logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/11/2014 lúc 09:42:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bất cứ sinh viên quốc tế nào cũng phải chấp nhận một sự thật là họ sẽ phải quay trở về nước trong một ngày nào đấy.

Faridah Wu chia sẻ cảm nhận về thời gian bạn du học tại Melbourne và cảm giác trở lại ‘cuộc sống cũ’ khi đã là một người

khác như thế nào.

UserPostedImage
Faridah (thứ tư từ bên trái) và bạn. Ảnh: Wei Jin Lim

Tích.

Tôi nhìn đồng hồ.

Nó đáng đếm số thời gian tôi còn lại ở đây.

Tắc.

Thời gian trôi. Tôi đã dành bao nhiêu thời gian để chạy qua chạy lại những bức tường của tòa nhà Nghệ thuật Cũ. Nhưng

tôi chưa từng để ý đến tiếng nói của những sinh viên thường đi qua những lối đi này. Tiếng nói của những người đã tốt

nghiệp và đi tìm kiếm thành công của mình, dù đó là ngành họ học hay những thứ khác. Họ có thể đã rời trường từ lâu

nhưng câu chuyện về thời gian họ còn học ở trường vẫn còn đọng lại, ký ức của họ vẫn được lưu giữ toàn vẹn.

Tích.

Một năm nữa, những bức tường này sẽ bắt đầu kể câu chuyện của tôi. Tiếng của tôi sẽ hòa cùng âm hưởng của những ký

ức vang lên trên những lối đi giữa các tòa nhà này. Những sinh viên mới sẽ nghe câu chuyện của tôi, tôi đã vượt đại

dương để đến Melbourne và khó khăn như thế nào khi bắt đầu một cuộc sống tự lập một mình.

Thời gian đầu thật khủng khiếp. Tôi phải làm quen với một lãnh thổ mới, một đất nước mới mà tôi không hề cảm thấy là đất

của mình, và với những bạn đồng trang lứa có vẻ thích nghi tốt hơn nhiều so với tôi. Các sinh viên trẻ hơn tôi có vẻ thích

nghi với mọi thứ xung quanh thật dễ dàng. Còn với tôi vài tháng đầu dành để suy tư là liệu mình đã chọn lựa đúng khi từ bỏ

sự thoải mái để tới đây.

Và đúng là bên trong mỗi chúng ta đều có những vấn đề riêng. Là một người đến từ một nước nói tiếng Anh tôi thấy

những người khác quanh mình gặp khó khăn khi muốn diễn đạt bản thân với ngôn ngữ thứ hai, hay có khi là thứ ba và thứ

tư của họ. Tôi không thể tưởng tượng mình sẽ như thế nào vào hoàn cảnh của họ. Đến giờ vẫn không thể.

Tắc.

Tuy nhiên ai trong chúng ta lại không có những khó khăn riêng. Nước Úc cho chúng ta thấy một giai đoạn trong cuộc sống,

khi mà chúng ta phải sống xa gia đình, và đối với nhiều người là lần đầu tiên phải tự lập. Chúng ta vượt qua nhiều khoảnh

khắc không thoải mái, làm quen với bạn mới, đánh vật giữa việc làm và việc học cũng như tạo dựng một cuộc sống ở một

quốc gia mới với những phong tục không quen thuộc.

Nhưng không chỉ có những khó khăn. Chúng ta tạo dựng được những tình bạn vượt qua những ranh giới về địa lý, chúng

ta tham gia những câu lạc bộ giúp chúng ta tiến xa hơn trong những lĩnh vực mình yêu thích, rồi một số đảm nhận những vị

trí lãnh đạo.

Và với nhiều người trong chúng ta thì điều này cho chúng ta cơ hội tìm được tiếng nói riêng của bản thân.
UserPostedImage
Faridah (hàng trước, áo trắng)cùng các bạn. Ảnh: Faridah Wu cung cấp

Tích.

Chúng ta may mắn. Bằng cách này hay cách khác chúng ta được cho cơ hội để đi học ở Melbourne. Cơ hội để mở rộng

đầu óc không chỉ bằng những kiến thức sách vở mà nhận chìm bản thân trong một nền văn hóa khác biệt.

Tại thành phố đa văn hóa này, chúng ta không chỉ học được văn hóa của Úc mà văn hóa của nhiều nơi khác. Chúng ta

khám phá tôn giáo và truyền thống của người khác và điều khiến chúng tạo nên cách sống của họ.

