logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 13/11/2014 lúc 06:30:03(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
“Khỏe vì nước kiến thiết quốc gia. Đoàn thanh niên ta góp tài ba. tạo nguồn dân sinh mới. Hùng mạnh trong năm giới. Hợp lực xây hưng thịnh chung nước Nam… Dân sinh yếu nhược lôi ta đến đường vong quốc. Dân sinh dũng cường đưa ta tới đài vinh quốc…”

Bài Khỏe Vì Nước của nhạc sĩ Hùng Lân từng là một trong những bài hát phổ biến nhất vào các dịp sinh hoạt của thanh niên, học sinh. Sau một thời gian không đụng tới nhạc trước 75, bây giờ bài hát này lại được đưa ra làm nhạc nền trong các buổi tập thể dục, thể thao…

Mới đây, theo tin từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết người VN hiện nay lùn nhất châu Á. Chiều cao trung bình của nam thanh niên là 1m64; kém người Hàn 10cm, thua người Nhật 8cm… Thông tin này chỉ nói rõ số đo của VN so với Hàn và Nhật là hai xứ trước kia vẫn nổi tiếng là lùn. Còn so với anh em láng giềng là Kampuchea, Lào và Thái Lan thì sao. Chưa nghe nói chiều cao ra sao nhưng chỉ nhìn qua hình thức, người Cam Bốt và Thái lan có phần vạm vỡ hơn người Việt.

Việt Nam, ở hai thành phố lớn, Saigon và Hà Nội, và chỉ ở nội thành, một số trẻ em mới được chăm sóc tốt để có chiều cao khá hơn, tuy đồng thời đa số cũng đi cùng với béo phì thấy rõ, vì thế trở nên chậm chạp. Ngoài ra, tới ven đô, ngoại thành, đi xa hơn nữa tới miền quê, miền núi thêm nạn tảo hôn, chiều cao người dân giảm thấy rõ và trẻ em ốm yếu, còm nhom, sinh viên ở các tỉnh đa số thấp bé…

Riêng ở thành phố, đây là kết quả của việc ngồi ì một chỗ, người VN bị xếp vào nhóm lười vận động nhất thế giới, lại chăm… ăn thức ăn nhanh.

Chương trình học ở nhà trường từ nhà trẻ lên đến đại học đều có giờ thể dục. Thế nhưng những tiết học hầu như cho có mà thôi vì luôn luôn bị xem là một môn phụ vô cùng nhàm chán.

Tiểu học mỗi tuần một tiết thể dục. Sân trường đa số chật hẹp chẳng đủ chen chân cho mươi phút thể dục nhịp điệu thêm trong giờ ra chơi. Học sinh quay qua quay lại ẻo lả như múa, cho đầy đủ chương trình vậy thôi. Đưa tay đưa chân dù tập mười lăm phút hay nửa tiếng cũng thế thôi.

Thể dục của cấp trung học hai tiết một tuần chạy xa hay nhảy cao… Từng em một thì nguyên tiết cũng thực tập được hai hay ba lần. Đó là may mắn một số trường còn có chút sân chứ nhiều trường không có sân hoặc sân dành cho bãi đậu xe. Nhất là trường tư, thuê được nhà kho, căn nhà lầu trong thành phố mở trường là may mắn lắm rồi, lấy đâu ra sân. Tới giờ thể dục, thầy trò dắt díu đi bộ ra công viên. Lỡ không có công viên gần đó thì chịu chết.
Chương trình thể dục của cấp đại học cũng là các môn tương tự như bậc trung học như bơi lội, bóng chuyền… Một lớp có một trăm năm chục em, chia ra làm ba đợt. Mỗi đợt năm mươi cô cậu đứng xếp hàng trên hồ bơi. Thầy đi vòng quanh dạy lý thuyết. Học sinh tập thở và nằm đạp chân trên bờ. Một khóa học có mười một tiết thể dục, kết quả cuối khóa sinh viên đủ biết đủ vầy nước hít bằng miệng, thở bằng mũi… rồi thôi. Hèn chi năm nào cả dưới miền quê là nơi tưởng chừng người lớn trẻ con bơi như rái cá thì mỗi hè đều có chết đuối.

Đám thiếu niên có muốn tập chơi một môn thể dục thể thao không dễ chút nào. Hầu hết các trường trong thành phố đều không có sân hay phòng tập. Muốn chơi phải tìm đến các câu lạc bộ. Mà với thời gian biểu dày đặc vừa học ở trường, vừa học thêm Văn, Toán, Lý, Hóa. Ngày chủ nhật cuối tuần sẽ dành ngoại ngữ. Thay vì học một tuần hai hoặc ba buổi thì Anh văn dồn vào nguyên ngày chủ nhật. Trẻ tiểu học gù lưng, lệch vai vì cứ ngồi cắm cúi mãi ở bàn học và đeo trên lưng chiếc ba lô quá to và nặng. Đường xá đâu có bằng phẳng mà gập ghềnh, liên tục chỗ leo lên vỉa hè, chỗ xuống lòng đường để kéo ba lô nên tốt hơn hết cứ vác nó lên lưng.

