logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 08/11/2014 lúc 09:58:21(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn, ảnh chụp năm 2013. Courtesy Nguyễn Nguyên Bảy Blog

Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn có thể xem là một cây viết thành công nhất trong lĩnh vực tiểu thuyết và viết kịch bản truyền hình, điện ảnh. Mặc dù tác phẩm đầu tay Đêm sương muối của ông được giải nhì của Hội nhà văn năm 1969, nhưng khi tác phẩm Đứng trước biển ra đời thì theo nhà văn cho biết lãnh đạo một số tỉnh có liên quan phản đối một cách dữ dội, coi là phản động. Lúc ấy Nguyễn Mạnh Tuấn đã dám phủ nhận một xí nghiệp đánh cá được phong anh hùng. Còn Cù lao tràm viết về đề tài nông nghiệp khi tác phẩm ra đời đã có văn bản đề nghị đưa tác giả đi cải tạo. Một số nhà văn, nhà nghiên cứu có bài viết phê phán tác phẩm, có bài còn vạch rõ bảy tội danh. Nhà văn gần như bị cô lập, chung quanh không còn ai cảm thông chia sẻ sự áp chế mà các quan văn hóa dành cho ông.

Những cái được gọi là vấn đề ấy chỉ hơn 10 năm sau đã trở thành vấn đề thật và từ đó người đọc truyện của Nguyễn Mạnh Tuấn cứ tăng dần lên và đồng thời chính quyền cũng tăng dần sự giám sát ông trong bất cứ đề tài nào ông đưa ra với độc giả sách lẫn khán giả truyền hình.

Từ những ngày đầu tranh đấu bằng ngòi viết với một chính quyền, nhà nước rõ ràng, hiện hữu cho tới tác phẩm gần đây nhất tiếp tục đặt dấu hỏi cho một vấn đề khó nhận ra nhưng vẫn lởn vởn trong tiềm thức con người: thiện và ác, đúng và sai, tội lỗi và hình phạt…để tác phẩm “Nỗi sợ hãi mầu nhiệm” ra đời trong những ngày gần đây.

Chúng tôi có cuộc trao đổi ngắn với nhà văn trong lúc ông bận bịu với nhiều dự án mới từ sân khấu truyền hình cho tới những phác thảo văn chương vừa hình thành trên bàn viết.

Phản ánh và kiến nghị
Mặc Lâm: Ông là một nhà văn phải gọi là giàu có, giàu có từ ý tưởng, cách nghiên cứu và sắp xếp để hoàn thành tác phẩm cho tới cả tiền bạc và danh tiếng… trong tất cả những thứ ấy ông hài lòng với điều gì nhất?
Nguyễn Mạnh Tuấn: Trước hết cũng phải nói là chuyện tiền tài, danh vọng luôn luôn là thứ yếu nhưng nó đến với mình thì tất nhiên là mình không từ chối. Mình không coi đấy là mục đích. Cái quan trọng nhất đối với tôi là đã nói được điều mình muốn nói. Tác phẩm của mình có hiệu ứng tốt với bạn đọc, với xã hội.

Mặc Lâm: Riêng bản thân tôi xin thứ nhận là rất thích Cù Lao Tràm ngay từ những ngày đầu tiên cuốn sách được in ra…từ đó tới nay hình như nhà nước vẫn chưa áp dụng các phản biện có tính cách dự báo vào các chính sách của họ, có phải đây là một thất bại của nhà văn?

Nguyễn Mạnh Tuấn: Không. Trước hết phải nói như thế này: Làm nhà văn theo quan điểm của tôi thì mình đưa vào tác phẩm những vấn đề của xã hội. Trong những vấn đề đó có những phần thuộc về phản ánh, có phần thuộc về kiến nghị. Còn chuyện nhà nước hay xã hội có bị biến động theo ý của mình hay không thì thuộc về khách quan. Đương nhiên là mình cũng phải bận tâm nhưng nó không phải là điều quyết liệt để cho mình phải dấn thân làm bằng được. Tôi nghĩ nhiệm vụ của nhà văn là phản ánh và kiến nghị và như vậy cũng tạm đủ rồi.

