logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 30/11/2014 lúc 11:54:39(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tục ngữ Việt Nam có câu: Thương cho roi cho vọt. Ghét cho ngọt cho bùi. Ý nói trẻ con nuông chiều dễ bị hư, đòn roi mới uốn nắn trẻ vào khuôn phép nên người.

Vì thế ngày xưa đi học, các thầy đồ luôn kè kè cây roi bên mình để đánh khi học trò không thuộc bài. Cây roi mây, “vũ khí” của người dạy học đã tồn tại thời gian rất lâu. Từ thời Pháp, giáo viên có khi thay đổi bằng cây thước kẻ. Cây thước bằng gỗ có cạnh, một công đôi chuyện vừa dùng để kẻ hàng, vừa để chỉ bảng và nhân thể đánh học trò luôn. Thước gỗ đánh đau lắm. Thầy bắt trò nằm dài dưới đất hay trên bục, đánh vào mông có khi nổi lươn mấy ngày sau mới tan lằn. Về sau đổi qua khẻ tay. Thầy khẻ mạnh khiến tay của trò hằn đỏ, ê hồi lâu. Tới tận bây giờ tuy chẳng còn ai quất roi mây nữa nhưng ở hàng bán chiếu, bán chổi… vẫn thấy bán món hàng đặc biệt này. Những cây roi mà một mai sẽ trở thành huyền thoại đều là những khúc mây non, nhỏ nhắn xinh xắn, chứ không phải cây roi ngày xưa được làm từ những khúc mây dài và chắc, lâu ngày lên nước bóng ngà, đánh roi nào con nít quắn đít roi đó.

Đánh học sinh trước đây được coi là một phương pháp giáo dục được thừa nhận. Vì thế, người dạy học toàn quyền trong công việc này. Trò nhỏ bị đánh nhiều, lớn dần thưa đi. Nhiều thầy đánh học sinh không nương tay nên học trò khiếp hãi ghê lắm. Một số học sinh về sau thành đạt đã không quên công thầy nghiêm khắc dạy dỗ, nhưng cũng không ít người nhớ về những ngày đi học bị ăn đòn liên miên như một kỷ niệm nhiều hờn giận và hình ảnh người thầy trở nên méo mó.

Thật ra, trong trường học có rất nhiều biện pháp phạt học sinh. Nhẹ nhàng nhất, không “xâm phạm” đến thân thể học sinh là cấm túc. Vào ngày nghỉ, học sinh phạm lỗi phải vào trường để học bài hay làm vệ sinh trường lớp… Đã đi học suốt trong tuần, đến cuối tuần nghỉ, thay vì được vui chơi, lại phải lếch thếch vào trường, quả là một cách phạt xứng đáng.

Học sinh phạm có lỗi nặng lỗi nhẹ, không thể bị bắt cấm túc hoài tội nghiệp, nên giáo viên chuyển qua bắt chép phạt có thể ngồi nhà. Một từ Anh văn viết sai chép phạt mười dòng. Đây là cách để học sinh thuộc mặt chữ luôn. Thế nhưng hình thức này mau chóng được nâng lên thành phạt hẳn hoi, khi một công thức Vật Lý không thuộc bị chép ba tờ giấy và bài Sử chép mười trang. Chép đến rục cả tay nhưng tình hình không thuộc bài, không làm bài nơi học sinh có vẻ vẫn là cố tật muôn đời, trừng phạt dù ngày càng nặng nhưng không vì thế mà giảm đi.

Một số hình phạt rất phổ biến ở trường học Việt Nam, khi giáo viên muốn phạt mà không chạm đến học sinh, nhẹ nhất là khoanh tay úp mặt vào tường, khoanh tay quỳ hoặc giơ thẳng hai tay lên. Sở dĩ chú ý tới tay nhằm giới hạn trong lúc chịu phạt, buồn quá nên hai tay có thể ngọ nguậy nghịch ngợm gì đó chăng, nói chuyện trong lớp nhiều quá thì ngậm cây viết vào miệng. Ngoài ra, học sinh còn có môn “thụt dầu”. Thụt nhẹ từ mười đến hai mươi cái. Nặng hơn là một trăm năm chục cái, nếu mệt, “tội nhân” có thể ngồi nghỉ một chút nhưng tay thì vẫn giữ lấy tai không được buông ra. Một học sinh trường Lê Quý Đôn sau khi thụt dầu một trăm cái liên tục đã phải đưa vào bệnh viện nằm bảy ngày.

Tại một trường khác, cô giáo môn Văn bắt thụt dầu một trăm cái khiến mười học sinh lớp 7 hoảng loạn. Và một em học sinh lớp 6 trường Mỹ Phước sau khi thụt dầu 350 lần cho hai lượt, em sợ hãi tới mức không dám đi học nữa.
Đó là những hình phạt cổ truyền dành cho học sinh. Sau này, các giáo viên trẻ thường nóng nảy, không tự kềm chế được. Vì thế càng ngày các giáo viên càng ra tay mạnh bạo hơn.

