logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 24/11/2014 lúc 07:25:09(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
“Có bạn tốt, tốt cho sức khỏe”–Irvin Sarason

Tục ngữ Mỹ có câu nói: “Tiếp tục kiếm thêm bạn mới nhưng hãy duy trì bằng hữu cũ, vì bạn mới là bạc mà bạn cũ lại là

vàng”.
Cụ Nguyễn Ðình Chiểu của chúng ta trang trọng bạn xưa với:
“Trong đời mấy bậc cố tri,
Mấy trang đồng đạo, mấy nghì đồng tâm”

Nhà thơ Lê Đại Thanh viết:
“Bạn là một nửa bản thân tôi
Nửa da thịt, nửa trái tim, khối óc”

Còn sau đây là diễn tả tình bạn trong Nhị Ðộ Mai:
“Nghĩa bằng hữu bậc trung trinh,
Thấy hoa mai bỗng động tình xót xa”

Nhiều vị tuổi cao cũng có ý nghĩ rằng khi về già, ngoài việc có một sức khỏe tốt, một gia đình êm ấm, thì tình bạn lâu năm

là một hành trang quý giá mà họ đã mang theo được cho tới giai đoạn cuối của cuộc đời.

Vậy thì bạn hữu là gì?
Hiểu theo nghĩa thông thường, bạn là một nhóm người thường thì không có liên hệ ruột thịt, gắn bó với nhau qua những

tương đồng về hoàn cảnh sinh sống.
Họ đến với nhau trong tâm đầu ý hợp, bằng kết nối những tâm tư, những nguồn giao cảm gần giống nhau.
Họ thân với nhau để chia sẻ vui buồn, để cùng thực hiện những hoài bão chung, để nương tựa lẫn nhau.
Họ hiểu nhau, tin tưởng nơi nhau, thích nhau. Đây là một sự gắn bó của thủy chung và thương yêu vị tha và lâu dài. Với

nhau, họ là người đồng hành, là người tin cậy.

Bạn hữu khác với người quen biết, gặp nhau trong công việc hằng ngày như ở sở làm, trong cộng đồng, ngoài lối xóm. Đó

chỉ là những tiếp xúc trong một thời gian giới hạn và cần thêm nhiều lôi cuốn, kết nối khác nữa để chuyển sang tình bằng

hữu.
Trong đời sống hằng ngày, nhiều khi người ta đã lạm dụng chữ bạn. Mới gặp nhau vài lần mà đã nói đó là bạn tôi, cứ như

là thật. Ông bà chủ lấy lòng nhân viên, sai ‘bạn ơi làm hộ tôi cái này, cái kia’ sao mà ngọt như mía lùi. Ðể rồi sa thải nhau

cũng mau như cắt.

Bạn hữu thường tập trung vào mấy nhóm.
-Một số người có tinh thần độc lập, tự cho là không cần đến ai. Không phải họ sống cô độc. Nhưng, với họ, những giao tế

qua lại thường nhẹ nhàng, có cũng được mà không cũng chẳng sao. Rồi tùy theo hoàn cảnh, tùy theo nhu cầu, nếu cần thì

giao tiếp, nếu không có thể quên đi dễ dàng. Họ sống với hiện tại và thỏa mãn với những người mà họ mới gặp hay đã có

sẵn. Cho nên khi mất một giao hữu, họ cũng chẳng tiếc mấy.

-Những người kỹ tính, lựa bạn mà chơi thì thường gắn bó sâu đậm đặc biệt với một số người mà họ coi là rất thân. Cho

nên họ buồn tiếc khi mất bạn. Còn những liên hệ khác thì chỉ là những thiển giao, quen biết nhiều hơn là kết bạn. Họ sống

nhiều với bạn xưa và không muốn tìm bạn mới khi tới tuổi cao.

-Người hiếu bạn có nhiều bằng hữu hơn: bạn quen từ những năm trước, bạn mới tạo ra sau này. Họ là những người sống

với cả quá khứ, hiện tại trong tình bạn và sửa soạn cho tương lai với nhiều bạn bè. Họ luôn luôn dùng giao tế nhân sự để

kiếm thêm bạn mới.

Nhiều nhà xã hội học phân biệt bằng hữu tương nhượng, bằng hữu tiếp thu và bằng hữu trong hợp tác.
Khi đôi bên cho nhau lòng trung thành và tình thương yêu thì có sự cân bằng của tình bạn, đôi bên nương tựa lẫn nhau.

Khi chỉ có một bên cống hiến tất cả và bên kia không đáp lễ thì chỉ có tình bạn một chiều.
Khi chỉ hợp tác vì một quyền lợi, một mục đích mà không có thương yêu, chung thủy thì giao tế không bền và rất giới hạn.

