logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 03/12/2014 lúc 06:49:03(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
rạp Hưng Đạo

12 giờ khuya, một nghệ sĩ ở Việt Nam gọi điện thoại báo cho tôi biết một tin chẳng lành. Tôi hỏi có phải là anh Viễn Châu đã mất rồi, phải không? Anh nói: “Tin này còn đau buồn hơn nữa, đó là tin nhà cầm quyền quyết định “Giải tán khoa Hát Bội và Cải Lương trong các trường Đại Học Sân Khấu và Điện Ảnh ở thành phố HCM. Nhạc Viện (tức Trường Quốc Gia Âm Nhạc cũ thời VNCH) giải tán khoa Âm Nhạc Dân Tộc. Một số trường nghệ thuật như lớp đào tạo diễn viên của Nhà hát Trần Hữu Trang cũng ngưng việc giảng dạy, đào tạo diễn viên Hát Bội và Cải Lương, ngưng dạy ca cổ nhạc.”

Đúng là một tin tức – tức mình.

Mới năm rồi, UNESCO ra văn bản công nhận “Đàn ca tài tử là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”. Sở Văn Hóa Thông Tin các thành phố ở Miền Nam (các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ở Tiền Giang và Hậu Giang) tổ chức nhiều cuộc hội thảo, nhiều Ban đàn ca tài tử từ xã, huyện, thành phố đến các trường đại học, trung học để tuyên truyền rầm rộ xem như một chiến thắng ngoại giao vĩ đại của Bộ Văn Hóa Thông Tin dành cho ngành Âm nhạc dân tộc. Nhiều đoàn nghệ sĩ tài danh chia nhau đến các trường biểu diễn Đàn ca tài tử và dạy cho học sinh, sinh viên ca những bài cổ nhạc dễ học dễ ca. Vậy mà đùng một cái, có cái tin tức mình là Nhạc Viện, tức Trường Quốc Gia Âm Nhạc cũ, giải tán khoa Âm Nhạc Dân Tộc.

Anh bạn nghệ sĩ ở Việt Nam gởi cho tôi lời giải thích của một ông Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Thành phố như sau:
“Sự quay lưng của khán giả đối với nghệ thuật truyền thống của dân tộc không chỉ bắt nguồn từ việc họ không hiểu, không có kiến thức về các loại hình này mà một phần là do ít được tiếp xúc. Khi nhu cầu của khán giả không nhiều thì đương nhiên số lượng người học những ngành nghề này cũng trở nên ít ỏi. Hiện nay những người học nghệ thuật đi theo những lĩnh vực hot như ca sĩ, diễn viên… nhiều hơn ngành nghề thuộc nghệ thuật dân tộc. Chính sự thiếu mặn mà của người học, dẫn đến việc thiếu nhân lực đáng kể trong nghệ thuật dân tộc. Việc phát triển nghệ thuật dân tộc cần được làm tận gốc, đó là giữ tình yêu, lòng tự hào về các giá trị truyền thống cho mọi người dân Việt Nam.”

Ông Tổng Biên Tập Báo Sân Khấu Trần Minh Ngọc (mà nay hình như được giữ chức Giám Đốc Nhà Hát Trần Hữu Trang) viết trong Báo Sân Khấu tp. HCM như sau:
“Giải pháp nào cho Sân Khấu trong kinh tế thị trường? Cần một chiến lược tìm lại khán giả!”
…Cái mà khán giả đang cần là được thấy trên sân khấu giải quyết những vấn đề họ đang trăn trở, được thấy cuộc sống của chính họ đang lung linh trên sàn diễn, những sự việc gần gũi với họ. Trong khi ấy, sân khấu hình như tránh né tất cả, chưa nói lên được những điều liên quan đến các vấn đề vướng mắc giữa cá nhân, gia đình và xã hội. Né tránh những mâu thuẫn hiện hữu của ngày hôm nay, sân khấu đi tìm về những giá trị xưa cũ hoặc bảo tồn những di sản ông cha để lại hoặc làm vui lòng mọi người bằng những chuyện chung chung nhàm chán, lấy giải trí mua vui làm chính, nhiều vở diễn xa rời những sự kiện nóng bỏng của đời sống.”

