logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 12/01/2013 lúc 11:02:30(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhân cách cao quý của người nghệ sĩ

UserPostedImage
Nữ nghệ sĩ Kim Chi
Câu chuyện vừa rồi của người nữ nghệ sĩ mang tên Kim Chi đã làm những ngươi theo dõi các sự kiện trên Internet trong và ngoài nước sửng sốt và xúc động.

Sửng sốt vì chị đã có một hành động rất anh dũng khi viết thư gửi cho Hội Điện Ảnh Việt Nam từ chối không chấp nhận một bằng khen có chữ ký của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và thẳng thắn viết rằng “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm”.

Người biết chuyện xúc động vì nữ nghệ sĩ Kim Chi là người tập kết ra bắc khi tuổi còn xanh đến nay đã hơn 70 nhưng tấm lòng với đồng đội với đất nước của chị vẫn giữ vững như ngày đầu bước chân lên dãy Trường sơn trình diễn những vở kịch giúp vui cho bộ đội. Những con người một thời cống hiến ấy nay đang sống thiếu thốn chật vật và thậm chí bị chính người đồng chí của mình bóc lột, chèn ép.

Mặc Lâm tiếp nối câu chuyện của chị dưới những góc nhìn khác để chúng ta hiểu thêm cá tính một con người như thế nào mà lại đủ can đảm thốt lên một câu có sức mạnh lay động cả triệu con tim như thế.

Từ chối chứ không chống dối
Mặc Lâm: Thưa chị Kim Chi, rất cám ơn chị đã nói giúp rất nhiều người cái ý nghĩ của họ đối với một lãnh đạo đã đánh mất toàn bộ niềm tin trong lòng nhưng do lo sợ bị trấn áp cách này cách khác đã không đủ can đảm để phát biểu như chị. Xin chị cho biết bắt đầu từ yếu tố nào khiến chị phản ứng mãnh liệt đến như thế?

Nghệ sĩ Kim Chi: Phản ứng vừa rồi của chị vì chị nghĩ là một ông Thủ tướng mà ông ấy làm ra bao nhiêu vụ như Vinashin rồi thứ nọ thứ kia, tỷ này tỷ kia bây giờ ký một cái bằng để khen chị thì chị cảm giác tổn thương nên chị từ chối vậy thôi chứ không phải là thái độ chống đối hay gì cả.

Cuộc đời này “sắc sắc không không” lắm nhưng dẫu như vậy thì cũng không nên để cho người dân khổ. Chị đa cảm lắm, khi nhìn thấy ngày ngày những chuyện người ta bị mất đất mất đai, bị tranh giành bởi một nhóm người nào đó thì nhiều khi chị ngồi chị khóc ngon lành. Chị nghĩ nếu người điều hành đất nước mà để xảy ra những việc đó thì đâu có giỏi, đâu có hay mà nắm quyền làm gì?

Chính xuất phát từ xem TV, đọc báo thấy những chuyện ấy nó đau lòng quá nên chỉ mong mỏi nếu bỗng dưng ngủ dậy nghe ổng làm đơn từ chức thì mình cảm ơn ổng lắm. Để ai đó có năng lực có tâm, có tài người ta thay thế. Chính vì thấy những điều đó nên chị hành động như vậy thôi.

Mặc Lâm: Chị có thể cho biết việc làm ngoại mục này của chị chỉ một mình chị thôi hay có sự đồng cảm của gia đình, đặc biệt là người bạn đời của chị hiện nay, người mà nếu có gì xảy ra cho chị thì anh ấy cũng không thể tránh phiền hà…

Nghệ sĩ Kim Chi: Ông xã bây giờ của chị ổng dạy tại Đại học Bách khoa ổng rất là ủng hộ chị. Khi cái thư của chị viết “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của người làm nghèo đất nước”, ổng bảo cho anh thêm một câu nữa là “làm khổ nhân dân”…Chị bảo đúng, đúng, hay quá! Cho nên ngay trong gia đình thì ông chồng chị rất là ủng hộ chị với một thái độ cương trực thẳng thắn như vậy.

Mặc Lâm: Vậy thì cũng phải chia lời cám ơn và sự ngưỡng mộ đối với ông xã của chị nữa! Sau khi câu chuyện lan rộng trên Internet chị có nhận được những phản hồi gì hay không?

Nghệ sĩ Kim Chi: Từ mấy hôm nay rất nhiều người gọi điện tới hầu hết tỏ lòng ủng hộ, ngưỡng mộ chị. Có một vài bạn hơi lo lắng cho chị nhưng chỉ chả thấy sao cả. Quan niệm đầu tiên của chị là: sống phải tử tế. Sống trung thực, không cúi đầu trước bất cứ cái gì. Nói về sự nghiệp điện ảnh thì chị có đóng góp nhưng chị thấy không có gì quá nhiều đâu nhưng nếu cộng với lĩnh vực sân khấu thì rõ ràng là mình có con số cộng.

Mặc Lâm: Chị có thể cho thính giả biết một ít về những hoạt động trong lĩnh vực phim ảnh và sân khấu cũng như quá trình công tác sau khi chị tập kết hay không?

Nghệ sĩ Kim Chi: Sau khi chị tốt nghiệp lớp diễn viên đầu tiên, lúc đó chị đi tập kết ba chị là liệt sĩ chống Pháp. Sau đó chị thi vào trường điện ảnh, tốt nghiệp khóa diễn viên đầu tiên nhưng thấy miền Bắc lúc đó rất là ít phim, mỗi năm chỉ có một phim thôi, mình chen lấn chờ đợi thì khó mà lúc ấy chiến trường miền Nam thì cần văn nghệ, thế là chị xung phong ra chiến trường nên chị là người nữ nghệ sĩ đầu tiên vượt Trường sơn.

Hồi đó có cái vui là chị đóng nhiều vai chính làm MC cho nhiều đoàn Văn công Giải phóng. Đi đến đâu thì bộ đội rất yêu quý và đặt cho biệt danh là “Người đẹp rừng xanh”! Chị hay nói giỡn là xanh với khỉ dọc thì em đẹp hơn là cái chắc rồi đó…

Nói vui để em thấy rằng chị có những ký ức lớn lao và sâu xa nhiều thì phải nói là sân khấu. Chị ở sân khấu chiến trường 10 năm, phục vụ đồng bào và chiến sĩ, đuổi giặc ngoại xâm dành lại đất nước.

Nghệ sĩ ưu tú
Mặc Lâm: Được biết chị đã từng nhận danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”, cảm giác khi nghe tin mình được một giải thưởng danh giá như vậy của chị ra sao?

Nghệ sĩ Kim Chi: Chị phải nói như thế này, khi chị nghe mình được phong “Nghệ sĩ ưu tú” thì cảm xúc đầu tiên là chị khóc. Chị khóc không phải cho chị nhưng chị nghĩ mình may mắn là chị còn trở về để thấy thắng lợi thấy mọi thứ. Hôm nay dẫu muộn màng vẫn còn được ghi nhận. Chị thương những người đồng đội của chị, những người mà đến bây giờ họ rất là thiệt thòi thậm chí họ gửi hài cốt lại chiến trường. Có những người cho đến bây giờ họ không có một quyền lợi gì hết.

Thương chớ, xót xa chớ. Thương những người đồng đội của chị họ không được trở về như chị. Chị may mắn tốt nghiệp ở miền Bắc rồi đi vào chiến trường, đi diễn và có nghề có nghiệp còn các đồng đội của chị thì họ ở dưới ruộng họ lên họ vào đoàn cho nên trình độ họ thấp kém họ không được như chị. Cho nên khi hết chiến tranh các bạn chị chỉ về vườn vì họ đi chiến đấu chỉ bằng tinh thần yêu nuớc thôi chứ còn sự nghiệp thì họ không có cho nên rất tội nghiệp.

Tuy nhiên chị nghĩ rằng những người đã ra đi thì không toan tính đâu. Hôm nay chị trả lời với em chị cũng nói rằng tuổi trẻ của chị không hề biết suy tính bất cứ cái gì được hay mất mà khi đi thì bom đạn dọc đường cái chết nó rình rập. Đã là dấn thân thì cảm thấy rất tự hào vì được hiến dâng cho đất nước, thật sự như thế.

Mặc Lâm: Có một quãng thời gian rất dài chị theo chân nhiều binh chủng trên con đường Trường Sơn, trong ngần ấy tháng năm ký ức lớn và sâu đậm nhất của chị còn lắng lại là gì?

Nghệ sĩ Kim Chi: Ký ức sâu đậm nhất trong cuộc đời của chị thì đó là chị đã từng diễn trong lúc pháo bầy bắn tới, khán giả chết nhưng mà mình không chết. Chị di chuyển với đồng đội thì đồng đội bị bắt, bị giết, bị mổ vú bị Tàu ăn thịt nhưng chị vẫn còn sống. Tất cả những cái đó nó thành ký ức rất sâu đậm. Chiến tranh khắc khoải trong lòng chị cho nên chị nghĩ bây giờ mình sống thì phải tiếp tục làm điều gì đó cho con người khỏi giết hại lẫn nhau. Để cho người với người thương nhau cho nên ký ức sâu đậm nhất của chị là ký ức chiến trường.

Mặc Lâm: Chị đóng phim cũng nhiều mà diễn trên sân khấu cũng không ít. Xin chị nhắc lại cho người hâm mộ một vài tác phẩm mà chị có tham gia.

Nghệ sĩ Kim Chi: Phim thì chị đóng hơn 20 phim mà trong đó các vai bà Chín trong “Biển sáng”, Sáu Hiền trong “Bài ca không quên”, rồi “Biệt Động Sài Gòn” đóng vai vợ của tướng Nguyễn Ngọc Liên, rồi một loạt những vai mà chị kể ra không hết…nếu em hỏi vai nào làm chị hài lòng nhất thì chị buồn cười lắm không biết sao cứ mỗi lần xem lại thì chị thấy mình có những cái dở. Lại không bằng lòng mình, lại muốn một cái gì mới hơn…tức là thật tình mà nói chưa bao giờ chị bằng lòng với những cái vai nào của mình hết.

Những năm đi chiến trường chị đóng một số vai trên sân khấu như Bà giáo Minh Tú trong “Trận đấu thầm lặng”, hay “Đêm nay ngày mai” đóng vai cô gái diễn viên không chuyên nghiệp, rồi đóng một loạt các vai khác.

Khi chị ốm thì không ai thay thế được hết! Coi như chị không diễn thì vở đó bỏ! Có những hôm chị đang nằm bệnh viện thì cơ quan, đoàn hát phải đến xin phép rồi phải dìu chị đến sân khấu, bắt võng cho chị nằm…tới vai thì nhảy ra… lúc đó tự nhiên như lên đồng không còn thấy ốm đau gì nữa. Diễn xong thì lại sốt đùng đùng và mọi người lại đưa về! Đấy là những ký ức sâu đậm.

Mặc Lâm: Cuộc sống nghề nghiệp của chị hiện nay ra sao? Chị đã về hưu chưa và đời sống kinh tế của gia đình như thế nào? Chị có sống nổi với tiền nhuận bút mà nhiều nghệ sĩ vẫn cho là đồng lương rất hạn hẹp hay không?

Nghệ sĩ Kim Chi: Bây giờ công việc của chị hiện nay là viết. Chị viết kịch bản nhiều tập, rồi chị viết sân khấu. Năm rồi chị cũng được cái giải nho nhỏ đó là giải khuyến khích cho vở “Sao hôm sao mai”. Công việc của chị bây giờ chủ yếu là viết nhưng chị viết chủ yếu để tự hoàn thiện mình và cũng để kiếm sống nếu như người ta dàn dựng thì mình cũng có thu nhập. Đồng lương của đất nước mình đối với mọi người, đối với văn nghệ sĩ nó rất khiêm tốn như em đã biết. Mình nằm chung trong cái mặt bằng chung của đất nước thì mọi gnười đều như thế chứ không phải riêng mình nên chị không thấy thiệt thòi gì bởi vì mình đâu thoát ra khỏi cái cộng đồng người Việt mình. Mọi người đều giống như thế trừ những người buôn bán người ta giàu có thì mình phải chấp nhận thôi.

Bằng lòng với hiện tại
Mặc Lâm: Hiện nay chị đang giảng dạy bộ môn gì và công tâm mà nói chị có bằng lòng với những gì chị đã và đang có hay không, đặc biệt là sự nghiệp sân khấu và điện ảnh?

Nghệ sĩ Kim Chi: Năm qua chị mới đựơc xét là nghệ sĩ ưu tú thôi còn trứơc đây không được bởi vì người ta đòi hỏi phải có huy chương, huân chương vàng hay bạc nhưng như em biết chiến tranh thì ai người ta dại gì tổ chức hội diễn để cho bom đạn giết chết! Cho nên chị chả có huân chương huy chương gì cả.

Sau này khi chị đi học đạo diễn sân khấu ở Bungary thì chủ yếu chỉ giảng dạy. Giảng dạy về diễn viên và học trò chị bây giờ đã rất nhiều em thành đạt có cả nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú nữa. Thành ra chị thấy rất vui, hạnh phúc nên tóm lại nếu em hỏi chị ấn tượng gì trong cái nghề nghiệp của mình thì chị nói chung như thế.

Chị có thời gian giảng dạy tại thành phố Hồ Chí Minh, vừa giảng dạy vừa đi đóng trong những vai nó vừa phải thôi chứ không có gì lớn cho nên chị thấy là thành tựu đóng phim mình không có nhiều đâu. Nếu so với chị Trà Giang thì chị không bằng người ta đâu cho nên có lần báo chí hỏi chị tại sao chị đi chiến trường, chị có nghĩ là nếu ở lại thì chị cũng vượt lên đỉnh vinh quang như chị Trà Giang…Chị bảo không đâu, mỗi người có một số phận, chị không dám so sánh, hơn nữa chị thấy chị Giang rất là giỏi và khi cái may mắn nó đến nó còn có việc qua tay đạo diễn giỏi, kịch bản tốt nữa chứ không phải ai ở lại miền Bắc đóng phim cũng đều đạt đỉnh cao như vậy hết.

