logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/11/2014 lúc 07:06:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,123

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

VRNs (27.11.2014) – Sài Gòn-

Người đàn ông cô đơn đó chết sớm nửa năm. Chỉ còn sáu tháng nữa thôi là anh bước vào năm thứ bốn mươi của một người di tản bất hạnh. Anh sẽ được nghe những người đồng hương trong thành phố anh đang lang thang, nhắc đến cái ngày kinh hoàng đó.

Anh chết tình cờ, chết bất ngờ, chết không kịp quay đầu nhìn lại. Vào ngày đầu tháng 10 trong tiệm bánh ngọt quen thuộc, trong một giờ khắc gần như cố định, anh đang cho đường vào tách cà phê hay anh đang ngửa cổ nhấp ngụm đầu tiên. Một chiếc xe rất to, tông vào tiệm, tông vào anh, anh chết.


Có một vài người đồng hương quen biết anh, trò chuyện với anh, nhưng biết tận tường về anh thì không có ai. Khi anh chết người ta hoàn toàn không có thêm một chi tiết gì về anh, ngoài cái tên “Người không nhà”. Trước đây anh có nhà chứ, có cha mẹ nữa, có cả quê hương nữa. Anh có thố lộ một lần. Trước 1975 anh là một học sinh trung học, và anh đã vượt biển cùng với gia đình. Cả nhà chết chỉ mình anh sống. Anh đã chứng kiến những gì thêm trong cái thảm kịch đó, anh không nói tiếp.

Anh chết ở tuổi 53, không biết anh vượt biển năm nào, nếu ta trừ đi 40 năm thì khi anh vượt biển anh khoảng 14, 15 tuổi. Ngoài cha mẹ chết, làm sao ta biết anh còn phải chứng kiến cảnh kinh hoàng nào trong chuyến vượt biển đó, trầm trọng đến thế nào? Chuyến tầu anh đi có bao nhiêu người, anh có chứng kiến hải tặc hiếp mẹ anh và giết cha anh không?


Anh không nhớ được nữa, họ chết hết chỉ còn anh thôi sao? Trí óc anh mù lòa hay anh nhớ quá rõ ràng cũng là một bất hạnh cho anh.


Em thơ dại sao mà em may mắn/Cả một thuyền chết hết chỉ còn em.(*)


Nếu cả một thuyền chết hết, chỉ còn một cậu bé thì cậu phải nhận gánh tất cả bất hạnh của thảm họa đó vào người. Làm sao cậu chất cho hết được vào cái thân thể bé nhỏ đó.

Cậu lang thang trong các thành phố gần 40 năm. Mỗi năm cậu đánh rơi một mảnh bất hạnh xuống những con phố cậu đi qua, những công viên cậu ngủ trên ghế đá, những quán cà phê, những tiệm buôn bán nhỏ của người đồng hương. Cậu đánh rơi xuống, cậu lại nhặt lên. Giống như những cái lon cậu nhặt trên mặt đường, bán đi lấy tiền sinh sống. Những bất hạnh đó là cơm gạo, là thức ăn nuôi cậu bé thành một người đàn ông.



Người đàn ông đó được những người quen biết gọi là: “Người vô gia cư lương hảo”. Vì anh thân thiện, hiền lành, không làm phiền ai dù anh không có nơi ăn ở.



Người ta nghĩ anh là một người thầm lặng, kín đáo. Vì còn rất nhiều điều không ai biết về anh. Khi cái chết bất ngờ xẩy đến, người ta chỉ tìm thấy trong túi anh vài trăm bạc, một cái phôn tay. Trong phôn anh không có gọi cho ai và cũng không ai gọi anh để có số phôn lưu lại.



Một người đàn ông thật sự cô đơn!



Anh không có giấy tờ gì cả, có người cho biết anh sinh năm 1961 và tên là Nguyễn Tuấn. Có biết bao nhiêu người Việt Nam tên là Nguyễn Tuấn và sinh năm 1961. Cuối cùng, sở giảo nghiệm thành phố (Coroner) coi cái chết của anh như hàng trăm cái chết của kẻ không nhà, không thân thích, không cả họ tên. Người ta cài vào xác anh cái thẻ John Doe No.278 trong một nhà xác công cộng của thành phố Los Angeles, với số cư dân gần 10 triệu.



Nhưng có thật anh là người không lý lịch, vô gia cư vô tổ quốc không?



Thật ra, tất cả những tờ giấy hợp pháp chúng ta mang theo trên mình để chứng minh chúng ta là ông nọ, bà kia chỉ có một cái nghĩa giới hạn nào thôi.



