logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 12/11/2014 lúc 09:34:02(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Từ Darmstadt, Cơ quan vũ trụ châu Âu ESA thông báo phi thuyền Rosetta thả robot xuống sao chổi - Airbus

Cơ quan vũ trụ châu Âu ESA, hôm nay 12/11/2014, đã chính thức thông báo, vào lúc 9 giờ (giờ GMT) phi thuyền thăm dò không gian Rosetta đã thả robot mang tên Philae xuống bề mặt sao chổi, cách trái đất 500 triệu km. Sự kiện lịch sử trong công cuộc chinh phục vũ trụ của loài này hứa hẹn sẽ đem lại những giải đáp về nguồn gốc sự sống.

Bay trong không gia từ 10 năm qua, sáng nay thiết bị thăm dò không gian Rosetta đã thả xuống sao chổi Tchouri chiếc robot Philae, nặng 100 kg và là một phòng thí nghiệm di động cực kỳ hiện đại. Chỉ cách sao chổi 20 km nhưng phải mất 7 giờ rơi tự do, robot Philae mới có thể hạ cánh xuống bề mặt của sao chổi, tức khoảng 16 h, giờ GMT chiều nay.

Nếu mọi việc diễn ra tốt đẹp như dự kiến thì đây sẽ là sự kiện lịch sử mở ra một trang mới trong công cuộc chinh phục vũ trụ của con người. Dự án "khảo cổ trong vũ trụ này đã được các nhà khoa học châu Âu chuẩn bị hàng chục năm nay với mức kinh phí 1,3 tỷ euro.

Tại sao mục tiêu lại là sao chổi ?
Nếu các sao chổi vẫn ám ảnh các nghiên cứu của giới khoa học đó là bởi vì sao chổi chính là bằng chứng trực tiếp cho sự ra đời của vũ trụ. Được hình thành rất lâu trước các hành tinh, các sao chổi được coi là những vật thể nguyên thủy nhất và bí ẩn nhất trong hệ mặt trời, đã có từ cách đây 4,5 tỷ năm.

Những khối sao chổi mà người ta vẫn thường ví như những nắm tuyết bẩn đó có thành phần gồm nước đóng băng, các chất hữu cơ, đá. Bao quanh các thành phần đó là lớp mây bụi và khí được giải phóng dưới tác dụng của sức nóng mặt trời. Sao chổi Tchourioumov –Guerassimenko, mang tên hai nhà thiên văn Ukraina phát hiện ra nó năm 1969 chỉ có chiều rộng chừng 4 km.

Robot Philae mang về được gì ?

Thiết bị tự hành robot Philae sẽ tiến hành khoan thăm dò trên bề mặt sao chổi. Các mũi khoan chỉ sâu khoảng 20 cm và sau đó phân tích các mẫu thu được. Nghiên cứu tính chất, cấu trúc các mẫu đá trên sao chổi có thể cung cấp cho chúng ta những thông tin quan trọng về những thành phần cấu tạo nên những viên gạch sơ khai của sự sống. Ông Philippe Lamy, nhà vật lý thiên văn tham gia trong dự án thăm dò sao chổi Rosetta.

Theo nhà khoa học này,”những kết quả thu được về thành phần vật chất hữu cơ sẽ được nhận biết trong vài ngày tới”. Ngoài ra cứ 3 ngày Philae lại tiến hành nhiều thí nghiệm. Tháng Ba tới, robot Philae sẽ hoàn thành sứ mệnh lịch sử khi sao chổi bay sát mặt trời và nó sẽ bị thiêu cháy. Còn phi thuyền thăm dò Rosetta sẽ tiếp tục hộ tống sao chổi cho tới khi ngôi sao này bay gần nhất với trái đất vào tháng 8 tới.
Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 13/11/2014 lúc 09:24:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,123