Bảy học sinh trường Bình Phước mải chơi, không nhặt rác nên bị thầy bắt đứng quay mặt vào tường để quất thước gỗ. Tan học về nhà, các em đứng lum khum, không ngồi xuống ghế nổi. Phụ huynh kiểm tra mới hốt hoảng phát giác ra “mông của các em tím đen chằng chịt vết thương như… miếng thịt bằm”.
Từ xưa đến giờ, giáo viên thông thường đánh vào mông học sinh chỉ gây bầm chứ không gây trọng thương hay làm tổn hại đến các phần cơ thể quan trọng. Thế nhưng hẳn cách này không đủ làm học sinh sợ mà vâng lời. Dần dần cảm thấy bất lực, thầy không kềm nổi cơn nóng giận nên gia tăng hình phạt, bạ đâu quất túi bụi đó, hòng trấn áp, điều khiển lũ học trò bướng bỉnh.

Mặc dù một nhà trường thuộc tỉnh Hải Dương không cấm dùng điện thoại trong giờ ra chơi nhưng thầy Toán nhất định vẫn đòi tịch thu, thầy vụt thước đến chảy máu đầu một học sinh lớp 11 khi em từ chối nộp điện thoại. Vết thương nhỏ thôi nhưng cả tháng sau học sinh vẫn kêu đau nửa đầu. Chẳng biết di chứng thế nào khi việc chữa trị ở vùng quê đâu thể kéo dài. Miễn em đứng lên, ngồi xuống, đi qua đi lại là được rồi, chữa trị hoài sao được.

Trong phạm vi trường học, học trò lúc nào cũng sẵn sàng vi phạm vô số “tội”. Không thuộc bài, không làm bài, quên mang tập đến lớp, nói chuyện trong lớp… là những “tội” mà bất cứ ai đi học cũng đều có lần phạm. Một học sinh chín tuổi trường Nghệ An đã bị thầy đánh thước vào đầu gây chấn động não phải vào nằm bệnh viện vì đã không trả lời được câu hỏi làm tính nhân của thầy. Đánh vào mông chẳng có kết quả mấy, xem chừng cứ phải gõ vào những cái đầu bé bỏng ấy may ra mới khai thông được những bộ não lười biếng, dốt nát chăng(!).

Đối với trẻ con, có vẻ khó dùng lời lẽ nhẹ nhàng để kiên nhẫn giải thích. Con nít nói tai này, năm phút sau qua tai kia, nên cứ mang “bạo lực” giải quyết là xong. Em học sinh trường Hà Nam bỏ quên cuốn sách bài tập Toán ở nhà. Sợ cô kiểm tra nên em ra cửa hàng của cô hiệu phó mua chịu cuốn sách. Chậm trả tiền mấy hôm nên cô hiệu phó vào tận giữa lớp để xách tai và tát vào mặt em ngay trong giờ học chính khóa để đòi sáu ngàn đồng cuốn sách. Cô hiệu phó khéo mở cửa hàng cạnh trường buôn bán. Cô vừa độc quyền hàng hóa lại vừa quyền uy của chức hiệu phó, xông vào từng lớp, đòi nợ đích danh, đố con nợ nào ăn quỵt thoát.

Không phải chỉ thầy mà các cô cũng không kém. Một cô giáo tiểu học ở Sơn La dùng thước kẻ vụt tới tấp vào mặt, vào đầu học sinh mà không ngại gây nguy hiểm. Đó là trường hợp các học sinh tiểu học, trung học đã lớn. Còn đối với các bé ở trường mẫu giáo, nhà trẻ do chưa nhận thức nhiều, nói có khi còn chưa sõi, chưa biết kể lại thì các cô tha hồ “xử” tùy ý.

Do cháu bé không chịu ăn, một cô bảo mẫu ở Thủ Đức đã nhấc bổng tay chân cháu lên. Tuột tay bé rơi xuống nền nhà, cô tiện thể đạp lên ngực mấy cái khiến bé tử vong. Một bé trường khác cũng tử vong vì bị cô dán băng keo lên miệng cho nín khóc.

“Tội” của lũ nhi đồng nhà trẻ bao giờ cũng là… khóc nhè, biếng ăn. Muốn giữ trật tự và ép ăn, các cô tát, đánh, túm tóc và làm đủ thứ dọa nạt khiến trẻ con mỗi ngày đến trường đều sợ hãi.
Để đạt được chỉ tiêu tăng cân của trẻ nên các cô tìm mọi cách để ép trẻ ăn. Các cô “lấy khăn bịt mũi, bóp cổ, túm đầu các bé lắc như đối với súc vật, rồi dọa dẫm. Nhiều cháu nhỏ bị sặc, nôn do nuốt cháo không kịp đã bị các cô thẳng tay đánh, tát hoặc bóp mạnh vào đỉnh đầu, ghì toàn thân bé xuống sát đất, đánh vào sống lưng, đầu và dọa thả vào thùng nước…”. Thức ăn tọng vào họng nuốt chửng không kịp nhai. Bé nào lỡ ói ra, cô dồn trở lại miệng bắt nuốt cho hết vì thực phẩm đắt đỏ, nhà bếp không nấu dư!

