logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 20/11/2014 lúc 09:54:55(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Con đường ca nhạc của Đăng Vũ khá gian nan. Cái tên Đăng Vũ là do ông bầu ca nhạc Duy Ngọc đặt cho khi anh bắt đầu đi hát kiếm tiền ở Sài Gòn.

Thực ra anh mang họ Chế với dòng máu Chiêm Thành, sinh năm 1977 tại Đà Lạt, cha anh là một người lính Việt Nam Cộng Hòa; sau năm 1975 về miền rừng núi xứ cao nguyên này làm rẫy và cậu bé thường hay nghe những bản nhạc mùi của giọng ca Duy Khánh trong mấy cuốn băng Cassette mà máy hát phải dùng điện từ bình ắc quy vì nơi gia đình anh ở không có điện.

Đăng Vũ nhớ lại lúc 12 tuổi, một lần nghe một người ôm đàn guitar đệm điệu Bolero mà ca những bản nhạc mùi của dòng nhạc Sài Gòn thì anh rất thích và xin nhận ông này làm thầy dạy ca nhạc.

Ngoài sở thích ca hát, Đăng Vũ còn mê võ thuật. Lúc 9 tuổi, cậu bé ốm yếu bệnh triền miên và người anh dẫn đi học võ Thiếu Lâm Bắc Phái, và nhờ tập luyện võ thuật mà hết bệnh và trở thành một võ sĩ tài giỏi chuyên đi giao đấu trên võ đài. Năm 17 tuổi, và 18 tuổi anh đoạt huy chương vàng về võ thuật cổ truyền của tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đồng Nai.

Ngón sở trường của anh là Bàn Long Cước và Phượng Dực Hoành Phong Quyền đã từng hạ bao nhiêu đối thủ. Nhưng với tấm lòng nhân hậu, võ sĩ Đăng Vũ cảm thấy xót xa khi thấy kẻ bị mình dùng quyền cước hạ gục trên đài, máu me và đau đớn; cho nên anh quyết định bỏ nghề võ sĩ thượng đài.

Sau đó bạn bè rủ anh bỏ Đà Lạt về Sài Gòn thi vào trường nghệ thuật điện ảnh. Với dáng vóc cao ráo đẹp trai, có khả năng hát và võ thuật và cũng là người gốc thiểu số Chiêm Thành nên cuối cùng anh được nhận vào học. Lúc thi tuyển, giám khảo bảo hát thử một bài và Đăng Vũ chọn một ca khúc điệu Bolero mùi mẫn và bị phê bình là " em hát nghe sến quá". Và anh biểu diễn bài quyền Mê Tông La Hán Quyền làm mọi người thán phục. Bảo đọc thơ thì giọng anh chẳng phải Bắc, chẳng phải Trung mà chẳng phải Nam, mà là một loại giọng của người gốc Chiêm Thành nói tiếng Việt Nam.

Trong thời gian học trường này, Đăng Vũ phải đi làm đủ nghề để kiếm sống như bồi bàn, lao động chân tay. Anh kể một kỷ niệm về công việc phụ giúp bà bán thức ăn ở vĩa hè, khi công an tới đuổi bắt thì mỗi đứa khiêng bàn ghế chạy vào trong hẻm; phần anh thì mang cây dù to che nắng che mưa vì khỏe mạnh; và sau đó là được trả công bằng những đĩa cơm. Anh nhớ lại quãng thời gian đó, cùng mấy đứa bạn sinh viên ở trọ đói quá leo lên cây khế của bà chủ nhà, chỉ trong một ngày ăn sạch những quả khế; kỷ niệm đó nhớ mãi.

