logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/11/2014 lúc 09:23:57(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Âm nhạc và hội hoạ là những loại hình nghệ thuật luôn gắn bó với lịch sử của nhân loại từ thuở sơ khai của loài người. Hai loại hình văn hoá này đã ổn định và gắn bó với đời sống tinh thần của loài người trước khi hình thành xã hội tôn giáo và chính trị.

Hàng triệu bức tranh cổ được tìm thấy trong những vách núi cùng với những hiện vật cổ là những loại nhạc cụ được chế tác từ tự nhiên như xương động vật hay những bộ gõ bằng đá.

Những hiện vật trên được tìm thấy ở gần như hầu hết các tộc người, điều đó minh chứng cho sự tồn tại của hội hoạ và âm nhạc trong đời sống văn hoá và tâm linh của con người.

Âm nhạc cổ Việt Nam cũng nằm trong cái quy luật chung của nhân loại với lời ca tiếng hát chứa đựng những khát vọng sống trong sáng của một cộng đồng.

Tối 07/11 vừa qua, tại phòng hoà nhạc của bảo tàng Guimet, một thánh địa của bảo tàng cổ vật Á Châu tại Paris-Pháp đã diễn ra một sự kiện văn hoá mang tầm quốc tế về âm nhạc cổ Việt Nam với tên gọi: Tiếng Trúc-Tiếng Tơ.

Nhà nghiên cứu văn hoá Đàm Quang Minh với nghệ sỹ cải lương Hương Thanh là những người có công đầu trong việc kết nối và đưa âm nhạc truyền thống cổ việt nam đến với thính giả và những học giả âm nhạc tại Pháp. Chương trình còn có sự tham gia của RFI (Radio France Internationale), France Musique và đại sứ Unesco tại Pháp.

Ông Đàm Quang Minh theo học nghành văn hoá và tôn giáo tại trường đại học Sorbonne, một trường đại học danh tiếng bậc nhất tại Paris-Pháp. Ông đã bỏ ra hơn 20 năm nghiên cứu về âm nhạc cổ Việt Nam.

Trong buổi ra mắt chương trình âm nhạc truyền thống Việt Nam với thính giả Pháp ông đã đích thân rước cây Đàn Đáy của lão nghệ nhân Quách Thị Hồ (1909-2001), bà là một trong những đại diện của thể loại nhạc Ca Trù, người có công đưa Ca Trù lên bản đồ âm nhạc thế giới.

UserPostedImage

Đây là cuộc hội ngộ âm nhạc giữa các nghệ sỹ đến từ nhiều miền khác nhau:

■Nghệ sỹ nhân dân: Nguyễn Xuân Hoạch (Đàn đáy, đàn nguyệt, đàn tam - Hát xẩm, ca trù)
■Nghệ sỹ Nhân dân: Ngô Thanh Hoài (Hát chèo, ngâm thơ)
■Nghệ sỹ ưu tú: Đặng Công Hưng (Hát văn - đàn nguyệt)
■Nghệ sỹ ưu tú: Đoàn Thanh Bình (Hát chèo, ca trù)
■Nghệ sỹ ưu tú: Vũ Ngọc (Bộ gõ)
■Đàm Quang Minh (Trống chầu)
■Nghệ sỹ: Nguyễn Thanh Hà (đàn tranh)
■Nghệ sỹ Hương Thanh đảm nhiệm phần cổ nhạc hai miền Trung-Nam
Điều hiếm hoi gặp được ở đây là các nghệ sỹ, nghệ nhân này đều là đại diện chính tông cho bộ môn của mình về nghề và tâm nghề trong làng cổ nhạc Việt Nam.

Trong đêm diễn, tài năng và tinh thần nghệ thuật của họ đã đem lại cho khán thính giả một bữa tiệc âm thanh bằng tất cả những sắc mầu, giai điệu, tiết tấu của nhạc cổ Việt Nam.