Chị bằng lòng về mình, bằng lòng mọi cái bởi vì thế này, không phải chị thỏa mãn nhưng vì chị đã cố gắng hết mình nhưng chỉ tới được mức đó thôi, chị rất vui và không có sự bất mãn nào hết.

Thật lòng chị rất yêu đất nước yêu nhân dân và yêu tất cả. Chị làm nghệ thuật cho tới bây giờ sáng tác, viết lách cũng với cái tâm làm thế nào cho con người biết yêu thương nhau. Chứ bây giờ người ta đang xâu xé, tranh dành mọi thứ khiến chị đau đớn khắc khoải lắm.

Mặc Lâm: Chị cũng biết đấy, “lời nói thẳng cho một nhà độc tài không khác gì thọc tay vào ổ kiến lửa để tìm sự thật”! Chị có lo lắng về những gì sắp xảy ra sau khi câu nói nổi tiếng của chị được hàng triệu người biết tới hay không?

Nghệ sĩ Kim Chi: Cũng có người lo là bây giờ người ta đưa lên mạng như thế thì có thể bị tù, bị bắt, bị còng đầu hay không thì nói thẳng ra là chị không sợ. Chị tin vào chân lý. Nếu thật ra một chính quyền mà bắt chị bỏ tù thì đúng là cái chính quyền đó có vấn đề lắm rồi phải không? Vì vậy chị không sợ, chị không tin là có chuyện đó xảy ra.

Chị vững tin như thế vì con người có lương tri còn nhiều lắm. Lẽ phải còn nhiều lắm vì vậy những người mong cái gì tốt đẹp cho quê hương cho đất nước vẫn còn rất nhiều.

Chị với tư cách của một người cộng sản, mà một người cộng sản chân chính thì mong những đìều tốt đẹp cho dân tộc mình, cho nhân dân mình. Chị hành động như một người cộng sản vì chị nghĩ rằng nếu họ rút lui thì đó là hành động yêu nước. Yêu nứơc lớn lắm chứ không phải lúc nào nhận nhiệm vụ cũng là yêu nước đâu. Nhiều khi rút lui lại càng yêu nước hơn.

Hiện nay bất ngờ chị thấy mấy ngàn người lên mạng ủng hộ, thế thì chị rất vui vì thấy rằng mình không cô đơn và trong cuộc sống này nếu mình nói tiếng nói phải thì được rất nhiều người đồng tình.

Mặc Lâm: Dựa vào niềm tin nào mà chị cho rằng mình sẽ không thể bị bách hại hay ngay cả ném đá nếu người ta muốn, trong đó có cả yếu tố chụp mũ cho rằng chị bị mua chuộc bởi nước ngoài?

Nghệ sĩ Kim Chi: Khi chị hành động thì chị nói thật với Lâm là chị tin vào lẽ phải, tin vào số đông người. Chị đã nói người tốt còn nhiều lắm. Cũng có thể ai đó người ta lo lắng người ta nói em làm cho đài hải ngoại có thể em khai thác thế này thế kia nhưng chị không tin, vì nếu mình cứ nghĩ như thế thì mãi mãi thế giới này không bao giờ hiểu nhau hết.

Chị không sợ gì cả vì chị có chính kiến, có suy nghĩ riêng của chị. Đừng nghĩ là người ta ở nước ngoài là người ta xấu. Hiện nay Việt kiều bao nhiêu người gửi tiền gửi của về ủng hộ xây dựng đất nước, làm bao nhiêu điều lớn lao. Chị rất cảm phục, ngưỡng mộ bởi vì chị coi là người ta yêu nước bằng nhiều con đường, nhiều cách.
Source: RFA

Sửa bởi quản trị viên 30/01/2013 lúc 09:51:24(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 15/01/2013 lúc 11:53:17(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Để phát biểu không chỉ là hiện tượng

UserPostedImage
Nghệ sĩ Kim Chi
Việc nghệ sĩ Kim Chi từ chối làm hồ sơ khen thưởng nghệ sĩ của Thủ tướng Việt Nam trong thời gian qua thu hút các diễn đàn mạng cũng như giới truyền thông.

Đáng khâm phục
Thậm chí, nghệ sĩ Kim Chi được nói đến như một hiện tượng vì đã thẳng thắn nói lên suy nghĩ của mình. Cùng lúc, cũng có những ý kiến cho rằng điều quan trọng là mọi người bày tỏ quan điểm hơn là việc chỉ tôn vinh nó thành hiện tượng.

Lá thư nghệ sĩ Kim Chi gởi Hội Điện ảnh Việt Nam lấy lý do ‘không muốn trong nhà có chữ ký của người đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân” để từ chối tham gia xin xét duyệt khen thưởng nghệ sĩ. Người mà nghệ sĩ Kim Chi nói đến là đương kim thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Sáng thứ Ba 15 tháng 1, xuất hiện lá thư đầy xúc động của ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh - gởi bà Kim Chi để thể hiện sự trân trọng dành cho hành động của bà. Người từng tham gia sôi nổi phong trào sinh viên cách đây gần 50 cho rằng “chưa có ai “cả gan”, đủ dũng khí để phát biểu một cách công khai, minh bạch những điều mà Kim Chi đã làm”.

Trong lúc Việt Nam bị lên án là hạn chế quyền tự do ngôn luận, thái độ thẳng thắn chỉ trích Thủ tướng của bà Kim Chi không chỉ làm nhiều người đánh giá cao mà còn làm họ bất ngờ, xúc động. Nhà giáo Phạm Toàn từ Hà Nội nhận xét về bà Kim Chi:

“Đó là một trường hợp đáng khâm phục. Tất cả những ai dù không phải là nghệ sĩ, dù là nhà giáo, là những người tử tế… thì phải thấy đó là một hiện tượng đáng khâm phục”.

Nhà giáo Phạm Toàn không phải là người duy nhất dùng từ “hiện tượng” cho bà Kim Chi. Các bài viết, các ý kiến bình luận, các diễn đàn không ngớt lời nói về nghệ sĩ Kim Chi trong thời gian qua khiến hành động của bà trở thành một hiện tượng.

Tại Việt Nam, những phát biểu được cho là thẳng thắn hoặc mang tính nhạy cảm thường gây một phản ứng tương tự trong dư luận bao gồm cả phát biểu gần đây nhất về văn hóa từ chức của ĐBQH Dương Trung Quốc. Nếu chỉ nói thật hoặc nói lên suy nghĩ của mình mà có thể trở thành hiện tượng thì điều này phần nào thể hiện cho mức độ tự do ngôn luận của một nước. TS Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS nhận xét:

“Tôi nghĩ là tại Việt Nam không phải chưa tự do ngôn luận lắm mà là không có tự do ngôn luận. Chuyện của nghệ sĩ Kim Chi và vô vàn chuyện khác là minh chứng cho điều đó”.
Tờ Washington Post vừa có bài bình luận nhan đề “Tại Việt Nam, những tiếng nói bị bịt miệng” cho rằng nhân quyền vẫn còn là một rào cản giữa quan hệ Việt – Mỹ. Bài báo cũng nói rằng “Việt Nam có tội vì đã sợ hãi một cách phi lý quyền tự do phát biểu, đa nguyên và cuộc cách mạng kỹ thuật số”.

Việt Nam thường xuyên bị lên án hạn chế quyền tự do ngôn luận và vi phạm các công ước quốc tế mà mình là thành viên. Cuộc đối thoại nhân quyền thường niên Việt – Mỹ năm ngoái cũng không diễn sau khi các blogger của “Câu lạc bộ nhà báo tự do” nhận các bản án nặng nề.

Trong lúc vấn đề tự do ngôn luận của Việt Nam bị cho là bị bóp nghẹt thì không ai có thể phủ nhận vai trò cũng như sức lan tỏa của những phát biểu mà nghệ sĩ Kim Chi đưa ra. Nhưng xét cho cùng cái còn quan trọng hơn cả việc tôn vinh một hiện tượng là việc có thể lấy cảm hứng từ hiện tượng đó. Nói một cách khác, bản thân một hiện tượng không quan trọng bằng kết quả của nó mang lại. Nhà giáo Phạm Toàn nhận xét:

“Tất cả mọi người lên tiếng là lý tưởng. Trước khi đến đó thì phải có những đột phá cá nhân như nghệ sĩ Kim Chi.”

Lá thư mà ông Lê Hiếu Đằng gởi cho bà Kim Chi nói hành động của bà Kim Chi “như ngọn lửa ấm áp”, làm ông "vững tin hơn” trên con đường đã chọn. Còn TS Nguyễn Quang A thì cho rằng mọi người cần phải nói lên suy nghĩ của mình mặc dù ông lưu ý rằng có những luật lệ là những thử thách rất lớn cho tự do ngôn luận:
“Tôi nghĩ tất cả mọi người phải nên nói thật. Chưa nói đến ý kiến của người ta đúng sai thế nào bởi vì qua tranh luận thì điều đó sẽ được biết nhưng quyền được mở miệng của mọi người phải được tôn trọng.
Mặc khác, nếu tất cả mọi người đều nói lên sự thật và không sợ hãi thì những qui định như thế theo tôi cũng trở thành vô hiệu. Bởi đó là ý của dân. Đó mới là cái cao nhất chứ không phải ý của một nhóm người nào đó được ghi trong pháp luật”.


Ông Nguyễn Quang A nói thêm rằng những điều luật hạn chế quyền tự do phát biểu tại Việt Nam là phi lý và ông ủng hộ phản biện xã hội. Một khi mọi người được tự do phát biểu, những phát biểu thẳng thắn tương tự như của nghệ sĩ Kim Chi sẽ không trở nên quá hiếm hoi và sẽ không còn là hiện tượng nữa. Nhưng đó lại là lúc sức mạnh tác động của nó thực sự được chứng minh.
Source: RFA
phai  
#3 Đã gửi : 15/01/2013 lúc 12:41:24(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ai nữa?
Cánh Cò
Có lẽ anh chưa bao giờ xếp hàng mua một vé tàu đi Hà Nội vào những ngày cuối năm nên không biết thế nào là số phận của người xa xứ. Có lẽ chị chưa bao giờ tới phường để xin một tấm giấy chứng nhận rằng gia đình chị đã ở tại miếng đất của mình từ nhiều chục năm qua để thấy thái độ trịch thượng quan liêu của những người được mệnh danh là đầy tớ.
Có lẽ vì sống tại thành phố nên em không biết rằng cùng tuổi với em hàng ngàn em khác đang đến trường với cái bụng lép và thịt chuột là thứ chúng thèm thuồng, kể cả chuột sống trong cống rảnh là mơ ước hàng ngày của chúng. Có lẽ em sẽ không thể tưởng tượng những đứa trẻ bằng em phải đu giây qua sông để đến trường vào những ngày mưa gió. Em cũng khó thể tin rằng hai chị em một bé gái tại vùng cao run rẩy trong tiết trời dưới 0 độ, đứa chị với chỉ một manh áo đơn sơ ngồi ôm đứa em không có quần để mặc.
Có lẽ vào lứa tuổi trên dưới 30 bạn sẽ không bao giờ nghĩ rằng tại các nhà giam trên toàn quốc hiện nay không biết bao nhiêu là tù nhân “chưa hề phạm tội” vì họ là những người đi đòi lại mảnh đất của ông cha hay đòi cái quyền được thở không khí tự do dưới cái tên dân chủ.
Và có lẽ bạn chưa nếm thử cái cảm giác vào bệnh viện phải nằm dưới gầm giường bất kể mùi xú uế xông lên nồng nặc từ máu mủ của bệnh nhân. Bạn cũng chưa biết cảm giác khi bị cảnh sát giao thông thổi còi cốt yếu đòi tiền mãi lộ với thứ ngôn ngữ chợ búa ít ai tưởng tượng nổi. Bạn cũng chưa tưởng tượng ra tại đất nước này công an đánh người tới chết trong đồn rồi kêu gia đình tới nhận thi thể nạn nhân và tuyên bố rằng thân nhân của họ tự tử vì hối hận!Tất cả họ là người Việt, có chứng minh thư của nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Họ đang sống ở thế kỷ 21, thế kỷ của kỹ thuật số. Đất nước họ được thế giới bơm lên mây cho là sẽ thành con hổ của châu Á. Thế giới khâm phục đến nỗi một tổ chức nào đó đã lớn tiếng cho rằng Việt Nam là nơi người dân sống hạnh phúc nhất thế giới.
Có thể những kẻ ngưỡng mộ Việt Nam đúng khi họ chỉ ghé ngang Sài Gòn hay Hà Nội và thấy những “đồng chí” giàu sụ của chúng tôi. Họ chẳng những giàu mà còn đầy quyền thế.
Họ giàu đúng theo chuẩn giàu của quốc tế. Họ có auto hạng sang mà nhiều kẻ giàu có ở Mỹ không hề biết có loại xe này. Nhà ở của họ tuy bị xem là thiếu thẩm mỹ nhưng lại thừa phong cách rẻ tiền, những khoe khoang và hãnh tiến. Con cái họ lấy ngoại quốc làm nhà, xài tiền không cần đếm và nhất là không bao giờ hết.
Họ là những kẻ muốn người khác tuân phục. Tuân phục vì họ có quyền ban phát những thứ có thể làm cho cơ thể người nghèo ấm áp, no đủ nếu theo họ làm “quần chúng tự phát” hay “dư luận viên”. Họ ban phát ân huệ cho những người đã no đủ vật chất nhưng lúc nào cũng thèm khát vinh quang ảo để lòe người khác qua những giấy khen, huy chương, huân chương, học vị giáo sư hay những thứ gì mà thuộc hạ họ có thể nghĩ ra được. Họ phân phối những thứ giấy tờ này như phân phối gạo. Kẻ đói quyền lực sẽ no căng bằng vào thứ bánh vẽ giả dối này để từ đó cảm thấy mình quan trọng và tiếp tục khuếch tán căn bệnh giả dối cho người khác.
Dân tộc này thừa mứa anh hùng trong những cuộc chiến tranh nhưng lại rất thiếu anh hùng trong thời hậu chiến. Có lẽ máu và nước mắt của họ đã cạn kiệt trên rừng Trường Sơn hay đâu đó trong tất cả các trận đánh lớn nhỏ khắp đất nước này. Họ không còn gì để mà chảy và họ cũng không còn sức để chống lại thói khinh nhờn, bỉ thử của những kẻ hậu sinh đang thay họ lèo lái đất nước khốn nạn này.
Cuốn sổ hưu mà chúng muốn phân phối cho những ai có công đóng góp cho cuộc trường kỳ kháng chiến chống quân xâm lược kèm theo chức năng răn đe những ai không đồng lõa với chúng trong những luận điểm bán nước. Chính sách này đang được gọi là chính sách “sổ hưu” mà cả nước đang lên án nhưng cả Bộ Chính Trị vẫn làm thinh xem như không có sự gì xảy ra.
Trong khi cuốn sổ hưu bị ném vào sọt rác dư luận thì bằng khen có những chữ ký “danh giá” cũng bị tát nước vào mặt. Câu chuyện của nữ nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi trong mấy ngày nay như một viên thuốc tăng lực cho những ai còn tin vào công lý và sự thật. Nhất là tin vào hai tiếng “cách mạng” mà họ theo đuổi suốt cả đời người.
Sự từ chối nhẹ nhàng, đầy tính nhân văn nhưng chát chúa tiếng kèn xung trận của bà Kim Chi cho thấy trong những người một thời vào sinh ra tử ấy vẫn còn nhiều người can đảm. Họ can đảm vì biết rằng chế độ chỉ toàn những kẻ theo đóm ăn tàn, không ai trong những người này từng chịu bom đạn như bà và đồng đội của bà ngày xưa. Bà đứng trên cao nhìn xuống những kẻ cầm quyền với tâm thế của người lãnh đạo. Bà cho mọi người thấy sự sợ hãi cũng có thể bị khống chế. Nếu những anh hùng khi xưa là anh hùng thật, là can đảm thật thì ngày nay họ phải hiên ngang đứng lên đòi chế độ này những câu trả lời thích đáng.
Khi xưa họ chiến đấu không phải vì “hòa bình ổn định khu vực” mà vì họ muốn đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi vậy thì tại sao bia ghi công chiến sĩ chống giặc Tàu lại ghi là chiến đấu cho hòa bình ổn định khu vực? Những thứ ngôn ngữ xảo trá này đang bôi đen toàn bộ lịch sử, bôi bẩn những khuôn mặt anh hùng hay liệt sĩ. Nhà cầm quyền này là ai mà lại ngang nhiên làm những điều khó dung tha như vậy?
Họ là ai mà vung tiền như rác trong những đề án dốt nát, phá hoại đất nước như Dung Quất như Sông Tranh như Bauxit Tây Nguyên như Vina các loại? trong khi đồng bào không có áo mặt, cơm ăn. Trẻ con đu giây đi học, moi móc thịt chuột để ăn. Không phải do tội nghèo của chúng hay gia đình chúng mà tội của các quan chức cầm quyền không lo được cho đời sống của họ.
Các chiến sĩ ngày xưa nếu quả là chiến sĩ không thể không thấy rằng cuốn sổ hưu trả cho họ chỉ là hành động bố thí khi công khai tước bỏ mọi hy sinh cao quý của đồng đội họ, những người đã nằm xuống cho chính quyền ngày nay đứng lên. Đứng lên nhưng phủi sạch mọi thứ chỉ giữ lại bốn chữ “Xã Hội Chủ Nghĩa” gượng gạo và ảo tưởng.
Nếu quả thật là chiến sĩ thì các vị đừng chờ người khác làm cho mình để khi chính các vị và gia đình vào bệnh viện cũng sẽ gặp cảnh chui dưới gầm giường chờ bà Bộ trưởng Y tế tới ban cho vài lời hứa suông như ngày xưa họ hứa trước hàng quân trước giờ xuất kích.
Đừng để cảnh ấy xảy ra và hãy gượng dậy làm một chút gì cho con cháu các vị.
Hãy can đảm như bà Kim Chi.
Nhiều tiếng nói, hành động như Kim Chi sẽ làm cho bọn sai nha run sợ. Hãy tự thử nghiệm mình xem có đúng khi xưa mình chiến đấu vì yêu nước hay không, hay chỉ vì bị xúi giục, lôi kéo thậm chí cưỡng bức nên ngày nay không thể nói tiếng nói đúng đắn và mạnh mẽ của một chiến sĩ chính hiệu? Chiến sĩ thôi cũng đủ, chưa cần đến anh hùng.
Bà Kim Chi chưa bao giờ được huân chương nào gọi là cao quý thứ thiệt nhưng bà là chiến sĩ thứ thiệt trong chiến tranh chống Mỹ. Vì thứ thiệt nên hôm nay bà không sợ lửa. Vì không sợ lửa nên bà trở thành anh hùng trong tim nhiều người.
Ai là người thứ thiệt như bà nữa đây?
xuong  
#4 Đã gửi : 20/01/2013 lúc 11:41:54(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thư TT Nguyễn Tấn Dũng gởi nghệ sỹ Kim Chi
UserPostedImage