Một người như anh Nguyễn Tuấn không có một giấy tờ tùy thân, không có địa chỉ, số phôn, nhưng khi anh chết, chính cái “Không có gì” của anh nói lên được tất cả tiểu sử của một người Việt Nam di tản. Nói lên thảm nạn của chiến tranh Việt Nam đã mang đến những đau thương, bất hạnh gì cho người dân Việt.





Cái chết cô đơn trên cạn của một thuyền nhân (Có thể anh là người chết cuối cùng trong chuyến vượt biển ấy) sau gần 40 năm là một vết đen trong trang sử nội chiến Bắc Nam, không bao giờ xóa được.



Anh Nguyễn Tuấn anh gặp lại mẹ cha rồi đó. Bây giờ anh đã có một mái ấm gia đình.



Trần Mộng Tú

Tháng 11/9/2014

(*) Thơ tmt


Ghi Chú: ký giả David Montero, đã viết về cái chết của Nguyễn Tuấn (10/8th/2014) trên tờ Los Angeles Daily News.
xuong  
#2 Đã gửi : 02/12/2014 lúc 06:30:29(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chân dung mờ nhạt của một người tị nạn Cộng Sản

anh là một người cô đơn
sống lang thang với thói quen cố hửu
ngày nào cũng thế cứ khoảng 9 giờ tối
là anh ghé vào quán bánh Jolly Donuts
khu công viên Canoga thành phố Los Angeles
mua ly cà phê giá một dollar
xong ra ngồi ở một chiếc bàn nhất định
(có khách nào ngồi trước thì anh đứng đợi
cho đến lúc bàn trống mới lại ngồi)
lý do đó là một trong hai chiếc bàn gần chỗ cắm điện
để anh charge chiếc cellphone hiệu Samsung
nhân viên không thấy anh dùng cellphone
để nói chuyện với ai bao giờ
mà dường như anh dùng chỉ để chơi games


đêm 4 tháng 10 như mọi đêm anh vào quán
cởi chiếc nón baseball và gọi ly cà phê
trả tiền xong anh pha cà phê với sữa bột
(anh không bao giờ dùng sữa lỏng)
Heang Lei, cô bán hàng nghĩ anh hảo ngọt
vì uống cà phê quậy với khá nhiều đường
đêm ấy dù trong tiệm đã ngồi rải rác sáu người
chiếc bàn quen thuộc của anh vẫn còn trống
hay cũng là chiếc bàn định mệnh
vì trong lúc anh đang ngồi uống cà phê bình yên
cellphone chưa charged xong
thì một chiếc xe SUV đâm sầm vào quán
ngay chỗ anh ngồi


anh chết trong tai nạn thảm khốc bất ngờ
trong túi không một mảnh giấy tùy thân
chỉ có khoảng 350 dollar và nhiều tấm vé số cũ
cellphone không có tên ai trong contact list
không missed calls không recent calls
xác anh do đó vô thừa nhận
với tấm thẻ tên John Doe số 278 đeo ở ngón chân
anh sẽ chẳng bao giờ trở thành nhân vật trên mặt báo
nếu không có sự chú ý của David Montero
phóng viên tờ LA Daily News vì cảm thương
đã cố gắng tạo nên chân dung người quá cố
bằng cách ráp nối mảnh đời anh qua các câu chuyện
do vài người quen biết anh kể lại ngậm ngùi


theo lời bà Lori Huỳnh năm nay 77 tuổi
anh tên Tuấn họ Nguyễn cùng gia đình vượt biển
nhưng đến Mỹ một mình lúc tuổi thiếu niên
cha mẹ đều bỏ xác dưới đại dương
có lẽ vì biến cố đau thương làm chấn động tâm thần
nên khoảng ba thập kỷ hơn anh sống vô gia cư
loanh quanh ở khu công viên Canoga
ngủ bờ ngủ bụi và nhặt ống lon bán sống qua ngày
theo cảnh sát anh chưa bao giờ phạm pháp
nên không có dấu tay không có lý lịch tự khai
để họ có thể truy tìm những người thân thích
anh sống vất vưởng nhưng không muốn nhờ trợ cấp xã hội
chỉ hay đến ăn cơm nhà thờ mỗi tối thứ Năm
một chọn lựa cá nhân khác thường
so với nhiều người cùng cảnh ngộ khó khăn