Một cán bộ Tuyên huấn người gốc Bắc dùng “Duy Vật Biện Chứng của triết học Mác-Lê” phân tích “Chìa khóa vàng nào cho nâng cấp Cải Lương?”, ông lý giải như sau:
“Theo quy luật Phủ Định của Phủ Định thì Sân Khấu Cải Lương mang tính kế thừa các giá trị tích cực của tất cả các hình thức nghệ thuật trước đó, đồng thời nó có đủ cơ sở để hội nhập với môi trường cuộc sống mới, tạo nên một loại hình sân khấu có ngôn ngữ riêng, có đặc thù riêng. Với đặc thù vừa có tính kế thừa, vừa vận động, hội nhập và phát triển là những đặc điểm vô cùng quan trọng khi nhìn nhận, đánh giá bản chất của Sân Khấu Cải Lương. Trong quá trình vận động và phát triển của Sân Khấu Cải Lương, nếu sao nhãng hay tách rời những đặc điểm này thì sẽ không tránh khỏi sự áp đặt cứng nhắc, cục bộ, cản trở sự phát triển của loại hình nghệ thuật truyền thống này. Đây là hiện trạng thực của Sân Khấu Cải Lương hiện nay – bộ mặt Sân Khấu Cải Lương hôm nay đang bị manh mún, hời hợt, nông cạn như ta đã thấy. Chiến lược lâu dài cho kế hoạch nâng cấp Cải Lương phải bắt đầu từ chính đặc thù của Sân Khấu Cải Lương. Tính kế thừa và sự vận động hội nhập chính là chiếc chìa khóa vàng để Cải Lương đi vào tương lai.” (ngưng trích)

Cán bộ của đảng và nhà cầm quyền thường dùng các danh từ khó hiểu để nói đến những việc liên quan đến chức trách của mình, nói tràng giang đại hải mà nội dung thì rỗng tuếch, né tránh sự thật, nói dối để phỉnh gạt dân chúng và nghệ sĩ. Giống như những năm sau 30 tháng 4, cán bộ tham nhũng, ăn hối lộ, cướp đất của nông dân thì nói là cán bộ “tiêu cực”; bắt bỏ tù sĩ quan quân đội VNCH thì nói gạt là đi học tập đường lối CM trong một tháng rồi về nhưng sự thật là bắt bỏ tù, đày đọa năm, mười, mười mấy năm.
Ông Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin nói: “Sự quay lưng của khán giả đối với nghệ thuật truyền thống của dân tộc là do ít được tiếp xúc.” Ý của ông Phó nói là vì nghệ sĩ ít hát cải lương nên khán giả ít được coi hát.
Ông không biết hay biết mà giả bộ quên không hiểu tại sao mà nghệ sĩ ít hát và khán giả ít coi hát. Tôi xin nhắc lại hai chuyện liên quan đến sân khấu cải lương và khán giả trước năm 1975 và sau năm 1975.

Trước năm 1975, Sài Gòn Chợ Lớn và Gia Định có tất cả là 39 rạp hát dành cho hát Cải Lương. Tính ra thì mỗi quận có hai hay ba, bốn rạp hát dành cho cải lương. Ví dụ quận nhứt có rạp Hưng Đạo, rạp Quốc Thanh, rạp Thành Xương, rạp Nguyễn Văn Hảo, đó là chưa kể các đình miếu dùng võ ca làm sân khấu diễn tuồng hát bội pha cải lương như đình Cầu Quan (đoàn Bầu Thắng – Minh Tơ), đình Cầu Muối đoàn Tấn Thành Ban hay đoàn Huỳnh Long. Ở quận 3 có rạp Đại Đồng, rạp Long Vân, dân chúng ở trong quận nào đều có thể đi bộ đến rạp xem hát cải lương.
Có trên 60 đoàn hát cải lương Đại ban và Trung ban tính từ sông Bến Hải đến Mũi Cà Mau, riêng ở Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định có các đoàn hát Đại ban Thanh Minh – Thanh Nga, 7 đoàn hát Kim Chung, đoàn Dạ Lý Hương, đoàn Hoa Sen – Bầu 7 Cao, đoàn Kim Chưởng, đoàn Hương Mùa Thu, Trăng Mùa Thu, Việt Kịch Năm Châu, (Phước Chung), Phụng Hảo, Nam Phi, Hương Hoa, Việt Hùng – Minh Chí, Thủ Đô Ba Bản, Thủ Đô Tấn Tài, Thống Nhất – Út Trà Ôn, Út Bạch Lan – Thành Được, đoàn Việt Nam – Bầu Thu, đoàn Tiếng Hát Dân Tộc – Bầu Mười Chắc, đoàn Ánh Chiêu Dương – Bầu Năm Châu, đoàn Hương Hoa – Bầu Sinh, đoàn Thái Bình – Bầu Thới, đoàn Tinh Hoa – Bầu Mười Cơ, đoàn Sao Ngàn Phương, đoàn Trâm Vàng, đoàn Hữu Tâm, đoàn Bích Sơn – Ngọc An, đoàn Thúy Lan – Mỹ Ngọc, đoàn Hoài Dung – Hoài Mỹ, đoàn Dạ Minh Châu, ngoài ra còn có các đoàn hát bội pha cải lương Minh Tơ – Khánh Hồng, Huỳnh Long, Hoa Xuân – Mười Vàng, Tấn Thành Ban – đình Cầu Muối, Tấn Thành Ban 2 – đình Minh Phụng…
Có 27 soạn giả tài danh cộng tác thường trực với các đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga, Kim Chung, Kim Chưởng, Dạ Lý Hương, Hoa Sen, Thống Nhất – Út Trà Ôn, Út Bạch Lan – Thành Được.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tất cả các soạn giả tài danh của Sài Gòn cũ bị cấm hành nghề trong 10 năm. Đến năm 1987, khi TBT Nguyễn Văn Linh tuyên bố “cởi trói văn nghệ sĩ” thì các soạn giả bị cấm hành nghề đó, kẻ thì chết, người thì bỏ nước ra đi, người khác thì già quá hết sáng tác được, nhất là không sáng tác được theo “định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa” của đảng. Các soạn giả từ miền Bắc vào và các soạn giả trong rừng ra sáng tác theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, khán giả Sài Gòn không thích xem.