Hà Nội ngày 18/1/2013
Thưa bà!


Vừa qua bộ phận bên dưới của tôi tắc trách, bỏ qua cái khâu dạo đầu, khiến bà phật ý. Lẽ ra chúng nó lân la tiếp cận, đánh tiếng thăm dò, thử xem bà có hồ hởi phấn khởi, khi được tôi khen bà hay không, nếu biết bà không thích, thì lặn luôn sẽ không có bằng chứng gì hết, coi như thủ tướng Dũng này chưa biết bà. Sự tắc trách, làm bà trúng mánh, được một phen chảnh với đời, và người oán thù, khinh ghét chính phủ của tôi, tha hồ xung phong tràn lên... chửi tới tấp.


Nhưng hề gì, thưa bà. Như người trồng cây phải siêng năng đào xới, cây mới mau tươi tốt. Chỉ tính riêng đợt bà từ chối bằng khen, bác sĩ báo tin vui, tôi lên được ba ký mốt, đã quá! "Lâu dần đời mình cũng quen" bà ơi, ngày nào lên mạng, thấy người ta không chửi mình, tôi đâm... nhớ! Cũng may, chưa có ngày nào ngơi.


Hôm nay viết thư cho bà, không phải vì chuyện chửi bới. Vì lưu ý mấy lời của bà nói rằng:


“Tôi cũng nói thẳng, tôi là nghệ sỹ cộng sản chính hiệu, và cho tới bây giờ, trái tim tôi là tim của một người cộng sản mong cái đất nước này sẽ hòa nhập được với thế giới, tốt đẹp hơn, giàu có hơn, và dân không khổ nữa.”


Thưa bà:


Làm sao có chuyện trái ngoe, trái nghếch như thế được hả bà. Đã là Cộng Sản, thì ai dám hòa nhập với mình, chỉ hòa với "thế giới" của Cu Ba, Bắc Hàn, hai thằng này đói rách truyền thống, hòa với nó chỉ cho, chứ không xin được thứ gì, với Trung Quốc, hòa đến mất tiêu mình luôn rồi. Còn bọn Tư Bản giãy chết, dễ gì hòa với chúng nó, mà còn giữ cái đuôi Cộng Sản chính hiệu? Chúng nó bỏ chạy xa ngàn cây số giờ, đuổi sao kịp, tội lắm bà ơi.


Mong trái tim Cộng Sản của bà, mở lòng độ lượng (nếu có) để hỷ xả cho anh em, phương châm của tôi: Yêu sự thật, ghét giả dối. Tuy nhiên sống với giả dối lâu ngày, thấy cái giả dối biến thành sự thật, ví dụ bốn ngàn năm sau cũng không xây được xã hội chủ nghĩa, thế nhưng chúng ta bắt nhân dân phải viết trên đầu đơn, thư: Chxhcn Việt Nam!? Đố ai dám không viết? Làm gì có: Tự do-độc lập-hạnh phúc? Đố ai dám đặt câu hỏi? Mỗi người dân là bốn người công an đấy bà ạ.


Và:


“Đối với tôi, ai làm lãnh đạo mà làm cho đất nước giàu, nhân dân sung sướng thì tôi quý trọng, còn ai không làm được điều đó thì tôi không thích, không quý trọng, khen tôi tôi thấy không sung sướng.”


Như vậy cả đời bà chưa hề nhận được giấy khen nào, đúng không? Vì từ khi đảng CS ra đời đến nay, chưa có loại lãnh đạo "làm cho đất nước giàu, nhân dân sung sướng" chưa nói đất nước khổ đau, điều này cũng có nghĩa là bà chưa bao giờ được sung sướng!


Bà không muốn có một chữ ký trong nhà, mà kẻ đó làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Thưa bà trước 1975, tôi nghe bà con miền Bắc kể rằng: Khoai lang trồng chưa kịp tới ngày bới, nhưng đói quá, họ móc tìm cọng rễ nào phình ra như hạt đậu phụng bứt nhai, rồi lấp đất lại, thời kỳ này xúc phạm tới cao độ đó thưa bà.


Bà chê chữ ký của tôi, thiết tưởng nước này, từ trước đến nay chẳng còn ai xứng đáng hơn. So với bác Hồ, tôi cũng có điều hơn bác, như công khai hóa vợ con, dù vợ tôi xấu hơn, già hơn vợ bác, tôi sinh cháu nào nuôi đàng hoàng đứa đó. Hà Nội ai cũng biết Nguyễn Tất Trung, đứa con rơi của bác, sống lang thang, cù bơ cù bất, Trung biết cha mình là ai, nhưng chớ dám mở miệng nói ra.


Nạn tham nhũng từ đâu? Cán bộ ta ở trong rừng đói quá, sau 30/4/1975 chiếm được miền Nam, của cải cao ngút ngàn, tha hồ ăn, thế gian xưa nay vẫn thế, túi tham không đáy, sức mạnh nào ngăn cản được cái "nạn dịch ăn" này? Ăn hoài thành quen, nhịn sao được. Mười bảy tấn vàng của miền Nam, đã bay biến ngay năm đầu "giải phóng", vài chục năm sau vừa đổi mới, Lê Kiến Thành, con của TBT Lê Duẩn, trở thành "doanh nhân thành đạt nhất", trở thành chủ nhân ông Techcombank!? Đó, cái mầm tham nhũng, có mới mẻ gì cho cam. Máu bộ đội chảy dài Trường Sơn, nhưng hưởng phú quý vinh hoa, chỉ vài chục người chớ mấy, thưa bà.


Nhân nhắc đến TBT Lê Duẩn, xin lỗi bà, nếu kéo thêm năm năm cai trị, người dân không có khố mà mặc.


Bà muốn ông Đỗ Mười, ký giấy khen chăng? Thưa bà ông ĐM khét tiếng chuyên chính, nhưng Nam Hàn cho ông ta một triệu đô la, ông đi khắp Hà Nội khen Hán Thành sạch đẹp, đâu đâu cũng thơm phức, đến ống cống cũng thơm! Bình Nhưỡng thúi hoắc, bắc Hàn nghèo xác xơ.


Bà muốn thủ tướng Phạm Văn Đồng, ký chăng? Quả như thế bà nên copy công hàm 1958, treo ngang cùng giấy khen ấy hén. Những người quá cố đã không ra gì, bọn lãnh đạo, quan chức ngày nay toàn một lũ lú, làm sao xứng đáng ký giấy khen cho bà? Mấy hôm rày tôi chạy vạy, tìm người ký giấy khen cho bà, nhưng khó quá, không một ai chịu ký, hội Điện Ảnh nói: không dám ký, sợ "mai này lại sinh ra thù oán" sợ mất sổ gạo, lo mất sổ hưu!


Phần trên tôi nhắc lại phương châm: "Yêu sự thực, ghét giả dối" thật lòng tôi như vậy, khi quốc hội gợi ý từ chức, tôi trả lời minh bạch, tiếc rằng không ai hiểu, tôi nói: Đảng phân công, tôi làm, tôi không từ chối, và cũng không xin xỏ. Nghĩa là chính phủ, chính quyền này không "dính" gì tới nhân dân cả, hiểu chưa? Khổ quá nghe với ngóng.


Bà còn cao ngạo, thách thức sự trả thù nào đó, như bị tai nạn, làm gì quá đáng vậy bà. Có điều phụ nữ ra đường, thế nào cũng mang theo túi xách, bà nên cẩn thận, nhiều khi công an khám xét bất thình lình, tìm thấy trong túi của bà có vài bao cao su đã qua sử dụng, thì cũng hơi kẹt, xin bà đừng nghĩ bậy cho tôi tội nghiệp, tôi chỉ thực hiện mỗi một lần với ông Luật Sư Cù Huy Hà Vũ mà thôi!


Thân mến chào đoàn kết.
X
Tác giả: Ông Bút (Danlambao)
xuong  
#5 Đã gửi : 21/01/2013 lúc 10:49:50(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lời cảnh báo về tình trạng yếu kém và sai lầm

Bà không muốn trong nhà bà có “chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân”, mà theo cảm nhận nghệ sĩ Kim Chi, “đó là điều rất tổn thương và bị xúc phạm
UserPostedImage
Hình do nghệ sĩ Kim Chi cung cấp. Nữ nghệ sĩ Kim Chi khi còn trẻ.

Hơn cả lời từ chối
Trong mấy ngày nay, dư luận tiếp tục xôn xao trong chiều hướng ca ngợi, khâm phục việc diễn viên điện ảnh nổi tiếng Nguyễn Thị Kim Chi gởi thư cho Hội Điện Ảnh VN bày tỏ rằng bà không muốn trong nhà bà có “chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân”, mà theo cảm nhận nghệ sĩ Kim Chi, “đó là điều rất tổn thương và bị xúc phạm”.