Đặc điểm của bằng hữu
Khác với tình anh em, vợ chồng, bạn hữu có những sắc thái riêng biệt. Đây là một giao hảo có tính cách tự nguyện, một

ràng buộc riêng tư do đôi bên hiểu ngầm thương lượng, một liên hệ qua lại trong tinh thần bình đẳng tràn đầy thiện tâm,

thiện ý.
Vì tự nguyện, có quyền lựa chọn và được chọn lựa nên không ai bắt buộc ai phải là bạn. Nó cũng không có ràng buộc

pháp lý như tình nghĩa vợ chồng, hoặc lễ nghĩa huyết tộc như tình anh chị em ruột thịt.
Cho nên dù có liên hệ huyết mạch, người cùng lối xóm, cùng sở làm mà không có tương khí tương đồng thì cũng không

trở nên bằng hữu được. Ta có thể tỏ ra hết sức lịch sự với người cùng phòng, cùng sở nhưng không có điều gì bắt buộc

ta phải thích và là bạn người đó. Ta không thể tự coi là bạn của một người khi ta không biết người đó có sẵn sàng nhận ta

là bạn không. Tác giả người Pháp J. Delille đã nói: “Cha mẹ là do số phận, bạn bè do lựa chọn”.

Bình đẳng vì tình bạn xây dựng trên cá nhân mỗi con người. Nó không đòi hỏi sự bằng nhau tuyệt đối về học vấn, về địa vị

trong xã hội, về sự giàu tiền, lắm bạc như nhau, thành công như nhau. Đã có nhiều tình bạn rất đẹp nảy nở giữa chủ và

thợ, giữa thầy và trò, giữa người giàu và người nghèo.

Tình bạn cũng tôn trọng tính cách độc lập của nhau: mỗi bên có nếp sống riêng tư, tự do quyết định cho đời sống của

mình mà không bị bên kia can thiệp. Không có sự áp đặt chủ – nô hoặc khuất phục như lãnh chúa độc tài với thần dân.

Trong tình bạn, đôi bên dành cho nhau những cảm tình tốt, những chăm sóc, quan tâm tận tình, những giúp đỡ khi cần và

sự rộng lượng, sẵn sàng với nhau. Thiện ý này không đưa đến sự lợi dụng nhau hoặc phụ thuộc nhau. Người giúp thấy

thoải mái làm mà không cho là có bổn phận hoặc bị bắt ép phải làm, mà người nhận không bị ám ảnh là đã đòi hỏi quá

nhiều ở bạn.
Vì khi đã phụ thuộc vào nhau thì sự tự do, bình đẳng không còn nữa. Một tình bạn đích thực không những chỉ cởi mở để

cho mà còn vui vẻ để nhận.

Tình trạng sẵn sàng với nhau cũng là căn bản của bằng hữu và trong tình bằng hữu, không có sự ghen tị mà còn cần thành

thật với nhau, không mầu mè, che đậy.

Để có bằng hữu
Tình bạn có thể được xây dựng trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào của con người.
Căn bản là ít nhất họ có cùng một thôi thúc tình cảm, có sự chia sẻ trao đổi những ý nghĩ giống nhau, có cùng sở thích,

quyền lợi. Trong tình bạn tuy cũng có những khác biệt nhưng khác biệt này bổ túc cho nhau. Nếu hoàn toàn giống nhau thì

đâu còn đối thoại, đồng cảm.
Bạn thường tìm thấy trong các nhóm có chung sinh hoạt: học cùng trường, ở cùng khu phố, làm cùng nghề, cùng thú vui

giải trí, cùng lui tới cơ sở tôn giáo. Nó nảy sinh ở những lứa tuổi khác nhau. Nhóm trung niên có lợi điểm là có bạn ở mọi

lứa già trẻ, trong khi người già có bạn ở cùng lứa tuổi hoặc trẻ hơn.
Về giống tính thì thường thường đàn ông đàn bà đều có nhiều bạn như nhau, nhưng chồng thì không hay tâm sự nơi bạn

mà tin cẩn vợ hơn, còn vợ thì có nhiều bạn gái để tâm sự ngoài chồng mình.

Bằng hữu nảy sinh trong những thôi thúc tình cảm giữa hai người. Thôi thúc càng cao thì bằng hữu càng sâu đậm.

Một câu hỏi thường được nêu ra là tại sao ta có ước muốn gắn bó với đối tượng này mà lại hững hờ với đối tượng khác.

Có những tình bạn xuất hiện như tia chớp trên nền trời xanh: mới chỉ gặp một vài lần, chưa biết quá trình, hiện tại của nhau

nhưng đã dành cảm tình cho nhau, đã muốn được có bạn và được nhận là bạn. Ý thức chưa thấy gì, nhưng tiềm thức đã

nhận ra và tiên đoán là nhiều triển vọng tình bạn sẽ nảy nở sau này.
Sự bá vai, chèo kéo, nài nỉ không đưa tới tình bạn, như các cụ ta thường nói: “Thấy sang bắt quàng làm họ”.
Đồng nghiệp, đồng sở không đương nhiên thành bằng hữu vì đây chỉ là giao tế khách quan, không vượt qua lãnh vực

nghề nghiệp.
Một vấn đề tế nhị là sự xét đoán và chấp nhận trong tình bạn: nhận xét một cách khách quan về việc làm của bạn hoặc

chấp nhận và hỗ trợ vô điều kiện. Đa số đều kỳ vọng có sự chấp nhận không phê phán từ bạn mình. Một số khác lại tin cậy

ở nhận xét của bạn để quyết định và để học cách hành xử trong hoàn cảnh mới. Như vậy mặc dù con người không thích bị

đánh giá, nhưng một nhận xét chân thành của bạn có thể có ích cho họ.

