Photо: EPA Giới chuyên viên cho rằng, sau 10-15 năm, con người sẽ có khả năng "vá" cơ thể của mình, thay thế cơ quan cũ bằng cơ quan mới. Ở Nhật Bản, trong qúa trình nghiên cứu lâm sàng các nhà khoa học đã khôi phục được mô tim bằng cách sử dụng liệu pháp tế bào. Ở Nga, các nhà khoa học sử dụng lò phản ứng sinh học để nuôi không chỉ các mô mà cả cơ quan cơ thể. Công nghệ thử nghiệm này sẽ sớm đi vào thực hành lâm sàng.
10 năm trước đây, công nghệ như vậy đã là đề tài viễn tưởng khoa học, còn hiện nay thì đang trở thành hiện thực. Các chuyên gia về y học tái sinh có thể nuôi cơ quan cơ thể người từ các tế bào. Có nghĩa là xuất hiện khả năng điều trị hầu hết các thứ bệnh từ bệnh da đến ung thư. Ở Nhật Bản các chuyên viên sử dụng tế bào nuôi cấy để điều trị suy tim.
Các công nghệ tế bào được sử dụng để giảm thiểu hậu quả chấn thương. Ví dụ, các bác sĩ Nhật Bản sử dụng công nghệ này để khôi phục lại giác mạc bị hỏng. Tại Trường Đại học Y của Nga đang nghiên cứu khả năng sử dụng các tế bào mô liên kết trong việc điều trị các vết thương và vết bỏng. Ở Trung tâm Y học tái sinh tại thành phố Krasnodar ở miền Nam nước Nga đang nuôi khí quản nhân tạo dành cho khoa phẫu thuật lồng ngực.
Công nghệ nuôi mô từ các tế bào sẽ sớm ̣i vào thực hành lâm sàng. Đó là ý kiến của chuyên viên Aleksey Kovalev, người đứng đầu Phòng thí nghiệm các công nghệ y sinh học ở Matxcơva: “Trong cuộc thí nghiệm, chúng tôi có thể nuôi lớp da với diện tích khá lớn trong lò phản ứng sinh học đặc biệt. Trong thực hành lâm sàng, chúng tôi khôi phục lại đầu ngón tay của trẻ em. Và bây giờ chúng tôi có công nghệ được hiện đại hoá để nối dài đầu ngón tay của người lớn”.
Trong lò phản ứng sinh học, qúa trình tái sinh diễn ra trong môi trường lỏng được kiểm soát. Nhờ đó có thể khôi phục lại ngay cả những mô không thể tái sinh trong tự nhiên. Đây là công nghệ know-how của nền y sinh học Nga. Nửa thế kỷ trước đây, các nhà khoa học Liên Xô hoạt động trong lĩnh vực tái sinh đã đề xuất ý tưởng này. Và giờ đây, công nghệ này đang làm việc thành công. Chuyên viên Aleksey Kovalev nói: “Trong lò phản ứng sinh học các chuyên viên nuôi những bộ phận của cơ thể người và sau đó tích hợp vào cơ thể. Phòng thí nghiệm của chúng tôi đang nghiên cứu phương hướng mới - chúng tôi đặt bộ phận cơ thể bị thương vào lò phản ứng sinh học, và ngay trong lò phản ứng sinh học phục hồi mô trên các bộ phận chân tay bị thương”.
Các chuyên viên nói rằng, sau 10-15 năm, ở Nga sẽ xuất hiện xí nghiệp sinh học và những ngân hàng chứa các cơ quan và mô nuôi từ tế bào.
Phương pháp nuôi mô của con người từ tế bào của chính mình sẽ giúp giải quyết các vấn đề cấy ghép. Bởi vì khác với mô của người khác, các mô của chính mình dễ thích nghi với cơ thể bệnh nhân. Và như vậy sẽ giải quyết vấn đề thiếu hụt các cơ quan hiến tạng.
Source: Tiếng nói nước Nga