logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 29/11/2014 lúc 11:49:42(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
I. Tình già: Cặp vợ chồng 104 và 106 tuổi ở Quảng Trị
Hỏi cụ bà có nhớ cụ ông không, cụ bà Trần Thị Châu (106 tuổi) nói: “Trước đây nhớ, giờ không nhớ nữa”. Thì ra, người già thì như vậy chăng?
Đó là cụ bà Trần Thị Châu (106 tuổi) và chồng là cụ ông Trương Triêm (104 tuổi). Hai cụ sinh được 7 người con, có 21 cháu vừa nội vừa ngoại và 19 chắt, 5 chít (đến nay “tạm thời” tổng cộng là 45 người). Hiện tại cụ ông sống với người con trai thứ hai là Trương Ngọc Hiệp (61 tuổi) ở đường Phan Châu Trinh, thị xã Quảng Trị. Còn cụ bà sống với con trai thứ ba là Trương Ngọc Khôi (60 tuổi) ở khu phố 3, thị xã Quảng Trị.
Sức khỏe cụ ông còn khá tốt, cụ bà dù nằm một chỗ phải nhờ vợ chồng con trai chăm sóc nhưng trí nhớ cũng còn minh mẫn. Tìm gặp cụ bà tại nhà người con trai thứ ba, sau lời hỏi thăm về sức khỏe, các phóng viên hỏi cụ rằng chúng cháu sắp qua thăm cụ ông, cụ có nhớ cụ ông không và có gửi lời hỏi thăm cụ ông không? Cụ nói như trách yêu: “Trước đây thì nhớ, chừ không nhớ nữa. Gần mà, nỏ có hỏi thăm”!
Đến thăm cụ ông tại nhà người con trai thứ hai, nhìn da dẻ cụ còn hồng hào và cụ vẫn chuyện trò rất minh mẫn. Kể về thời trai trẻ của mình, cụ cảm thấy vui và tự hào. Cuộc sống của hai cụ gắn với ruộng vườn bằng công việc đồng áng, cày cấy quanh năm, thời gian rảnh rỗi cụ thường chăn bò và thả trúm lươn.
Vợ chồng cụ lấy nhau do cha mẹ hứa gả chứ không được tự do yêu đương như thời trẻ bây giờ. Thế mà khi về sống với nhau, suốt cuộc sống không một tiếng cãi vã. Mãi sau này già, muốn tiện cho con cháu chăm sóc lúc ốm đau nên mỗi cụ tạm sống với một người con. Mới cách nhau có 3 tháng không gặp mà nhớ nhau đến chảy nước mắt.
Khi còn ở gần nhau, đến bữa ăn, có miếng gì ngon, cụ ông đều nhường cho cụ bà ăn. Còn bây giờ con cháu nấu gì cụ ăn nấy. Cụ Triêm không kiêng cữ gì hết, chỉ trừ rượu thì từ nhỏ tới lớn cụ không uống một ly nào. Bây giờ nếu ai có mời rượu, cụ nói: “Mời ông xí mật ong thay rượu còn tốt hơn!”.
Lúc trai trẻ, thời còn chiến tranh với Pháp, trong nhà có hai người chú ruột tham gia kháng chiến. Làng bị Pháp chiếm đóng, hai chú phải trốn lên rừng Ba Quạt (nay là ở đồi Son, phường An Đôn, thị xã Quảng Trị). Cụ Triêm lúc đó còn ít tuổi, cũng đem bò lên đấy chăn để lo cơm nước nuôi hai chú. Cụ kể hồi ấy ở rừng này nhiều cọp lắm, thường bắt trâu bò để ăn.