Không còn thời giờ cho thể dục thể thao, nếu rảnh thì tốt nhất nên ở nhà xả hơi vì cha mẹ cũng đã quá bận rộn vì con cái. Chỉ tập trung đưa đón chính khóa ở trường và học thêm đã quá oải, đâu còn lúc nào cho dành cho thể lực. Vì thế cả người lớn lẫn trẻ con đều bằng lòng với những thú vui đơn giản dễ dãi hơn là phải mất nhiều mồ hôi, công sức cho tập thể lực.

Như vậy thú giải trí duy nhất là ngồi dán mắt vào màn hình. Màn hình TV, máy vi tính hay máy tính bảng. Đa số con nít đều coi máy tính bảng là vật không thể thiếu. Ipad thì mắc hơn nhưng một chiếc máy xuất xứ TQ giá chỉ vào khoảng ba triệu nên không khó lắm phụ huynh sắm cho con em.

Sinh viên cũng không ngoại lệ. Một năm tổng cộng mười mấy tiết thể dục, lại tiếp tục vào hồ bơi quơ quào cho đủ số tiết. Giờ lên lớp của sinh viên không chặt chẽ như trung học nhưng lại đổ vào học vi tính, học ngoại ngữ, chạy sô hết lớp writing qua lớp speaking đến luyện thi IELT. Thời gian trống quá mệt chẳng muốn cất nhắc tay chân, tốt hơn hết nên vào quán nước ngồi đấu láo, xem xi nê thư giãn đầu óc hay cuối cùng lại còng lưng lướt net.
Dân lao động lại càng xa lạ với thể dục thể thao. Làm quần quật cả ngày đã bải hoải, không còn sức nào chơi thể thao. Không kể muốn đá banh, chơi bóng bàn, bóng rổ… đều phải gia nhập câu lạc bộ hoặc thuê sân, thì lại đụng tới vấn đề “đầu tiên”. Sân hầu hết không gần nhà, mất thêm thời gian đi và về thay vì nghỉ ngơi lấy sức quý báu ngày mai cày tiếp. Công nhân thậm chí nhà trọ cũng không có nổi chiếc TV hay radio. Chắc là giải trí duy nhất bằng cách đi dạo các khu chợ đêm bình dân để ngắm nghía hàng hóa, mua vài ba món đồ giá dăm ba ngàn là vui rồi.
Đặc biệt cả trẻ em lẫn người lớn đều chỉ muốn nhìn vào vào màn hình chứ chẳng thích thú gì sách báo nói gì đến cất nhắcm động đậy tay chân. Tin tức, thư từ, truyện… đều từ màn hình. Đọc một cuốn sách, thậm chí tờ báo rất chậm và nhiều người dường như đã mất thói quen đưa mắt vào trang giấy.

Mấy năm gần đây có phong trào nam giới đến phòng gym tập thể hình. Thế nhưng hiếm ai tập xà. Phòng tập có rất nhiều máy móc. Đóng một số tiền tất phải tận dụng máy chứ đơn giản tập xà không thì ở nhà đu cửa cho rồi. Đồng thời tập máy có vẻ… hiện đại hơn. Thời trang của phong gym là tai nghe nhạc, ngồi hoặc nằm cho khỏe, chỉ đưa tay lên xuống nâng tạ vừa có bụng nổi sáu múi, tay nổi chuột tạo body đẹp mà lại đỡ mệt…

Tốt nghiệp ra trường đi làm, người thanh niên lại dùng thời gian rảnh rỗi vào những bữa nhậu nhẹt lắm bia rượu, nhiều món ăn đầy dầu mỡ. Không ít anh chàng công nhân viên chức tuổi mới ngoài hai mươi mà đã bụng bự, khuôn mặt chảy xệ, mắt vằn đỏ vì lạm chất cồn… Bạn bè đồng nghiệp cứ rủ ra quán hoài. Đi tới đó vừa vui như tết vừa mở rộng ngoại giao. Buổi tối lên đèn cứ chạy xe ngoài đường là thấy ngay khắp nơi toàn nhà hàng, quán nhậu. Hết làng nướng, thịt dê qua lẩu bò, hải sản… thi nhau khai trương. Có rất nhiều khu vực nổi tiếng hàng quán. Lẩu cá kèo Bà Huyện Thanh Quan, quán nhậu bờ kè, ốc Vĩnh Khánh… Chỉ sau vài tháng, chàng thanh niên đã nhanh chóngvác cái bụng bia lặc lè, đi đứng bệ vệ, còn hơi sức đâu mà tập tành.

Nhiều trẻ em ở nội thành được cha mẹ chăm sóc quá độ bằng cách cho uống vang sữa, uống sữa nhiều đường, nhiều chất béo thay cho nước lã. Sáng xúc miệng bằng sữa, đi học, đi ra ngoài đường lúc nào cũng kè kè vài hộp sữa trong cặp, thiếu điều đến tối trước khi đi ngủ cũng đánh răng bằng… sữa!!! Nên tỷ lệ trẻ em béo phì ở nội thành Saigon vượt xa mức trung bình của thế giới. Và 8% dân số VN đã bị thừa cân.

