logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 19/11/2014 lúc 10:26:24(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mỗi đứa trẻ ra đời là niềm hạnh phúc, niềm hy vọng của bao người. Của cha mẹ, của họ hàng nội, ngoại hai bên. Tượng trưng cho niềm hạnh phúc, hy vọng đó là việc đặt tên cho đứa trẻ.
Qua cái tên có thể đoán được ước vọng của cha mẹ gửi gấm vào con hay gia thế của đứa trẻ…

Vua Minh Mạng đặt ra bài thơ Đế hệ thi để con cháu đặt tên kép, từ đó cứ xem tên đệm mà đời thứ mấy, có cùng vai phải lứa chăng?

Miên Hường Ưng Bửu Vĩnh
Bảo Quý Định Long Trường
Hiền Năng Kham Kế Thuật
Thế Thoại Quốc Gia Xương

Trước năm 75, dòng họ vua Nguyễn lấy têm đệm làm họ luôn vì ai nấy đều hiểu rõ nguồn gốc của tên: như Miên Thẩm, Ưng Bình, Bửu Kế… Bên nữ cũng có thứ tự riêng: Tôn nữ, Công Tôn Nữ, Công Tằng Tôn Nữ, Công Huyền Tôn Nữ. Sau 75, nhà nước bắt phải thêm họ Nguyễn đằng trước, như Nguyễn Phước Vĩnh Trọng, Nguyễn Phước Bảo Hà… Cứ nghe tên, biết ngay vai vế trong dòng họ thế nào. Ngoài ra, dòng thứ cũng có một bài thi khác nhưng không phổ biến bằng bài này.

Những dòng họ to thường đặt tên đệm giống nhau để dễ nhận họ hàng. Lâu ngày nhiều người thành đạt tạo nên dòng họ danh giá, như dòng họ Đặng Vũ, Nguyễn Khoa, Hồ Đắc… Vùng nào cũng có những dòng họ lâu đời: Lê Phước, Phan Huy…

Xưa kia, gia đình đông con thường đặt theo thứ tự thành một câu dài. Gia đình bên ngoại của nghệ sĩ Kim Cương đặt tên con theo vần điệu: Công, Thành, Danh, Toại, Phỉ, Chí, Nam, Nhi, Bia, Truyền, Tạc, Để. Vì thế mới có nghệ sĩ Năm Phỉ, Bảy Nam… Nhà nghệ sĩ Ngọc Giàu có tên theo thứ tự là: Thành, Tâm, Tu, Niệm, Giàu, Sang, Trên, Đời, nhưng tới tên Giàu thì ngưng. Một ông khác đặt tên con trai theo thứ tự là Trung, Hiếu, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín; và con gái là Ngọc, Kim, Ngân, Châu, Báu. Tuy nhiên ông chỉ sinh được mười người con, nên hai tên Tín và Báu chưa được dùng đến. Sau này, người ta không còn sinh con cả dọc nữa nên không thấy những câu dài như thế.

Những gia đình nghèo khó thường đặt tên cho con với ước mơ đời con khá hơn cha mẹ, như Kim Ngọc, Ngọc Giàu, Hữu Được… Con trai thường mang tên ý nghĩa mạnh mẽ, như Hùng, Tuấn, Cường… Con gái dĩ nhiên mềm mại xinh đẹp hơn với Hoa, Thùy, Diễm… Gia đình chữ nghĩa đặt tên cho con với ý nghĩa thâm trầm, như Minh Khuê là viên ngọc quý, hay sao Khuê soi sáng, Minh Triết là thông hiểu sâu rộng…

Hoặc tên cũng gắn liền với… sự tích nào đó. Một cô bị kẻ sở khanh “quất ngựa truy phong” đã đặt tên cho con trai mình là Hoài Hận. Tên Hận không phải là hiếm. Khi nghe thấy, người ta đoán được ngay hẳn phải có câu chuyện buồn đằng sau cái tên ấy. Cô khác họ Trần có người chồng họ Dương qua đời khi cô còn đang mang thai; đứa trẻ ra đời đã mồ côi cha nên được đặt tên là Dương Trần Thương Hoài…

Giờ thì hiếm hoi, đứa trẻ ra đời không chỉ là con một mà có khi còn là cháu một nên cả đại gia đình tranh nhau đặt tên. Một cháu bé đầu tiên trong nhà được sinh ra, cả nhà vắt óc tìm tên đẹp. Ông nội lọ mọ dò quyển tự điển, cha là giáo viên nên lục tung tất cả sổ điểm để tra danh sách học sinh, bà ngoại nghĩ xem tên nào không bị phạm húy các bậc bề trên. Ở Âu Mỹ, tên đứa bé được đặt giống một người họ hàng để tỏ lòng yêu mến người đó, nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, đặt tên giống để khi nào không ưa nhau thì lôi tên con ra chửi xéo. Hơn một tháng sau nhiều cãi vã tranh luận, bé mới được đặt tên Khánh Linh với mong muốn cuộc đời quyền uy lẫy lừng như bà vợ Tưởng Giới Thạch. Thế nhưng tới bé thứ hai ngay sau đó một năm, bà mẹ trẻ vùng lên đòi quyền đặt tên cho con là Thanh Trà, một loại trái cây nhỏ bé xinh xắn đầy khiêm nhường.

