logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 29/11/2014 lúc 11:17:35(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bài trước trong mục này viết về Nguyễn Tuấn, một người Việt Nam 53 tuổi qua đời vì tai nạn xe hơi khi đang ngồi uống cà phê trong quán bánh ngọt ở thành phố Los Angeles. Sau khi bài trên đây lên Người Việt Online, nhiều người đọc đã góp ý kiến với ký giả, với tòa báo hoặc trên facebook của mình. Một độc giả, ký tên Phương Quỳnh, tình nguyện sẽ liên lạc với những người có thẩm quyền để xem có thể đưa tro của Nguyễn Tuấn về một ngôi chùa và làm lễ cầu siêu cho anh hay không. Một độc giả khác hứa sẽ cầu nguyện cho anh ở nhà thờ. Giờ này, chắc Nguyễn Tuấn đã bay về tới Biển Ðông, đi tìm hương linh cha mẹ anh.

Nhiều người đã tìm trên mạng bài báo của David Montero, “Who was Tuan Nguyen?” đăng trên nhật báo Los Angeles Daily News ngày 25 Tháng Mười. Ký giả viết mục này đã có ý đề nghị quý vị nên đọc bài của David Montero trước khi đọc bài Bình Luận trước, để được nghe David kể chuyện theo lối văn của ông ta. Ðể được thưởng thức một bài báo đầy công phu, viết rất khéo, chứa đựng một tấm lòng từ bi rất đáng mến.

Hàng trăm độc giả của nhật báo Los Angeles Daily News cũng viết thư khen ngợi David Montero, sau khi đọc bài “Who was Tuan Nguyen?” Họ đều khen ngợi người viết, và không quên chúc Tuan Nguyen an giấc ngàn thu. Một người ký Green Coffee viết: “Cảm ơn David, đã dành thời giờ vinh danh tưởng niệm người đàn ông này bằng một bài báo rất hay. Xin Tuan Nguyen được an nghỉ, RIP.” Nhiều độc giả coi bài báo là một lời vinh danh người quá cố (to honor this man's memory hoặc a way to honor Mr. Tuan Nguyen).

Một độc ký tên Larry Morgan, đặt câu hỏi: “Tại sao một người nhân từ và có tinh thần trách nhiệm như thế lại sống 30 năm ngoài đường?” Tại sao anh ta không xin phiếu trợ cấp thực phẩm (food stamps) và chương trình trợ cấp tổng quát (General Reloief) của chính phủ? Có người bạn nào ở khu thương mại đó giúp anh tìm một chỗ ở hay không? Tại sao anh ta không chia phòng với ai cả?” Larry còn nhận xét: “Tấn thảm kịch trong câu chuyện này là một người có giá trị như anh ta (Nguyên Tuân) lại phải sống một cuộc đời đáng lẽ anh không phải sống như thế suốt 30 năm. Tôi không hổ thẹn thú nhận rằng đọc chuyện Tuan Nguyen xong tôi đã khóc. Trong đất nước chúng ta (nước Mỹ), dù chỉ một người phải sống vô gia cư cũng là điều không thể tha thứ được.”

Ký giả David Montero đã trả lời Larry. Ông viết rằng theo ông được nghe thì Nguyễn Tuấn là người không muốn sống bằng tiền trợ cấp của xã hội. Nhiều người đã tìm cách giúp Tuấn, họ là những người nhân từ và có ý thức (kind and conscientious people), nhưng anh thích sống không nhà. Có người đã giúp anh tắm táp sạch sẽ, đưa anh tới một khu nhà dành cho người vô gia cư tạm trú, nhưng mấy tuần sau đó anh lại ra đường sống. Khi nhà hảo tâm hỏi anh tại sao, anh trả lời rằng anh đã quen sống trong khung cảnh đó rồi, có thể đó là nơi duy nhất mà ai cũng tử tế với anh ta (he said that this was where he belonged, maybe this is the only place people were kind to him). Nhiều người vẫn chọn sống không nhà, chứ không phải vì bất đắc dĩ. Ký giả viết mục Bình Luận này biết có một người đàn ông ở Montréal, Canada, là một người có nghề nghiệp và bằng cấp, đã ở với gia đình, một hôm đã từ giã tất cả để ra đường sống, mấy chục năm nay rồi. Anh ta không giấu diếm ai là mình “homeless,” gặp bạn bè cũ vẫn chào hỏi, chuyện trò mà không mặc cảm. Lâu lâu để dành đủ tiền anh còn về Việt Nam chơi.

