logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 22/11/2014 lúc 11:00:51(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đờn ca Tài Tử là hình thức nghệ thuật của hòa đàn và ca thính phòng (cũng giống như Ca Trù của miền Bắc và Ca Huế của miền Trung) của những nhóm nhỏ tri âm tri kỷ, cùng với nhau chơi nhạc và thưởng thức âm nhạc. Đây là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc thù của vùng sông nước miền Nam, đã hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian.

Công phu của người đờn
Vì Đờn Ca Tài Tử không chỉ có tính nghệ thuật mà còn mang tính khoa học, nên không phải ai chơi cũng được, mà phải có thời gian tập luyện rất công phu, đạt được trình độ nhất định. Để có thể hòa đờn được trong đờn ca tài tử, người đờn phải theo học các nhạc sư một thời gian rất dài, thường phải mất hai đến ba năm mới thông thạo các bản đờn, các kỹ thuật chơi đờn như: rung, nhấn rung, nhấn mổ, nhấn mượn hơi, mổ đơn, mổ kép, mổ kềm dây; các cách đổ hột, rung cung của đờn dây cung kéo; các cách chầy, hưởng, mổ bấm, bịt, day, chớp, búng, phi, rải của đờn tỳ bà. Nhờ vào các ngón kỹ thuật này, người chơi mới chơi được các điệu và hơi trong bài nhạc tài tử.
UserPostedImage
Giọng ca trẻ Quỳnh Hoa trong một buổi sinh hoạt đờn ca Tài Tử tại Tổ Đình Sân Khấu Cải Lương thuộc Hội Bảo Tồn Nhạc Cổ Truyền Việt Nam. (Băng Huyền/Viễn Đông)

Theo nhạc sĩ cổ nhạc Huy Thanh, vì vai trò của các nhạc khí, nhạc cụ trong đờn ca Tài Tử luôn được chú trọng, nên những nhạc sĩ cổ nhạc của đờn ca Tài Tử muốn được đánh giá cao thì phải học từ chữ nhấn, chữ chuyền, rao sao cho mùi, sắp chữ sao cho đẹp, cách xuống câu uyển chuyển đến lối đàn bay bướm, đa dạng, mang phong cách riêng theo lối sáng tạo của người nhạc công đó. Khi mới học đàn, thì người học sẽ được thầy đờn dạy đàn chân phương, nhưng sau khi học hết căn bản, muốn trở thành một người hòa đờn trong những buổi đờn ca Tài Tử thì phải có phong cách sáng tạo và ngẫu hứng trong biểu diễn. Không chỉ đàn ca sao cho đúng với tính chất, hơi điệu của bài, người nghệ sĩ tài tử còn phải biết thêm thắt, biến tấu ngẫu hứng sao cho bay bổng, vì đối với nhạc tài tử, tính cố định sẽ làm mất tính tài tử. Một nốt đàn được thêm thắt, tô điểm đúng mức, mỗi nét nhấn nhá, luyến láy lão luyện đem lại nét tinh tế cho tiếng đàn, sẽ trở thành phong cách riêng của người nghệ sĩ.
Cũng theo nhạc sĩ cổ nhạc Huy Thanh, đờn ca Tài Tử có 20 bài tổ, tuy không phải người đờn ca Tài Tử nào cũng thuộc đầy đủ hay khi hòa đàn cũng không bắt buộc phải chơi hết 20 bài, nhưng đều phải biết tên các bài đó, gồm 6 bài Bắc, 3 bài Nam, 4 bài Oán và 7 bài lớn. Ngoài ra còn có rất nhiều bài bản khác được dùng, trong đó Vọng Cổ 32 nhịp là thông dụng nhất. Trong một chương trình hòa nhạc đờn ca Tài Tử lúc nào cũng có bài Vọng Cổ.


