logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 20/12/2014 lúc 10:10:42(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Mùa Giáng Sinh đang về, nhạc Giáng Sinh Tây Phương tưng bừng trên đường phố, trong thương xá, tiệm ăn và trên các băng tần phát thanh của đất nước Hoa Kỳ. Ghé một tiệm bán băng cũ, mua một cuốn CD gồm những ca khúc Việt Nam chủ đề Giáng Sinh để nghe và để nhớ những kỷ niệm một thời trên quê hương đã xa.
Cũng vẫn những bài hát quen thuộc, nhưng mỗi năm nghe cho thêm một cảm giác khác năm trước; và cứ như thế đã gần bốn chục năm trôi qua lang thang đời mất xứ.

Nếu nhạc Giáng Sinh Tây Phương cho cảm giác bình an, dòng nhạc và lời ca êm đềm thì các bài hát Giáng Sinh Việt Nam nhạc và lời thật buồn. Nội dung các bài hát thường là kỷ niệm về một mùa Giáng Sinh cũ, với tình yêu đôi lứa đã chia xa.

Chẳng hạn bản Bài Thánh Ca Buồn nổi tiếng của Nguyên Vũ có câu : " Bài thánh ca đó còn nhớ không em. Noel năm nào chúng mình có nhau... " Rồi trong bài là : ' áo trắng thay màu, em qua cầu xác pháo bay xa..." và cuối bài là " Đêm thánh vô cùng lạnh giá hồn tôi". Đây là câu chuyện tình của tác giả với một cô gái, dêm Noel hai người quen nhau rồi cô gái đi lấy chồng để lại nỗi sầu cho chàng trai.


Bản Tà Áo Đêm Noel của Tuấn Lê, tả nỗi lòng của một người lính nơi tiền đồn đêm Noel nhớ về người yêu đã từng chung bước trong đêm thánh lễ : " Từ miền khu chiến trông ánh sao mà nhớ.Tà áo màu xanh năm ấy anh vẫn chờ. Một mùa Noel hai đứa nghe niềm vui.Hát chung một ca khúc, đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời."


Cái ca khúc mà hai đứa hát chung đó là bản Hang Bê Lem của nhạc sĩ Hải Linh, được coi là một bản thánh ca tiêu biểu nhất của nhạc Giáng Sinh Việt Nam mà các ca đoàn nhà thờ nào cũng hát trong mùa lễ này. " Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời, Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá bên máng lừa. Trong hang Bê Lem ánh sáng tỏa lan tưng bừng, nghe trên không trung tiếng hát thiên thần vang lừng..."


Bản Hai Mùa Noel cũng của Nguyên Vũ đậm nét thất tình mùa Chúa giáng trần : " Nhưng nay mùa Noel đến rồi, từng đêm anh thức nguyện cầu, cầu cho hai đứa thương nhau. Đêm nay giáo đường vang tiếng kinh cầu, nơi xưa mình anh đứng, không thấy bóng anh đâu.."


Hoàn cảnh đất nước chiến tranh thời trước năm 1975 cũng phảng phất trong các ca khúc Giáng Sinh dưới đây.

Bản Lá Thư Trần Thế của nhạc sĩ Hoài Linh : " Lạy Chúa con là lính trận ngoài biên. Vì xa thành phố xa quá nên quên. Đêm nay ngôi hai trời xuống, ánh sao lung linh muôn màu, con tưởng hỏa châu soi tuyến đầu.."


Bản Dư Âm Mùa Giáng Sinh của nhạc sĩ Ngân Giang : " Và cũng đêm nay một người ôm kỷ niệm. Ngồi đếm sao đêm chép cho xuôi vần thơ. Gởi về cho người biên giới. Chiến đấu xông pha địa đầu. Một dư âm mùa Giáng Sinh."


Bản Nửa Đêm Khấn Hứa của nhạc sĩ Tuấn Hải : " Mùa thương nhớ xưa, lại về bên sinh nhật Chúa, lẳng lặng mình em quì bên hang đá cầu xin, cầu cho Tổ quốc sớm hết cơn lửa binh, khắp chốn vui bình yên..."


Bản Tình Người Ngoại Đạo ( Chưa biết tên tác giả ) "Lạy Chúa con thương nàng rất ngoan đạo. thương nàng thường hay đi xem lễ. Con thương nàng rất đơn sơ, màu áo trắng trinh nguyên, nét môi cười nắng nghiêng nghiêng..."


Bản Lời Con Xin Chúa của Lê Kim Khánh... " Bao mùa Giáng Sinh vẫn một mối tình. Cầu xin ơn Chúa chứng cho lòng con. Ban xuống cho con phước lành, hòa bình thay chiến chinh nhanh, tình yêu mãi thắm màu xanh.."


Hầu hết các bài hát Giáng Sinh ra đời trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa của miền Nam tự do.

Miền Bắc không có ca khúc Giáng Sinh vì chế độ Cộng Sản hạn chế tôn giáo và các nhạc sĩ không thể nào sáng tác chủ dề này.

Một số bản nhạc Giánh Sinh quốc tế được đặt lời Việt Nam như Đêm Thánh Vô Cùng ( Silent Night), Chuông Ngân Vang (Jingle Bells) và trở thành quen thuộc với thính giả Việt Nam.