Thử kiếm tiền bằng đường ca hát, Đăng Vũ theo một đoàn ca nhạc ra miền Trung lưu diễn; đêm đầu tiên đứng trên sân khấu rất hồi hộp, anh hát bản Lá Thư Cuối Cùng của Tú Nhi " Được thư lần này buồn lắm em ơi, nhưng chẳng qua sự đời, bao nhiêu lần thương bao nhiều lần nhớ..." Hát chưa hết câu cuối, khán giả chưa kịp phản ứng thì một nam danh ca, ngôi sao chính của đêm diễn, bước ra sân khấu ôm Đăng Vũ và đẩy anh vào hậu trường để hắn đón nhận những tràng pháo tay . Và đêm sau thì mưa bão tới cả nữa tháng làm cho đoàn hát phải nghỉ và trở lại Sài Gòn và anh cũng chẳng được đồng thù lao nào cả.

Đăng Vũ xin vào hát cho một nhóm ca nhạc ở công viên cho quần chúng nghe, anh chỉ hát một bản duy nhất là Nói Với Người Tình của Hàn Châu " Qua lối nhỏ vào nhà em, muốn ghé vào thăm sợ ba má em buồn lòng..." được trả tiền trị giá khoảng một đô la mỗi lần diễn, ăn được 5 tô phở bình dân.

Một kỷ niệm khó quên khác là một đêm Đăng Vũ cùng người bạn lái xe hai bánh lên Bình Dương hát, nữa đêm về bánh xe xẹp và cả hai phải vừa đi bộ vừa dắt xe về tới Sài Gòn thì trời vừa sáng.

Và sau đó, Đăng Vũ xin vào hát đoàn của bầu sô Duy Ngọc, ông nhận nhưng cho ngồi chờ suốt đêm vì có nhiều siêu sao trình diễn và suốt cả bảy đêm liền cũng như vậy; và anh đành nản chí trở lại quê cũ Đà Lạt làm nghề khác mưu sinh.

Nhưng sự đam mê ca hát vẫn không dứt bỏ, nên năm 2006 Đăng Vũ xuống Sài Gòn trở lại và làm nghề phụ tá cho đạo diễn quay phim và có dịp làm quen với những người trong giới văn nghệ. Anh được nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng, người đã từng ở Quận Cam và trở về Việt Nam mở phòng trà ca nhạc, nhận làm con nuôi.

Năm 2012 Đăng Vũ sang định cư hải ngoại. Đầu năm 2014, ghé quán phở Quận Cam thì tình cờ gặp lại Vũ Xuân Hùng; ông này dắt tới thăm nhạc sĩ Anh Bằng và giới thiệu với trung tâm Asia. Mấy ngày sau, Đăng Vũ được mời tới thu âm thử giọng. Anh hát bản Quê Hương Bỏ Lại đầy xúc cảm và nhạc sĩ Trúc Hồ cùng Thy Vân, giám đốc trung tâm Asia đồng ý mời cộng tác.

Cuốn đầu tiên Đăng Vũ xuất hiện là bản Rừng Chưa Thay Lá hát chung với Mỹ Huyền trong cuốn Asia 75 và anh tiếp tục trình diễn trong các cuốn tới.

Mặc dù chỉ mới lên băng hình Asia mấy tháng nhưng các bầu sô đã biết và mời Đăng Vũ trình diễn ở nhiều thành phố. Trung tâm Asia cũng đã phát hành một cuốn CD tiếng hát Đăng Vũ với những bản dòng nhạc quê hương và lính.

Chất giọng của Đăng Vũ có nét riêng, có thể anh là người mang dòng máu Chàm cho nên phảng phất âm hưởng của danh ca Chế Linh.

Với câu chuyện kể chân tình về một quãng thời gian mê ca hát nhưng đầy gian nan ở quê nhà, có một nét hào hùng của ngọn cước đường quyền từng đoạt giải võ thuật cổ truyền nhưng trái tim không muốn làm thương tổn người khác, và một giọng ca đặc biệt, ca sĩ Đăng Vũ có một con đường ca nhạc đi tới đầy hấp dẫn. Trung tâm Asia đã từng đào tạo nhiều ca sĩ thành công và hi vọng cũng sẽ giúp Đăng Vũ như vậy.

Phương Thy / SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.046 giây.