Nghệ thuật ngẫu hứng của người nghệ sĩ đờn ca Tài Tử
Trong một bài nghiên cứu của tác giả Đặng Hoành Loan về đờn ca Tài Tử, có giải thích kỹ về nghệ thuật sáng tạo của người nghệ sĩ khi hòa đờn trong đờn ca Tài Tử: “Khi chơi 20 bản tổ cũng như chơi những bản đờn tài tử khác, người chơi được phép ngẫu hứng sáng tạo, để sáng tác ngay khi trình diễn những nét giai điệu mới mẻ trên cơ sở nhịp, câu, lớp, điệu (giọng), hơi, đã được quy định bởi lòng bản.
Lòng bản là những âm cơ bản (âm chính) của âm giai và tiết tấu của mỗi câu nhạc, lớp nhạc. Mỗi câu nhạc có số khuôn nhịp cố định, thường có hai loại câu: câu nhịp tư và câu nhịp tám. Câu nhịp tư có 4 nhịp 4/4, câu nhịp tám có 8 nhịp 4/4. Lòng bản được tạo thành trên cơ sở các thang âm Bắc (hơi Bắc, hơi Hạ), thang âm Nam (hơi Xuân, hơi Ai, hơi Đảo) và thang âm Oán (hơi Oán). “Hơi được xác định bởi 4 yếu tố: Thang âm, Âm tựa, Chữ đàn và nét nhạc đặc trưng”[2].
Tất cả các nhạc sĩ chơi nhạc tài tử phải thuộc thấu đáo lòng bản của từng bản nhạc tài tử. Có vậy khi hòa đờn họ mới nhanh chóng thoát khỏi sự ràng buộc của lòng bản để thăng hoa trong “sáng tác” các câu đờn, chữ đờn mà vẫn bảo đảm sự toàn vẹn bản hòa tấu nhạc tài tử.
Khi chơi, họ được phép tự do sáng tạo ngẫu hứng thêm bớt các âm, biến hóa tiết tấu, thay đổi cường độ, tạo chỗ ngưng nghỉ để cho ra một bè đàn có tính cách riêng, kỹ thuật riêng của người nhạc sĩ chơi Đờn Ca Tài Tử. Và cứ như vậy, nếu có 4 người hòa tấu 4 đàn khác nhau trên cùng một lòng bản họ sẽ cho ra 4 giai điệu có tánh cách khác nhau nhưng lại hợp thành “một tác phẩm hoàn hảo”. Lối hòa đàn của Đờn Ca Tài Tử được các nhà nghiên cứu âm nhạc Việt Nam gọi là lối hòa tấu biến hóa lòng bản.”

Rao trong đờn ca Tài Tử
Nếu nói rằng nghệ thuật Đờn Ca Tài Tử là nghệ thuật của sự trình diễn âm nhạc ngẫu hứng và sáng tạo thì “rao” là phần mang tính ngẫu hứng nhiều hơn hết trong toàn bộ phần ứng tác ngẫu hứng của các nhạc công khi diễn, tấu nhạc Tài Tử.
UserPostedImage
Nghệ sĩ cổ nhạc Huy Thanh (guitare phím lõm điện) trong một buổi tập tại tại Tổ Đình Sân Khấu Cải Lương thuộc Hội Bảo Tồn Nhạc Cổ Truyền Việt Nam. (Băng Huyền/Viễn Đông)