Lên tiếng mới đây với phóng viên Mặc Lâm của đài ACTD chúng tôi, nghệ sĩ Kim Chi giải thích:

“Phản ứng vừa rồi của chị vì chị nghĩ là một ông Thủ tướng mà ông ấy làm ra bao nhiêu vụ như Vinashin rồi thứ nọ thứ kia, tỷ này tỷ kia bây giờ ký một cái bằng để khen chị thì chị cảm giác tổn thương nên chị từ chối vậy thôi chứ không phải là thái độ chống đối hay gì cả.Cuộc đời này “sắc sắc không không” lắm nhưng dẫu như vậy thì cũng không nên để cho người dân khổ. Chị đa cảm lắm, khi nhìn thấy ngày ngày những chuyện người ta bị mất đất mất đai, bị tranh giành bởi một nhóm người nào đó thì nhiều khi chị ngồi chị khóc ngon lành. Chị nghĩ nếu người điều hành đất nước mà để xảy ra những việc đó thì đâu có giỏi, đâu có hay mà nắm quyền làm gì?”
Qua bài “Hơn cả lời từ chối”, blogger Trần Kinh Nghị nhận thấy chuyện từ chối giải thưởng không có gì lạ, mà vấn đề ở đây là lý do từ chối, khi nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi “không muốn trong nhà có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân”, nghe thật “bi, hùng” và cả “hài” nữa. GS Trần Kinh Nghị nhận xét:

“Lời từ chối như vậy mạnh hơn cả một lời tuyên bố. Có người đã ví nó như một tiếng sấm làm chấn động dư luận trong và ngoài nước trong những ngày qua…Sự từ chối giải thưởng của nữ nghệ sĩ Kim Chi là một lời cảnh báo về tình trạng yếu kém và sai lầm của quá trình công tác tuyên truyền của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh tình hình những năm gần đây. Lời cảnh báo đó phát ra bởi chính một trong những thành viên xuất sắc nhất của đội quân tuyên truyền của Đảng, chứ không phải kẻ địch hoặc ai xa lạ.”

GS Trần Kinh Nghị nhân tiện lưu ý về “chất lượng công tác tuyên huấn” bắt nguồn từ cấp cao và về “đường lối chính sách”, khẳng định rằng một khi nội dung đường lối chính sách này chưa ổn thì nhà nước “càng tuyên truyền bao nhiêu sẽ càng bộc lộ điểm yếu và càng mất lòng tin từ phía người nghe bấy nhiêu”. GS Trần Kinh nghị nhấn mạnh “Hiện tượng nghệ sĩ Kim Chi từ chối phần thưởng là một giọt nước tràn ly của lòng kiên nhẫn mà nhân dân đang chịu đựng”.
UserPostedImage
Nữ nghệ sĩ Kim Chi khi còn trẻ, hình do nghệ sĩ Kim Chi cung cấp.
Theo blogger Bùi Công Tự, hiện tượng nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi vốn được dư luận ca ngợi, khâm phục đã “phản ánh việc bất tín nhiệm cao độ của nhân dân đối với một lãnh đạo trọng yếu của nhà nước”, chẳng khác nào “Cái mặt không chơi được” – nói theo tên của truyện ngắn nổi tiếng của Nam Cao. Và blogger Bùi Công Tự nêu lên câu hỏi rằng “Các văn nghệ sĩ có theo gương nghệ sĩ Kim Chi (không)?”.

Qua bài “Các văn nghệ sĩ có theo gương nghệ sĩ Kim Chi?”, tác giả Bùi Công Tự lưu ý về “cảm xúc nhạy bén khác thường” của giới văn nghệ sĩ khiến họ dễ dàng rung động trước cái đẹp, rơi lệ trước nỗi bi thương và cũng dễ giận dữ trước cái độc ác, phi nhân, phi lý; trực giác đó giúp họ “cảnh báo sớm nhất về những vấn nạn, những nguy cơ cho đất nước” vốn thường là “sự đồi bại của những người cầm quyền” và “sự suy vong của một thể chế”. Vì vậy, theo tác giả, giới cầm quyền độc tài thường căm ghét, trả thù, trừng phạt những văn nghệ sĩ nào dám lên tiếng phản đối họ, mà trường hợp Nhân văn-Giai phẩm trước kia là một thí dụ điển hình. Nhưng, theo blogger Bùi Công Tự, trong khoảng 20 năm nay, việc khen thưởng của nhà nước VN ngày càng mất giá trị khi diễn ra lắm cảnh chạy danh hiệu, chạy huân chương, mở đường cho “ kẻ đồi bại được phong danh hiệu anh hùng”, khiến không ít người chính trực từ chối khen thưởng, giải thưởng vì sợ thanh danh của họ bị “vấy bẩn” – như trường hợp “nói không” của nghệ sĩ Kim Chi bây giờ.

Chuyện “xưa nay hiếm”
Khi bày tỏ sự kính phục đối với nghệ sĩ Kim Chi, blogger Nguyễn Văn Thiện “nói thật, xưa nay, trong mắt của nhiều người, vẫn coi văn nghệ sĩ là nhóm háo danh, nhiều khi chỉ vì cái danh hão mà khom lưng quỳ gối trước mọi thứ, đặc biệt là trước quyền lực. Người ta vẫn kể cho nhau nghe nghệ sĩ nọ chạy vạy để được giải thưởng, nhà thơ kia luồn lách bằng đầu gối để được kết nạp vào hội kia”. Nhưng trường hợp nghê sĩ Kim Chi, theo blogger Nguyễn Văn Thiện, “quả là chuyện ‘xưa nay hiếm’ ”. Qua bài “Nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi, tôi kính phục chị”, tác giả Nguyễn Văn Thiện khẳng định:

“Trong bối cảnh giả dối tràn lan, cái ác tràn lan, sự vô liêm sỉ tràn lan như một căn bệnh trong xã hội thì hành động của chị chẳng khác nào một lời tuyên chiến… Quả thật, cuộc đời vẫn còn có người tốt và vẫn còn những điều tốt đẹp đang chờ chúng ta phía trước, miễn là chúng ta dám đứng thẳng trước cường quyền.”

Qua hiện tượng nghệ sĩ Kim Chi, blogger Gocomay ngợi ca rằng những tâm hồn và khí phách lớn như thế đâu cần phải “đi nhẹ, nói khẽ, cường duyên” để được nhà nước ban phát những “nắm xôi chùa ngọng miệng” để rồi không tránh khỏi hổ thẹn với biết bao đồng đội can trường đã bỏ mạng mà cho đến bây giờ vẫn chưa được trở về, dù chỉ là nắm xương tàn.
UserPostedImage
Nữ nghệ sĩ Kim Chi
Trong khi đó, blogger Cánh Cò cảm thấy sự từ chối nhẹ nhàng, đầy tính nhân văn nhưng “chát chúa tiếng kèn xung trận” của nghệ sĩ Kim Chi chứng tỏ trong số những người từng vào sinh ra tử ấy, vẫn còn nhiều người can đảm. Blogger Cánh Cò phân tích:

“Họ can đảm vì biết rằng chế độ chỉ toàn những kẻ theo đóm ăn tàn, không ai trong những người này từng chịu bom đạn như bà Kim Chi và đồng đội của bà ngày xưa. Bà đứng trên cao nhìn xuống những kẻ cầm quyền với tâm thế của người lãnh đạo. Bà cho mọi người thấy sự sợ hãi cũng có thể bị khống chế. Nếu những anh hùng khi xưa là anh hùng thật, là can đảm thật thì ngày nay họ phải hiên ngang đứng lên đòi chế độ này những câu trả lời thích đáng. Khi xưa họ chiến đấu không phải vì "hòa bình ổn định khu vực" mà vì họ muốn đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi vậy thì tại sao bia ghi công chiến sĩ chống giặc Tàu lại ghi là chiến đấu cho hòa bình ổn định khu vực? Những thứ ngôn ngữ xảo trá này đang bôi đen toàn bộ lịch sử…”

Blogger Cánh Cò không dằn được sự phẫn nộ khi nêu lên câu hỏi rằng họ là ai mà vung tiền như rác trong những đề án dốt nát, phá hoại đất nước như Dung Quất, như Sông Tranh, như Bauxit Tây Nguyên, như Vina các loại trong khi đồng bào không có áo mặt, cơm ăn, trẻ con đu dây đi học, moi móc thịt chuột để ăn? Tình cảnh như vậy, theo blogger Cánh Cò, không phải do tội nghèo của các nạn nhân này hay gia đình, mà chính là các quan chức cầm quyền để cho “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Qua bài “ Còn ai nữa như bà Kim Chi (không)?”, blogger Cánh Cò quả quyết:

“Nhiều tiếng nói, hành động như Kim Chi sẽ làm cho bọn sai nha run sợ. Hãy tự thử nghiệm mình xem có đúng khi xưa mình chiến đấu vì yêu nước hay không, hay chỉ vì bị xúi giục, lôi kéo, thậm chí cưỡng bức nên ngày nay không thể nói tiếng nói đúng đắn và mạnh mẽ của một chiến sĩ chính hiệu? Chiến sĩ thôi cũng đủ, chưa cần đến anh hùng.”
Theo nhận xét blogger Jeffrey Thái thì câu trả lời “KHÔNG” của nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi dành cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát xuất từ sự mộc mạc và chân thật đúng theo cái nghĩa chân chính và thiêng liêng của hai từ “sự thật”; tiếng “KHÔNG” ấy nó nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, không một chút do dự, không một giây ngập ngừng, như vang vọng từ “một cõi lòng đã chán ngán đến tận cùng”, như phát xuất từ “một sự khinh bỉ cực kỳ nhất đối với người mà nó hướng đến”. Qua bài “Người đàn bà mà tôi ngưỡng mộ”, tác giả Jeffrey Thái bày tỏ tâm trạng của mình:

“Tôi đã sững sờ khi nghe tiếng "Không!" dứt khoát ấy cất lên và vang vọng trên toàn thế giới. Ngay tại thời khắc ấy, xuất hiện trước mặt tôi là hình ảnh của một "ai đó" đang loay hoay tìm kiếm trên mặt đất mình đang đứng, một vết nứt đủ lớn để mà chui tọt vào đó, cố giấu che đi nỗi nhục quá "phũ phàng" này. Khó mà có thể tìm thấy ở một dân tộc nào khác, một đất nước nào khác, lại có một vị lãnh đạo thuộc cấp tối cao "được" công dân của mình đối xử với một cung cách "làm tái tê" như thế.”

Rồi khi đề cập tới cả chế độ khi liên tưởng đến “người trong cuộc” là ông Hạ Đình Nguyên vốn từng vạch rõ rằng “Họ đều là người không có học thì làm sao yêu nước được, căn cơ là ở chỗ đó. Họ không yêu nước, không lương tâm, không xấu hổ... Nước nào người lãnh đạo cũng đặt tổ quốc lên trên, còn họ thì đặt quyền lợi giai cấp lên trên thì làm sao?”, tác giả Jeffrey Thái nhận xét rằng toàn dân Việt, nếu ý thức được ý nghĩa thật sự đằng sau những lời mô tả “thẳng thắng, trần trụi và rất trung thực này” về những người lãnh đạo VN mà người dân đang “răm rắp cúi đầu tuân phục” cũng như phó thác quốc sự để cho “nhà nước lo”, thì họ chẳng khác nào “giao trứng cho ác” khiến trước sau gì, chuyện “không mất nước, nhà tan mới là chuyện lạ
Source: RFA
xuong  
#6 Đã gửi : 22/01/2013 lúc 02:26:55(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lòng tự trọng

Sẽ là một trái bom nguyên tử nổ tung
giữa lòng Hà Nội làm cho tan mặt, nát mày, làm cho tan bay cỗi rễ, cơ cấu của chế độ và đảng CS đang cầm quyền.: :” làm khổ dân là người có tội.“*, hay chỉ là tiếng vẹt nói trong lồng?

Sẽ là chuyện lạ cổ kim chăng? Một người nghệ sỹ nhỏ bé đã công khai từ chối nhận bằng khen thưởng của một “thủ tướng” đang nắm đầu một chính phủ đương quyền. Lạ hơn, theo hệ thống đảng, có lẽ ngưòi nghệ sỹ này chỉ là một đảng viên hạng “ tép”. Mà thông thường là luôn phải ngửa mặt lên cầu khẩn các đảng viên hạng “ tôm”, “ tôm càng”, hạng “ cua”, “cua đực, cua cái” trong đảng thương đến thân phận “ tép” của mình để mà kiếm miếng cơm, manh áo. Có khi nào “tép” dám mơ ước cao xa, kiểu nhảy vọt, đến chuyện được một “đồng chí” nhớn đầy quyền lực, ngồi chót vót trong Bộ Chăn Trâu,( bộ chính trị) của đảng đang cầm quyền ngó tới bao giờ. Vậy mà câu chuyện đã diễn ra. Nó diễn ra không phải vì đồng chí “ tép” nhận được ánh mắt của “đồng chí ghế thủ tướng“. Trái lại, ngưòi “đồng chí” hạng tép ấy lại đưa ra cái lý do nổ như bom nguyên tử ở Hirosima, vỗ vào mặt “đồng chí thủ tướng” của mình bằng lời công bố trên văn bản: ” Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm”. Đây là chuyện lạ cổ kim chưa từng hay đây chỉ là sự biểu lộ tính ưu việt trong gian dối của cộng sản để phỉnh gạt đồng loại?

Trước hết, theo như lời bà kể trong cuộc phỏng vấn. Bà là con của một “ liệt sỹ” chống Pháp. Theo giọng nói, chữ “ liệt sỹ” chống Pháp ở đây được hiểu là đã do cộng sản trao tặng hay áp đặt cho thân phụ của bà, với mục đích lôi kéo, hay kìm giữ ông vào với tập đoàn cộng sản, như chúng đã làm với nhiều người khác, hơn là chính tâm nguyện của người qúa cố khi họ tham gia phong trào kháng Pháp. Như thế, sự hy sinh của ông trong việc kháng Pháp phải được hiểu một cách trong sáng là thân phụ của bà, một người có lòng yêu nước, đã bước đi, nối gót theo những bước đi của những anh hùng kháng chiến trong miền nam như Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm, Hộ Dương, hoặc thủ khoa Huân… Ông đi là để phục vụ cho Tổ Quốc và sự Độc Lập của Dân Tộc chứ không phải ra đi với mục đích theo cộng sản để cướp chính quyền, rồi chia nhau vơ vét toàn bộ tài sản của công cũng như của tư để làm khổ dân và làm cho đất nước tơi tả. Tệ hơn, đẩy dân tộc vào vòng nô lệ cho Tàu cộng như HCM và tập đoàn lãnh đạo của đảng Việt cộng chủ trương.