Một hôm, cụ đang coi bò thì có con cọp nhảy xổ ra tấn công đàn bò của cụ. Lúc đó, sợ cọp bắt mất bò nên cụ lấy hết can đảm, xông ra trước đầu con cọp, la hét, tay cầm con dao rừng chém tới tấp, cứ đầu con cọp mà chém, con cọp bèn bỏ đi. Đến bây giờ cụ vẫn không hiểu con cọp sợ tiếng la hét của cụ hay tại con dao chém trúng đau quá nên mới bỏ đi như rứa. “Nếu hắn cứ tấn công thì chắc tui chết!”, cụ cười rổn rảng một cách vui vẻ.
Tuy rất ít bệnh tật nhưng có lúc cả hai cụ đều trải qua những tai nạn nguy hiểm. Cụ bà thì lúc hơn 90 tuổi bị ngã gãy chân, nhờ con cháu chăm sóc và có thuốc men nên rồi cũng đi lại được. Cụ ông thì năm 2008 bị hai cơn bạo bệnh do thời tiết quá lạnh nên chảy máu mũi rất nhiều, tưởng chết.
UserPostedImage

Về bí quyết để được trường thọ, cụ nói: “Lúa đầy căn, ăn có chừng”. Cụ giải thích rằng dù gia đình khá giả chăng nữa ăn uống cũng phải có chừng mực, sống phải có đức. Hễ ăn uống chừng mực và sống có đức, trong lòng không lo không nghĩ thì sẽ khỏe mạnh ít nhất là đến tuổi 80.
II. Tình mẹ con: Cuộc đoàn tụ của người phụ nữ sau 39 năm lưu lạc
Nhờ những người tốt bụng cưu mang, cô bé đi lạc từ năm 7 tuổi, sống bằng cách ăn xin và sau đó làm mướn, đã tìm lại được gia đình sau 39 năm trời.
Sáng 22/4/2014, trong căn nhà nhỏ nơi cuối xóm, cụ Trần Thị Yến (thôn Thế Bình, xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) rất vui niềm vui sum họp với người con gái tên Bê đã lưu lạc hơn 39 năm.
Ông Võ Đức Minh (anh trai chị Bê) cho biết khi em gái thất lạc, cha của ông vào Nam tìm kiếm, cuối cùng bị bệnh nặng mất ở Vũng Tàu. Còn ông, sau đó gửi hồ sơ đến cơ quan công an nhờ tìm giúp nhưng đều vô vọng. “Mọi người nghĩ trong lúc chạy loạn, em tui đã trúng đạn chết rồi. Giờ tìm được nó, mừng rỡ chẳng khác nào chuyện cổ tích”, ông Minh thổ lộ.

Quây quần cùng gia đình, chị Bê bảo còn nhớ như in vào một đêm tháng 3/1975, trong lúc cùng mọi người trong thôn đang xem ban Chiến tranh Chính trị QĐVNCH về chiếu phim ở sân bãi của làng thì nghe tiếng súng vang động khắp nơi. Mọi người nháo nhào bỏ chạy. “Tui vừa khóc vừa chạy thục mạng trong đêm và ngất xỉu. Tỉnh dậy vào gần trưa, tui thấy mình nằm ở một miền quê lạ”, chị Bê nhớ lại chuyện xảy ra năm 7 tuổi.
Sau đó cô bé lang thang hết nơi này đến nơi khác xin ăn. “Lúc đầu ngủ đêm ngoài đường, tui sợ hãi tột cùng. Lâu ngày riết rồi cũng quen, phó mặc cho số phận. Quần áo rách rưới, thiếu ăn nên thời gian ấy tui đen đúa, ốm nhom ốm nhách, không ra hình người”, chị Bê mô tả.
Sau hai năm vất vưởng khắp đầu đường xó chợ, năm 1977, trong lúc kiệt sức nằm gần cống nước bẩn thỉu, chị được bà Hai Tiên ở xã Bình Hiệp, huyện Bình Sơn đem về nhà nuôi. Bà kể: “Buổi sáng hôm ấy, tôi đi chợ sớm thì thấy một bé gái quần áo rách bươm, nằm thở thoi thóp. Gặng hỏi thì mới biết cháu lạc nhà đã hai năm nay. Thương quá tui đưa về sống chung với gia đình. Được 29 năm, Bê 36 tuổi thì cháu xin phép đi tìm cha mẹ”, bà Tiên thuật lại.
