logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/12/2014 lúc 10:20:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình ảnh một cụ ông tóc bạc trắng vẫn ngày ngày chăm sóc, cõng mẹ trên lưng khiến nhiều người cảm động không cầm được nước mắt.

Trong xã hội ngày nay, ai cũng phải chấp nhận tuổi già thường phải sống quạnh hiu những ngày cuối cùng của cuộc đời. Ở những nước có hệ thống an sinh xã hội hoàn hảo, đa số người cao niên tới một lúc nào đó cũng phải bước chân vào nơi mà họ không muốn: các viện dưỡng lão. Tại đây ngoài nhu cầu ăn uống, họ được chăm sóc y tế hàng ngày. Nhưng đó cũng không phải là một điều lý tưởng.

Trong xã hội Việt Nam thời xưa, việc ông bà, cha mẹ, con cháu sống chung trong một đại gia đình là điều thường thấy. Còn ngày nay thì sao?

Vừa qua, trên các diễn đàn đã lan truyền một câu chuyện cảm động, kèm theo những bức ảnh hiếm có về tình cảm mẹ con. Điều đáng nói là người con trong bức ảnh nầy là một cụ già 85 tuổi, đầu tóc bạc phơ. Nhưng hàng ngày ông vẫn chăm sóc người mẹ già đã 113 tuổi một cách chu đáo, từ việc ăn uống, đi lại ngay cả trong giấc ngủ... khiến ai cũng nể phục.

Người con trai hiếu thảo đó là ông Nguyễn Văn Đức, lối xóm thường gọi ông Năm Đức, nhà ở ấp An Ngãi, xã An Thạnh, huyện Thạnh Phú , Bến Tre. Tại đây chỉ cần nhắc đến tên ông hoặc hỏi “gia đình thượng thọ” thì mọi người đều biết. Ông Đức năm nay đã bước sang tuổi 85, và vợ ông, bà Phạm Thị Trù, cũng đã gần 80. Vì các con đều sinh sống ở xa, nên trong nhà chỉ còn ông bà thay nhau chăm sóc người mẹ già đã 113 tuổi, cụ Trần Thị Nguy.

Đây không những là một gia đình có một trong những cụ già sống thọ nhất Việt Nam, mà còn là nơi đang giữ truyền thống đạo hiếu - một nét đẹp mang giá trị nhân văn đã bị phai nhạt không ít trong xã hội ngày nay.

Nhìn cảnh ông Đức đang ngồi bón từng miếng cơm cho mẹ già với những cử chỉ nhẹ nhàng, ân cần của ông đối với bậc sinh thành hay khi bắt gặp ông cõng mẹ đi vòng quanh, mới thấy cảm phục một người con ngay trong tuổi già vẫn làm tròn bổn phận.

Chia sẻ về nếp sống trong gia đình, người con dâu, bà Phạm Thị Trù cho biết từ khi về làm dâu, 60 năm sống chung dưới một mái nhà nhưng chưa bao giờ mẹ chồng nặng lời với bà. Trong nhà, con cháu làm việc gì không vừa ý, cụ Nguy chỉ nhắc nhở một cách nhẹ nhàng.

Trên một diễn đàn, bộ ảnh của ông Đức và mẹ đã nhận được hơn 10.000 lượt like và hàng trăm chia sẻ, bình luận của cư dân mạng. Đa số đều tỏ ra kính phục với tấm lòng của cụ dành cho người mẹ.

Bạn Liên Nguyễn bình luận: "Nhìn những hình ảnh giản dị này tự nhiên rơi nước mắt". Bạn Trúc Vy thì nói: "Khi về già vẫn được chăm sóc cha mẹ thì đó là điều hạnh phúc. Thực sự cảm động trước lòng hiếu thảo và tình thương của cụ dành cho mẹ. Chúc ông bà mãi mạnh khỏe sống với con cháu".

Về phần mình, ông Đức cho biết đây là điều mà ông muốn các con mình nhìn cha mẹ để noi theo. “Các con tôi đều đã trưởng thành, có gia đình riêng và đi làm ăn xa, nhưng mỗi lần đến dịp lễ tết lại tụ về sum họp đầy đủ. Chứng kiến từ đời ông bà đến đời cha mẹ, gia đình luôn đầm ấm, còn vợ chồng tôi luôn săn sóc đấng sinh thành chu đáo, chúng sẽ lấy đó làm tấm gương để sống cho phải đạo”.

Sách “Nhị thập tứ hiếu” ngày xưa có chép câu chuyện “quạt nồng ấp lạnh” của một đứa bé lên 9 tên Hoàng Hương. Vì mẹ mất sớm, cậu ở với cha và thờ cha một mực hiếu đễ. Vào mùa hạ, thời tiết về đêm nóng nực oi bức, Hoàng Hương quạt màn chiếu, chăn đệm cho thoáng mát trước khi cha ngủ. Mùa đông, tiết trời lạnh lẽo, đêm đêm Hoàng Hương vào giường cha nằm lăn qua trở lại một lúc lâu, để mền chiếu ấm hơi người cho cha già được ngon giấc.

So sánh chuyện “quạt nồng ấp lạnh” của Hoàng Hương, với chuyện của người con 85 tuổi chăm sóc mẹ già 113 tuổi, người ta thấy lòng hiếu kính của ông Nguyễn Văn Đức cũng không hề kém người xưa.

Tú Thanh / SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.050 giây.