logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 18/12/2014 lúc 10:11:16(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
UserPostedImage
Nhà sàn ở buôn Cô Thôn, Buôn Ma Thuột.

Với những đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, nhà sàn mái nhọn, có cầu thang bằng thân cây đục cấp và những linh vật treo chắn gió độc vốn dĩ là linh hồn, là nơi con người có thể vừa trú ngụ, vừa giao lưu cộng đồng lại vừa có thể hiệp thông với ông bà, tổ tiên trong những ngày lễ hội. Hiện trạng nhà sàn Tây Nguyên đang ngày càng mất dấu và rơi vào thị trường nhà cổ đang là mối bận tâm lớn đối với những người có lương tri trong cộng đồng dân tộc thiểu số nơi đây.

Nhà sàn đang thưa dần
Một vị trưởng lão ở Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc, buồn rầu chia sẻ: “Buôn Cô Thôn là buôn đầu nguồn, nhà sàn vẫn còn vài chục mái, nhà sàn ở các buôn người Ê Đê. Nơi nào có người Ê Đê là nơi đó có nhà sàn, trước đây nhà sàn làm bằng gỗ tốt, còn bây giờ người ta làm tranh tre mái lá hoặc gỗ dỏm, tạm bợ vậy thôi, các buôn làng còn rất nhỏ…”.

Theo vị trưởng lão tên Bội này, nhà sàn Tây Nguyên có nguy cơ mất dấu hoàn toàn bởi sự xâm thực của qui hoạch đất đai cũng như phong trào buôn nhà cổ. Nếu như qui hoạch đất đai đã khiến cho những khu vườn rộng của người đồng bào thiểu số trong thành phố trở thành món tiền hời sau khi chia lô hoặc nhận tiền đền bù để mua một mảnh đất khác xây nhà theo kiểu hiện đại với diện tích ít ỏi thì phong trào chơi nhà sàn cũng làm cho loại nhà này bị mất đi rất nhiều.

Giải thích thêm về vấn đề qui hoạch đền bù, ông Bội cho rằng muốn có một ngôi nhà sàn theo đúng nghĩa, trước nhất phải có một khu vườn tương đối rộng, chí ít cũng trên 500 mét vuông, bởi kiến trúc nhà sàn đòi hỏi phải có khung cảnh rộng thoáng trong một cấu trúc hài hoà từ bờ rào, khuôn viên vườn cây đến mái nhà, cầu thang. Tất cả những yếu tố trên tạo thành một khối kiến trúc rất riêng chỉ có ở nhà sàn Tây Nguyên.
Nhưng rất tiếc, hiện tại, do điều kiện đất đai không còn thoải mái, hơn nữa do ảnh hưởng quá nhiều nhịp sống của người đồng bằng, dường như văn hoá gốc của người đông bào thiểu số bị mai một rất nhiều. Chính vì sự mai một về văn hoá, giới trẻ đồng bào thiểu số Tây Nguyên hầu như quên hết mọi lễ nghi, sinh hoạt văn hoá cũng như nét kiến trúc của cha ông để lại, họ mãi mê chạy theo những hào nhoáng bề ngoài, đua xe, uống rượu, tìm cảm giác lạ và xây nhà hộp, bán đất vườn để có tiền xây nhà hộp, xây nhà đổ gác, đổ lầu… Và đương nhiên, có cả yếu tố giá thành bởi xây dựng một căn nhà hiện đại tốn kém rất ít, làm một ngôi nhà sàn cổ truyền sẽ tốn kém tiền tỉ.
UserPostedImage
Nhà thờ Gỗ - Tòa Tổng Giám Mục Tây Nguyên. RFA PHOTO


Sở dĩ nhà sàn Tây Nguyên trở nên khan hiếm bởi rừng đã bị quản lý, người dân thiểu số phải bỏ tiền ra mua gỗ về làm nhà thay vì trước đây họ chỉ vào rừng khai thác về làm. Đây là vấn đề hết sức bất cập bởi lâm tặc vẫn hoành hành như chốn không người để bán gỗ về miền xuôi trong khi đồng bào thiểu số muốn làm một căn nhà truyền thống phải tìm mua gỗ dưới miền xuôi về làm nhà với số tiền quá lớn so với khả năng của họ.

