logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 19/11/2014 lúc 10:25:11(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Người dân sống ở khu vực Bắc Mỹ mỗi năm cứ phải chỉnh lại đồng hồ của mình hai lần: vào mùa xuân (chỉnh nhanh lên một tiếng) và vào mùa thu (chậm lại một tiếng). Người Việt mình thường hay gọi đó là đổi giờ. Việc đổi giờ này cũng ít nhiều làm xáo trộn sinh hoạt của một số người, nhất là những ai bị chứng khó ngủ thường phải ngủ đúng giờ thì làm sao có thể ngủ sớm hay trễ hơn một tiếng, là khoảng thời gian cách biệt khá nhiều, mặc dù giờ trên những chiếc đồng hồ được đổi vào lúc 2 giờ sáng.
Mùa xuân, khi giờ được đổi cho chạy sớm trước một tiếng, tên tiếng Anh gọi là Daylight Saving Time hay còn gọi là “giờ mùa hè” (Summer Time), kéo dài từ đầu tháng Ba cho đến hết tháng Mười – là vì khoảng thời gian này ngày dài hơn, ánh nắng mặt trời cũng sáng lâu hơn và người ta muốn lợi dụng điều kiện thiên nhiên, tận dụng tối đa ánh sáng. Trước đây là để người nông dân có nhiều thì giờ làm ngoài đồng hơn (đi làm sớm và về trễ) vì là thời gian vụ mùa và thu hoạch: thóc lúa, bắp cùng nhiều loại hoa quả.

Ý tưởng “giờ mùa hè” này đã có từ thời lập quốc và được gán cho là của Benjamin Franklin, một trong những quốc phụ của Hoa Kỳ, với câu châm ngôn ông mang theo khi làm đại sứ tại Paris, “Đi ngủ sớm và thức dậy sớm giúp cho người ta được khỏe mạnh, sung túc và khôn ngoan” (Early bed, and early to rise, makes a man healthy, wealthy and wise). Benjamin Franklin là người đưa ra nhiều sáng kiến (cột thu lôi, xe cứu hỏa…) nhưng đây có lẽ là sáng kiến mà sau này bị nhiều người không ưa nhất.

Nhưng ý tưởng về “giờ mùa hè” được áp dụng hiện nay là của George Vernon Hudson, nhà nghiên cứu côn trùng người Tân Tây Lan. Năm 1895, ông đưa đề nghị chỉnh đồng hồ cho chạy sớm trước hai tiếng và như vậy giờ giấc công việc của ông được lợi, ông được tha hồ bắt ong, bướm, cào cào, châu chấu ngoài đồng mà còn được hưởng cảnh đẹp của hoàng hôn nữa chứ.

Đến Thế chiến I, Đức và đồng mình Áo-Hung áp dụng “giờ mùa hè” cho họ như là cách để tiết kiệm việc sử dụng than đốt trong thời gian chiến tranh. Vì ngày sẽ dài hơn và sáng lâu hơn nên người dân không cần đến ánh sáng và hơi ấm từ lò sưởi. Anh quốc và một số quốc gia Âu châu áp dụng ngay sau đó. Hoa Kỳ cũng bắt đầu áp dụng “giờ mùa hè” năm 1918.

Nhưng sau chiến tranh, nhiều quốc gia bãi bỏ việc áp dụng “giờ mùa hè” ngoại trừ một vài nước như Anh, Pháp, Canada và Ái Nhĩ Lan. Tuy nhiên sau đó nó lại được áp dụng trở lại, đặc biệt là trong thời gian có Thế chiến II. Rồi đến thập niên 1970, khi vụ khủng hoảng năng lượng nổ ra, “giờ mùa hè” được nhiều nơi áp dụng triệt để hơn, nhất là những quốc gia thuộc khu vực Bắc Mỹ và Âu Châu, trong nỗ lực tiết kiệm năng lượng, kêu gọi người dân tắt hết đèn vào ban ngày, tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời và chỉ bật đèn lên khi trời tối.

