logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 18/11/2014 lúc 09:45:26(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Sinh viên quốc tế chiếm khoảng 4,2% tổng số sinh viên nhập học tại các trường đại học ở Mỹ.

Báo cáo hàng năm của Viện giáo dục quốc tế (IIE) và Bộ Ngoại giao Mỹ công bố cho biết Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 10 nước có đông du học sinh ở Mỹ nhất, xếp ở vị trí thứ tám.

Tổng số sinh viên Việt Nam hiện đang theo học tại các trường của Mỹ trong năm 2014 là 16.579 người, tăng 3% so với 16.098 người năm 2013.

Số lượng sinh viên Trung Quốc theo học tại các trường đại học của Mỹ đã tăng 75% trong ba năm qua, lên gần 275.000 người trong năm học 2013-2014.

Báo cáo hàng năm của Viện Giáo dục Quốc tế cho biết sinh viên đến từ Trung Quốc chiếm số lượng đông đảo nhất trong số 886.052 du học sinh nước ngoài ở Mỹ vào năm ngoái, ở mức 31%. Ấn Độ đứng thứ hai, chiếm 12% tổng số và thứ ba là Hàn Quốc với 7,7%.

Theo bản báo cáo, sinh viên quốc tế chiếm khoảng 4,2% của tổng số sinh viên nhập học tại các trường đại học của Mỹ.

Các trường có nhiều sinh viên nước ngoài là Đại học New York, Đại học Nam California và Đại học Illinois tại Urbana-Champaign.

Nguồn: IIE, VOA
xuong  
#2 Đã gửi : 19/11/2014 lúc 09:58:17(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
70% sinh viên Việt du học không muốn về nước

Theo đài Tiếng Nói Hoa Kỳ Việt ngữ, năm nay 2014, Việt Nam tiếp tục lọt vào danh sách 10 quốc gia có số học sinh du học tại Hoa Kỳ đông nhất thế giới.
Từ năm 2013, Việt Nam đã được xếp hạng tám trong bảng danh sách này. Năm nay 2014, Việt Nam tiếp tục giữ vững ngôi vị trên, với tổng số du học sinh tại Hoa Kỳ là 16,579 em, tăng 3% so với năm 2013.

Theo tài liệu chính thức của Bộ Giáo dục CSVN mới đây, số du học sinh Việt Nam tại các quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Anh quốc, Singapore, Trung Quốc …tiếp tục tăng vọt. Trong số hơn 60,000 sinh viên Việt Nam du học các nước, có đến 56,000 em du học bằng con đường tự túc; còn lại du học bằng ngân sách của nhà nước.

Gần như 100% du học sinh được nhà nước Cộng sản Việt Nam cử đi, đều trở về lại Việt Nam. Nhưng có đến 70% du học sinh tự túc đã tìm cách ở lại quốc gia sở tại, để tìm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp đại học, hoặc tiếp tục học lên cao.

Ông Nguyễn Đăng Hiển, Giám đốc Công ty Du học toàn cầu ASCI tại Hà Nội cho rằng, Việt Nam đang mất đi nguồn chất xám quan trọng vì chỉ có một số ít du học sinh trở về lại quê nhà.

Cũng trong chương trình "Đường Lên Đỉnh Olympia", một cuộc thi dành cho những em học sinh giỏi nhất nước, có đến 12/13 quán quân Olympia ở các năm quyết định làm việc hoặc mong muốn ở lại làm việc tại nước ngoài sau thời gian du học. Trong số 13 quán quân Olympia hiện chỉ có duy nhất 1 người lựa chọn quay trở về Việt Nam.

Nói vấn đề này, ông Nguyễn Như Mai, cố vấn nhiều năm của chương trình cho biết; "Đối với những người có tri thức, được đào tạo bài bản ở nước ngoài, thì họ muốn ở lại không chỉ vì đời sống vật chất. Họ còn có một thực tế phải đối măt khi về nước, đó là phải chạy chọt xin việc, phải va đập vào những thủ tục phức tạp, phải lo lót "đầu tiên"- tiền đâu. Mà nhiều khi vẫn thất nghiệp.

Xin được việc làm rồi, họ lại không thể phát huy được sở học. Bởi làm giảng dạy, làm khoa học thì thiếu thiết bị, thiếu môi trường khoa học, lại bị chèn ép, kèn cựa, “cá mè một lứa”...

Làm trong cơ quan thì bị các thủ trưởng thiếu tri thức sử dụng vào những việc chẳng cần đến những điều đã học. Rồi sống mòn với nếp sống sáng cắp cặp đi, tối cắp về... Họ e ngại tất cả những mơ ước, hoài bão đều dần bị thui chột.

Đấy là chưa kể về nước, lương lậu có thể không tương xứng với cống hiến, thậm chí không nuôi được mình và gia đình...."

Thực trạng chảy máu chất xám đang là một vấn đề nan giải của Việt Nam. Những nhà lãnh đạo đất nước cần phải nhận lãnh trách nhiệm và có tầm nhìn cao hơn chứ không thể đưa ra những khẩu hiệu thu hút nhân tài suông như vẫn đang làm lâu nay.
SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.047 giây.