Bạn già
Giống như khi mới mở mắt chào đời và trong thời kỳ thơ ấu, tuổi già đôi khi chịu một số phận không mấy vui là phải phụ

thuộc vào người khác, nhất là sau khi đã có nhiều mất mát. Họ không còn làm việc, bị giảm lợi tức, con cái đi ở riêng, mất

dần bạn bè, người thân yêu, kém sức khỏe, bệnh hoạn. Cho nên về già mà có được những bạn cố tri thân thiết hoặc tạo

thêm ra những bạn mới để nương tựa lẫn nhau là một điều rất an ủi.

Nhiều người cho rằng dù họ hàng thân thuộc có giúp đỡ nhưng bằng hữu thường gần gũi nhau hơn, dễ nói với nhau hơn.

Và có nhiều điều mà chính người phối ngẫu cũng không đáp ứng được bằng những bạn cố tri. Họ đã cùng vui buồn có

nhau từ thuở xa xưa mà bây giờ già rồi vẫn còn qua lại. Họ nương tựa lẫn nhau để có bầu có bạn, hiểu nhau để giúp đỡ lẫn

nhau. Họ lắng nghe nhau tâm sự, kể lại cho nhau những kỷ niệm, những việc đã cùng làm. Họ đối xử, xưng hô thân mật

như khi còn để chỏm, mấy chục năm về trước.

Thường thường người già muốn có bạn cùng lứa tuổi, có hoàn cảnh như nhau, sở thích kinh nghiệm như nhau, sống gần

nhau để thuận tiện qua lại. Nhưng họ cũng có khuynh hướng là tạo thêm bạn mới ở lứa tuổi trẻ hơn để thay thế vào chỗ

của những người bạn cùng tuổi sẽ lần lượt ra đi. Cũng có người già tập trung nuôi dưỡng bạn cố tri, giới hạn tìm thêm bạn

mới để tiết kiệm sinh lực và để tránh gặp những trái ý không cần thiết.

Về già cũng có một số hoàn cảnh khiến cho tình bạn gặp trở ngại.
Kém sức khỏe đưa đến không cùng nhau sinh hoạt.
Quá phụ thuộc vào bạn trong các công việc hằng ngày thì đôi khi bạn cũng thấy khó chịu, xa dần.
Lại còn người già giảm khả năng đối thoại với tai nghễnh ngãng, mắt kèm nhèm đều dễ dàng rơi vào cảnh cô lập.
Cũng nhiều người già không có thì giờ dành cho bạn bè vì bận rộn chăm sóc cho sức khỏe của mình hoặc để nghỉ ngơi.
Ngoài ra, có trường hợp khi dư dả thì bạn bè năng tới lui, mà nghèo khó thì lại thưa vắng qua lại. Như tình huống của

Nguyễn Hữu Chỉnh:
“Ðã hẳn ai là mặt cố tri;
Giầu sang tìm đến, khó tìm đi”

Tình nghĩa vợ chồng già dù như đũa có đôi, nhưng cũng nên có những bạn riêng để phòng hờ thời gian đơn côi, góa bụa.

Khi mất người phối ngẫu, lão nam cảm thấy lẻ bóng nhiều hơn vì đã mất người bạn đầu gối tay ấp cả dăm ba chục năm.

Bình thường quý lão bà có nhiều bạn tâm tình trong suốt cuộc đời. Nhưng khi bạn hiền ra đi, thì cụ bà thấy quan hệ với

bằng hữu cũ của vợ chồng giảm dần. Cũng may là các bà dễ dàng tạo thêm bạn mới, giao hảo mới bằng cách tham dự

vào nhiều sinh hoạt cộng đồng, tôn giáo. Đa số bạn của cụ bà khi đó là cô quả cùng cảnh ngộ, chỉ có một số nhỏ có gia

đình.
Cho nên khi còn sống với nhau mà bà vợ không chịu giao tế tạo bạn cho mình thì khi ở góa sẽ có nguy cơ cô đơn. Nhất là

khi chẳng may khả năng tài chánh lại không được dồi dào.

Kết luận
Mặc dù có thể có những căng thẳng, những thay đổi ngoài tầm kiểm soát, tình bạn vẫn giúp người già cảm thấy vui lên rất

nhiều. Cho nên mất một bạn cố tri là một tai biến vì nhiều người già cảm thấy không còn đủ thời gian để thay thế cái

khoảng trống tình cảm đó.
Hơn nữa, như Simone de Beauvoir đã viết: “Cái chết của người bạn thân thiết là sự đoạn tuyệt đột ngột với quá khứ của

mình. Chúng ta không những mất một sự hiện diện mà còn mất cả một phần của cuộc sống mà chúng ta đã gửi gắm nơi

họ”.
Bác sĩ Nguyễn Ý-Ðức
Texas – Hoa Kỳ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.177 giây.