Nắm tay mẹ nuôi, chị Bê kể rằng suốt thời gian 29 năm đó, nhà mẹ nuôi cũng nghèo nên ban ngày chị đi giúp việc nhà cho một số gia đình, ban đêm đi nhặt phế liệu, gom góp tiền cho việc tìm về làng.
Chị được nhiều tiểu thương ở thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, hiểu hoàn cảnh nên thường cho tiền, quần áo cũ. Sau đó chị được anh Trần Kim Hương (lái xe ôm) nhiệt tình chở đến đài truyền thanh, truyền hình ở Quảng Nam, Quảng Ngãi gửi thông báo tìm người thân.
Anh Hương nói: “Nghe chuyện của chị Bê, tôi không thể cầm lòng, suốt từ tháng 6/2013 tôi tình nguyện chở về nhiều miền quê tìm người thân. May mắn, sau Tết qua thông báo trên truyền hình, người thân của chị đã liên lạc”. Chiều tối 21/2, gia đình bà Yến đến đón chị Bê trở về.
Bà cụ Yến ngồi bên con gái sau 39 năm thất lạc, cười mãn nguyện: “Bao nhiêu năm vào Nam, ra Bắc tìm con khắp nơi, ở cái tuổi gần đất xa trời ngỡ tuyệt vọng vì mất con, vậy mà giờ nó đã ở bên cạnh tôi, hạnh phúc nào sánh bằng”.
Chị Bê nắm chặt tay mẹ xin lỗi, đã 46 tuổi nhưng chị chưa một ngày hiếu nghĩa với mẹ cha. “Từ nay con sẽ ở bên phụng dưỡng mẹ đến cuối đời”, chị trào nước mắt nói.
III. Tình cha con: Người cha bắt chim rừng làm lộ phí cho con đi thi
Gom cả nhà được 2 triệu đồng, anh Hoàng Văn Tuyên mang theo 10 chú chim sáo để bán lấy tiền lộ phí. May mắn, số chim của anh được các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế quốc dân và nhiều người thương tình mua lại với số tiền 3,5 triệu đồng.
Để bắt được 10 con chim sáo, anh Hoàng Văn Tuyên (47 tuổi, ngụ ở xã vùng cao Nam Tuấn, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) phải miệt mài suốt 4 ngày leo lên các vách núi đá dựng đứng, “cao bằng mấy tòa nhà ở Hà Nội chồng lên”. Anh ví von, “nếu rơi từ trên đó, chẳng khác nào quả trứng gà bị ném xuống đường bê tông”. Tuy nhiên, để có thêm tiền cho con xuống Hà Nội thi, người cha dân tộc Tày chẳng ngại nguy hiểm. (Người Tày ngày trước ta thường gọi là người Thổ hoặc người Nùng vì họ có cùng nguồn gốc là người Choang bên Tàu. Các tên tuổi thời Pháp thuộc như Vi Văn Định, sau này như Nông Đức Mạnh, Hoàng Văn Thụ, v.v… đều là người Tày tức Thổ hay Nùng).
“Với 10 con sáo, anh Tuyên tính sẽ bán được chừng 3 triệu đồng. Cùng với 2 triệu tiền mặt gom góp của gia đình, anh Tuyên nghĩ sẽ đủ lo chi phí thi cử cho con trong 10 ngày.
UserPostedImage
Con trai lớn của anh Tuyên là Hoàng Đức Hạnh năm nay thi khối A vào khoa Luật, trường Kinh tế quốc dân và khối B vào Đại học Tài nguyên Môi trường.