Dẫu sao thời buổi tân tiến chứ đâu còn thủa Quân Sư Phụ mà vị trí của thầy chỉ chịu đứng dưới vua. Học sinh ngay từ bậc tiểu học đã được học Quyền Trẻ em theo Công ước Quốc tế nên vị trí được nâng lên rất nhiều. Với lại mỗi gia đình chỉ có một hay hai đứa con chứ đâu con đàn cháu đống nên con nít ngày nay được cưng lắm. Tới ông bà cha mẹ còn không dám đánh con nữa là giáo viên.

Thành thử nếu giáo viên chạm đến học sinh thì phụ huynh sẽ nhảy vào thưa kiện hoặc đánh trả ngay. Cô mầm non ở Cần Thơ ngày nào cũng đánh một bé lớp Lá bốn tuổi đến bầm vai, dì của bé xót cháu, bèn đến tận trường nói chuyện rồi lao vào đánh cô giáo tới mức phải đưa ra công an. Vụ khác, nghi ngờ cháu bé học lớp Chồi ở trường mầm non Cần Thơ bị đánh, cả gia đình kéo sáu người vào trường rượt đánh giáo viên gây náo loạn cả sân trường trước mặt hàng chục phụ huynh đang đến đón con.

Dù sao nếu lỗi của học sinh thì giáo viên cũng bị đánh luôn. Giáo viên môn Toán ở quận 6 bị học sinh đánh vỡ đầu vì nhắc em không mặc đồng phục. Một học sinh lớp 11 ở Đà Nẵng tát và dùng thanh sắt đánh thầy bị thương khi bị nhắc nhở giữ y phục gọn gàng vào lớp. Các cô giáo cũng không hề được nể hơn. Cô dạy Hóa ở Ninh Thuận vì nhắc học sinh không chịu làm bài tập mà bị học sinh này đón đường chặn xe, đẩy ngã và đạp giày liên tiếp vào mặt khiến cô gãy mũi, bất tỉnh.

Cô là phụ nữ mà còn bị đánh thẳng tay huống hồ thầy. Đang giờ học, một học sinh bày cờ tướng ra chơi, thầy Văn đang giảng bài phải nhờ thầy giám thị mời ra. Thế nhưng trước khi ra khỏi cửa, học sinh này rút dây lưng quất vào đầu, vào mặt thầy, lao vào túm đầu thầy ghịt xuống nền rồi đánh, đấm liên tục. Một học sinh lớp 11 trường Hà Nội trốn khỏi lớp, xuống sân ngồi lẫn vào một lớp khác đang giờ thể dục. Sau khi bị thầy Thể dục mời ra, học sinh này rủ thêm bạn cầm dao phay trèo tường, chém đứt gân chân phải khiến thầy ngã gục giữa sân trường.

Chưa hết, một học sinh lớp 12 ở Bình Phước rút mã tấu trong hộc bàn, vốn là nơi để sách vở, quà vặt… chém nhiều nhát vào thầy giáo đang giảng bài. Do bị rớt môn Anh văn đến bốn lần, không thể ra trường nên một sinh viên khoa Nông Lâm đã bê thau acid tạt, sau đó lại rút dao đâm trúng vai thầy. Khi các sinh viên chung quanh nhảy vào can thiệp, sinh viên này còn chạy theo rượt chém thầy, mười ba sinh viên khác cũng bị vạ lây do dính acid. Một học sinh lớp 9 ở Hà Tĩnh do bị kỷ luật nên đã bỏ thuốc diệt chuột vào ấm nước trong văn phòng để đầu độc giáo viên… Nói chung, hễ trò không “nói lại” được thầy thì đơn giản dùng vũ lực thôi và trò đâu có dùng roi mây, thước kẻ mà toàn ống sắt, thanh sắt, cây gỗ…

Ở các trường tư thục, vai trò của giáo viên càng bị hạ thấp hơn bao giờ hết. Do học trò là thượng đế, là nguồn thu, là nồi cơm để nuôi sống nhà trường, nên giáo viên tuyệt đối không được làm mất lòng học sinh. Dù học sinh phạm bất cứ lỗi gì thì lỗi đó quy vào thầy cô hoàn toàn chịu trách nhiệm. Một số giáo viên không chịu nổi cảnh luồn lụy học sinh đành bỏ nghề.

Câu chuyện giáo dục chắc là nói không bao giờ hết. Bởi vậy ngành giáo dục mới có việc để cải cách, để thay đổi hoài mà mãi vẫn chưa thấy khá lên chút nào. Cảnh thầy đánh trò – trò đánh thầy vẫn thấy xuất hiện nhan nhản.

Saigon cô nương

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.