Và chỉ khi chúng ta đi xa chúng ta mới nhận ra nền văn hóa mà chúng ta để lại phía sau và những gì chúng ta từng có

được nhưng không hiểu hết được giá trị của nó.

Tắc.

Về nhà đôi khi lại khó hơn cả việc tìm cách hòa nhập vào đất nước mới. Vì trở về nhà với những thứ tưởng chừng quen

thuộc lại có thể không quen thuộc như là tôi nghĩ.

Về thăm nhà ở Singapore giữa các kỳ học khiến tôi nhận ra rằng tôi khó có thể quay trở về với ‘cuộc sống cũ’ mà tôi từng

biết. Thời gian xa nhà đã thay đổi tôi theo cách mà tôi không từng tưởng tượng là có thể, nhưng những người ở nhà lại

nghĩ rằng tôi sẽ quay trở lại với khuôn mẫu mà họ giữ trong đầu kể từ khi lần đầu tôi ra đi.

Trong những khoảnh khắc đó, tôi đã phải tranh đấu với cám dỗ đơn giản là nhượng bộ hết, trở về và tuân thủ với cách

sống cũ. Tuy nhiên tôi nhận ra rằng những khó khăn tôi phải vượt qua trong thời gian đầu cũng chính là giai đoạn giúp tôi

trưởng thành, phá vỡ bong bóng mà tôi từng nhốt mình trong đó.

Đi du học giúp chúng ta nhận biết rõ hơn về những gì đang xảy ra xung quanh, cả về trong nước cũng như toàn cầu. Nó

cho tôi yêu Melbourne bởi những gì nó có và cùng lúc quý trọng những gì tôi có ở quê nhà. Sống tại một mảnh đất mới và

học cách thích nghi với một quốc gia khác có thể mở tầm mắt của bạn theo cách mà một chuyến du lịch không thể cho

bạn.
UserPostedImage
Faridah cùng gia đình, gồm các anh trai và cháu của cô, ba của cô ngồi ở phía sau. Ảnh: Tracy Lim

Tích.

Giờ đây khi lễ tốt nghiệp gần tới thì có một sự thúc dục trong tôi. Tôi bắt đầu với việc từ bỏ cuộc sống thoải mái khi sống

cùng gia đình ở phía sau, nhưng hôm nay sự thoải mái ấy lại chính ở nơi này. Tôi yêu thích thời gian của mình tại Úc cho

đến nay và tôi sẽ trân trọng nó hơn nữa khi nhận ra rằng với bất cứ sự khởi đầu nào cũng sẽ đến lúc phải kết thúc.

Vấn đề là con đường chưa được vạch ra kể từ đây. Nó xoay hàng triệu hướng khác nhau, giữa hai lục địa.

Và khi đồng hồ quay, từng giây chuyển qua phút, giờ và một ngày quý báu. Nó như một giấc mơ đang mờ dần và tôi bắt

đầu tỉnh giấc. Tôi biết rằng thời điểm phải ra đi sẽ sớm thôi.

Tôi chỉ không biết sớm đến mức nào.

Tôi đã tích lũy được một kho kinh nghiệm từ chuyến đi này và cùng với kinh nghiệm đó là ý thức quý trọng khoảng thời gian

tôi còn lại.

Nhưng ký ức của tôi về Melbourne sẽ còn mãi. Bóng ma của tôi sẽ vẫn quanh quẩn tại những nơi tôi ngồi học, những điểm

cà phê yêu thích, và những hành lang tôi đã đi qua. Bóng ma của tôi sẽ giúp tôi nhớ rằng Melbourne từng là ngôi nhà của

tôi, dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi.
UserPostedImage
Fari Wu tại sân trường Đại học Melbourne. Ảnh: Anwar Wu

Faridah Wu là sinh viên vừa tốt nghiệp Thạc sĩ về Truyền thông Quốc tế tại Đại học Melbourne. Sống tại Singapore suốt

23 năm đầu đời, Melbourne đã khiến cô có cái nhìn mới về cuộc sống của mình. Fari là một biên tập viên của Tạp chí

Meld Magazine và là khách mời thường xuyên của cẩm nang viết về thành phố Really Melbourne.

Theo ABC

Sửa bởi người viết 21/11/2014 lúc 09:47:15(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.085 giây.