Trước đó, anh tính sẽ lấy tiền bán được từ vụ thu hoạch cây thuốc lá cho con đi thi. Tuy nhiên vì rớt giá, đến giờ chưa ai thu mua loại nông sản này cho gia đình. “Nếu bán được vụ thuốc lá tôi cũng có ít tiền cho con xuống Hà Nội, nhưng năm nay hàng ế ẩm quá. Gom hết tiền mặt trong nhà chỉ được 2 triệu đồng. Suy tính mãi, cuối cùng tôi nghĩ ra cách bắt chim sáo xuống Hà Nội bán kiếm tiền phụ cho con”, anh Tuyên tâm sự.
Kinh tế gia đình anh Tuyên trông chờ vào 3.000 mét vuông ruộng bậc thang, một vụ cấy lúa, một vụ trồng cây thuốc lá. Nếu bán được cây thuốc, anh sẽ có khoảng 15 triệu đồng để lo cho 4 miệng ăn và 2 con học lớp 8 và lớp 12 trong khoảng một năm. Chi trả mọi thứ cho gia đình, vợ chồng anh Tuyên cũng tích cóp được ít tiền để mua con trâu, con bò về nuôi. “Nếu con đỗ đại học, bán trâu bò ấy đi, tôi sẽ có tiền đóng học phí cho cháu”, anh Tuyên nói.
Gia đình anh hiện sống trong ngôi nhà đắp đất, lợp tôn mà những ngày hè ngồi trong đó không khác gì trong lò lửa. Anh Tuyên bảo: “Có tiền xây nhà đẹp mà con không được học hành thì cũng để làm gì đâu. Đời tôi đã không được đến trường, phải sống khổ sở nên giờ chỉ mong con đậu đạt, có công ăn việc làm để thoát khỏi cái nghèo”. Thứ giá trị nhất trong ngôi nhà anh là chiếc tivi để hai con giải trí và hiểu biết thông tin, thời sự.
Biết hoàn cảnh gia đình mình khó khăn, cậu con trai Hoàng Đức Hạnh vừa đi học vừa chăm chỉ phụ giúp bố mẹ. Hạnh bảo: “Công việc nương rẫy thì cháu đã quen từ nhỏ. Mùa thu hoạch thuốc lá, cứ 5 giờ sáng cháu dậy theo chá mé (bố mẹ) ra nương hái lá, rồi đem về thái, phơi, sấy… Làm thuốc lá cực lắm, hơi thuốc xông lên nghẹt ngụa, nên cứ sau vụ thu hoạch là dân chúng quê cháu phải đến trạm xá khám bệnh, mua thuốc về uống nhiều lắm”, cháu Hạnh nói.
Công việc bắt chim đem xuống Hà Nội bán, Hoàng Đức Hạnh cũng phụ với bố. Đôi bàn tay của hai cha con phồng dộp vì phải kéo chiếc ròng rọc dây thừng to bằng cổ tay để đưa một người từ dưới đất lên ngọn núi. Cổ chân của họ cũng đầy vết trầy xước do bị va đập vào đá khi leo trèo bắt chim.
Lần đầu xuống Hà Nội, bố con anh Tuyên không hình dung được mình sẽ ăn ngủ ở đâu: “Tôi lo lắm nhưng may mắn vừa xuống xe đã được các cô cậu tình nguyện viên giúp đỡ đưa về ký túc xá Đại học Kinh tế quốc dân trọ. Nhà trường cho bố con tôi ăn ở miễn phí và tặng quà hỗ trợ. Tôi rất cám ơn tình cảm của thầy cô và các sinh viên tình nguyện giúp đỡ thí sinh đi thi”, anh Tuyên bày tỏ.
Mười chú chim sáo của anh đã được các thầy cô trong trường và một số cá nhân khác mua với tổng số tiền thu được là 3,5 triệu đồng.
Con thi xong đợt một và lo chỗ ở cho con thi đợt hai tại Đại học Tài nguyên Môi trường (huyện Từ Liêm, Hà Nội) xong, anh Tuyên dự định sẽ trở về Cao Bằng trước để cùng vợ gieo lúa cho 3.000 mét vuông ruộng bậc thang.