Tuy nhiên hầu hết trẻ em vẫn thích ăn uống theo ý thích. Buổi sáng điểm tâm bánh khọt chiên đẫm mỡ hay đĩa cơm tấm bì. Căn tin trong trường bán nước ngọt và snack. Ra chơi uống nước tăng lực đủ nhãn hiệu, đủ màu. Trước cổng trường là các xe si rô không nhãn hiệu và các gói bánh kẹo cũng không nhãn hiệu luôn. Bù lại là màu sắc sặc sỡ và hình thức luôn hấp dẫn con nít.

Các hãng thức ăn nhanh ngoại quốc đánh giá cao tiềm năng tiêu thụ thực phẩm nhanh của giới thanh thiếu niên VN. Ăn thức ăn nhanh vào bất cứ giấc nào trong ngày, hẹn hò, tổ chức tiệc tùng trong tiệm thức ăn nhanh thì mới sành điệu. Dù đã thưởng thức KFC, Lotteria, Jolibee, Burger King, Domino’s Pizza, Dunkin’ Donuts… nhưng trong tháng đầu tiên của Mc Donald’s ở Saigon thì doanh số bán hàng so với toàn cầu chỉ kém có Bắc Kinh!!!

Còn lại, bữa ăn của đa số người nghèo chỉ mong sao no bụng. Quanh công trường và trường đại học, ký túc xá… là các quán cơm bình dân. Rẻ nhất khoảng hai chuc ngàn và đắt nhất ba chục ngàn trong khi cơm văn phòng giá ba chục ngàn dành cho số ít dân cổ trắng. Ra ven đô cũng giá đó nhưng thức ăn càng bèo nhèo hơn. Miếng chả cá như muốn bở ra, con cá rán ướp kỹ gia vị vẫn xông mùi tanh và miếng thịt bạc nhạc kho dày mỡ phầu. Anh thợ hồ kêu một phần cơm hai chục ngàn. Anh kêu thêm một chén canh đại dương lõng bõng mấy cọng rau má hai ngàn đồng và một dĩa cơm thêm cùng giá. Chén canh nóng hổi, ngọt ngọt thơm thơm vị bột ngọt giúp anh lùa hết chỗ cơm thêm. Tận dụng ly trà đá pha màu miễn phí nữa là đủ chắc bụng nguyên buổi. Đó là bữa cơm hàng ngày của sinh viên và người lao động.

Công nhân tự nấu nướng ở nhà, bữa cơm cũng chẳng khá hơn. Chợ công nhân nổi tiếng bán thịt thiu, cá ươn, rau héo… Thực phẩm rẻ mạt tới mức không thể rẻ hơn nữa, thế mà không phải ai cũng mua nổi. Bữa ăn của nhóm công nhân trẻ hùn lại nấu với nhau thường chỉ có rau luộc, nước rau làm canh, trứng luộc dầm nước mắm, có khi thêm được ít đậu phụng rang.

Cơm tập thể ở công ty xí nghiệp đã rõ. Giá thấp cỡ nào nhà thầu cũng nhận cộng thêm hoa hồng quá cao thảo nào công nhân cứ ngộ độc thức ăn tập thể hoài.

Một trường tiểu học nhỏ miền núi phía Bắc kiếm được món tóp mỡ thay thịt cho bữa cơm của học sinh. Sau này, cấp trên ra thông báo cấm ăn vì nghe nói một số cơ sở sản xuất tóp mỡ không vệ sinh. Món tóp mỡ bị cắt, lũ trẻ vùng cao ăn cơm hoặc cháo ngô rắc muối hay chan nước mì gói.

Ở những miền quê nghèo ăn còn không đủ lấy đâu ra sữa và thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng cho sức khỏe và chiều cao. Người lớn ăn gì trẻ con ăn nấy. Không đủ gạo thì thêm khoai sắn. Nhét đầy dạ dầy xem chừng đã là vấn đề quá khó.
Thanh thiếu niên chỉ được gia đình chăm chăm lo vào việc học, học đến mê muội. ngoài ăn học là chăm chú vào truyền hình, máy tính bảng, game… Cốt sao thi đậu, ra trường tìm được việc làm có nhiều tiền, sắm xe, sắm nhà. Thế là đủ. Còn về mặt thể lực, trong đó chiều cao, có vẻ không được chú ý mấy.

Thật ra ở phường xóm, làng xã đôi khi cũng có Nhà Văn hóa, Khu Vận động nhưng rất lạ là những nơi ấy thường bao giờ cũng rất đìu hiu, chỉ thỉnh thoảng có thi đấu, trình diễn thì mới rầm rộ lên rồi lại vắng lặng ngay. Hỏi ra thiếu kinh phí là hết chuyện.

Gần đây, một số công viên đặt vài dụng cụ thể dục. Nhưng xem ra chỉ có ông già bà cả, hiếm có gương mặt thanh niên.
Vậy làm sao cao nổi. Thành thử trong nhiều năm trước mắt, chiều cao của người Việt vẫn lẹt đẹt thấp nhất…

Saigon Cô Nương

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.080 giây.