Trong thư trả lời Larry, David Montero gợi ý: “Tôi nghĩ đây chỉ là câu chuyện bi đát của một người không quên được các thảm kịch mình đã trải qua rồi sau đó không còn muốn trở về với đời sống thực tế nữa.” Một độc giả khác, bạn của Larry Morgan, đồng ý: “Tôi đoán trong chuyến vượt biển cái chết của cha mẹ anh kinh khủng lắm nên anh mới thành một con người khác hẳn chúng ta.” David Montero kết luận: “Chắc chúng ta đều có thể bị rớt xuống như vậy nếu không nhờ ơn sủng thiêng liêng và có những người chung quanh săn sóc cho chúng ta để chúng ta không bị rơi vào hố thẳm.” Một độc giả, ký tên LSK, cảm ơn David đã kể chuyện Nguyễn Tuấn, và cũng cầu nguyện: “Mong mọi người chúng ta hãy tiếp tục mở đôi mắt và trái tim mình với những người sống chung quanh, và cầu nguyện Mr. Nguyen an nghỉ ngàn thu.”

Trong bài trước, ký giả chỉ muốn viết để kể về cuộc đời và cái chết của Nguyễn Tuấn để nhấn mạnh rằng một người như anh, vượt biển khi mới 14 hay 15 tuổi, lớn lên ở một đất nước xa lạ, sống không nhà trong ba chục năm, nhưng vẫn giữ được tư cách đàng hoàng, tử tế, khiến người chung quanh kính trọng. Chúng ta thấy anh đã được hưởng một nền đạo đức từ gia đình, từ cả xã hội Việt Nam trước ngày vượt biên, và anh giữ mãi di sản văn hóa đó. Chúng ta phải hãnh diện truyền thống văn hóa Việt Nam đã đào tạo nên những đứa con như Nguyễn Tuấn.

Khi nói đến việc bảo vệ văn hóa Việt Nam, nhiều người nghĩ đến những chuyện lớn. Nhưng văn hóa một dân tộc được thể hiện ngay trong cuộc sống mỗi ngày, trong cách đối xử giữa người với người. Trong mục này, ký giả đã nhiều lần kể chuyện kinh nghiệm chứng kiến những dân tộc có văn hóa, có đạo lý. Ở Thụy Sĩ, thấy bên lề đường trong một làng có một cái bàn bày bán hoa, với một cái hộp đựng tiền, ai mua bỏ vào, mà không có ai đứng trông coi. Ký giả đã tới làng đó hai lần, cách nhau ba bốn năm, vẫn thấy “gánh hàng hoa” y như vậy. Ở Thành phố Dubuque, tiểu bang Iowa, ký giả cũng tới mua táo, khoai tây và mật ong ở một căn trại nhà nông; tất cả các món bày trên bàn ghi rõ giá cả, với cái hộp đựng tiền, và một cái cân để người mua tự tính tiền lấy. Cũng không thấy ai “coi cửa hàng” cả. Ðúng là những nơi người ta sống có văn hóa, có đạo lý.

Một lần ký giả gặp hai em bán bánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, chừng 12, 13 tuổi. Các em mời, bèn mua vài cái bánh, đem mời bạn bè cùng đi du lịch ăn. Ðang đi, bỗng có người níu áo, ngoảnh lại thì thấy một trong hai em bé đem trả lại số tiền lẻ còn dư. Các em lương thiện, không lấy tiền của người ngoại quốc, dù có lấy cũng không ai biết.

Một người bạn mới kể năm ngoái anh đi Miến Ðiện, Myanmar. Một hôm anh vào khu thương mại lớn, chắc là khu Bogyoke Aung San, ghé ăn cơm trưa rồi đi dạo coi hàng hóa. Anh bỗng thấy một cô hầu bàn chạy tới, kêu lên: “Tìm mãi mới thấy ông! Ông bỏ quên cái này nè!” Té ra anh đã bỏ quên cái điện thoại di động, loại đắt tiền. Chính ký giả này cũng gặp chuyện tương tự ở Myanmar. Một lần tới KyaikhTiyo thăm ngôi tháp xây trên tảng đá mà sách du lịch hay gọi là The Golden Rock, ký giả vào quán ăn trưa, bữa ăn chỉ tốn một ngàn đồng ky át, tương đương với một đô la Mỹ. Vào nhà vệ sinh, đi ra đã thấy mấy người đứng xếp hành chờ. Bước đi được mấy chục bước, lại có một người chạy theo, đưa cho mấy đồng tiền đã đánh rơi. Mấy tờ giấy bạc chỉ đáng có mấy đô la, nhưng đây là một xứ mà còn rất nhiều người dân sống với lợi tức một đô la mỗi ngày. Dân Myanmar quả là một dân tộc lương thiện.