bà Lori Huỳnh mua tiệm Violet Nails năm 1986
kể một hôm cách đây hơn 25 năm
bà gặp một thanh niên Á Châu gầy gò
lang thang ở bãi đậu xe của strip mall
bà tội nghiệp mời uống ly cà phê gợi chuyện
và từ đó bà quen Tuấn Nguyễn
họ cảm thấy gần gũi vì cùng thân phận thuyền nhân
thường trò chuyện lâu về quá khứ đau khổ ở Việt Nam
trong suốt khoảng thời gian quen biết
bà Lori Huỳnh hay mang thức ăn ra tiệm mời anh
(mì là món anh khoái khẩu)
năm 2007 khi bán tiệm nails bà ra điều kiện trong hợp đồng
chủ mới phải lo lắng giùm cho Tuấn Nguyễn
và họ cùng nhân viên đã giữ lời hứa cho đến khi anh mất
sự cám cảnh thương tâm cuối cùng là một vòng hoa
họ chung tiền mua đặt ở chỗ anh tử nạn và ôm nhau khóc


bà Lori Huỳnh kể thêm anh vốn là cựu học sinh
trường trung học nổi tiếng Petrus Ký Sài Gòn
(sau đổi tên là Lê Hồng Phong)
anh thích và có khiếu về toán
nên mấy chục năm sau ở công viên
thỉnh thoảng anh vẫn ngồi vẽ các biểu đồ toán học
trong backpack anh thường mang theo sách
trước 1975 cha anh làm công chức sở điện nước
nhà anh thuộc loại khá giả trung lưu
sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam
tang thương đến với gia đình anh từ đó
gia đình bà Lori Huỳnh cũng tan tác
chồng bà phải đi học tập cải tạo
rồi gia đình bà tìm cách vượt biên
trên chiếc thuyền nhồi nhét 300 mạng
tấp vào một hòn đảo gần Nam Dương
bà phải sống ở đó 6 tháng trời ròng rã
có lúc thấy người nằm ruồi bu như đắp chăn
tưởng xác chết ai dè cựa quậy thì ruồi bay tứ tán
thật hết sức kinh hoàng


xen lẫn giữa các câu chuyện kể đau buồn
về cuộc đời một người tị nạn Cộng Sản
không ai thân thích vô nghề nghiệp vô gia cư
mà phóng viên David Montero đã có thể gom góp
là nhân cách một Tuấn Nguyễn tử tế đàng hoàng
luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác lúc cần
chẳng hạn như phụ đổ rác cho Ben Massaband, chủ tiệm giặt ủi
hay cho tiền đổ xăng Brooke Carrillo, người bạn đồng cảnh
bị ngân hàng lấy lại nhà phải sống trong xe
hay khi phát giác một tối chủ nhật
Kate Leone, chủ tiệm thẩm mỹ về quên khóa cửa
anh đã canh giùm tiệm suốt ngày thứ hai
(ngày nghỉ của tất cả nhân viên)
anh luôn sòng phẳng với Maria Avila, cô thợ cắt tóc quen
một năm cắt tóc cho anh hai lần
lần nào anh cũng đòi trả 10 dollar cho bằng được
dù cô ấy không muốn anh trả công
thật ra Tuấn Nguyễn cũng có 2 tật xấu
chẳng đáng phiền gì mấy
đó là hút thuốc lá vấn và chơi vé số cào
có lần trúng số được 800 dollar
anh lấy một phần tiền mua bông tặng tiệm Violet Nails
và mấy chai nước hoa tặng các cô nhân viên ở đó

đối với giới hữu trách địa phương sau khi anh chết
Tuấn Nguyễn chỉ là một trong những John Doe
mang số 278 đang nằm trong nhà xác của quận
từ 2-4 tháng nếu không ai nhận lãnh tử thi
người ta sẽ lấy mẫu DNA lưu trữ
sau đó đem thiêu xác anh và lấy tro chôn trong mồ tập thể
cùng với những người chết vô thừa nhận khác
Tuấn Nguyễn bị tai nạn xe đâm chết năm 53 tuổi
qua bài báo cảm động của David Montero
chân dung của anh mờ nhạt u buồn
nhưng không hiểu sao cứ ám ảnh tôi hoài
có lẽ vì anh là một thuyền nhân tị nạn CSVN
cuộc đời đau thương phải sống vô gia cư
nhưng có tư cách thật đàng hoàng và tấm lòng tử tế
nghĩ đến số phận hẩm hiu của Tuấn Nguyễn
tôi càng thấy xót xa thương cảm
khi được ăn cơm tối ấm cúng với gia đình
trong mùa Lễ Tạ Ơn

Bắc Phong
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.123 giây.