IV. Tình nghĩa vợ chồng: Cô Phượng “bà lão” bây giờ ra sao?
Cách đây hơn 3 năm, không chỉ dư luận trong nước xôn xao về trường hợp một cô gái xinh đẹp ở Bến Tre đang tự nhiên biến thành “bà lão” ngoài 70 tuổi, mà cả báo chí lẫn đài truyền hình nước ngoài như Mỹ, Anh, Pháp cũng loan tin và để tâm theo dõi. Nhiều nhà khoa học và phóng viên tại các nước đó đã cất công sang Việt Nam để xem xét tận mắt vấn đề.
Nhân vật “gây sốt” đó là cô Nguyễn Thị Phượng, 26 tuổi, ở thị trấn Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Tháng 2/2011, lúc mọi người ở Bình Phước phát giác ra cô Phượng bị bệnh “già trước tuổi” thì cô và chồng đang làm thuê kiếm sống tại thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước, cách Sài Gòn 104 cây số trên đường đi Ban Mê Thuột.
Cô Phượng cho biết, sở dĩ vợ chồng cô phải rời bỏ quê hương Bến Tre đi thật xa, lên tận Bình Phước sinh sống là để tránh sự tò mò của mọi người về gương mặt đang tự nhiên biến thành bà lão của mình. Nhưng tránh cũng không thoát, bởi vì trông chồng còn quá trẻ, chỉ cỡ 30 tuổi trong khi vợ… đã ngoài 70. Cô rất đau đớn, buồn khổ mặc dầu chồng vẫn yêu quý và thương xót vợ. Họ mới làm đám cưới với nhau được gần hai năm thì xảy ra chuyện bất thường đó.
Gần ba năm uống thuốc và điều trị.
Cô Phượng vốn là một cô gái xinh đẹp nhất nhì ở thị trấn Giồng Trôm tỉnh Bến Tre, nhưng sau khi lấy chồng được ít lâu thì đột nhiên căn bệnh quái ác ập đến với cô.
Năm 2008, sau một lần bị dị ứng, mặt mày cô Phượng sưng vù rồi da mặt chảy xệ xuống, đùn lại trông chẳng khác nào một bà lão hơn 70 tuổi.
Cả năm trời chạy chữa bằng đủ thứ thuốc thang không khỏi, cô bị mặc cảm nên suốt ngày phải mang khẩu trang che mặt.
Qua năm 2009, hai vợ chồng cô bàn tính với nhau, lên Bình Phước mưu sinh. Cuộc sống làm công vất vả, hai vợ chồng ít về thăm quê, từ đó ít người gặp lại cô Phượng, kể cả người thân trong gia đình.
Cô kể, sau bữa một tờ báo khám phá ra câu chuyện, đăng hình cô lên báo thì cuộc sống của hai vợ chồng hoàn toàn bị xáo trộn. Liên tục hàng bao nhiêu ngày, điện thoại của hai vợ chồng luôn luôn reo do có quá nhiều người gọi tới hỏi thăm, chia sẻ, mách thuốc và đề nghị giúp đỡ.
Lúc đó, hai vợ chồng cô rất buồn bã nhưng nhờ các phóng viên luôn sát cánh tư vấn, khuyến khích, giúp đỡ nên dần dần cô cũng đỡ bị tự ti mà tiếp xúc với mọi người. Thậm chí, cô được một đài truyền hình ở bên Nga đài thọ, cho sang Nga khám chữa bệnh rồi lên đài truyền hình nói chuyện với khán thính giả qua một thông dịch viên người Nga rất thạo tiếng Việt.
Cô Phượng cho biết: “Niềm vui lớn nhất của vợ chồng tôi là việc nhật báo TT đã mời được bác sĩ Hoàng Văn Minh (thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược Sài Gòn) lên tận chỗ ở của chúng tôi tại Bình Phước để khám và tìm cách chữa bệnh cho tôi. Khi gặp bác sĩ Minh xong, vợ chồng tôi rất tin tưởng nên yên tâm trở lại quê nhà tại Bến Tre để sinh sống và chữa bệnh cho thuận tiện”.