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Robot Philae làm việc trên sao chổi Tchouri trong tư thế bất lợi
UserPostedImage
Hình ảnh đầu tiên của sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko do Philae chụp và được công bố ngày 13/11/2014. ESA

Robot Philae, hạ cánh xuống trung tâm sao chổi Tchouri hôm qua 12/11/2014, hiện đã bắt đầu làm việc. Nhưng thiết bị này lại đang ở trên một dốc đứng, ít ánh sáng, có thể gây trở ngại cho việc sạc pin.
Robot thử nghiệm « hoạt động tốt », nhưng lại đang « ở trên một dốc đứng khoảng 30° ». Ông Philippe Gaudon, chủ nhiệm dự án Rosetta của Trung tâm quốc gia Nghiên cứu Không gian (CNES) tại Toulouse cho AFP biết như trên. Cơ quan Hàng không Châu Âu (ESA) nói rằng Philae vẫn gởi về các hình ảnh và dữ liệu.

Theo ông Gaudon, pin của robot này « kéo dài 50 đến 55 giờ, vẫn hoạt động bình thường và cung cấp năng lượng cho Philae. Chúng tôi có thể ra lệnh và robot gởi số liệu về ». Có 8/10 thiết bị khoa học đã được kích hoạt.

Sau khi hạ cánh xuống địa điểm dự kiến trên sao chổi Tchouri tối qua, robot - nặng 100 kg trên mặt đất nhưng chỉ nặng 1 gam trên sao chổi – đã nảy bật hai lần vì những chiếc móc giúp giữ Philae trên mặt đất không hoạt động. Sau khi bị nảy đến lần thứ hai, robot bị kẹt trong một khu vực khó khăn, trên triền dốc đá, mà theo ông Marc Pircher, giám đốc CNES thì «đúng vào địa điểm xấu nhất vì không có ánh sáng : cứ nửa ngày chỉ được chiếu sáng một tiếng rưỡi đồng hồ».

Ông Pircher cho biết : « Robot bị nảy tưng lên nhưng không bị gãy chỗ nào cả ! Philae đang nằm nghiêng trên hai chân thay vì ba. May mắn là các ăng-ten hướng lên trời, giúp liên lạc tốt với Rosetta. Chúng tôi rất vui sướng, hiện đang bội thu dữ liệu một cách tuyệt vời ».

Tuy nhiên việc khoan hai mũi như dự kiến hiện được tạm hoãn vì robot không móc chặt vào mặt đất. Ưu tiên hiện nay là tiến hành phân tích khoa học mà không phải di chuyển : chụp ảnh bên trong sao chổi, nghiên cứu từ tính, chụp hình mặt đất, phân tích các phân tử phức tạp thoát ra trên bề mặt.

Thời gian đang gấp gáp vì quá 55 giờ sau khi hết pin, các tấm pin mặt trời sẽ phải thay chân để cung cấp năng lượng cho robot, nhưng như đã nói, địa điểm của Philae đang rất thiếu ánh sáng. Dù sao theo dự kiến lạc quan nhất, robot sẽ làm việc đến tháng Ba, sau đó sẽ « chết vì nóng » khi sao chổi tiến gần Mặt Trời. Còn tàu thăm dò Rosetta vẫn tiếp tục theo sát sao chổi ít nhất đến ngày 13/08/2015.

Việc hạ cánh xuống một sao chổi cách Trái Đất 500 triệu cây số là lần đầu tiên diễn ra trong lịch sử thám hiểm không gian, thành công của chương trình khoa học khởi đầu cách đây 20 năm. Rosetta trị giá 1,3 tỉ euro, huy động khoảng 2.000 người. Nhiệm vụ của Philae là tìm ra các phân tử hữu cơ trong nhân sao chổi, đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu nguồn gốc vũ trụ, vì sao chổi là những vật thể nguyên thủy nhất trong Thái dương hệ.