Kế đến, bà xác nhận về phần bản thân là “ đã đi tập kết từ năm 12 tuổi”. Ở tuổi thơ ấy, dù không nói ra, nhưng hẳn nhiên là muốn ám chỉ, bà ra đi theo con đường mà thân phụ của bà đã vạch ra. Đó là con đường chống xâm lăng. Chống thực dân Pháp cứu nước, cứu dân. Như thế, ở trong tinh thần của người phụ nữ này, dù là tập kết ra bắc, nơi có tổ chức của đảng cộng sản cầm quyền, và chính bà cũng xác định bà là người cộng sản. Nhưng luôn luôn có dân có nước có tình đồng loại. Nó không có cái cái lòng độc ác của cộng sản, lúc nào cũng dành sẵn cho người dân một đường dao mã tấu! Đâu là chân, là gỉa, chưa ai quyết. Tuy nhiên, điều bà viết chỉ nằm trong hai trường hợp sau:

1 Là những con vẹt biết nói. Nếu là những con vẹt. Con vẹt này nói vẫn chưa hay, có nhiều con vẹt Việt cộng khác nói còn hay hơn nhiều. Như thế chẳng có gì đáng bàn thêm.

2 Là người có lòng tự trọng vì dân tộc. Nếu những lời nói ấy phát xuấ từ Lòng Tự Trọng của dân tộc thì hẳn nhiên là còn nhiều chuyện sẽ phải được nói đến. Bởi vì nó không phải là câu chuyện mượn cái áo mưa để khoác lên mình. Và nó cũng chưa có đoạn kết.

Ở đây, tôi xin viết về trường hợp thứ hai. Trường hợp người nghệ sỹ này không phải là một con vẹt. Cũng không có cái tính ưu việt của cộng sản là gian trá. Trái lại, dù có bị cộng sản lừa phỉnh từ thuở mới lên 12, trong bà vẫn còn tính nhân bản, đạo nghĩa Việt Nam.

Phải nói thật là, nếu vì tâm nguyện đất nước mà bà ra đi vào lúc 12 tuổi thì LòngTự Trọng vì đất nước của bà đã vượt trội, cao hơn hẳn cái nhìn ấu trĩ, mơ hồ của Hồ chí Minh. Bởi vì, khi ra đi, Y đã trưởng thành nhưng vẫn khom lưng cúi đầu đề làm đơn xin gia nhập vào trường thuộc địa ở Paris. Bị từ chối ( có thể vì lý lịch bản thân hay gia đình) Y đành quay gót vào bóng tối, tìm đến nương nhờ và xin làm nô lệ cho cộng sản, rồi đem cái tổ chức Tam Vô này nhập đất nước Việt Nam vào ngày 3-2-1930. Để từ đó, HCM và tập đoàn này đã luôn đi theo cái tôn chỉ Vô Gia Đình, Vô Tôn Giáo và Vô Tổ quốc, tàn phá văn hóa, đạo đức và non nước Việt.

Như cây kim để trong túi, lâu ngày sẽ lộ ra. Lòng yêu nước chân thành hay sự bất lương của con người cũng thế. Nó không thể lừa dối qua mọi thời gian. Ỡ đây là trường hợp của bà Nguyễn thị Kim Chi. (Gỉa chân chưa quyết). Nhưng hẳn nhiên là đã phải lặng lẽ, cam chịu trong gần 60 mươi năm qua. Nay thì không thể yên hơi lặng tiếng để mai một với thời gian mữa. Bởi vì, trời chiều mỗi lúc một ngã màu. Nếu lần lữa, thời gian chẳng còn chờ ai. Bà đã nói lên được điều mình muốn nói. “ Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm.”

Điều bà viết, trước tiên là làm ngỡ ngàng tất cả mọi người, từ những kẻ đồng hội đồng thuyền với bà cho đến những người xưa nay đối kháng với cái hội được nhân dân trao tặng mỹ từ buôn dân bán nước của bà. Nhưng rất nhanh sau phút ngỡ ngàng ấy, kẻ thời ngưỡng mộ hào khí của con cháu Trưng Triệu. Cái tiết tháo của sỹ phu, dầu rằng bà chỉ là một người nghệ sỹ. Một ngành nghề mà xưa nay bị gán ghép là “ xướng ca vô loại”. Nghĩa là, chẳng biết xếp họ vào trong thứ loại nào của xã hội. Người thì nghi ngờ nó chỉ là bắn pháo bông! Ở chiều đối diện, có nhiều kẻ phùng mang, trợn mắt, máu uất muốn trào ra khỏi miệng. Những muốn ăn tươi nuốt sống người dám viết ra những lời lẽ như thế. Bởi viết như thế thì nào có phải một mình “ người mang ghế thủ tướng” tan mặt nát mày, nhưng là cả đàn hại dân hại nước phải tắt tiếng.

Trong cuộc sống và xử thế, ngưòi ta vì tự trọng cá nhân (không phải vì lý do scandal, chạy chọt, móc ngoặc…) mà không nhận giải thưởng, bằng khen, xưa nay có nhiều. Nhưng chưa có một người nào từ chối nhận lòi khen, nhận phần thưởng vì lý đo thất đức, vô đạo của cá nhân, hay của tập thể những người đứng ra ký giấy, phát bằng khen. Hơn thế, lại là lãnh đạo của minh. Lân này lại khác. Nhưng kẻ làm nghèo đất nước bà muốn nói đến là ai? Phải chăng chỉ có một mình NTD? Không, dứt khóat là không phải chỉ có một mình y. Nhưng là cả một tập đoàn cộng sản từ HCM cho đến hôm nay. NTD chỉ là một diển hình, đại diện cho cái tập đoàn ấy được nêu ra trong giai đoạn này mà thôi. Tất cả những DM, LDA, LKP, NDM, BVL, TTS, NPT…. đều không là ngoại lệ. Trường hợp của Hồ chí Minh thế nào?

- Phải nói ngay rằng, Y là kẻ đứng đầu trong danh sách những kẻ làm nghèo đất nước và làm khổ dân tộc này. Nghèo không chỉ ở mặt vật chất, nhưng còn là văn hóa, luân thường đạo lý bị phá sản nữa.

a. Về dân số:

Ngay sau ngày HCM cướp được chính quyền, hơn 200000 đồng bào vô tội đã bị Y và tập đoàn cộng sản sát hại trong cái gọi là “cải cách ruộng đất”, thực tế đó là sách lược cướp đoạt quyền sở hữu của đảng cộng sản. Từ đó, ruộng đồng bị thu tóm vào tay nhà nước. Dân sống theo chế độ lao động và hộ khẩu. Ngày ngày mong chờ ơn mưa của bác của đảng để mua ký gạo, cân đường! Dân đói, cơm ăn áo mặc không có. Bố, con thay đổi cho nhau bộ quần áo vá. Đây sẽ là nỗi đau không bao giờ nguôi ở trong lòng người dân Việt.

b. Về điạ dư.

Nhờ HCM, sau khi đảng CS nằm được công quyền, bản đồ địa dư của Việt Nam do tiền nhân để lại cứ bị teo tóp dần đi. Trước là Hoàng Sa, Trường Sa. Rồi đường biên giới cứ vẽ sửa lại để thay nhau dâng đất cho Tàu phương bắc với mộng ước được làm nô lệ theo cái kế “ môi hở răng lạnh” hay mười sáu chữ vàng mã. Kế đến là đem cho thuê đất rừng đầu nguồn, vùng khai thác mỏ Đắc Nông – Tân Rai, nơi chẳng một người VN nào được lai vãng đến nữa, quan cán nhớn Việt cộng cũng không có ngoại lệ. Thử hỏi, nếu hôm nay những công nhân Tàu còn độc thân đến sinh sống làm ăn trong những nhượng địa ấy, năm mươi năm sau, dòng dõi họ đã có hai, ba đời con, cháu. Một chữ Việt không hay, đất ấy là của Ta hay Tàu?

c. Về văn hoá và luật lệ.

Sau 60 năm HCM cướp được chính quyền rồi đem bạo lực của thuyết tam vô vào áp dụng thực tế trong cuộc sống của người dân VN. Cả một cả hội nhân bản, trong đạo nghĩa, theo văn hóa Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín của dân tộc Việt đã hoàn toàn bị biến dạng và thay vào đó là lề luật bạo lực và gian dối của nhà nước.

Bên trong, một mặt thì họ mặc sức cấu kết, móc ngoặt, ngồi trên cả những cái mà họ gọi là luật pháp do họ vẽ vời ra để chia nhau những tài sản của nhân dân và của đất nước qua những kế hoạch “quy hoạch”, hay mua bán, cho thuê bất động sản của quốc gia cho phe nhóm, cho bành trướng. Một mặt thì thuê bao côn đồ, xã hội đen để khủng bố đời sống của nhân dân qua từng những sơ xuất vụn vặt như việc đi đường, quên không đội mũ an toàn, bị công an, côn đồ bắt vào đồn công an tra khảo, vòi tiền là mất mạng! ( trường hợp ông Tùng). Một mặt khác cho những thành phần này đi rình rập từng nhà, theo dấu chân từng người để tiêu diệt sự tự do và quyền làm người của con người. Thậm chí, CS còn muốn tiêu diệt cả tình yêu đối với tổ quốc của người dân. ( trường hợp Nguyễn chí Đức và các vụ việc đàn áp, bắt bớ những ngưòi đi biểu tình chống TC xâm lược). Rồi toan áp đặt chữ Tàu, văn hóa Tàu cho trẻ thơ Việt Nam.

D, Về luân lý và đời sống xã hội.

Phần đời sống xã hội thì ngồi yên cũng không thoát tai họa. Nhờ bác, nhờ đảng giải phóng, ra công ra sức đêm ngày tiêu diệt, phá nát nền đạo lý luân thường của xã hội, phá nát niềm tin trong sáng, lành thánh của các tôn giáo mà người Việt Nam hôm nay bổng dưng… được mùa! Họ phải gánh gồng thêm muôn loại tội phạm thuộc loại đại ác nở hoa. Con giêt cha, mẹ, vợ giết chồng, thầy hiếp trò chả ngày nào không có. Bạn bè, sinh viên học sinh giết nhau chỉ vì cái nhìn. Người tình giết người tình chỉ vì cái điện thoại nom khá giả. Hàng xóm giết nhau chì vì một con vịt, một con gà. Người quen giết nhau chì vì đối tác từ chối lời mời uống với nhau một ly bia, ly rượu trong quán, trong bàn tiệc…

Rồi hàng năm có đến vài trăm ngàn ngưòi bị giết ngay từ khi chưa lọt lòng mẹ. Nghĩa địa hài nhi mọc lên như nấm, rải đều khắp trên mọi phần đất của quê hương. Số thiên thần bé nhỏ phải vào lòng dất mỗi năm còn nhiều hơn số người bị HCM giết trong cuộc đấu tố 53-56. Tuy thế, sự bất hạnh cho dân tộc còn lớn hơn cả sự chết của các thiên thần bé nhỏ kia là việc, đa phần những người đi nạo thai, hút thai, phá thai lại là những trẻ vị thành niên, người chưa trưởng thành. Bạn kinh hãi chưa? Chưa à? Vậy hãy mừng đi. Bác rồi Đảng ta chủ trương vô gia đình, vô tôn giáo nên trẻ em đã không được giáo dục cặn kẽ về lễ giáo, đạo đức, luân lý xã xã hội. Không được giáo dục để theo những gương lành thánh trong sáng của các tôn giáo. Trái lại, phải sống và học tập theo đạo đức của “bác Hồ”. Mà đạo đức căn bản của HCM là vô đạo. Giết dân, giết vợ là Nông thị Xuân rồi từ con và thờ Mao chủ tịch. Làm tuổi trẻ VN mất hướng đi, lao vào xa đọa là lẽ thường phải đến. Đã thế, nhà nước đã có sẵn những nơi, những địa điểm với những kẻ rành nghề cạo, hút, nạo thai mời mọc. Có đây, những bảng quảng dễ nhìn đặt ở nhiều nơi trong các thành phố. Tuổi trẻ cứ sống theo gương đạo đức của “ bác”, cứ vui chơi và quên cội nguồn dân tộc đi. Các phòng cạo, hút không thiếu! Với lối giáo dục vô đạo của nhà nước cộng sản như thế, ai có thể làm cho danh sách các thiên thần bé nhỏ mất cuộc sống mỗi ngày một rút ngắn lại để con người có niềm vui thay cho nước mắt tuôn rơi?

Chắc là không có ai có thể đội đá vá trời, ngoài việc tạo lại cho con người có lòng Tự Trọng vì dân tộc, vì quê hương. Thật vậy, chỉ có Lòng Tự Trọng vì quê hương, chúng ta mới khả dĩ giải quyết được tất cả những nan đề này, ngoài ra là bất khả. Có lẽ vì hiểu được điều quan trọng này mà bà Nguyễn thị Kim Chi đã mở đầu chiến dịch bằng một bài gíao khoa luân lý cho những kẻ đồng hội và có thể đồng thuyền với bà: “Là người có chức, có quyền thì lại càng phải sống ngay thẳng, mẫu mực, chứ làm khổ dân là người có tội.”

Chuyện người nhân bản chúng ta luôn lấy việc giáo hóa con ngưòi làm cứu cánh. Sau giáo hoá, nếu cần là đến sửa phạt để răn đe. Nên, nếu có lời truyên bố như thế là lẽ thường. Nhưng với một người đã theo cộng sản gần 60 năm như bà Nguyễn thị Kim Chi, lại là hạng “tép” thì rất lạ. Lạ là vì, bà nhập cuộc từ năm mưòi hai tuổi. Học theo tư duy và lối sống của cộng sản. Lấy bạo lực làm cứu cánh, lấy gian dối là phương tiện. Như thế, từ đâu bà có thể cưu mang trong lòng cái tư duy đầy nhân bản này? Từ gia đình hay từ những cảnh cùng khổ của người dân từ sau 30-4-1975? Nếu theo hoàn cảnh mà bà có, thì hẳn nhiên trong cái hội, cái thuyền với bà cũng còn nhiều người có. Dĩ nhiên, họ có được tư duy nhân bản này không phải do cộng sản. Nhưng do tình quê hương, nghĩa đồng bào vẫn còn cháy bỏng trong lòng. Nói cách khác, khi đứng trước cảnh quốc phá gia phong do chính những kẻ đồng hội với họ chủ trương, lòng Tự Trọng vì quê hương, vì dân tộc trong họ đã sống lại. Nhưng có thể, chưa có cơ hội bộc lộ?