Trong hòa tấu đờn ca Tài Tử, trước khi vào một bản đàn, cả khi hòa ca, nhạc công đều diễn tấu một đoạn nhạc ngẫu hứng tự do, những câu nhạc đó trong giới âm nhạc cổ truyền Việt Nam gọi là “Rao” (cách gọi ở miền Nam) và “Dạo” (cách gọi ở miền Bắc).Nội dung câu “rao” gần gũi với bản đàn sắp diễn tấu, với mục đích là để chỉnh lại dây đàn cho đúng. Đồng thời, người nhạc sĩ cũng muốn dùng câu “rao” để gợi cảm hứng cho bạn diễn, tạo không khí cho dàn hòa tấu, chuẩn bị hình tượng âm nhạc cho người thưởng thức.Được biết câu “rao” theo nhạc truyền thống miền Nam khác hẳn so với những bài “dạo” của miền Trung. Bài “dạo” miền Trung có nét nhạc cố định, trước khi vào bài thì đờn những câu “dạo” đã học theo thầy. Còn câu “rao” miền Nam phóng túng hơn nhiều. Mỗi người thầy có một cách “rao”, lúc đầu thì học trò đờn theo thầy, nhưng khi học trò đạt đến trình độ nghệ thuật nhất định, thầy cho phép học trò sáng tạo những câu “rao” cho riêng mình. Người đờn khi bắt đầu “rao”, một mặt dẫn người nghe đi vào làn điệu, vào hơi bản đờn. Đây cũng là lúc thử cây đờn có phím nào lệch không, dây đàn cứng quá hay mềm quá không, để lúc biểu diễn nhờ “chữ nhấn” mà làm cho tiếng nhạc hoàn chỉnh hơn. Trong lúc “rao” người đờn có thể đem ra thể nghiệm những câu “rao” mình vừa sáng tác có được thính giả tán thưởng hay không. Đây cũng là cách phô trương ngón đờn đặc biệt mà mình đã tìm tòi, học hỏi. Vì vậy với những bậc thầy trong đờn ca Tài Tử thường có những cách “rao” lạ, phong phú, được người nghe thích thú.
Giải thích thêm về “rao” trong đờn ca Tài Tử, nhạc sĩ cổ nhạc Văn Hoàng cho rằng trong giới nhạc đờn ca Tài Tử, hay có có câu nói cửa miệng “Bài nào dây nấy”, ý nói các bài bản trong nhạc mục đờn ca Tài Tử được chơi theo nhiều hệ thống dây khác nhau. Chẳng hạn như bản Lưu Thủy Trường được đàn trên hệ thống dây Bắc (thang âm có dạng Hò, Xự, Xang, Xê, Công, Liu à); ba bài Nam Xuân, Nam Ai, Nam Đảo đàn trên hệ thống dây Nam (thang âm Hò, Xự, Xang, Xê, Phan, Liu à); hoặc như bài Tứ Đại Oán Đàn trên hệ thống dây Oán (thang âm có dạng Hò, Xự, Xang, Xê, Oan, Liu...). Mỗi bài theo một hệ thống dây, có nhiều bài cùng một hệ thống dây, ví dụ 6 bản Bắc trong “20 bản tổ” đàn trên hệ thống dây Bắc. Cũng có bài được chơi trên hai hệ thống dây khác nhau, ví dụ bài Xàng Xê, thuộc 7 bài lễ, bài này được chơi trên hệ thống dây Bắc, nhưng sang lớp Xề phải đàn trên hệ thống dây Oán.
Do vậy, nhạc sĩ thường “rao” vài câu đầu theo thang âm của bài bản sắp diễn tấu trên hệ thống dây của nhạc cụ để người bạn diễn, người hòa ca nhận biết mà điều chỉnh cho hòa hợp.
Nếu giọng nữ ca thì Rao dây Xề, đờn Kìm thì Rao dây Tố loan, giọng nam ca thì Rao dây Tứ nguyệt (hò tư), cũng nhấn Xang ghé Hò nhưng âm sắc nghe mùi mẫn bi thương hơn Nam...
Đó cũng là lý do mà trong đờn ca Tài tử có phần diễn tấu này, trong khi những thể nhạc khác, có đặc điểm tính chất âm nhạc, lối trình diễn tương tự như ca Huế khi diễn tấu lại chơi vào bài ngay mà không cần có “rao” (các bài bản ca Huế được chơi trên cùng một hệ thống dây). Hoặc nếu có, các bài “rao” thường được học theo lối thuộc lòng, như bài Dạo khách, Dạo nam. Ca trù cũng không thấy có lối dạo trước khi vào bài.
Nhạc sĩ cổ nhạc Văn Hoàng kết luận: “Mỗi một nhạc sĩ của đờn ca Tài Tử đều có lối “rao” riêng, không ai giống ai, nhấn nhá tự do không có một khuôn mẫu nào cả, độ “rao” dài ngắn thì lệ thuộc vào người ca nói lối, diễn ngâm... Còn chuyện hay, dở là do thiên tư tài năng của từng nhạc sĩ.”

BĂNG HUYỀN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.082 giây.