Tất cả các rạp hát, trừ rạp Hưng Đạo, đều bị đóng cửa, nhà cầm quyền gọi là “chuyển đổi công năng”, tức là rạp hát không cho nghệ sĩ dùng làm nơi để hát tuồng tích cho khán giả xem mà đổi thành nơi cho mở Casino (cờ bạc ngay trong thành phố HCM) như rạp Lao Động B thành Casino của nhóm đầu gấu Năm Cam, nhiều rạp thành restaurant, quán nhậu để tổ chức tiệc cưới hoặc tiệc đãi các quan chức cầm quyền, nhiều rạp khác thành chợ, bán đủ thứ đồ gia dụng (rạp Cây Gỏ) rạp hát thành chỗ bán Bánh Trung Thu (rạp Trần Quốc Toản) rạp biến thành nhà bán Sách Thiếu nhi…

Rạp Hưng Đạo trong đầu thế kỷ 21 đã bị đập phá, nói là sẽ xây một rạp “hoành tráng” hơn nhưng đến nay chỗ nền rạp Hưng Đạo cũ thành nơi đêm đêm dân phe phảy bày hàng bán bia ôm.
Sau năm 1975, tất cả các đoàn hát tư nhân của Miền Nam đều bị giải tán, thay vào đó là đoàn Văn Công giải phóng, các đoàn hát nhà nước mang tên đoàn Trần Hữu Trang 1, 2, 3, và các đoàn hát cải lương tập thể (cũng là đoàn hát của nhà nước), mang một cái tên là đoàn của tập thể nghệ sĩ nhưng thực chất do cán bộ đảng làm trưởng đoàn, số thu hay chi ra và tuồng tích đều theo sự chỉ đạo của Sở VHTT thành phố.

Trước năm 1975, Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định có độ hơn ba triệu rưỡi dân, mà có đến 39 rạp hát, hằng đêm số khán giả xem cải lương không dưới hai mươi ngàn người. Ngày lễ, ngày chúa nhựt, con số khán giả đó đông gấp đôi hay nhiều hơn nữa.

Trong khi đó, sau năm 1975, rạp hát bị phá hủy, đóng cửa, đoàn hát tư nhơn bị giải tán, thành phố mở rộng ra, hiện nay có trên 9 triệu dân mà không có một rạp hát nào đặc biệt dành cho hát Cải Lương. Khán giả muốn đi xem trích đoạn cải lương phải đi vô giải trí trường Đầm Sen ở quận 11 thì mới có hy vọng xem hát được. Xe cộ giao thông lúc nào cũng bị nghẽn đường, chưa kể hễ có một trận mưa thì đường sá của Sài Gòn, Chợ Lớn biến thành những dòng sông, nước đục ngầu, đầy rác rến.
Tất cả những khó khăn kể trên và những thay đổi về tổ chức của nhà cầm quyền đã làm cho nhiều nghệ sĩ thất nghiệp, làm cho dân ghiền xem hát cải lương không có chỗ để xem, không còn rạp hát, không có những tuồng phù hợp với sở thích của dân, do đó ít người dân được xem hát Cải Lương như trước năm 1975.

Ông Trần Minh Ngọc, báo Sân Khấu, nói: Phải có một chiến lược để tìm khán giả! Ông làm như một nhà quân sự, nói chiến lược chiến thuật để thu phục khán giả, đây chỉ là một cách nói mị dân, gạt dân.