Riêng bà Nguyễn thị Kim Chi thì không thể chần chờ thêm đến sau khi nhận giấy khen để tự trở thành con rối cho họ lôi kéo. Trái lại, bà có thể như một bông hồng, nhưng không phải là cánh hồng rơi trong cõi chết. Bà đã coi sự sống chết giữa chốn đạn bom, hay giữa vòng vây của kẻ bạo quyền nhẹ như cánh hồng. Tự đó, cánh hồng lại vươn cao như một Quan Án lớn của thời đại. Hay thành một pho luân lý đạo đức cho tập đoàn lãnh đạo đảng, là những cấp trên hay người đồng hội với bà, là những kẻ đã phá nát hạnh phúc của người dân, phải biết ngắm nhìn, phải biết học tập về luân lý, nhân bản. Bởi vì, lẽ sống của con người không thể tựa vào gian dối, bạo lực, nhưng là sự thật thà và lòng ngay thẳng. Bởi vì, kẻ có chức, có quyền lại tựa vào gian dối và bạo lực để áp chế người dân thì chỉ là những kẻ cẩu trệ phu trong xã hội, mà cổ ngữ xưa đã viết:” Vua quan coi chư dân như cỏ rác, người dân coi vua, quan như chó, lợn” !

Lòng ngay thẳng là như thế dấy. “ tép” bỗng trở thành ngưòi giảng kinh luân lý, giáo khoa vỡ lòng, là cội rễ nhân bản của dân tộc cho một tập đoàn tự phong là lãnh đạo. HCM đâu, những kẻ buôn dân bán nước đã vào mộ sâu đâu? Hãy chỗi dậy mà nghe, mà học, mà ăn năn, để hy vọng kiếp sau nếu được làm người thì sẽ có được một giấc ngủ an bình hơn! Rồi những kẻ đang ôm sổ hưu hay những kẻ đang có chức quyền, những kẻ buôn giấy bán mực với những hàm, học vị Ts, Pts, Gs như những Trần đăng Thanh, hay những chuyên viên bồi bút, thổi kèn của hơn 700 tờ báo của hội nhà dâu? Hãy đứng dây, khoanh tay, cúi đầu mà nghe, mà học. Nếu trước kia chưa từng được giáo hóa trong nhân bản của nhân vị Việt Nam thì nay hãy nghe, hãy học lấy nhân cách của Việt Nam để nên người. Bởi, không phải chỉ một mình bà Nguyễn thi kim Chi sẽ trở thành quan án, nhưng là toàn thể dân tộc Việt Nam sẽ phải thực hiện vế thứ hai của bài giảng này vào một ngày không xa.

Hiện nay, nhiều người Việt Nam đang nói về một mùa gặt mới. Tôi cũng nghĩ thế, khi hoa của lòng Tự Trọng vì Dân Tộc đã nở thì muà gặt sẽ tới. Hôm nay, lần đầu tiên tôi viết về Lòng Tự Trọng của một người nghệ sỹ vì đất nưóc, vì dân tộc từ trong lòng cộng sản . Hy vọng nó không phải là lần duy nhất, hay cuối cùng tôi viết về họ. Tuy nhiên, bà không phải là người đầu tiên nói lên điều tổn thương của đất nước và có cảm giác tủi hổ, nhục nhã cho dân tộc Việt từ những hành động của nhà nước này. Trái lại, trước đó cũng đã có nhiều. Điển hình là hơn ba năm trước đây, vào ngày 19-9-2009, dưới một hình thức diễn đạt khác, TGM Hà Nội lúc bấy giờ là Ngài Ngô Quang Kiệt đã vì Lòng Tự Trọng của Dân Tộc. Ông đã đứng lên trước mặt toàn bộ quan cán nhớn của UBNDTP/HN, công khai công bố rằng: “chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam ( do các ông cấp phát), đi đâu cũng bị soi xét. Chúng tôi buồn lắm chứ. Chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên…” * Chữ trong ngoặc do tôi thêm vào cho đúng với ý của đoạn văn.

Đó chính là lòng Tự Trọng vì quê hương, Tiết Nghĩa vì dân Tộc đã được Ngài biểu lộ một cách cương trực, quang minh. Không có một vẫn đục. Không một ai có lòng tự trọng vì đất nước mà không đồng thuận với Ngài. Họ đồng thuận với Ngài bởi vì không có một người nào mà không cảm thấy tủi nhục cho non sông, cho dân tộc vì những công việc do nhà cầm quyền cộng sản này đã tạo ra cho toàn dân trong suốt 60 năm qua. Trong nước đã đầy thê lương khốn khổ. Bước ra trường quốc tế thì tấm hình của LM Nguyễn văn Lý bị cộng sản bịt miệng trước tòa sẽ là hình ảnh ngàn năm khó rửa. Không một người Việt Nam nào không cảm thấy bị tổn thương, bị sỉ nhục. Có chăng chỉ có Việt cộng là vui mừng hãnh diện mà thôi.

Chuyện Ngài nói sẽ còn là một bài học lâu dài, hơn thế, sẽ còn nở hoa vào tương lai dân tộc. Thật vậy, trong tuần qua, bài giảng của LM Pascal Nguyễn ngọc Tỉnh trong buổi lễ cầu nguyện cho Hòa Bình và Công Lý đã làm tỉnh thức lòng người và làm rúng động cả giang sơn! Hơn thế, còn vang dội ra mãi hải ngoại. Nơi nơi náo nức, đổ dồn những ánh mắt nhìn về những tiếng nói của Lương Tâm, của Lòng Tự Hào, của Lòng Tự Trọng, vì non sông vì dân tộc do ngài diễn đạt. Vì là tiếng nói của lương tâm, của Lòng Tự Hào, của Lòng Tự Trọng vì dân tộc, bài nói không mang theo nhiều dấu ấn mới lạ. Nhưng là những dấu ấn của lịch sử từng làm nên hào khí của non nước Việt Nam.

Này đây, thượng tướng Lý thường Kiệt, tay kiếm tay cờ chỉ vào phuơng bắc mà định phân đường ranh giới: “Nam quốc sơn hà nam đế cư”. Rồi danh tướng Trần bình Trọng một lần lẫm liệt làm nát mặt quân Nguyên: “Ta thà làm qủy nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”. Đặc biệt, LM Tỉnh nhắc lại lời di chúc của vua Trần nhân Tôn căn dặn con cháu: “các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bật bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa…. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu”. Liệu đó có phải là lời để lại cho con cháu Tiên Long hôm nay? Phải tôi cho là thế. Bởi vì từ đó, tổ quốc ta có thêm những Hưng Đạo Vương, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đến Quang Trung dẫn nhà Nam bước trên đỉnh cao của chiến thắng, của Độc Lập, của tự chủ. Và nối bước theo là những vua Hàm Nghi, Tổng đốc Hoàng Diệu, Hoàng hoa Thám, Phan đình Phùng, Cao Thắng, cố Tổng Thống Ngô đình Diệm… Tất cả là những ưu việt của dòng dõi Việt Nam. Họ đã làm cho nhà Nam đâu đấy tỏ.

Nhưng khi bước qua cánh cửa đỏ của thời HCM, xem ra lại là một cảnh bất tường, một sỉ nhục cho dân tộc. Bởi vì từ đó, tiếng Lương Tâm, Lòng Tự Hào, Lòng Tự Trọng vì dân tộc, vì quê hương đã bị HCM vùi dập. -Để từ đó : “ tôi yêu tổ quốc tôi mà tôi bị bắt” (TMH).

- Để từ đó, những Lê thị Công Nhân, Nguyễn văn Đài, Nguyễn Phong, Hà Vũ, Công Định, Duy Thức, Điếu Cày, Phong Tần, Việt Khang và em bé Nguyễn phương Uyên … đi hát vang bài Công Lý, Tự Do, Nhân Quyền, Độc Lập cho dân cho nước Việt Nam mà được ăn cơm nhà tù với tiếng vọng thất thanh giữa đêm trường ai oán “Việt Nam tôi đâu.”?

-Để từ đó, mặc cho dân tình khốn khổ, sống trong cảnh khố đáy điêu linh, trắng mắt nhìn đôi dép râu và đưòng dao mã tấu do HCM mang về. Phần họ, mặc sức mâm cao cỗ đầy rồi thi đua, cúc cung phục vụ bắc phương và thờ “ Mao chủ tịch”. Thờ vẫn chưa đủ, Trường Chinh, Phạm vũ Luận còn mưu dồ đưa tiếng Tàu, văn hóa Tầu vào dậy dỗ cho con em Việt Nam từ tuổi thơ để mất gốc, mất nguồn, mất luôn tiếng nòi!

-Để từ đó, cộng sản đẩy hàng triệu người Việt Nam phải lìa bỏ quê hương. Trong đêm tối con xa lìa tổ ấm, chỉ thấy mẹ gìa thổn thức lau dòng lệ bằng vạt áo rách, cố dặn dò con yêu:

Nay xa quê, con nhớ lấy một lời:
Chiếc áo mẹ cho dù có rách,
Nhắc bảo nhau nhớ khoác lên người
Để ngàn sau còn chung một bến nước Việt Nam!

Bài Tự Trọng của LM Tỉnh có lẽ chỉ gói ghém có bấy nhiêu, nhưng nó làm rúng động lòng người và vang dội cả non sông. Tại sao nhỉ? Bởi vì nó là tiếng nói của Lòng Tự Hào, của lòng Tự Trọng của người dân Việt Nam. Thế mới biết, khi người ta có lòng tự hào, có tinh thần tự trọng vì đất nước thỉ có thể lấp bể dời non, có thể làm được điều ích quốc lợi dân. Và dĩ nhiên, câu chuyện của những người vì dân tộc mà hy sinh, mà lên tiếng cho Công Lý sẽ không bao giờ chết. Trái lại, họ sẽ sống và sống mãi trong lòng dân tộc. Họ sống mãi vì đã vượt qua cái chết. Cái chết ai cũng sợ, họ lại không. Là không như bà Nguyễn thị Kim Chi mô tả “ Cái chết chẳng có gì đáng sợ… nhưng phải sống cho nó ngay thẳng cho nó tử tê, cho nó ra con người…. .”

Với tôi, niềm tin còn sâu, sức sống của dân tộc còn dài, cái chế độ này chẳng qua chỉ là một khoảng thời gian đen tối trong lịch sử của đất nước. Mỗi thời khắc trôi qua thì đều để lại những vết thương, hay đem lại lòng Tự Hào lớn cho dân tộc. Tuy nhiên, tinh thần Tự Trọng tạo nên sức sống của dân tộc chỉ được thể hiện từ trong lòng những người có đạo đức, có đạo nghĩa, có đất nước, có dân tộc, có nghĩa đồng bào mà thôi. Nó cũng không chỉ thể hiện bằng lời nói, nhưng là việc làm. Để kết thúc bài viết này, tôi xin mượn vài câu đối thoại với người bạn lâu năm để làm đoạn kết.

Khi viết bài này được nửa vời, ngưòi bạn tôi, sau khi Email cho tôi nguyên văn bài diễn văn của Tổng Tống Ngô Đình Diệm được tg Trần quốc Việt dịch ra tiếng Việt và đăng trên Dân Làm Báo, một tờ báo mạng mà chính Nguyễn tấn Dũng đòi xử quyết và cấm không cho các đoàn đảng viên và công nhân viên chức nhà nước đọc, đăng tải. Anh ta gọi điện thoại cho tôi:- Ông BG, tôi đã gời Email cho ông rồi. Ông đã đọc bài có lá thư của bà Nguyễn thị Kim Chi chưa?

- Thưa ngài, tôi đã.

- Thấm không?

- Thấm. Thấm đến tận buồng gan lá phổi! Tôi sẽ viết một bài về Lòng Tự Trọng của dân tộc để nêu lên một tấm gương.

- À …ha! Ông viết bài ca tụng cộng sản đấy à? Không đòi Chôn Nó Đi nữa hay sao?

- Nó thì dứt khóat phải Chôn Đi. Tuy nhiên, không phải tất cả những người theo cộng sản là xấu. Mình chỉ không biết chắc được ai là người tốt thật, ai là kẻ lừa dối mà thôi. Khi đã biết thì phải làm cho sáng tỏ. Bởi vì đó chính là sự quảng đại vì sự sống, sự hạnh phúc, sự Tự Do và Độc Lập cho đất nước, cho dân tộc, chúng ta cần phải tôn vinh. Trái lại phải lên án.

- Ông đã đọc bài diễn văn của TT Diệm trước quốc hội Mỹ chưa?

- Ngày xưa có đọc được một lần rồi. Nay thì xin lưu lại như một dấu ấn tuyệt vời nhất về Lòng Tự Hào, về tinh thần Tự Trọng vì quê hương, vì dân tộc Việt Nam trong thời đại này.

- Liệu chúng nó dám ra tay không?

- Cái chết của người vì đất nước như cánh hồng rơi. Chúng ra tay chỉ làm cho những bông hồng ấy mãi mãi thêm tươi. Bạn nhớ đấy, cộng sản có tài giết chết rất nhiều nhà ái quốc và ngưòi dân Việt Nam, giết thêm một vài ngưòi nữa, hoặc đưa bọn bồi bút ra để phỉ báng cá nhân những vị ấy, không phải là việc ngoài khả năng của họ.

- Nếu chuyện ấy xảy ra?

- Nguời dân Việt Nam sẽ tạc tượng, để lưu tên họ vào với non sông, với dân tộc và sẽ… treo cổ chúng lên…!