Nhưng ở nước ta cũng không thiếu gì những người sống lương thiện. Ngày 13 Tháng Mười Một năm 2014 vừa rồi, trên chuyến xe từ Hà Nội về huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, anh phụ xe Trần Duy Tư đã thấy có hành khách bỏ quên một bọc tiền lớn đựng trong túi ni lông. Anh đã tìm ra được chủ nhân bọc tiền để trả lại. Số tiền 150 triệu đồng Việt Nam đó là vốn liếng làm ăn của ông khách, đến khi nghe báo mới biết mình đã bỏ quên. Nhân tin trên, báo chí cũng kể lại những chuyện nghĩa hiệp khác. Ngày 7 Tháng Mười Một, một bà đi taxi ở Sài Gòn cũng bỏ quên tiền, 110 triệu đồng, vị khách đi taxi sau đó, một người Nhật Bản, đã báo cho anh tài xế tên Quang biết. Anh Quang đã đem tiền về trụ sở công ty Taxi Vinasun để trả lại cho chủ nhân. Anh tài xế Trần Văn Kiên ở thành phố Phủ Lý cũng thấy một túi tiền khách bỏ quên, anh gọi điện thoại về tổng đài hãng Mai Linh Hà Nam báo tin; lúc đó người khách mới biết.

Người Việt Nam vẫn sống tử tế với nhau, không khác gì người dân Miến Ðiện, Thụy Sĩ hay Thổ Nhĩ Kỳ. Ðây là điều chúng ta có thể tin tưởng, và nhất định bảo vệ. Hơn 30 năm trước, đạo diễn Trần Văn Thủy đã làm một bộ phim mang tên Chuyện Tử Tế nổi tiếng, trong phần mở đầu, ông viết: “Tử tế có trong mỗi con người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bỉ đánh thức nó đặt lên bàn thờ tổ tiên, hay lễ đài quốc gia. Bởi thiếu nó, một cộng đồng dù có những nỗ lực tột bậc, có chí hướng cao xa đến mấy thì cũng chỉ là những điều vớ vẩn...” Trong một cuộc phòng vấn gần đây, Trần Văn Thủy nói thêm: “Xét cho cùng ‘đường ăn nhẽ ở’ là cái hồn vía, cái cốt cách của cuộc sống... Ngày nay, vì đạo đức xã hội đi xuống nên bây giờ chúng ta thấy những chuyện không tử tế như: bác sĩ ném xác bệnh nhân xuống sông, hôi của người gặp nạn trên đường... Tệ hại hơn, bệnh nói dối, bệnh thành tích, tham nhũng, mua quan chức... đã ăn sâu trở thành ung nhọt. Từ đó nảy sinh ra bao nhiêu hệ lụy cho xã hội... Trách nhiệm đầu tiên phải nói đến người quản lý, điều hành xã hội.”

Giáo Sư Nguyễn Hưng Quốc, ở Australia, cũng mới viết trên blog của ông: “Tất cả những cái dốt, cái ngu, cái tham, cái ác và cái vô liêm sỉ trong chế độ cũng như trong xã hội Việt Nam hiện nay không phải vì “cái nước mình nó thế.” Trong lịch sử, nước mình không thế...”

Xây dựng hay dựng lại văn hóa dân tộc, chúng ta có thể bắt đầu trong đời sống hàng ngày. Chúng ta có thể sống tử tế với nhau, đó là một cách trả ơn tổ tiên, bảo vệ truyền thống.

Ai muốn đọc bài viết của ký giả David Monterro về Tuấn Nguyễn xin vào địa chỉ này: http://www.dailynews.com...n-killed-in-la-accident.


Ngô Nhân Dụng
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.074 giây.