logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 18/01/2013 lúc 10:27:39(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Tuấn Khanh: "Các tư duy chính trị này phân hoá và trở thành một cuộc chiến tranh không tuyên bố dai dẳng suốt bao nhiêu thập niên nay." (Credit: ABC) .
Tại sao các đĩa nhạc của các công ty sản xuất nhạc Việt ở hải ngoại như Trung tâm Thúy Nga, Vân Sơn được chính quyền làm lơ, còn sản phẩm của Trung tâm Asia luôn bị cấm tại Việt Nam?

Nhạc sĩ Tuấn Khanh, nhận định việc cấm bán đĩa của Trung tâm Asia do “tư tưởng chống cộng” và sát cánh với phong trào kêu gọi tự do, dân chủ trong nước và ông đã dành cho Radio Australia buổi phỏng vấn.

Radio Australia: Là người am hiểu đời sống văn hóa, âm nhạc trong nước, ông có biết Việt Nam đã có văn bản luật nào cấm sản phẩm văn hóa của người Việt hải ngoại?

Tuấn Khanh: Năm 1976, ông Lưu Hữu Phước, với tư cách Bộ trưởng Bộ Thông tin–Văn hoá, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, đã ký công văn chính thức bắt bớ, cấm đoán các nghệ sĩ, tác phẩm… thuộc văn hoá Việt Nam Cộng Hoà. Ngoài cái này ra, tôi chưa thấy chính thức có văn bản công khai nào khác cấm các văn hoá phẩm của người Việt hải ngoại.

Công văn của ông Lưu Hữu Phước đã ảnh hưởng trong nhiều thập niên, dẫn đến tình trạng nhiều gia đình bị ập vào xét, tịch thu tài sản văn hoá, có người còn bị đưa đi học tập để “sửa sai” mà không hề thông qua toà án.

Điển hình kho tàng sưu tập âm nhạc bằng đĩa vinyl vô cùng công phu, quý giá của nhạc sĩ Lê Hựu Hà bị nhiều thành phần kiểm tra văn hoá ập vào chở mang đi. Ông Hà đã bị chấn động tinh thần, trầm cảm suốt nhiều năm sau đó.

Các hình thức tảo thanh, bắt phạt… những người chứa chấp vẫn diễn ra. Các phương tiện truyền thông luôn được vận dụng để tấn công người tổ chức, sở hữu hay các tác giả.

RA: Thực tế người Việt trong nước dễ dàng có được bộ đĩa của các trung tâm hải ngoại, phải chăng chính quyền thấy việc cấm trước đây không còn cần thiết?

TK: Khoảng 10 năm gần đây, xã hội mở ra, băng đĩa nhạc không còn bị xét nặng nề như trước. Việc mua bán cũng không dễ kiểm soát, nên nhiều nội dung từ hải ngoại được lờ đi dù vẫn có nhiều đợt truy bắt văn hoá phẩm in sang lậu.

Cơ quan an ninh văn hoá đánh giá rằng nội dung của ‘Trung tâm Vân Sơn’ có thể chấp nhận được vì phi chính trị. ‘Trung tâm Thuý Nga Paris’ trong những năm gần đây tạm được chấp nhận vì không có khuynh hướng chính trị cụ thể, chỉ hoạt động theo phong trào và cộng đồng chủ yếu thương mại và giải trí. Riêng ‘Asia’ thì vẫn bị xem là một tổ chức phản động, thậm chí là có thể bị nghi ngờ được tài trợ bởi các tổ chức chống chính quyền Việt Nam ở nước ngoài.

Ngay cả khi bị bắt in sang đĩa lậu, người giữ sản phẩm của Asia cũng bị phạt nặng và xét tội nhiều hơn việc trữ những tác phẩm của Thuý Nga Paris và Vân Sơn. Đây là lý do vì sao nhiều tiệm đĩa ở Việt Nam vẫn để bản quảng cáo đĩa mới của Vân Sơn hay Thuý Nga Paris một cách công khai, trừ Asia.

RA: Thưa nhạc sĩ đây có phải nguyên nhân nào khiến chính quyền thành phố Hồ Chí Minh lần này không cho phổ biến bộ đĩa nhạc Asia 71?

TK: Tôi có thông tin. Trung tâm Thuý Nga Paris từng có ý định mở văn phòng để buôn bán và hoạt động ở Việt Nam nhiều năm trước. Do vậy họ tự điều chỉnh nội dung để thuận tiện hơn trong đàm phán đã được tính tới. Trung tâm Thuý Nga Paris hoạt động rất mạnh trong Việt Nam qua việc liên lạc các tác giả, mời ca sĩ sang biểu diễn, đặt sáng tác bài hát từ Việt Nam…

Sau nhiều năm, tôi cảm nhận được rằng ngành công an văn hoá trong nước phân loại hoạt động của văn nghệ hải ngoại ra làm hai loại: Loại chống cộng kiểu ‘văn nghệ hoa lá cành’, và loại văn nghệ chống cộng có ‘khuynh hướng triệt để’. Asia bị đánh giá vào loại thứ hai.

Điều lớn hơn gần một năm nay, Trung tâm Asia ngày sát cánh với phong trào đấu tranh được đảng Việt Tân khởi xướng, nên công an lo ngại là dễ hiểu.

RA: Ông đã xem bộ đĩa Asia 71 chưa và cảm nhận của ông khi xem bộ đĩa này?

TK: Tôi chưa xem bộ đĩa Asia 71. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy rằng từ sau sự kiện nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình bị bắt và xử tù vô lý, trung tâm Asia đã thể hiện ý thức chính trị rất mạnh trong các chương trình của mình. Văn nghệ kết hợp với chính trị luôn có thế mạnh, luôn bất ngờ. Với ba trung tâm hải ngoại được nhắc tới là Vân Sơn, Thuý Nga Paris và Asia, tôi nghĩ Asia đang tạo một phong cách mới trẻ hơn và rất riêng biệt.

RA: Theo ông, người Việt trong nước khi xem các bộ đĩa của Trung tâm Asia có bị ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị được nhắc đến trong chương trình không?

TK: Tôi nghĩ người Việt mang sẵn mầm tư duy chính trị, nên tác động không nhiều. Các tư duy chính trị này phân hoá và trở thành một cuộc chiến tranh không tuyên bố dai dẳng suốt bao nhiêu thập niên nay.

Các đĩa nhạc này chỉ làm sáng một góc riêng của một ‘phe’ và có thể làm cho phe đó mạnh tinh thần hơn. Điều này khiến cho phe kia tức giận và ngăn chặn là điều dễ hiểu.

Do vậy, mới mới đây ông Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo thành phố Hà Nội còn nhăn răng cười tiết lộ rằng ông có 900 ‘dư luận viên’ nhằm “đánh chửi với ai khác quan điểm chính thống của nhà nước” trên mạng.

Cái khéo của Trung tâm Asia là họ đã lồng chính trị vào nghệ thuật. Xem các đĩa Asia không thể không cảm nhận các ý tưởng chính trị được nhắc đến trong đó.

RA: Xin cảm ơn ông.
Source: ABC Australia
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.064 giây.