Mặc Lâm: Ông là một nhà văn mà nói theo ngôn ngữ thời thượng là bị “lên bờ xuống ruộng” nhiều lần nhưng vẫn thành công. Xin ông chia sẻ một ít về những đau đớn lẫn vinh quang mà mình đã qua?

Nguyễn Mạnh Tuấn: Khi anh viết một tác phẩm mà nó an toàn cho mình thì thực sự mà nói tác phẩm đó sẽ không đáp ứng được với cảm xúc chung của xã hội. Trách nhiệm của nhà văn với xã hội nếu chỉ chọn lấy sự an toàn thì sẽ viết không đến nới đến chốn. Cho nên khi mình nói vấn đề nhạy cảm hay những vấn đề có tính cách đấu tranh (ví dụ trong nước nói là đấu tranh chống tiêu cực, đấu tranh chống tham nhũng, đấu tranh chống những sai phạm trong đường lối chính sách...) thì đương nhiên nó sẽ đụng chạm đến nhiều người. Mình phải chấp nhận cái giá mình phải trả. Tôi nghĩ rằng nếu có “lên bờ xuống ruộng” thì mình cũng có một điều rất an tâm là đã làm đúng lương tâm của mình; đúng trách nhiệm công dân và nghệ sĩ của mình. Còn việc cái giá phải trả có đắt thì đương nhiên mình sẽ lãnh thôi.

Tôi nghĩ về căn bản thì trước sau mình cũng vượt qua được, bởi vì sao? Bởi vì bao giờ cũng có hai phía. Một phía là về phía mình, tức là phía nhà văn, phía tôi. Tôi chỉ nghĩ là mình thành tâm và nói đúng thì không sợ gì hết. Có oan trái hay có nghiệt ngã thì mình cũng không sợ. Còn phía thứ hai thì thực sự mà nói, về chế độ xuất bản báo chí nó cũng có những nghiệt ngã thật nhưng rồi dần dần cũng sẽ cởi ra chứ nó cũng không thể nghiệt ngã mãi được.
UserPostedImage
Vợ chồng Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn và những người bạn, ảnh chụp năm 2013. Courtesy Nguyễn Nguyên Bảy Blog.


Chỉ có điều là mình phải chọn cách viết, phải chọn cách thể hiện như thế nào để vừa gần được với người đọc mà những sự đụng chạm chưa tới mức thái quá để mình phải “tử vì đạo”. Đấy là quan điểm của tôi.

Người đọc yêu mến
Mặc Lâm: Thưa ông có phải là do những oan trái, nghiệt ngã mà ông vừa nói đã được bù lại bằng sự ngưỡng mộ, yêu mến của người đọc, người xem?

Nguyễn Mạnh Tuấn: Tôi nghĩ rằng mục đích viết văn của mình là phục vụ cho người đọc. Cái quan trọng nhất là người đọc chia sẻ được với mình, thấu hiểu được mình. Nó cũng là một sự an toàn, một bảo chứng để an toàn cho người viết. Nếu anh không tiếp cận người đọc thì tác phẩm của anh có thể chỉ ở một mức nào đó; Nó có thể quyết liệt hơn hoặc có thể nó là “một mất một còn “ với vấn đề tiêu cực của xã hội nhưng không có người đọc thì tác phẩm đó dần dần nó cũng lu mờ thôi. Tôi chỉ nghĩ trước sau như một, dù viết cách nào đi nữa thì mình cố gắng để tạo ra việc thu hút người đọc, hòa nhập cùng với cảm xúc của người đọc. Nếu giả dụ không làm được, lưc bất tòng tâm thì mình cũng đành chịu.

Tôi thấy chính nhờ người đọc mà những tác phẩm của tôi tuy là đụng chạm rất nặng, tuy cái giá phải trả như anh nói cũng đã từng “lên bờ xuống ruộng” nhưng mình được ở trong lòng người đọc nên mình cũng được an ủi và cổ vũ rất nhiều.

