logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ta  
#1 Đã gửi : 16/12/2014 lúc 06:39:30(UTC)
ta

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 429

UserPostedImage

Người soạn tự điển có thể vì mục đích thương mại nhưng học giả Đào Duy Anh biên soạn hai cuốn từ điển Hán Việt và Pháp Việt với mục đích vun sới cho nền tảng chữ quốc ngữ buổi đầu và mang tâm huyết ra để thực hiện mục tiêu này.

Trở lại những năm 30 thế kỷ trước, khi các nhà văn tiền phong dùng chữ quốc ngữ để viết báo, sáng tác tiểu thuyết và thi ca, thường gặp một khó khăn là tiếng Việt không đủ dùng vì lịch triều đã dùng chữ Hán làm chữ viết chính thức.

Các cây viết của hai tờ báo nổi tiếng thuở ấy là Đông Dương, tiếp đó là Nam Phong, một số là ông cử (như Phan Kế Bính), ông tú (như Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Hữu Tiến) quen sử dụng từ ngữ Hán-Việt, còn các nhà tân học như Nguyễn văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Học, và Trần Trọng Kim… vốn kiêm cả hai nền học Á – Âu, nên khi viết chữ quốc ngữ về những vấn đề học thuật, văn hóa, chính trị và khoa học… mà không thể tìm trong tiếng Việt chữ cần thiết, không thể không dùng từ ngữ Hán-Việt.

Độc giả chữ quốc ngữ rất nhiệt tình học tập “tiếng nước ta” nhưng nhiều khi gặp những từ ngữ Hán-Việt mới mẻ gây khó khăn cho việc tìm hiểu nên đã ít nhiều nản chí.

Dạo ấy đã có người phản đối lối văn nặng chữ Hán của Nam Phong. Nhân vật này là một trí thức tiến bộ miền Nam, ông Nguyễn Háo Vĩnh (1893-1941). Ông Vĩnh, vào tháng 10 năm 1918, đã bày tỏ ý kiến này trong một lá thơ ngỏ gửi cho chủ bút tờ Nam Phong: “Trong nghìn người ở Nam kỳ, chưa có tới một người hiểu đặng những bài vở trong Nam Phong tạp chí của các ngài. Đến nỗi là những người có ăn học, trí thức mở mang, cao bằng các bậc đại học bên Tây mà coi nhiều chỗ còn chẳng hiểu thay, nhiều chỗ chẳng biết các ngài muốn nói giống gì, huống chi là bậc dân giả.”

Hàng chục năm sau, người học chữ quốc ngữ vẫn gặp trở ngại vì chữ Hán-Việt.

Cuốn Quốc văn trích diễm của giáo sư Dương Quảng Hàm (1898-1946) soạn theo nghị định, tháng 12 năm 1926, dành cho chương trình “Việt văn các trường sư phạm và Pháp-Việt cao đẳng tiểu học”, ở mỗi bài trích giảng văn học mới đều có hàng chục từ ngữ cần giảng nghĩa. Trong hoàn cảnh này, độc giả và học sinh tiếng Việt cần có một cuốn từ điển Hán-Việt để trau dồi tiếng Việt.

Ngoài ra, các bậc tân trí thức được đào tạo bằng văn hóa Pháp cũng cần có Pháp-Việt từ điển và Hán-Việt từ điển khi họ muốn diễn tả một khái niệm mới mà ngôn ngữ thông thường của tiếng ta chưa có. Nhu cầu từ điển mới rất khẩn thiết để mở rộng và củng cố chữ quốc ngữ.

Đào Duy Anh cho biết: “Vào những năm 30, tiếng Việt đã được sử dụng phổ biến trên các sách vở, báo chí, hoàn toàn thay thế cho Hán tự. Một nền văn học mới đang hình thành, thoát dần khỏi sự ràng buộc của lối văn từ chương hồi đầu thế kỷ. Nhưng ở các trường bảo hộ lúc đó, học sinh phải học chữ Pháp là chính, chữ Quốc ngữ bị coi là thứ yếu, và do đó, lớp thanh niên được đào tạo ở các trường này hầu hết bị cắt rời khỏi cái nền Hán học. Đấy là chưa kể đến những người “du học” bên Pháp về mà không ít người trở thành “mất gốc”. Riêng trong lĩnh vực khoa học xã hội, nhiều người chỉ biết diễn đạt những khái niệm mới bằng tiếng Pháp chứ không nói được bằng tiếng mẹ đẻ. Nếu như vào những năm trước chiến tranh thế giới thứ nhất, các sĩ phu yêu nước, trong khi truyền bá những tư tưởng mới cho quốc dân, thường phải lấy nguyên các từ chính trị của Trung Hoa để phiên âm theo âm Hán-Việt, bất kể những từ đó đã có trong tiếng Việt hay chưa, thì bây giờ người ta phải nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp. Tình trạng đó cũng hạn chế một phần việc phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc.”