Theo RFI
xuong  
#3 Đã gửi : 14/11/2014 lúc 09:39:29(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Robot Philae làm việc trên sao chổi Tchouri trong tư thế bất lợi
UserPostedImage
Hình ảnh đầu tiên của sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko do Philae chụp và được công bố ngày 13/11/2014. ESA

Robot Philae, hạ cánh xuống trung tâm sao chổi Tchouri hôm qua 12/11/2014, hiện đã bắt đầu làm việc. Nhưng thiết bị này lại đang ở trên một dốc đứng, ít ánh sáng, có thể gây trở ngại cho việc sạc pin.
Robot thử nghiệm « hoạt động tốt », nhưng lại đang « ở trên một dốc đứng khoảng 30° ». Ông Philippe Gaudon, chủ nhiệm dự án Rosetta của Trung tâm quốc gia Nghiên cứu Không gian (CNES) tại Toulouse cho AFP biết như trên. Cơ quan Hàng không Châu Âu (ESA) nói rằng Philae vẫn gởi về các hình ảnh và dữ liệu.

Theo ông Gaudon, pin của robot này « kéo dài 50 đến 55 giờ, vẫn hoạt động bình thường và cung cấp năng lượng cho Philae. Chúng tôi có thể ra lệnh và robot gởi số liệu về ». Có 8/10 thiết bị khoa học đã được kích hoạt.

Sau khi hạ cánh xuống địa điểm dự kiến trên sao chổi Tchouri tối qua, robot - nặng 100 kg trên mặt đất nhưng chỉ nặng 1 gam trên sao chổi – đã nảy bật hai lần vì những chiếc móc giúp giữ Philae trên mặt đất không hoạt động. Sau khi bị nảy đến lần thứ hai, robot bị kẹt trong một khu vực khó khăn, trên triền dốc đá, mà theo ông Marc Pircher, giám đốc CNES thì «đúng vào địa điểm xấu nhất vì không có ánh sáng : cứ nửa ngày chỉ được chiếu sáng một tiếng rưỡi đồng hồ».

Ông Pircher cho biết : « Robot bị nảy tưng lên nhưng không bị gãy chỗ nào cả ! Philae đang nằm nghiêng trên hai chân thay vì ba. May mắn là các ăng-ten hướng lên trời, giúp liên lạc tốt với Rosetta. Chúng tôi rất vui sướng, hiện đang bội thu dữ liệu một cách tuyệt vời ».

Tuy nhiên việc khoan hai mũi như dự kiến hiện được tạm hoãn vì robot không móc chặt vào mặt đất. Ưu tiên hiện nay là tiến hành phân tích khoa học mà không phải di chuyển : chụp ảnh bên trong sao chổi, nghiên cứu từ tính, chụp hình mặt đất, phân tích các phân tử phức tạp thoát ra trên bề mặt.

Thời gian đang gấp gáp vì quá 55 giờ sau khi hết pin, các tấm pin mặt trời sẽ phải thay chân để cung cấp năng lượng cho robot, nhưng như đã nói, địa điểm của Philae đang rất thiếu ánh sáng. Dù sao theo dự kiến lạc quan nhất, robot sẽ làm việc đến tháng Ba, sau đó sẽ « chết vì nóng » khi sao chổi tiến gần Mặt Trời. Còn tàu thăm dò Rosetta vẫn tiếp tục theo sát sao chổi ít nhất đến ngày 13/08/2015.

Việc hạ cánh xuống một sao chổi cách Trái Đất 500 triệu cây số là lần đầu tiên diễn ra trong lịch sử thám hiểm không gian, thành công của chương trình khoa học khởi đầu cách đây 20 năm. Rosetta trị giá 1,3 tỉ euro, huy động khoảng 2.000 người. Nhiệm vụ của Philae là tìm ra các phân tử hữu cơ trong nhân sao chổi, đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu nguồn gốc vũ trụ, vì sao chổi là những vật thể nguyên thủy nhất trong Thái dương hệ.

Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.