Cuối tháng 10/2014, khi các phóng viên đến thăm hai vợ chồng cô Phượng ở xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc (cùng tỉnh Bến Tre). Hình ảnh gây ấn tượng cho họ không phải là căn nhà tươm tất và sang trọng hơn so với ba năm trước, khi hai vợ chồng cô còn ở Giồng Trôm, mà chính là gương mặt cô Phượng đã tiến triển hơn trước do được bác sĩ Minh điều trị.
Sau ba năm thuốc men, hai bên má và vùng trán của cô đã căng ra, trẻ lại chứ không còn nhăn nhúm như trước. Riêng vùng miệng và cổ thì da vẫn còn bị chảy xệ khá nặng.
UserPostedImage
UserPostedImage
UserPostedImage

Anh Nguyễn Thành Tuyển, chồng cô Phượng, cười tươi: “Tui thấy vợ tui trẻ hơn ba năm trước chút đỉnh”. Cô Phượng tiếp lời: “Còn tôi thấy bệnh thuyên giảm được tới 40-45% chớ không ít đâu. Trước đây tôi hay bị đau dạ dày và chóng mặt, không làm việc nặng được. Bây giờ thì sức khỏe như hồi con gái vậy, không còn chóng mặt hay đau bao tử nữa. Mới hôm rồi đi Sài Gòn khám bệnh, tôi có hỏi chú Minh, bệnh của tôi có thể trị dứt được không, chú bảo chắc chắn trị được, chỉ một thời gian nữa là sẽ khỏi. Nghe vậy vợ chồng tôi mừng lắm”.
Cô nói tiếp: “Tôi đã uống thuốc ròng rã ba năm nay tức hơn 1.000 ngày rồi. Uống thêm vài năm nữa mà khỏi bệnh thì tôi cũng ráng”.
Hơn một năm trước, người anh cả của anh Tuyển ở huyện Mỏ Cày Bắc đi Bình Phước lập nghiệp nên giao lại căn nhà nhờ vợ chồng cô Phượng ở và trông nom giùm. Anh Tuyển vốn là một thợ mộc lành nghề, lại siêng năng, cần mẫn nên khi chuyển về nơi ở mới anh vẫn có việc làm thường xuyên.
Hằng ngày anh chạy xe máy đi các huyện lân cận để sửa chữa, đánh bóng bàn ghế, tủ, giường bằng gỗ cho khách hàng. Thu nhập từ nghề thợ mộc không ổn định, nhưng anh luôn dành riêng một phần để đưa vợ đi tái khám, mua thuốc hằng tháng khoảng hơn 1 triệu đồng.
Suốt ba năm qua, bác sĩ Minh đều khám bệnh miễn phí cho cô Phượng. Thời gian đầu cô nằm bệnh viện thì được các nhà hảo tâm và Bệnh viện Đại học Y Dược Sài Gòn hỗ trợ chi phí. Nhưng mấy tháng sau đó, vợ chồng cô tự lo tiền thuốc men điều trị cho đến bây giờ.
Cô Phượng cho biết, thời gian qua cô được rất nhiều các đoàn khoa học nước ngoài sang khám, nhưng cô tin tưởng bác sĩ Minh hơn.
Có một nhóm bác sĩ người Trung Quốc xuống Bến Tre tìm và đề nghị đưa cô sang bên đó để phẫu thuật căng da mặt cho được bình thường. Tuy nhiên, cô đã từ chối vì cho rằng phẫu thuật không phải là giải pháp tốt nhất mà phải điều trị tận gốc, nếu hết bệnh thì sẽ hết “già”.