Kể từ đó đến nay, người ta chứng kiến nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành thành những đạo luật hẳn hoi, rồi có những thay đổi cho phù hợp với điều kiện của từng quốc gia đó, và cũng lại có một số quốc gia thấy không có lợi thì bỏ hẳn.

Rồi cứ mỗi độ thu về, tại Hoa Kỳ và Canada, vào đầu tháng 11, người dân ở đây lại phải đổi giờ một lần nữa, cho đồng hồ chạy ngược lại một tiếng đúng với giờ bình thường (Standard Time), làm nhiều người hồ hởi ra mặt vì khi không bỗng dưng được “lời” thêm một tiếng. Mà lời thật. Nhiều người được ngủ nướng thêm một tiếng vào sáng Chủ nhật, có người tối hôm trước được hẹn hò với người yêu nhiều hơn một tiếng, người khác lại được quyền ngồi nán một tiếng nữa bên bàn nhậu, ngoài quán bar người ta được uống với nhau thêm một hai chai trước khi giờ được phép bán bia rượu hết hạn. Thế thì nhiều người được vui cũng đúng thôi. Nhưng nói là được “lời” một tiếng không hẳn là chính xác vì một tiếng đó đã bị lấy đi vào đầu mùa xuân rồi còn gì. Bây giờ được trả lại đấy thôi, đừng tưởng thế mà ham. Tuy nhiên, lần đổi giờ vào đầu tháng 11 này không thấy ai phàn nàn, mà thật ra cũng chẳng nên than van vì nó là giờ bình thường, nhằm đúng vào cái múi giờ của từng địa phương không sai trật vào đâu được.
Tuy vậy, cứ vào dịp mùa xuân khi người dân phải đổi qua “giờ mùa hè” thì lại có lắm người than vắn thở dài dữ lắm, nói rằng chẳng có lợi chi hết. Mục đích của “giờ mùa hè”, theo như cách nói của những nhà làm luật, là để giúp người dân tiết kiệm túi tiền bằng cách là người dân không phải mở đèn thêm một tiếng vào buổi tối (vì trời còn sáng).

Nhưng theo một nghiên cứu của Sở Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia năm 2008 cho biết ngày kéo dài thêm một tiếng thì sau giờ làm việc, người ta sẽ đi ra ngoài nhiều hơn, sinh hoạt bên ngoài lâu hơn và lái xe nhiều hơn, nghĩa là người ta sẽ tiêu thụ xăng nhiều hơn, sử dụng máy điều hòa không khí nhiều hơn, và do đó rốt cuộc cũng không thật sự giúp cho người dân tiết kiệm năng lượng như trước đây những người ủng hộ việc đổi giờ vẫn thường khoe khoang.

Các chuyên gia y tế cũng không mấy mặn mòi với việc đổi giờ. Một nghiên cứu năm 2012 của Đại học Alabama tại Birmingham cho biết nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng lên khoảng 10% vào những ngày ngay sau khi đồng hồ đổi qua “giờ mùa hè” vào dịp xuân. Các nhà nghiên cứu tin rằng mất ngủ và sự vận hành của chiếc đồng hồ sinh học của cơ thể bị gián đoạn có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim như trên.