Tiếng Trúc-Tiếng Tơ
UserPostedImage

Chương trình được mở màn bằng câu ngâm Dâng Hương theo lối hát Cửa Đình, đệm đàn Đáy do Nghệ sỹ nhân dân Nguyễn Xuân Hoạch thể hiện. Ông đã tận tâm se lại những sợi dây tơ theo lối cổ của cây đàn này, một di vật của lão nghệ nhân Quách Thị Hồ.

Câu ngâm cổ này chính là lý tưởng của nhạc cổ Việt Nam: "Thông Thông nhai khí nhiễu Trường Yên. Ái đại cung đình thấu cửu thiên".

Tạm dịch: Hơi ấm ngạt ngào trốn Đế Kinh. Miếu đường lồng lộng chữ anh minh.

Nối tiếp là làn điệu chèo cổ (Sa lệch chênh) đượm chất trữ tình hoài niệm để minh hoạ cho nỗi nhớ thương cổ đô Thăng Long với những câu thơ của bà Huyện Thanh Quan được thể hiện qua giọng hát của nghệ sĩ Đoàn Thanh Bình.

Chất giọng vàng của nghệ sỹ nhân dân Ngô Thanh Hoài khi ngâm những vần thơ của Nguyễn Duy đã thể hiện được sức nặng tâm linh của ca nhạc cổ Việt Nam.

Tình yêu âm nhạc miền Trung đã được bộc lộ qua những câu hò Huế và điệu Lý Tình Tang của nghệ sỹ Hương Thanh.

Nghệ sỹ Công Hưng với chất giọng quyến rũ ma mị, với ngón đàn nguyệt long lanh đã đưa thính giả vào cõi tâm linh huyền bí của thể hát Chầu Văn.

Nghệ thuật Ca Trù hát khuôn với bài "Thét Nhạc" hát theo lối cửa đình thể hiện qua giọng ca tiếng phách của Nghệ sỹ ưu tú Đoàn Thanh Bình và đàn Đáy Xuân Hoạch, trống chầu Đàm Quang Minh đã thể hiện được phong thái trang nghiêm đĩnh đạc mà trữ tình kín đáo của thể nhạc được trân trọng nhất khi xưa ở miền Bắc.

Bài ca "Anh Xẩm" của thi sỹ Tản Đà qua giọng hát, tiếng đàn Hồ đậm chất dân gian của Xuân Hoạch như muốn đưa người nghe về tận xa xăm chốn quê xưa.

Tâm sự sâu sắc của bài "Dạ cổ hoài lang" với chất giọng Hương Thanh đã đem đến cho khán giả ấn tượng sâu đậm về miền quê Nam Bộ.

Buổi hoà nhạc diễn ra khoảng một tiếng rưỡi, với thần thái nghiêm trang, trong không gian cổ kính của khán phòng hoà nhạc Guimet. Những câu ca tiếng nhạc đầy sức mạnh nội tâm của từng nghệ sỹ đã cho khán thính giả được nghe và trải nghiệm không khí và âm hưởng nhạc cổ Việt Nam với những chân giá trị của nó.

Qua đêm diễn này, bằng quyền năng đặc biệt của người nghệ sỹ, bằng ký ức và hoài niệm về một miền văn hoá cội nguồn mà mỗi nghệ sỹ tích luỹ được, các nghệ nhân âm nhạc cổ truyền Việt nam như muốn kể một câu chuyện về một miền ký ức, một nỗi khát vọng về cái thời khi mà người còn biết sống với người, biết yêu cỏ cây muông thú, biết thành kính với những di sản mà cha ông để lại.

Buổi diễn đã kết thúc trong cái lặng bất thần khi tiếng nhạc kết thúc rồi vỡ oà trong những tràng vỗ tay và những làn nước mắt.