* T.B. Bài đã khá dài, xin lỗi độc giả về chuyện này. Tuy nhiên còn một câu chuyện rất quan trọng, nhân bài viết, tôi muốn được hỏi bà Nguyễn thị Kim Chi vài câu. Hy vọng bà trả lời thành thật cho một lần. Bởi vì chuyện này có liên quan tới lịch sử, tình dân tộc và mạng sống của con người, mà bà là nhân chứng.

- Thưa bà, trong bài phỏng vân với đài Mặc Lâm, đài RFA bà có nói: “ Ký sự sâu đậm nhất trong đời của chị thì đó là chị đã từng diễn trong lúc pháo bầy bắn tới, khán giả chết nhưng mình không chết.. chị di chuyển với đồng đội thì đồng đội bị bắt, bị giết, bị mỗ vú, bị Tàu ăn Thịt, nhưng chị vẫn còn sống. Tất cả những cái đó bó thành ký ức rất sâu đậm…”

Xin bà vui lòng vì tình con người, vì dòng máu tự trọng của người Việt Nam, xin bà nói rõ hơn cho mọi ngưòi Viêt Nam được biết những vần đề hệ trọng, liên quan tới câu nói của bà. Nghĩa là, đây là những sự thật xảy ra trước mặt bà để trở thành một ký ức sâu đậm, chứ không phải là tình ưu việt gian dối của cộng sản mà bà học được và tạo ra nó? Nếu là sự thật xin bà vui lòng cho biết thêm những chi tiết như:

- Vào thời gian nào chuyện ấy đã xảy ra?

- Trong đoàn của bà có mấy người bị chết và có mấy ngừơi bị mổ vú, bị ăn thịt?

- “Bị ngươi Tàu ăn thịt”. Những người Tàu này là ai? Gốc gác của họ ra sao? Có phải là những người Tàu cùng đi theo đoàn từ bắc vào hay không? Họ là là cố vấn, là những an ninh bảo vệ hay là diễn viên? Hoặc giả, là cố vấn quân sự cho những bình đoàn chiến đấu của bắc Việt và gặp nhau ở trong rừng, họ là khán giả và trở thành dã thú, mổ vú và ăn thịt người Việt Nam?

Bà là chứng nhân, tôi tin rằng bà biết rất rõ những chuyện ấy. Hy vọng với tâm tình trong sáng của mình vì đất nước, vì con ngưòi và vì những người trong đoàn của bà đã chết, đề nghị bà cho thêm những chi tiết hay tự làm sáng tỏ công việc này. Xim cảm ơn những câu trả lời của bà. Kính.

01-2013.
Tác giả: Bảo Giang (danchimviet)

song  
#7 Đã gửi : 25/04/2014 lúc 08:33:03(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nghệ sĩ Kim Chi nói về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

UserPostedImage
Nữ nghệ sĩ Kim Chi và phóng viên Kính Hòa tại RFA - Hoa Thịnh Đốn ngày 24/04/2014

Một đoàn vận động cho nhân quyền và tự do báo chí đến từ Việt nam theo lời mời của quốc hội Hoa kỳ có mặt tại thủ đô Washington trong những ngày cuối tháng tư lịch sử. Tham gia đoàn có nữ nghệ sĩ Kim Chi, và bà đã dành cho Kính Hòa cuộc trò chuyện về những vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Đầu tiên Nghệ sĩ Kim Chi cho biết về chuến đi của đoàn vận động nhân quyền và tự do báo chí.

Nghệ sĩ Kim Chi: Chúng tôi được lời mời của các nghị sĩ quốc hội Hoa Kỳ đến đây để dự ngày tự do báo chí và nhân quyền. Cảm giác đàu tiên của tôi là tôi thấy rất xúc động. Xúc động vì sang đây được cộng đồng anh chị em Việt nam đón tiếp rất là nồng nhiệt, tạo điều kiện cho chúng tôi đi tiếp xúc với các tổ chức, các đài. Đi đến đâu tôi cũng thấy nhận được sự hỗ trợ của mọi người nên chúng tôi thấy rất là an tâm. Những cái lời đồn đãi từ trong nước thì nó rất là khác, vậy cho nên khi mình quyết định đi thì rõ ràng là khi đến tận nơi thì thấy những cái người ta nói là xấu xa tệ hại thì bằng mắt thấy tai nghe tôi thấy nó khác.

Kính Hòa: Với tư cách là một người rất quan tâm đến nhân quyền và tự do báo chí, bà có thấy là những hoạt động như thế này sẽ góp phần cải thiện tình hình nhân quyền và tự do báo chí ở Việt nam?

Nghệ sĩ Kim Chi: Tôi nghĩ điều đó rất cần thiết vì hiện nay cái số đông người ta cũng không hiểu hết người ta có bao nhiêu quyền con người để mà người ta đòi. Tôi quyết định là mình phải lên tiếng.

Tôi nghĩ là sẽ có rất nhiều hệ lụy sẽ xảy ra đến với tôi. Nhưng đã làm người, nhất là nghệ sĩ thì phải sống đúng, sống trung thực, nên tôi quyết định tham gia vào đội ngũ đấu tranh đòi tự do đòi nhân quyền. Có thể là sẽ có nhiều khó khăn hệ lụy, nhưng tôi xin chấp nhận để thực sự có một Việt Nam thực sự tự do, thực sự giàu mạnh, thực sự văn minh và bỏ hết hận thù.
UserPostedImage
Nữ nghệ sĩ Kim Chi (24/04/2014). RFA
Kính Hòa: Bà vừa nói đến việc không có bao nhiêu người biết được những cái quyền mình có một cách tự nhiên là như thế nào. Thê thì làm thế nào phổ biến đến với đại đa số dân chúng Việt nam trong điều kiện họ chưa tiếp cận được với internet và báo chí tự do?

Nghệ sĩ Kim Chi: Cái đó là cản trở rất lớn. Số đông người ta rất là bức xúc trước những vi phạm nhân quyền. Tôi lấy ví dụ như là Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng hay Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình, người ta phải dùng cả mạng sống của mình để đòi lại đất đai các thứ. Và tôi thấy rằng là một chế độ gì mà kỳ như vậy, người nông dân người ta phải có cái sở hữu. Chính cái hình ảnh đó ghim vào đầu tôi làm tôi đau lắm. Hay như hàng ngày tôi đi qua con đường Thanh niên tôi thấy dân oan đeo cái biển Trả đất cho tôi. Ai đẩy họ ra đường như vậy?

Còn sống một ngày nào là phải góp một tiếng nói phản kháng cái đó.

Kính Hòa: Bà vừa nhắc đến trường hợp anh Đoàn Văn Vươn và anh Đặng Ngọc Viết, những người nông dân này đã sử dụng bạo lực để chống lại bạo lực. Gần đây những người nông dân ở Bắc Sơn Hà Tĩnh cũng làm những việc tương tự, có thể nói là phạm pháp. Từ đó dấy lên một quan ngại là nước Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng thất bại về pháp luật. Nghệ sĩ có chia sẻ quan điểm này không?
Nghệ sĩ Kim Chi: Tôi buồn và tôi lo ngại. Thâm tâm tôi muốn cùng với những người đòi nhân quyền một cách bất bạo động. Chúng ta đã đổ máu nhiều, chúng ta đã có quá nhiều chiến tranh.

Tôi không tin rằng việc chính phủ Mỹ can thiệp đòi nhân quyền cho Việt nam là làm cho đổ máu nữa.

Có người cho tôi là hoang tưởng, rằng chính quyền Mỹ sẽ làm thế này thế khác. Tôi không tin điều đó. Tôi có một khát vọng là làm sao để chính phủ Việt nam thay đổi những cái đạo luật kỳ cục đi. Không biết tôi có lãng mạn quá không, nhưng mà tôi mong như vậy hơn.

Tiếng nói của chúng tôi chỉ góp một phần nhỏ cho họ thấy rằng đây, những thần dân của họ đây, nhưng chấp nhận đi ra nước ngoài để nói lên một cái sự thật.
Tôi không có một mưu đồ hay một âm mưu gì mà chi có một mong muốn là đất nước của chúng ta thực sự tốt đẹp.

Kính Hòa: Xin đặt cho nghệ sĩ Kim Chi câu hỏi cuối. Thưa bà, bà vừa nhắc đến chiến tranh. Chúng ta đang ở trong những ngày tháng tư, gần đến ngày lịch sử lớn nhất trong lịch sử hiện đại Việt nam, là ngày 30/4. Vậy Nghệ sĩ có cảm xúc gì trong những ngày này 39 năm sau không ạ?

Nghệ sĩ Kim Chi: Có. Trong những ngày này, tâm trạng của tôi rất là xúc động. Đầu tiên tôi tôi thương những đồng đội của tôi trước đây đã ngã xuống.

Nhưng vừa rồi tôi có đi thăm đài tưởng niệm những người lính Mỹ ở Việt nam. Tôi nghĩ những người này năm xưa nếu gặp thì tôi ngã xuống dưới họng súng của họ là cái chắc. Nhưng giờ đây, ôi tôi thấy người thắng người thua gì thì cũng tổn thất và đau thương.

Kính Hòa: Còn giữa những người Việt nam với nhau?

Nghệ sĩ Kim Chi: Ôi, vừa rồi tôi có đi dự lễ tưởng niệm 74 chiến sĩ Việt nam cộng hòa đã hy sinh ở Hoàng Sa, để tôi bày tỏ sự tri ân của tôi với họ. Chính sự hy sinh của họ là để khẳng định rằng Hoàng Sa là của Việt nam.

Trong tâm thức của tôi bây giờ, tôi khát khao hòa hợp hơn bao giờ hết. Tôi mong rằng tất cả mọi người đừng có nghĩ rằng có những âm mưu này âm mưu kia.

Ví dụ như khi chúng tôi đến đây đã có những người thành kiến đã ném đá chúng tôi, nói rằng chúng tôi bắt tay với các thế lực thù địch này khác, rồi lịch sử sẽ ghi tội chúng tôi này kia…đủ thứ hết. Cái điều tôi buồn là cứ nhìn nhau là thế lực thù địch, mà tôi không tin điều đó.

Khi tôi đến đây tôi thấy đường phố Mỹ rất là trật tự, người da màu rất là tự do. Những ấn tượng đó đối với tôi rất là đẹp.

Kính Hòa: Xin cám ơn Nghệ sĩ Kim Chi đã giành thời giờ cho một cuộc nói chuyện thú vị với đài Á châu tự do.

Nghệ sĩ Kim Chi: Xin cảm ơn quý thính giả, cảm ơn đài Á châu tự do.


Theo RFA

Sửa bởi người viết 25/04/2014 lúc 08:46:14(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#8 Đã gửi : 25/04/2014 lúc 06:50:44(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thư gửi chị Kim Chi nhân chuyến được mời thăm Hoa Kỳ

Chị Kim Chi,

Khi những người có tâm huyết với đất nước, với dân tộc chỉ ra những cái sai phạm của đảng và nhà nước XHCNVN thì lập tức bị chụp cho cái mũ "Phản Động", "Tay Sai Đế Quốc", "Liếm Gót Ngoại Bang"... và còn rất nhiều từ ngữ tệ hại khác họ sẽ trút lên đầu những người dám nói lên tiếng nói chân thật của mình. Đây cũng là thói quen của những con người mê sảng, những kẻ lên đồng, luôn nghĩ mình là tiếng nói của thần linh nói với người cõi trần thấp hèn. Họ coi lẽ phải và chân lý thuộc về phía họ nên những ai đi ngược lại luận điệu, suy nghĩ của họ đều là phản quốc, là tay sai bán nước...


Nói đến đây tôi nhớ đến một người trẻ tôi rất khâm phục, vì lòng can đảm, phân minh rạch ròi: Đó là người tù Phương Uyên. Trong phiên xử cô và hai người bạn cùng đấu tranh tại tòa ở Long An, Bằng những từ ngữ đơn sơ, ngây thơ nhưng rất mạnh mẽ và rạch ròi Phương Uyên đã dạy dỗ các quan tòa ở Long an rằng cô chống đảng CS, nhà nước CS chứ cô không chống đất nước và nhân dân Việt Nam. Các ông (tòa) đừng có đánh đồng đảng CS, nhà nước CS với đất nước và dân tộc Việt Nam.


Do đâu mà Việt Nam có loại văn hóa mơ ngủ, lẫn lộn và đánh đồng này cả hàng sáu bảy chục năm qua mà Phương Uyên nhận thức được trong lúc các quan chức thì không? Đó chẳng qua do tệ sùng bái lãnh tụ "thông qua phán sử" và lòng tự tôn phát cuồng của đảng Cộng Sản đã tạo ra thứ văn hóa ấy. Ở Việt Nam, khi nói động chạm đến sai phạm của lãnh tụ, đảng hay nhà nước CS những người có khuynh hướng thân CS hay lên án rằng thành phần này là thành phần phản động, đang xúc phạm tới tổ quốc và dân tộc. Do họ lầm lẫn, không phân biệt được: Đâu là tổ quốc và dân tộc? Đâu là lãnh tụ và đảng phái? Vì mê cuồng lãnh tụ và lòng tự tôn đảng thái quá nên họ nhìn gà hóa cuốc, cứ tưởng lãnh tụ, đảng là đất nước, dân tộc và ngược lại, coi đất nước và dân tộc chỉ là cái bóng đàng sau lãnh tụ và đảng.


Nói đến đây có thể tôi sẽ xúc phạm đến lòng tự ái của chị bởi tôi biết chị là người say "lí" tưởng CS, là "đảng viên CS chân chính". Đó là quyền lựa chọn của chị. Riêng tôi, tôi nghĩ chẳng có gì đáng cho tôi quan tâm về điều đó ở thời buổi này. Bởi biết đâu nếu tôi sống ở Bắc hoặc tôi đi tập kết ra bắc như chị, biết đâu (?) tôi cũng được giáo dục để trở thành đảng viên, cũng mang văn hóa đánh đồng như những dư luận viên kia. Điều tôi quan tâm nhất bây giờ: dù chị là đảng viên CS nhưng đã dám cất tiếng nói của chính mình chứ không phải nói theo đảng dạy. Điều mà xưa nay có rát ít đảng viên CS Việt Nam nào dám làm. Lẽ dĩ nhiên khi dấn thân để bênh vực lẽ phải chị sẽ phải đối mặt với sự vu vạ rất nặng nề từ phía CSVN. Đó là truyền thống văn hóa lâu đời của đảng CS đã từng làm mà ít ai tránh khỏi khi tỏ hành động phản kháng như chị. Mong rằng chị thừa can đảm để chịu cuộc ném đá ác độc của CS.