Mới đây, một nữ bác sĩ người Mỹ khi khám cho cô xong, có nói rằng phần da bị nhăn ở vùng miệng và vùng cổ quá nhiều, có lẽ nên giải phẫu kết hợp với việc điều trị của bác sĩ Minh thì tốt hơn, và vị bác sĩ này sẵn sàng làm giùm miễn phí, nhưng cô cũng không đồng ý.
Chờ hết bệnh để có con
Do sức khỏe của vợ đã khá hơn trước rất nhiều nên anh Tuyển cũng yên tâm khi đi làm xa nhà. Cô Phượng lo công việc nội trợ và chăm sóc thêm bầy vịt, bầy gà và mấy con heo.
Cô kể, hơn một năm nay cô vẫn đi chợ hay loanh quanh trong xóm gặp gỡ mọi người một cách bình thường, không còn bị mặc cảm nữa.
Đang chuyện trò, vô tình nhìn ra đường thấy một phụ nữ đi xe đạp chở đứa con đi ngang qua, giọng cô Phượng tự nhiên bỗng chùng hẳn xuống: “Tôi thèm có một đứa con lắm. Bệnh thì tôi không còn lo lắm nữa nhưng động lực lớn nhất để tôi uống thuốc hằng ngày chính là câu nói của chú Minh. Một hôm, trong lúc khám bệnh, tự nhiên chú hỏi vợ chồng tôi đã muốn có em bé chưa, nếu muốn thì chú sẽ thay đổi thuốc để có em bé vì bệnh của tôi vẫn có thể có con bình thường”.
Cô nói thêm: “Chắc là chú biết vợ chồng tôi đang rất mong có em bé nên mới hỏi vậy. Tôi với anh Tuyển hỏi bệnh của tôi điều trị bao lâu nữa sẽ hết, chú bảo không lâu nữa đâu. Nghe vậy, tôi nghĩ ráng trị bệnh xong rồi có em bé luôn”.
Anh Tuyển thổ lộ: “Tui năm nay đã 34 tuổi, còn Phượng 29 tuổi. Nếu có con lúc này thì đỡ mong. Nhưng nghe bác sĩ Minh nói Phượng điều trị khỏi bệnh không còn bao lâu nên tụi tui quyết định chờ Phượng hết bệnh rồi có em bé luôn. Bây giờ Phượng vẫn còn uống thuốc, sợ ảnh hưởng đến em bé nên ráng chờ”. Và anh kể: “Thấy Phượng thèm có con, hay đi loanh quanh trong xóm nựng nịu con nít, tui đau lòng lắm. Hi vọng chừng 2-3 năm nữa vợ chồng tui cũng sẽ có con mà ẵm như người ta”.
Nghe chồng nói đến chuyện con cái, nét mặt cô Phượng tươi trở lại. Cô nói hễ thấy mấy người hàng xóm ẵm con đi chơi gần nhà là cô chạy ra “mượn” ẵm một chút để… hun cho đã. “Mấy chỉ biết tôi bịnh chưa có con được nên thông cảm chớ không ai ngăn cản, xa lánh tui”.
Bệnh ít gặp nhưng điều trị được
Bác sĩ Hoàng Văn Minh, người trực tiếp điều trị hoàn toàn miễn phí cho cô Phượng từ ba năm qua, cho biết ông đã chẩn đoán đúng bệnh ngay từ đầu là cô bị cái gọi là “nhão da do bệnh tế bào vón”. Đây là bệnh rất hiếm, đến nay chỉ mới ghi nhận được trên thế giới có hai trường hợp. Bệnh nhân đầu tiên là ở Ấn Độ, được phát hiện khoảng năm 2006. Cô Phượng là trường hợp thứ hai, phát hiện năm 2011 từ thông tin trên báo chí. Quá trình điều trị của cô Phượng cho thấy một số vùng trên mặt đã trở lại bình thường, nếu tiếp tục điều trị, giảm được khoảng 60% so với lúc đầu, thì đã là thành công, nhưng đòi hỏi phải kết hợp với chiếu laser và phẫu thuật.
Đoàn Dự ghi chép

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.143 giây.