Mặc dù là việc đổi giờ chỉ xê dịch có một tiếng thôi nhưng lại tác động lên bộ não và cơ thể của chúng ta rất lớn. Trong khi đổi qua giờ mới, cơ thể phải làm quen và điều chỉnh để thích nghi với giờ giấc mới, vì thế mà giấc ngủ của nhiều người bị xáo trộn, làm người ta dễ cáu kỉnh và khó tập trung trong công việc. Tuy nhiên, những hậu quả này vào mùa thu đỡ hơn nhiều so với mùa xuân vì đồng hồ sinh học của chúng ta làm quen với giờ giấc chậm đi một tiếng dễ dàng hơn là khi giờ giấc nhanh hơn thêm một tiếng.
Mà không chỉ loài người, ngay cả loài vật cũng không thích đổi giờ. Một số nhà nghiên cứu cho biết, sau khi quan sát những con chuột được nuôi trong phòng thí nghiệm thì thấy rằng mặc dù giống chuột sống không theo giờ giấc như loài người, chúng không thức dậy khi đồng hồ báo thức hay chờ khi đồng hồ báo hiệu 5:00 giờ chiều là ngưng mọi công việc đang làm, mà chiếc đồng hồ cơ thể và bộ não của chúng vẫn đi theo đúng với những thay đổi trong chu kỳ sáng-tối của một ngày. Nếu cái chu kỳ sáng-tối đó chẳng may bị xê dịch, những con chuột trên cũng cảm thấy như bị “hụt hẫng” giống như ở loài người vậy. Và chúng phải mất mấy ngày mới có thể bắt đầu thức dậy với giờ giấc mới, chúng đói không đúng lúc, chức năng miễn nhiễm của chúng bị suy yếu, và chúng hoạt động chậm chạp hơn bình thường.

Ngoài ra, đổi giờ còn làm người ta bị thêm những triệu chứng như nhức đầu, mất ngủ và trầm cảm.
Nhưng cho dù thế nào, người dân sống ở Bắc Mỹ sẽ còn tiếp tục phải đổi giờ hai lần mỗi năm. Không những thế, thời gian áp dụng “giờ mùa hè” trong năm còn tăng từ bảy lên thành tám tháng kể từ 2007. Một trong những nhóm ủng hộ cho việc tăng “giờ mùa hè” là nhóm vận động hành lang (lobbyist) đại diện cho các công ty sản xuất kẹo và các cửa hàng bán lẻ. Nhưng kẹo thì mắc mớ gì tới giờ giấc? Này nhé, ngày lễ Halloween rơi vào ngày cuối cùng của tháng 10 và vì vậy nó vẫn nằm trong khoảng thời gian của “giờ mùa hè”. Các em nhỏ sẽ có thêm một tiếng để đi gõ cửa hàng xóm xin kẹo (trick-or-treat), nhờ vậy kẹo sẽ được tiêu thụ nhiều hơn và người ta sẽ phải mua kẹo nhiều hơn. Thế là không những có lợi cho các công ty làm kẹo mà các cửa hàng bán lẻ cũng được ăn theo. Ai dám nói chế độ tư bản đang dẫy chết. Chế độ tư bản sẽ còn sống hùng sống mạnh lâu nữa.

Trong 50 tiểu bang của nước Mỹ, chỉ có hai tiểu bang Arizona và Hawaii là không tham gia vào trò chơi đổi giờ như trên, chắc là vì hai tiểu bang này họ có dư nắng quanh năm, không chỉ xuân hè mà luôn cả thu đông nên không thấy việc đổi giờ là cần thiết.

Hiện có hai tiểu bang Utah và Kentucky cũng đang tính chuyện bỏ không chơi với việc đổi giờ vô tích sự này nữa. Thậm chí còn có một vài kiến nghị trên mạng kêu gọi quốc hội liên bang hãy chấm dứt ngay cái trò chơi đổi giờ này cho cả nước được nhờ.
Ta nên nhớ việc áp dụng “giờ mùa hè”, ở mặt nổi, vẫn được rêu rao là để người dân tiết kiệm năng lượng, nhưng ở mặt chìm, và điểm này mới là quan trọng, là để kích thích kinh tế. Nhưng ngay cả vào mùa thu và mùa đông khi được đổi lại giờ bình thường thì khoảng thời gian này vẫn đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, là vì đây là thời gian người ta cần mua sắm cho dịp lễ tết. Thế nên, suy cho cùng, dù là “giờ mùa hè” hay giờ bình thường, giới tư bản kinh doanh vẫn nắm lợi cả hai đầu.

Do đó, ai tranh đấu thì cứ tiếp tục tranh đấu. Với quá nhiều quyền lợi cho giới tư bản thì việc đổi giờ còn khuya người ta mới chịu bỏ.

Huy Lâm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.077 giây.