Ngoài ra chị cũng sẽ gặp một số nhỏ phản biện mang đầy tính ngờ vực của những người đối chiều với CS. Đó là chuyện tự nhiên, bởi vì chị là CS, mà phần đông dân trong cũng như ngoài nước ít ai tin vào lời CS nói. Đó là một sự thật mà tôi nói ra không sợ làm buồn lòng chị bởi tôi biết chị vẫn còn bản chất nguyên si một "dân Nam Kỳ Quốc" mặc dầu chị làm CS đã nhiều chục năm. Dân chủ đa nguyên nó là vậy.


Cuối cùng, trong những ngày đang thăm xứ sở "Đế quốc sừng sỏ nhất thế giới" và "tụi tư bản đang giãy chết" mong chị sẽ sàng lọc một ít kinh nghiệm tốt đẹp để chị có nhiều quyết tâm hơn, để chị có thể đem lại cho xứ sở "Tự do gấp vạn lần" được hạnh phúc như lòng mong đợi của những người đã dấn thân đấu tranh.

Đây mới chính là cuộc giải phóng dân tộc thực sự của lịch sử liệu chị có bỏ nửa đường đi hay không?

26/04/2014

Hiệp Đề
song  
#9 Đã gửi : 14/12/2014 lúc 09:13:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhân quyền ở VN đang như thế nào?
UserPostedImage
Tổng thư ký Liên hiệp quốc nói nhân quyền dành cho tất cả mọi người, không ngoại trừ ai.

Ngày 10/12 hàng năm là ngày Liên hiệp quốc đánh dấu việc công bố bản Tuyên ngôn Nhân quyền của Tổ chức này, năm nay, chủ đề của Ngày Nhân quyền được tô đậm và nhấn mạnh dưới hàng chữ "Nhân quyền 365" - tức nhân quyền phải là quanh năm 365 ngày, mà không riêng chỉ một ngày nào.

Tổng thư ký Liên hiệp quốc, Ban Ki-moon cũng tuyên bố đây là ngày để tất cả mọi người chúng ta lên tiếng về quyền con người thiêng liêng, bất luận chúng ta là ai, ở đâu, thuộc giai cấp, tầng lớp nào, chính kiến gì và định hướng giới tính ra sao...

Trong tinh thần ấy, tôi xin chia sẻ một vài điều từ suy nghĩ của mình về tình hình nhân quyền ở Việt Nam hiện nay ra sao và thái độ thực sự của nhà nước, chính quyền đối với nó thế nào.

Và trước tiên, tôi có thể khẳng định nhà cầm quyền Việt Nam rất căm ghét ba chữ 'quyền con người'. Xin nêu những bằng chứng dưới đây:

Năm 2013 có cuộc vận động đóng góp cho nhà nước về việc sửa đổi hiến pháp Việt Nam. Có 72 trí thức Việt Nam đã tham gia đóng góp ý kiến.

Và trước tiên, tôi có thể khẳng định nhà cầm quyền Việt Nam rất căm ghét ba chữ 'quyền con người'Nghệ sỹ Kim Chi
Ngày mồng 6 tết năm đó Tổng bí thư Đảng Cộng sản, ông Nguyễn Phú Trọng lên Phú Thọ ăn tết.

Ông Trọng nói rằng những người tham gia đóng góp đó là “thoái hóa, biến chất …cần phải xử lý…”. Nhà báo Nguyễn Đức Kiên đã đưa việc này lên báo. Ngay sau đó nhà báo can đảm này đã bị đuổi việc.

Tháng 7.2014, thấy nhà nước Việt Nam ngày càng hèn với giặc, ác với dân nên 61 đảng viên đã kí thư ngỏ góp ý cho đảng Cộng sản Việt nam (CSVN). Lãnh đạo đảng đã không trả lời mà mở đợt tấn công 61 đảng viên.

Đầu tiên báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) viết bài miệt thị 61 đảng viên. Lời lẽ trong bài báo rất hỗn xược nhưng không có lý lẽ, tác giả Tân Vinh đòi mở đợt kiểm tra tư cách của chúng tôi để xử lí.

Anh em trong nhóm 61 ở Sài gòn yêu cầu đối thoại với báo SGGP thì họ tìm cách lẩn tránh. Họ chỉ nhận lời tiếp 2 người, không tiếp đông hơn vì phòng khách không có đủ ghế.

Thấy dư luận phản đối bài báo dữ quá thì hiện tại họ cho cán bộ đảng, công an quận, phường… đi đến gặp từng đảng viên thuyết phục rút tên ra khỏi thư ngỏ. Tất nhiên chẳng có ai rút tên cả.

Ngày 15.10 .2014, chúng tôi đi đến Ban Dân Nguyện của Quốc hội đưa yêu cầu bạch hóa hội nghị Thành đô. Không có ai tiếp chúng tôi, mà ngược lại chúng tôi bị công an và các dư luận viên bao vây, tấn công, xua đuổi… Sự kiện này đã được đưa lên mạng và dư luận rộng rãi đều biết.
UserPostedImage
Nghệ sỹ Kim Chi cho rằng chính quyền Việt Nam hiện nay 'không ưa' tự do nhân quyền.
Công an Việt Nam ngăn chặn quyết liệt những cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Đã có nhiều người bị bắt bớ đánh đập rất dã man.

Ngăn chặn quyết liệt
Những hoạt động liên quan đến nhân quyền thì đều bị ngăn cấm quyết liệt.

Đơn cử, sáng 26 tháng 11, Tiến sỹ Nguyễn Quang A đã bị công an đeo bám tới cùng để ngăn không cho ông tới cuộc Tọa đàm Cơ chế của Liên hợp quốc về “ bảo vệ người bảo vệ nhân quyền” ở nhà thờ Thái Hà.

Hôm đó nếu không có các vị ở đại sứ quán các nước xuống đón ở cổng nhà thờ thì TS Quang A không tài nào vào được chỗ tọa đàm.

Sáng 7.12.2014, chúng tôi đã bị công an săn đuổi quyết liệt không cho vào Hà Đông làm lễ kỉ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền. Chúng tôi đến nhà hàng nào họ cũng đuổi xe không cho đậu xe và cấm nhà hàng bán thức ăn cho chúng tôi.

Họ đang tìm mọi cách để dập tắt tiếng nói của các bloggers. Gần đây nhất bloger Hồng Lê Thọ và nhà văn Nguyễn Quang Lập đã bị bắt bởi điều luật quái quỉ 258Nghệ sỹ Kim Chi
Các tổ chức tôn giáo vẫn tiếp tục bị khủng bố. Nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội luôn bị công an quấy nhiễu.

Dân oan ngày một đông hơn ở khắp nơi. Họ vu cho những người đi khiếu kiện là bị “thế lực thù địch xúi dục” .

Họ đang tìm mọi cách để dập tắt tiếng nói của các bloggers. Gần đây nhất blogger Hồng Lê Thọ và nhà văn Nguyễn Quang Lập đã bị bắt bởi điều luật quái quỉ 258.

Họ buộc tội những người này làm “mất uy tín và sự ổn định của nhà nước”.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt trong khi đang bị liệt nửa người.

Tôi nghĩ, việc đảm bảo quyền tự do và các hoạt động xã hội dân sự không hề nhằm chống lại sự điều hành đúng luật của nhà nước mà chỉ làm xã hội tốt đẹp hơn, nhưng luôn bị chính quyền cản trở.

Tôi không thể tả hết những điều vi phạm nhân quyền của nhà nước Việt Nam, một quốc gia đã kí cam kết thực hiện nhân quyền với quốc tế.

Phía người hoạt động

UserPostedImage
Một cuộc gặp mặt nhân ngày nhân quyền LHQ 2014 của các trí thức, nhân sỹ bị chính quyền gây khó dễ

Có hàng chục các tổ chức hoạt động đòi nhân quyền được thành lập và đàn áp, khủng bố, bắt bớ, tù đày vẫn không ngăn được những cuộc xuống đường chống Trung Quốc bành trướng.

Những cuộc biểu tình chống cướp đất xảy ra liên tục mà tiêu biểu là nông dân Dương Nội.

Các tù nhân lương tâm ngày càng được cộng đồng trong, ngoài nước quan tâm, hỗ trợ cả vật chất lẫn tinh thần.

Những người tham gia các tổ chức xã hội dân sự luôn sát cánh bên dân oan.

Trong khi đó, các bloggers thường xuyên trao đổi thông tin và kinh nghiệm cho nhau.

Thứ nữa, các phiên tòa xử tù nhân lương tâm luôn có mặt của những người cùng tranh đấu. Họ bất chấp ngăn cấm, đàn áp.

Rồi liên tục có những lễ cầu nguyện và đòi tự do cho các tù nhân lương tâm ở nhà thờ. Phải nói là các linh mục ở nhà thờ Thái Hà vô cùng can đảm.

Tôi vẫn vững tin rồi Việt Nam sẽ phải có một cuộc sống tốt đẹp, dân VN rồi sẽ tới lúc được sống đúng nghĩa Con người - Tự do, Dân chủ, Bác ái và Ấm no - với những con chữ được viết Hoa như chúng luôn xứng được như thế!Nghệ sỹ Kim Chi
Và dù bị ngăn cấm nhưng các blogger vẫn can đảm vượt qua để tới các sứ quán đưa những thông tin về vi phạm nhân quyền.

Ngày Quốc tế Nhân quyền 10.12.2014, được sự hỗ trợ của các linh mục ở nhà thờ Thái Hà, anh em thuộc tổ chức Xã hội Dân sự độc lập vẫn tổ chức được lễ kỉ niệm.

Cảm động nhất là có 4 tù nhân lương tâm vừa được tự do cùng gia đình và bè bạn từ Nghệ An để dự lễ và tạ ơn các cha.

Anh em trong các tổ chức Xã hội Dân sự ngày thứ Tư (10.12.2014) vẫn tổ chức những cuộc giao lưu.

Một điều khác cần nói thêm là những anh em tù nhân lương tâm như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cầy) v.v..., dẫu bị trục xuất sang Mỹ nhưng các anh vẫn tỏa sáng, tiếng nói của các anh vẫn góp sức mạnh mẽ cho cuộc tranh đấu ở quê nhà.

Và tiếng nói và sự hỗ trợ tinh thần lẫn vật chất của người Việt ở hải ngoại và bạn bè quốc tế là một sự hợp lực tuyệt vời để góp phần thúc đẩy tiến trình dân chủ ở Việt Nam.

Cuối cùng, bất luận tất cả những khó khăn, hiểm nguy tạm thời hiện nay, tôi vẫn vững tin rồi Việt Nam sẽ phải có một cuộc sống tốt đẹp, dân Việt Nam rồi sẽ tới lúc được sống đúng nghĩa Con người - Tự do, Dân chủ, Bác ái và Ấm no - với những con chữ được viết Hoa như chúng luôn xứng được như thế!

Nghệ sỹ Kim Chi gửi cho BBC từ Hà Nội
song  
#10 Đã gửi : 04/11/2018 lúc 10:33:38(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
NSƯT Kim Chi tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam

UserPostedImage
Nghệ sĩ Ưu tú Kim Chi

Ngày 4/11/2018, Nghệ sĩ Ưu tú Kim Chi viết trên Facebook cá nhân "chính thức tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam".
Trong bài viết của mình bà cho biết ý định ra khỏi đảng đã có từ 3 năm trước khi ông Nguyễn Phú Trọng lên làm Tổng bí thư đảng Cộng sản VN vì bà biết rằng "ông Trọng một mực theo đuổi Chủ nghĩa Xã hội - con đường tăm tối không có tương lai cho đất nước, đi ngược xu thế tiến bộ của nhân loại."
Sự việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng Cộng sản mới đây ra quyết định đề nghị kỷ luật Giáo sư Chu Hảo mà nghệ sĩ này cho rằng là "tuyên chiến với giới trí thức tiến bộ tâm huyết, tuyên chiến với nhân dân" dẫn đến quyết định ngày hôm nay.
"Quá thất vọng, tôi bỏ sinh hoạt đảng từ 2013. Tôi luôn trăn trở: “tuổi cao, sức yếu, không gì đau buồn và hổ thẹn hơn là đột ngột ra đi mà vẫn danh nghĩa là đảng viên CS”. Đã đến lúc tôi phải rời khỏi cái đội ngũ mà thế lực hắc ám ngự trị trong Đảng CSVN đang lạm dụng làm bình phong che chắn cho động cơ vị kỷ, tệ hại của họ.
Tôi thành tâm mong mỏi ngày càng có nhiều đảng viên có lương tri, còn tâm huyết với dân, với nước, nhất là thế hệ trẻ, tiếp tục rời bỏ Đảng CSVN, Đoàn TN CSVN. Vận nước, tương lai dân tộc tùy thuộc mỗi người Việt Nam chúng ta", bà Kim Chi chia sẻ.
Sự việc Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc nhà xuất bản Tri Thức bị đề nghị kỷ luật đảng vì tự “diễn biến” đã khiến một loạt các trí thức, đảng viên kỳ cựu rời bỏ đảng. Tính cho đến nay, ít nhất đã có 14 đảng viên có tên tuổi công khai tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản mà nghệ sĩ Kim Chi là người mới nhất.
Nghệ sĩ ưu tú Kim Chi sinh tại thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang là một diễn viên điện ảnh và giảng viên tại trường Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM.
Bà vào đảng Nhân dân Cách mạng Miền Nam tại chiến trường năm 1971, vài năm qua bà lên tiếng về tình hình đất nước và tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, tham gia các cuộc tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa và thảm sát Gạc Ma - Trường Sa.
Đầu năm 2013, bà Kim Chi được Hội Điện ảnh Việt Nam gợi ý làm hồ sơ để đề nghị Thủ tướng khen thưởng, tuy nhiên bà đã gửi một lá thư ghi rõ lý do từ chối: "Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm."
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.698 giây.