt

Nam khác. Đại khái thế. Tôi tin là những dị biệt trong kinh nghiệm và kỷ niệm thời còn ở Việt Nam ấy, cộng với những ảnh

hưởng đến từ nền văn hoá chính mạch nơi họ định cư, sẽ dần dần làm cho phong cách địa phương trong văn chương của

họ ngày một rõ nét hơn. Đến lúc ấy, chúng ta sẽ không có một mà là nhiều nền văn học Việt Nam lưu vong với những nét

đặc thù khá khác nhau. Những nền văn học lưu vong ấy sẽ cùng với những nền văn học trong nước tạo thành một Khối

Thịnh Vượng Chung của nền văn học Việt Nam, một thứ “Commonwealth of Vietnamese Literature”, nơi, bất chấp những

sự dị biệt về quan điểm chính trị hay thẩm mỹ, người ta chỉ sử dụng một thứ tiền tệ duy nhất: tiếng mẹ đẻ, và xuất phát từ

một mục tiêu duy nhất: làm cho văn học Việt Nam trở thành khởi sắc, giàu có, đa dạng và mới mẻ hẳn lên.

Dĩ nhiên việc hình thành Khối Thịnh Vượng Chung của văn học Việt Nam là một quá trình lâu dài và chắc chắn là sẽ đối

diện với vô số những cản trở xuất phát từ óc địa phương hẹp hòi. Mà óc địa phương hẹp hòi như thế ở Việt Nam không

thiếu. Nó như là một thứ di sản của cái gọi là văn hoá làng ngày xưa. Nó lại nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của

chính-quyền-làng Việt Nam. Tuy nhiên, tôi không tin những tàn dư ấy sẽ có sức sống hay ảnh hưởng lâu dài. Chắc chắn

văn học sẽ vượt qua được những thành kiến và những toan tính phi văn học ngay cả từ những thế lực thống trị trong xã

hội.

Sự hình thành của Khối Thịnh Vượng Chung của văn học Việt Nam là một xu hướng không thể tránh khỏi. Hơn nữa, quá

trình hình thành Khối Thịnh Vượng Chung của văn học Việt Nam cũng đồng thời là quá trình chuyển nghĩa của hai khái

niệm trung tâm và ngoài lề: từ một sự phân biệt mang tính địa lý, chính trị và xã hội, chúng sẽ trở thành một sự phân biệt

mang tính văn hoá và mỹ học, ở đó không chừng cái gọi là trung tâm sẽ chỉ còn đồng nghĩa với di sản và với truyền thống.

Theo tôi, một quá trình như thế đang xuất hiện. Dần dần. Ngày một rõ nét.

Theo Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.299 giây.