Mặc Lâm: Viết kịch bản phim truyền hình có cái lợi là chiếm lĩnh trái tim của khán giả ngay lập tức và làm cho họ sống cùng với tác phẩm do đó có thể phản biện mặt xấu của xã hội và cả của nhà nước… tuy nhiên trở ngại lớn nhất vẫn là kiểm duyệt, có bao giờ ông chấp nhận lách luật để kịch bản tới được với khán giả hay không?
Nguyễn Mạnh Tuấn: Hầu hết những bộ phim của tôi là những bộ phim phải nói thẳng là đều rất dữ dội, đều chạm vào những vấn đề nóng của đời sống. Thậm chí còn đụng chạm đến những vấn đề tiêu cực của quyền lực. Tuy nhiên tôi nghĩ có hai vấn đề rất là rõ. Vấn đề thứ nhất là cái tâm của mìn, mình tranh đấu, mình phê phán nhưng cái tâm của mình trong sáng. Mình không dành thời gian để thóa mạ, để đấu tố, để cay cú.

Như vậy sự kiểm duyệt, theo tôi nghĩ là không chính xác lắm, vì tất cả những bộ phim đều có một hội đồng nghệ thuật của hãng phim hoặc của đài truyền hình họ duyệt. Họ nhận ra điều đó thì người ta cũng chấp nhận được. Nếu mà mình thái quá thì mới có chuyện đòi hỏi chỉnh sửa. Hầu hết các tác phẩm của tôi đều không phải chỉnh sửa bởi vì mình biết đến thế nào là đủ.

Vấn đề thứ hai thì quan điểm của tôi là như thế này: Tại sao tôi lại chuyển sang làm phim? Cái này cũng thuộc về quan điểm thôi chứ năng lực thì chưa chắc tôi đã bằng người khác. Quan điểm của tôi là điện ảnh và truyền hình là những sản phẩm mà vị trí của tác giả rất khiêm tốn so với đạo diễn và diễn viên. Tuy nhiên, giá trị phục vụ thì điện ảnh và truyền hình phục vụ trực tiếp, nhanh và phạm vi của “người đọc” rất là rộng. Một bộ phim anh bắn lên truyền hình một cái là có hằng triệu người xem nhưng tất nhiên đấy phải là bộ phim để cho “người đọc” người ta ưa thích. Do vậy, trong thời gian rất dài tôi ngừng việc viết sách để chuyển sang truyền hình. Quan điểm của tôi trước sau như một, đó là mình phải gần người đọc; phục vụ người đọc ở mức nhanh nhất và cao nhất.

Mặc Lâm: Tác phẩm mới nhất mang tên “Nỗi sợ hãi mầu nhiệm” nghe cái tên đã thấy ..sợ hãi! Vì chúng tôi không có sách trong tay nên nếu có thể xin ông cho biết nỗi sợ hãi ấy ra sao?

Nguyễn Mạnh Tuấn: Đầu tiên nó chỉ là câu chuyện mang tính chất cá nhân của tôi thôi. Câu chuyện này nói về hoàn cảnh của người xưng tôi với căn bệnh về tình dục không có phương pháp gì để chữa cả. Dần dần một hoàn cảnh đưa đến: nếu muốn chữa nó thì mình phải phạm tội. Đến kết thúc thì nhân vật tôi vì sợ phạm tội quá do tội này là tội vi phạm vào đạo đức, vi phạm vào đạo lý, vi phạm vào luật pháp. Do đó anh ta dừng lại. Anh ta dừng lại thì anh ta cũng hết bệnh.

Tất nhiên cũng có những ẩn dụ trong câu chuyện đó. Trong trang đầu của tập truyện ngắn này tôi có nói câu danh ngôn của một người mà tôi rất là quí trọng. Ông ta có nói rằng” Vô phúc ắt vô đạo. Vô đạo ắt vô luân. Vô luân ắt vô phúc.” Năm câu chuyện ở trong này đi vào tư tưởng đó, vào tinh thần đó. Cái nọ dắt dây đến hậu quả của cái khác, cái xa của một thế hệ. Câu chuyện “Nỗi Sợ Hãi Mầu Nhiệm” nói về điều đó. Nó nói người ta không có đạo thì sẽ không có phúc.

Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà văn đã tạo cơ hội cho chúng tôi hoàn thành cuộc phỏng vấn này.

Nguyễn Mạnh Tuấn: Vâng, rất cảm ơn ông đã quan tâm.
Theo RFA


Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.080 giây.