Trước kia còn kiêng kỵ, đứa trẻ ra đời mới mua sắm quần áo, được mấy tháng khỏe mạnh mới được đặt tên, làm giấy khai sinh. Nay thì theo Âu Mỹ, bào thai mới siêu âm chưa rõ, đã được tung lên facebook để một anh ca sĩ công bố tên con và một cô người mẫu tuyển… rể!

Thời xưa, ở miền quê, theo niềm tin đặt tên con xấu để ma quỷ chê, không thèm ngó tới như thằng Cu, cái Hĩm… Tên theo tuổi tác như Ngọ, Thìn, Giáp, Ất… Theo giống, theo những vật dụng quen thuộc trong nhà như cái Hến, thằng Cò, con Ấm, thằng Chén… Theo ước mơ của người nông dân muôn đời là Ruộng, Rẫy… Những tên Lài, Thơm, Nụ… dĩ nhiên thuộc về các thôn nữ. Ở thành phố, thì những tên thường được gọi ở nhà như Tý, Tèo… nay nghe rất hiếm, đi đâu cũng toàn gặp Ti, Bi, Bo…

Mặc dù chữ lót “Thị” hoặc “Văn” là điểm đặc biệt của tên Việt Nam, nhưng sau này, nhiều người bỏ đi vì chê nó “quê” quá. Thị là “thị Mẹt” nên quẹo chữ “Thị” thành “Thụy” nghe tân kỳ hơn. Để tỏ rõ sự bình đẳng nam nữ thì bây giờ tên của trẻ hay lót họ mẹ ngay sau họ cha. Một ông giáo sư nọ đã bực mình vì học trò tên Nê mà theo nghĩa Hán Việt có nghĩa là bùn. Thật ra, đa số gia đình bình dân nhiều khi chỉ đặt tên cho con theo vần điệu. Như mẹ tên Na thì con tên Nê, tên Nết… chị tên Vỏn, em tên Vẹn. Đúng là vỏn vẹn, chỉ thế thôi chứ nào có ẩn nghĩa gì đâu.

Tên thường đi theo mốt. Có thời rộ lên Diễm, có lúc nổi lên Vy: Thúy Vy, Thảo Vy… hay My: Kiều My, Giáng My… Những tên Thoa, Hiên, Nhu…, ngay cả Sương, bây giờ ít người đặt.

Đây đó vẫn có những tên lạ. Ông Mai Văn Cán ở Quảng Nam vì bực tức việc phải ra xã nộp phạt sáu ngàn rưỡi đồng nên đặt ngay tên con là Mai Phạt Sáu Ngàn Rưỡi Đồng. Anh này mới đổi tên thành Mai Hoàng Long. Đương nhiên đây là một trong số ít trường hợp đặc biệt thôi. Vài nhà, để đầy đủ ý nghĩa hoặc do sở thích đặc biệt của cha mẹ, đã đặt tên con quá dài. Đó là trường hợp của ông Lê văn Bốn ở Nhà Bè đặt tên cho hai người con gái đầu là Lê Hiếu Nghĩa Đệ Nhất Thương Tâm Nhàn, Lê Hiếu Nghĩa Đệ Nhất Thương Linh Phượng và cậu út tên dài nhất là Lê Hoàng Hiếu Nghĩa Đệ Nhất Thương Tâm Nhân. Ông Đào Sinh Hoạt ở Thái Nguyên đặt tên cho cô con gái thứ ba ngắn hơn, chỉ là Đào Thị Long Lanh Kim Ánh Dương thôi. Đặc biệt ở miền Trung, nam giới thường được đặt tên chỉ có hai chữ: Lê Bốn, Phan Phổ… chẳng hạn. Cho nên nghe tên hai chữ biết ngay dân vùng Quảng. Dù sao bây giờ tên ba chữ đã nhiều hơn do nhu cầu đặt tên con cái đẹp hơn, đầy đủ ý nghĩa hơn.