Hồi năm 1980, để giữ khán giả ở lại rạp hát xem cho đến màn chót, các ông trưởng rạp khóa trái cửa rạp hát khi đoàn hát mở màn hát, khi vãn hát thì mấy ông trưởng rạp mới mở khóa cửa cho khán giả ra về. Có lần, khi rạp Lê Thanh B ở Chợ Lớn đang hát, có ai la lớn “Cháy màn”, khán giả tưởng rạp hát cháy, họ bỏ chạy ra, cửa sắt bị khóa, những người chạy ra trước bị số khán giả chạy ra sau, ép đầu vô cửa sắt của rạp hát, làm chết 11 người vì vỡ sọ, lòi con mắt, và 36 người bị thương nặng, phải đưa đi vô nhà thương Chợ Rẫy cấp cứu. Khi lính cứu hỏa tới dùng búa phá ống khóa mới đưa được khán giả ra ngoài. Ông trưởng rạp khóa cửa, làm chết người, ông lánh mặt luôn, về sau ông chỉ bị đổi đi nhiệm sở khác, chớ không bị tù tội vì hành động khóa cửa rạp của ông giết chết 11 người khán giả.
Đó, chiến lược giữ khán giả coi hát tới màn chót đem lại kết quả phi văn hóa như vậy đó.

Ông Trần Minh Ngọc lại nói: “Cái mà khán giả đang cần là được thấy trên sân khấu giải quyết những vấn đề mà họ đang trăn trở, trong khi ấy, sân khấu hình như tránh né tất cả, chưa nói lên được những điều liên quan đến các vấn đề vướng mắc giữa cá nhân, gia đình và xã hội. Né tránh những mâu thuẫn hiện hữu của ngày hôm nay, sân khấu đi tìm những giá trị xưa cũ hoặc bão tồn những di sản ông cha để lại hoặc làm vui lòng mọi người bằng những chuyện chung chung nhàm chán, lấy giải trí mua vui làm chính, nhiều vở diễn xa rời những sự kiện nóng bỏng của đời sống.”

Không ai tin những lời của các cán bộ CS nói, ông ta xúi viết những chuyện nóng bỏng của đời sống như chuyện tham nhũng của những ông trong Bộ Chính Trị, những ông bộ trưởng v.v…, những chuyện cướp đất cướp nhà của dân, những chuyện “dân oan” đang khiếu nại và biểu tình, chuyện Hoàng Sa, Trường Sa, chuyện bán Ải Nam Quan, bán Đèo Hải Vân, chuyện bán rừng biên giới ở Hoàng Liên Sơn, nói chung chuyện bán nước và nô lệ cho Tàu, đó là những chuyện đang nóng bỏng, ông Trần Minh Ngọc dám nói không? Dám viết dù là một bài báo đề cập đến các việc nóng bỏng đó, ông dám hay không mà chê soạn giả khác không dám viết tuồng đề cập đến những việc liên quan đến đời sống của dân?

Từ tháng 8 năm 1950, tại hội nghị Văn Nghệ Sĩ toàn quốc, Tố Hữu (ủy viên Bộ Chính Trị) đã đưa ra nghị quyết:
“Tuồng: Thái độ dứt khoát của chúng ta bây giờ là đưa tuồng vào bảo tàng viện.
Chèo: Nếu yêu Chèo như một từ ngữ, hãy trân trọng xếp nó vào viện bảo tàng.
Cải Lương: Cải Lương Nam Kỳ là một nghệ thuật quái gở, lai căng, sản sinh ra ở một thời đại múa may quay cuồng, điên điên dại dại, để giải trí cho một lớp người cuồng vọng, không biết mình sẽ về đâu, không biết mình đương nghĩ gì, đương cảm xúc thế nào, lớp người mới phát sinh trong thời Pháp thuộc mất gốc, mất rễ và giao động đến cực độ.”

Đó, Tố Hữu khai tử Cải Lương từ năm 1950. Bây giờ các đệ tử của Tố Hữu tiếp nối chuyện làm của Tố Hữu bằng cách dẹp các khóa dạy nghệ thuật hát Cải Lương và Hát Bội như ý muốn ngày xưa của Tố Hữu.
Cần gì phải dài dòng văn tự, nói lý do nọ kia?
Dẹp Cải Lương, Hát Bội, nay mai mấy ông sẽ mở khóa dạy Hát Tiều, Hát Quảng, Hát Kinh Kịch để mừng chủ mới, mừng mấy ông xính xáng bên Tàu qua.

Nguyễn Phương, 2014
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.108 giây.