Nhiều người đã khóc khi họ nhận thấy âm nhạc là thứ ngôn ngữ duy nhất tồn tại trong khoảnh khắc này. Khoảng cách về ngôn ngữ và văn hoá, khoảng cách giữa nghệ sỹ và thính giả không còn tồn tại.

Ở đây giữa khán phòng hoà nhạc này, bao nhiêu màu da, bao nhiêu tôn giáo, bao nhiêu tầng lớp xã hội - mọi khoảng cách không còn nữa. Chỉ tồn tại một tình cảm duy nhất đó là Tình Yêu.Thế mới biết sức mạnh của văn hoá và âm nhạc là như thế.

Buổi biểu diễn với sự thành thật mộc mạc trong hành động nghệ thuật các nghệ nhân ca cổ nhạc đã khiến ta suy ngẫm về những chân giá trị nghệ thuật. Nó cho ta nhiều câu hỏi về chân giá trị của văn hoá nghệ thuật ngày hôm nay.

Giá trị của âm nhạc cổ truyền đối với đời sống hiện đại
UserPostedImage
Theo quan điểm chung của các nghệ sỹ thì họ muốn đưa ra một chuẩn mực của âm nhạc cổ Việt Nam. Vì giữa cái thời cực thịnh của công nghệ truyền thông, những lò bát quái của công nghệ làm đẹp,

và làm ra cái đẹp, thông qua ống kính vạn hoa của phương tiện truyền thông những giá trị chuẩn của văn hoá bị bóp méo để phục vụ cho mục đích giải trí văn nghệ bản năng.

Trong khi văn hoá và văn nghệ là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau.

Văn nghệ nhằm mục đích giải trí trong một khoảng không gian và thời gian cụ thể.

Còn văn hoá bao hàm nghĩa rộng hơn được tích luỹ bởi kỹ năng sống của nhiều tộc người trong lịch sử, nó tạo ra tính chất và bản sắc dân tộc.

Giữ được cái chuẩn trong văn hoá nghĩa là định hình tính chất và bản sắc của một tộc người.

Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, âm nhạc cổ Việt Nam vẫn như mạch ngầm âm ỉ nuôi dưỡng bao thế hệ người Việt. Gần một nghìn năm Bắc thuộc người Việt vẫn không bị đồng hoá với người Hán.

Vượt qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc với hai cường quốc Pháp và Mỹ, âm nhạc cổ Việt Nam vẫn oằn lưng bền bỉ gánh chịu cùng với những người con đất Việt đi qua thử thách khó khăn.

Những nghệ sỹ ca nhạc cổ truyền trong đêm diễn "Tiếng Trúc -Tiếng Tơ" ngay giữa trung tâm Paris hoa lệ không chỉ cho thính giả và những học giả âm nhạc Pháp thấy rằng: Chúng tôi cũng có một nền văn hoá triết học có thể đứng ngang hàng với bất cứ nền văn minh cổ đại nào trên thế giới.

Cá nhân là một người nghệ sỹ và thích quan sát những chuyển động của văn hoá, tôi đã may mắn có mặt trong suốt quá trình chuẩn bị cho đêm diễn và có nhiều thời gian tiếp xúc với các nghệ sỹ.

Tình yêu nghề của mỗi nghệ sỹ truyền cho tôi rất nhiều năng lượng. Một khoảng khắc đẹp của đời một người nghệ sỹ như tôi khi có được những trải nghiệm và chia sẻ về chuyện nghề, chuyện đời cùng với họ.

Tình yêu âm nhạc của họ không chỉ đơn thuần là một cái nghề mà hơn hết họ còn đem theo mình một sứ mệnh vô cùng lớn lao, sứ mệnh ngàn đời mà cha ông tổ tiên đã gìn giữ và đã truyền lại cho thế hệ sau.
Trần Trọng Linh gửi tới BBC từ Thụy Sỹ

Sửa bởi người viết 21/11/2014 lúc 09:24:51(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.108 giây.