logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/01/2013 lúc 12:06:29(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Trong khoảng 25,000 du học sinh Việt Nam tại Úc, 90% phải kiếm làm để sống (ABC) (Credit: ABC) .
Trong khi United Voice, tổ chức vận động cho quyền lợi công nhân Úc, cho rằng sinh viên quốc tế làm nghề quét dọn được trả 17 đô-la Úc/giờ là bị bóc lột thì mức lương đó lại là mơ ước của nhiều sinh viên Việt Nam đang làm việc cho những người chủ là đồng hương của mình.

17$/giờ: chỉ mong có thế!

Dạo quanh khu trung tâm thương mại của người Việt ở Cabramatta, dễ dàng nhận ra những gương mặt non choẹt, tuổi chừng 18-20 đang làm việc quần quật trong các tiệm rau quả, tiệm thịt, cá, nhà hàng, quán giải khát, tiệm bánh mì...

Trong cuộc trao đổi chớp nhoáng với một bạn gái trẻ chừng 20 tuổi đang bào rau muống tại một cửa hàng bách hóa, người viết được biết cô tên H, quê gốc Hải Dương, đang học tiếng Anh tại Macquarie University. H nói: ‘Kỳ nghỉ này em không về Việt Nam mà ở lại tìm việc làm thêm để trang trải chi phí. Em thử việc ở đây 4 ngày rồi mà không biết có được nhận hay không’.

Vừa nói đến đây, cô gái nhỏ nhắn vội vã chạy ra xe tải, dở từng thùng rau quả xuống chất vào sạp theo lệnh chủ. Ngày hôm sau, H. cho biết đã được nhận vào làm chính thức với mức lương 60$/ngày (8 tiếng), vị chi chưa đến 8$/giờ!

Cách đó không xa, tại một quầy bán chè và nước giải khát, cậu sinh viên của trường UTS cũng đang làm việc luôn tay luôn chân với mức lương 10$/giờ.

Cũng với mức lương từ 8$-10$/giờ nhưng công việc của các nam sinh ở các tiệm thịt, cá nặng nhọc hơn nhiều. Trường T. (sinh viên Đại học Western Sydney) kể lại lần thử việc của mình tại một tiệm thịt ở Toongabie: “Suốt 11 tiếng đồng hồ, từ 7 giờ sáng đến 6 giờ chiều mình phải liên tục chặt, bưng bê, làm sạch những tảng thịt to tướng nhưng không được trả đồng nào. Việc đó cũng vất vả thật nhưng mình chịu được, chỉ có điều ông chủ không nói rõ là thử việc bao lâu, lương thử việc thế nào nên mình đành tìm việc khác.”

Giờ đây, đã tìm được một chân làm house keeping (dọn dẹp nhà cửa) cho một khu căn hộ dịch vụ tại Paramatta với mức lương 16,5$/giờ, Trường T. rất quý công việc này vì cho rằng như vậy là đã quá may mắn so với những người bạn khác của mình.

Giá nào cũng có người làm

Một trong những nguyên nhân khiến lương làm thêm của du học sinh thấp như thế đơn giản vì giá nào cũng có thể tìm được người làm. Nhất là những sinh viên mới qua như H., tiếng Anh chưa rành nên phải làm cho những ông bà chủ người Việt bởi hầu như không có lựa chọn nào khác.

Theo thống kê của Cục Đào tào với Nước ngoài (Bộ Giáo dục - Đào tạo Việt Nam), hiện có khoảng 25,000 du học sinh Việt Nam đang học tập tại Úc. Trong đó, chỉ có khoảng 10% là đi theo diện học bổng toàn phần. 90% còn lại ít nhiều đều phải đối mặt với áp lực tìm kiếm một công việc để trang trải phần nào sinh hoạt phí.

Giới chủ nói gì?

Được biết, mức lương từ 8$-12$/giờ là mặt bằng chung của nhiều shop của người Việt. Lý giải về mức lương này, cô Phan Thị H., chủ một lò bánh mì so sánh: “Một người bán bánh mì có nhiều năm kinh nghiệm, có xe riêng, bắt đầu làm việc từ 6g sáng cũng chỉ được trả 110$-120$/ ngày (12 tiếng) thì làm sao trả cho sinh viên không kinh nghiệm, không xe riêng, giờ làm không cố định nhiều hơn mức đó được!”

Trả cho một nữ sinh bán hàng và phụ việc linh tinh trong shop cho mình 8$/giờ, một bà chủ khác phân trần về đủ các chi phí mà bà phải trả hàng tháng như tiền thuê mặt bằng, tiền điện, nước, ga... rồi bà nói thêm: “Làm cho Tây có thể lương cao hơn, nhưng sau khi trừ thuế này nọ thì cũng vậy thôi mà!”
Source: ABC Australia
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.032 giây.