Bên cạnh đó, trào lưu chơi nhà cổ đã nhúng chân quá sâu vào những buôn làng, nhà sàn trở thành món hời trong các bộ sưu tập nhà cổ, đặc biệt là những ngôi nhà sàn có tuổi và có lượng gỗ quí bên trong. Có nhiều trường hợp người ta mua một ngôi nhà sàn với giá vài trăm triệu nhưng khi tháo đi, người ta chỉ lấy đúng hai cây cột, mọi thứ khác nhà buôn gởi lại từ tháng này qua năm nọ. Chủ nhà tìm hiểu mới biết hai cây cột bằng gỗ huỳnh đàn có giá tiền hàng chục tỉ đồng mới là mục tiêu nhà buôn nhắm tới và khi lấy được hai cây cột gỗ này, xem như không cần gì thêm nữa!
UserPostedImage
Nhà sàn hậu hiện đại. RFA PHOTO.

Ngôi làng cổ lẻ loi
Buôn Cô Thôn thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc, một ngôi làng cổ với những mái nhà sàn nằm lẻ loi giữa thành phố đang ngày càng nhiều nhà hộp, nhà lầu và các phương tiện hiện đại. Bà Hoa, cư dân thành phố Buôn Ma Thuột, người từng bán một ngôi nhà sàn để xây dựng nhà hiện đại, chia sẻ: “Nhà sàn bây giờ hiếm rồi, chỉ có mấy cán bộ, quan chức mới chơi nổi, dân mình thì bán nhà sàn để mua đất xây nhà hộp thôi. Bây giờ gỗ rừng cũng không có để mà làm, muốn làm nhà sàn phải về đồng bằng mua gỗ…”.
Theo bà Hoa, nhà sàn của người Ê Đê đang mất dần theo thời gian, sự mất đi không phải là mất hẳn dấu vết nhưng nó sẽ bị mất đi linh hồn của nó. Nghĩa là hiện tại, các đại gia người Kinh đã mua rất nhiều nhà sàn của người Ê Đê để phục vụ thú sưu tập nhà cổ của họ. Đương nhiên là khi nhà sàn rơi vào tình trạng đánh mất hồn vía bởi mọi thiết kế nội thất theo kiểu mới để phục vụ du lịch hoặc phục vụ nghỉ ngơi cuối tuần. Chính sự đánh mất hồn vía của nhà sàn Tây Nguyên vì động cơ đồng tiền sẽ dẫn đến rất nhiều sự mất mát sau này.

Bà Hoa nói thêm về kiến trúc của một căn nhà sàn Ê Đê, thường thì nhà sàn có hình con thuyền dài, cửa chính mở phía trái nhà, cửa sổ mở ra phía hông. Bên trong nhà có trần gỗ hình vòm giống mui thuyền. Có nhiều buôn Ê Đê trù phú với hàng trăm ngôi nhà dài trông như một hạm đội thuyền đang rẽ sóng giữa mênh mông biển đảo, đây là nét đặc trưng có hầu hết ở các tộc người nói tiếng Mã Lai.

Nhà người Ê Đê thuộc loại hình nhà dài sàn thấp, thường dài từ 15 đến hơn 100 mét tùy theo gia đình nhiều người hay ít người. Nhà sàn Ê Đê có những đặc trưng riêng không giống nhà của các cư dân khác ở Tây Nguyên. Là nhà của gia đình lớn theo chế độ mẫu hệ. Bộ khung kết cấu đơn giản. Cái được coi là đặt trưng của nhà Ê Đê là chiếc cầu thang, cột sàn và cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt.

Đặc biệt là ở hai phần đầu hồi, nửa đằng cửa chính gọi là Gah là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung của cả nhà dài, bếp chủ, ghế khách, ghế chủ, ghế dài, gọi là Kpan dài khoản 20 mét và chiêng ché,... nửa còn lại gọi là Ôk là bếp đặt chỗ nấu ăn chung và là chỗ ở của các đôi vợ chồng, chia đôi theo chiều dọc, phần về bên trái được coi là "trên" chia thành nhiều gian nhỏ. Phần về bên phải là hành lang để đi lại, về phía cuối là nơi đặt bếp.

Mỗi đầu nhà có một sân sàn. Sân sàn ở phía cửa chính được gọi là sân khách. Muốn vào nhà phải qua sân sàn. Nhà càng khá giả thì sân khách càng rộng, khang trang.

Và hiện tại, vấn đề có một sân rộng cho nhà sàn hoặc có một khoản đất rộng để làm nhà sàn đang trở thành câu hỏi nhức nhối cho những ai còn quan tâm đến văn hoá truyền thống của đồng bào Ê Đê!
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.058 giây.