Con cái sinh ít nên quý lắm. Từ khi đứa bé còn trong bụng, cha mẹ đã cẩn thận tìm thầy xin tên sao cho âm dương, can chi không những hợp với năm sinh của bé mà còn hợp với tên và tuổi của cha mẹ.

Tên tuổi cũng phản ảnh thời đại. Trước kia, người đi Nga du học đặt tên con là Cẩm Linh để kỷ niệm thắng cảnh của Nga là Điện Kremlin. Cháu nội của một nhà thơ được đặt tên Na Uy để nhớ tới một người bạn ân nhân đang sống ở đó. Người sinh vào cuối tháng Chạp có cái tên Nô En, kẻ mê Tây, Đầm đặt tên con là Ê Len, Mi Sen…
Lúc phim ảnh Hong Kong, Đài Loan… tràn ngập màn hình thì nhiều trẻ mang tên Gia Huy, Băng Băng, Gia Bảo, Thành Long… Đến thời phim Hàn nổi lên thì nào là Na Ra, Min Seo… Dù sao tên Hàn không âm ra Hán Việt được nên chỉ có dưới quê, miền núi… mới đặt tên đúng âm Hàn như vậy.
Người Ca Dong ở các bản làng huyện Sơn Tây, khu vực miền núi Quảng Ngãi, đâm ra nổi tiếng khi mê phim Hàn tới nỗi đặt tên cho con là Đinh Ka Ki Wel, Đinh Un Giun Zờ… Điện thoại di động là món đồ dùng văn minh, cực kỳ tiện lợi lại vừa túi tiền, nên không lạ khi xuất hiện các bé tên Đinh Nôkia, Đinh Samsung…
Tín đồ bóng đá càng không hiếm nên nhiều người cha sẵn sàng đặt tên con là Rô Nan Đô. Một người cha đã đặt tên cho hai người con trai của mình là Nguyễn La Tô và Nguyễn Pê Lê. Cứ nhớ tới giai đoạn vàng son của các cầu thủ này thì cũng tạm đoán được tuổi của các chàng trai.

Việc làm khai sinh cho con theo âm ngoại quốc bùng lên tới nỗi dấy lên dư luận. Giờ thì đặt tên con không còn là quyền tự do của cha mẹ, gia đình nữa! Là người Việt mà có cái tên vọng ngoại là không được đâu.
Một đại biểu Quốc hội đưa ý kiến phải đặt tên con cái “thuần Việt” theo đúng tập quán, truyền thống xưa nay.
Ông nhân viên đùa với chị đồng nghiệp:
– Này con Gia Hân của cô giống tên của diễn viên Hồng Kông quá. Theo luật mới coi chừng phải đổi lại một cái tên Việt đó nha.
Chị đồng nghiệp phản bác ngay:
– Ông có biết cái ý nghĩa thâm thúy của tên con tôi không? Họ bên chồng tui lần đầu mới có cháu gái nên Gia Hân có nghĩa là gia đình hân hoan chứ không phải theo tên cô đào Chung Gia Hân, diễn viên TVB hay Lý Gia Hân, hoa hậu Hồng Kông. Ông đã thấy nôm na thuần Việt chưa?
Nhà nước đang có ý định giao quyền cho nhân viên hộ tịch nếu thấy cha mẹ đặt tên cho con kỳ cục quá thì có quyền từ chối. Một cái tên khó cho là xấu hay kỳ nếu nó gắn liền với mong ước, kỷ niệm riêng tư của mỗi người. Ngoài ra, không chắc nhân viên hộ tịch có nhận định đúng. Dưới miền Tây, do phát âm không chính xác nên nhiều trường hợp nhân viên hộ tịch ghi sai tên. Vân thành Dân hay Dâng, Oanh thành Quanh… và ở miền Bắc tên Trâm thành Châm, Trân thành Chân là thông thường. Cha mẹ không để ý nên tên ghi sai đó theo bé suốt đời.
Một thanh niên nhận xét, hiện giờ nhà nước đang khuyến khích học tiếng Anh, mở rộng giao du trên toàn thế giới, trong khi tên Việt Nam khó phát âm đúng. Vì thế nên xen tên tiếng Anh vào giữa tiếng Việt. Một đề nghị mới mẻ nghe chừng hợp lý nhưng khó mà thực hiện lúc này.
Nếu tên kỳ dị quá, khi trưởng thành, người ta có thể xin đổi tên. Thế nhưng dù sao đặt tên con cái vẫn thuộc quyền công dân. Không thể đưa vào khuôn khổ pháp luật được như ý kiến một dân biểu đưa ra.
Saigon Cô Nương

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.068 giây.