Nhưng bước đầu soạn một bộ từ điển hoàn toàn mới lạ và công phu đòi hỏi biết bao nghị lực và lao tâm lao lực. Đặc biệt là bộ Hán-Việt từ điển.
Bộ này theo ấn bản của nhà xuất bản Minh Tân Paris-1951, trên trang đầu ghi Giản yếu Hán-Việt từ-điển, gồm hai quyển, quyển thượng và quyển hạ, với các phần sau đây: Đề từ của Hãn mạn tử – Lời cẩn chí của tác giả – Phàm lệ – Các mục từ xếp từ A tới M (quyển thượng) và từ N tới X (quyển hạ). Mỗi quyển đều có phần “Biểu tra chữ Hán” giúp người tìm chữ căn cứ vào số nét của chữ.

Hán-Việt từ điển là một tác phẩm đặc sắc, khoa học và công phu, tuy thuộc loại giản yếu, nhưng gồm 5000 đơn tự và 40.000 từ ngữ. Một công trình như thế, do một người làm, lại làm việc khai sơn phá thạch, chịu biết bao nhiêu khó khăn, tốn biết bao tâm lực quả là đáng quý. Trong lời cẩn chí đầu sách, tác giả tỏ ra khiêm tốn và mong độc giả thông cảm nếu có lỗi lầm nào ở đứa con tinh thần hai năm thai nghén của ông:

“Sau hết lại xin độc giả xét cho rằng bộ Hán-Việt từ điển này là bộ sách mới có lần đầu, mà người đứng làm chỉ có một mình. Đến khi đem in cũng chỉ cậy vào sức một mình, cứ cái tình trạng cô đơn ấy, thời có khuyết hãm nào và sơ suất đến bao nhiêu, tưởng các ngài cũng nên sẵn lòng mà lượng thứ cho được.”

Ta hãy nghe phu nhân của học giả họ Đào, bà Trần thị Như Mân, kể lại nỗi “đoạn trường” của bà và phu quân trong việc thực hiện lý tưởng vì lợi ích của quốc gia dân tộc trong hồi ký Sống với tình thương:

“Anh –chỉ ông Đào Duy Anh– còn phân cho tôi soát lại những tạp chí bằng quốc văn quan trọng để lọc ra những từ Hán-Việt thường dùng. Anh bảo tôi hằng ngày phải đọc lại Truyện Kiều, Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm khúc, Nam phong toàn tập… trích từ Hán Việt ra, ghi vào phích. Anh còn gửi thư cho các bạn bè và những nhà sách quen ở Hà nội, Sài gòn nhờ mua các loại từ điển cũ mới để tham khảo. Từ các nơi gửi về chúng tôi nhận được bộ Từ Nguyên, Từ Hải, Khang Hy tự điển, Trung quốc quốc ngữ đại từ điển, Vương Vân Ngũ đại từ điển, Bạch thoại từ điển.
Tất cả nhưng từ Hán Việt đều được ghi vào phích, sau xếp theo thứ tự ABC, rồi đưa anh coi. Sau khi anh bổ sung rồi, tôi chép ra giấy, mỗi từ cách nhau ba dòng để anh giải thích.
Ngoài thời gian đi dạy về đến nhà là anh ngồi vô bàn làm việc ngay. Khi anh làm việc là không ai được quấy rầy, cả nhà ai cũng giữ yên lặng, không giám làm ồn, nhất là các chú em. Mùa hè anh chỉ mặc quần đùi may ô. Tôi mua ở hiệu Thái lợi một chiếc quạt bàn nhỏ giá 25 đồng, đó là thứ xa xỉ nhất mà tôi dám sắm cho anh. Anh tự đặt kỷ luật mỗi ngày phải làm xong mấy chữ mới được nghỉ, sau đó mới đi chơi hay làm việc khác. Cứ xong được một tập, tôi phải chép lại bảo mấy chú em khi thì chú Kỳ, khi thì chú Dếnh đạp xe đưa lên nhà cụ Phan Bội Châu ở Bến ngự xem.
Soạn xong quyển thượng, tôi lo việc in để anh tiếp tục làm phần sau. Lúc đó chúng tôi không có vốn muốn in phải có tiền mua giấy và đặt trước cho nhà in. Anh nhờ cụ Phan viết cho lời đề từ ký tên là Hãn mạn tử. Rồi anh viết lời giới thiệu quyển tự điển sắp ra để kêu gọi người đọc hãy đặt trước tiền mua, một quyển là 1 đồng, giúp cho tác giả có đủ vốn in sách. Lời giới thiệu đó được gửi đăng vào báo và in thành nhiều tờ gửi đi các nhà xuất bản, các hiệu sách và bạn bè, để nhờ giúp đỡ. Trong khi chờ số tiền người đặt gửi về, tôi viết thư cho ông Trần Đình Nam, trước làm y sĩ ở Huế nay đổi lên Đà lạt, vay của ông 100 đồng. Tôi còn vay của chị tôi một đôi xuyến đem cầm để lấy một số tiền ứng trước. Với số tiền đó tôi có thể đặt cho nhà báo Tiếng dân in quyển thượng.
Xong quyển thượng chúng tôi thu được một số tiền nên có thể lo in quyển hạ tốt hơn. Chúng tôi chuyển sang in nhà in Lê văn Tân ở Hà nội vì nhà in này có nhiều chữ Hán, kỹ thuật in đẹp hơn. Bản thảo gửi đi, nhà in sắp chữ in thử rồi gửi từ Hà nội vô Huế theo tàu tốc hành. Hằng ngày cứ tàu tốc hành đến thì chúng tôi cho người tới chờ sẵn ở bưu điện Huế, lấy bản dập thử về, tập trung chữa cả ngày lẫn đêm để hôm sau kịp gửi qua bưu điện theo tàu tốc hành ra Hà nội. Cứ thế tập hạ hoàn thành. Tính từ khi bắt tay vào công việc đến khi sách in xong chỉ trong vòng hai năm.
Sau khi làm xong Hán-Việt tự điển, anh muốn tiếp tục làm cuốn Pháp-Việt từ điển. Lúc này cửa hàng chúng tôi đã có liên lạc thường xuyên với các nhà sách bên Pháp nên tôi nhờ mua một bộ Larousse du XXe Siècle. Dựa trên bộ này anh đã lấy từ để dịch nghĩa thành bộ từ điển Pháp Việt. Tôi còn gửi sang Thượng hải đặt mua bộ Hán-Anh-Pháp-Ý-Đức từ điển. Ngoài ra, còn phải tìm các loại từ điển song ngữ Việt-Pháp, Pháp-Việt, Pháp-Hoa, Anh-Hoa, Hoa-Pháp, Hoa-Anh… tất cả có đến mấy chục bộ để dùng làm sách tham khảo.
Với bộ tự điển này vì số trang nhiều hơn nên tôi phải in thành nhiều tập mỏng cho hợp với túi tiền người mua và để kịp thu vốn in tập sau. Lần này tuy không gặp khó khăn nhiều về tài chính nhưng tôi cũng nhờ các nhà sách ở Sài gòn, Hà nội và các tỉnh quảng cáo hộ, rồi lấy tiền đặt mua trước lo việc in. Đến 1936 thì bộ Pháp-Việt từ điển hoàn thành.”–(Sống với tình thương)

Về công trình biên soạn Hán-Việt từ điển của học giả họ Đào nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã có nhận xét khá xác đáng như sau: “Bộ Hán-Việt tự điển của Đào Duy Anh có một điều đặc biệt là nó là một bộ tự điển đầu tiên về loại ấy ở nước ta. Tuy chưa được thật là đầy đủ nhưng về những chữ thông thường, bộ sách ấy cũng giúp ích cho được nhiều người, dầu là người có tính xét tỉ mỉ cũng phải nhận là một bộ sách có giá trị.”

Ngày nay, nếu có người tôn xưng Đào Duy Anh là tự-điển-gia tâm huyết cũng không ngoa vì khi bị đẩy ra khỏi ngưỡng cửa đại học chỉ vì kêu gọi tự do trong học thuật, ông đã giam mình trong thư phòng và trong bệnh hoạn, nghèo túng để biên soạn bộ Tự điển truyện kiều (1965 nhưng chỉ được in vào 1974).

Hoàng Yên Lưu

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.