Một người bạn Hoa Kỳ nói rằng sao nghe nhạc Giáng Sinh Việt Nam buồn quá. Người trẻ sinh ra xứ người chắc cũng thấy vậy. Đành cười và trả lời đó là nét riêng của đất nước mình, có lẽ nó cũng là nỗi buồn của một dân tộc điêu linh trong thời chiến tranh, và hôm nay rất nhiều người sống đời xa xứ. Những người ngoại đạo cùng vui hưởng mùa lễ Noel với tình yêu đôi lứa, mùa cuối năm dương lịch bồi hồi nhìn thời gian qua mau, và lòng xao xuyến với kỷ niệm một thời đã qua rất đẹp.

Trần Chí Phúc / SBTN
phai  
#2 Đã gửi : 28/12/2014 lúc 11:51:55(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cuộc tình dưới mưa và Bài Thánh Ca Buồn khắc khoải 40 năm

Gần nửa thế kỷ trôi qua, giai điệu Bài Thánh ca đó còn nhớ không em của nhạc sĩ Nguyễn Vũ vẫn không ngừng ngân vang, len lỏi vào tâm thức từ người dân đô thị đến những vùng quê.

Kỷ niệm cuộc tình dưới mưa
Nhạc sĩ Nguyễn Vũ tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh, sinh năm 1944 tại Hà Nội nhưng suốt thời thơ ấu ông sống ở Đà Lạt. Những năm tháng tuổi thơ sống ở thành phố sương mù đã tác động nhiều đến bước đường nghệ thuật của ông trong đó có “Bài thánh ca buồn”.
Không chỉ sáng tác nhạc, Nguyễn Vũ còn hát rất hay.

Từ nhỏ, ông đã chơi được nhiều nhạc cụ như guitar, harmonica, piano…và hát cho Ban thiếu nhi của Đài Phát thanh Đà Lạt. Năm 12 tuổi (1956), cậu bé Tuấn Khanh đã đoạt giải Nhất đơn ca thiếu nhi do Đài Phát thanh Đà Lạt tổ chức. Nhạc sĩ Nguyễn Vũ và nhạc sĩ Đức Huy là anh em con cô, con cậu. Khi còn nhỏ Nguyễn Vũ và Đức Huy cùng sinh hoạt “sói con” (hướng đạo sinh) với nhau. Nguyễn Vũ thường qua nhà Đức Huy hướng dẫn cho Đức Huy chơi đàn thuở Đức Huy 14-15 tuổi.

Năm 1965, Nguyễn Vũ có tác phẩm đầu tay là ca khúc “Loài chim biển”. Hai năm sau, tên tuổi nhạc sĩ mới được giới yêu nhạc biết đến nhiều qua loạt ca khúc có chữ “cuối”: “Lời cuối cho nhau”, “Nhìn nhau lần cuối” và “Bài cuối cho người tình”. Rồi sau đó, ấn tượng nhất là “Bài thánh ca buồn”.

Nhạc sĩ Nguyễn Vũ cho biết: “Tôi không nghĩ ca khúc này lại được nhiều khán giả yêu mến đến thế. Khi viết ca khúc ấy, đơn giản tôi đang hoài niệm quãng thời gian trai trẻ của mình.

Cái thời mà tôi chỉ dám ngắm nhìn người tôi mến, không dám mở lời làm quen…”

“Thuở tôi là một cậu bé 14 tuổi ngày đi lễ ở nhà thờ Con gà (TP.Đà Lạt), sở dĩ tôi “chịu khó” đi lễ bởi vì phát hiện ra một cô gái rất xinh và ngoan đạo mỗi ngày vẫn đi ngang qua ngõ nhà tôi để đến nhà thờ. Trái tim vụng dại của thằng con trai mới lớn đập loạn nhịp trước bóng hình thiếu nữ tóc bồng bềnh trong gió cao nguyên. Ngày qua ngày, suốt hơn ba tháng trời, tôi âm thầm, lầm lũi làm “cái đuôi” của cô ấy. Kẻ trước người sau, mỗi bận đi lễ về phải đi bộ hơn 3km đường đèo nhưng một lời bẻ đôi tôi không dám thốt. Lòng thành của tôi chỉ được hưởng một ân huệ cỏn con: Tôi được biết cô ấy tên Th., lớn hơn tôi 2 tuổi…”.

Thế rồi một buổi chiều gần lễ Giáng sinh, tan lễ thì trời đổ mưa to, cô ấy nép vào một mái hiên trú mưa, tôi cũng…trú tạm bên cạnh, hai người đứng cách nhau độ một gang tay.. Lẫn trong tiếng mưa vang lên giai điệu quen thuộc của bản thánh ca “Đêm thánh vô cùng” (Silent Night) vẳng ra từ ngôi nhà gần đấy:

“Đêm Thánh vô cùng/ Giây phút tưng bừng/ Đất với trời, se chữ đồng…”. Cô ấy đưa tay hứng những giọt nước mưa và khe khẽ hát theo.
Tôi lặng người. Giọng hát cô ấy buồn da diết. Tự dưng tôi cảm thấy run, khẽ đưa tay vuốt nhẹ những hạt mưa bụi li ti bám bên ngoài chiếc áo của cô ấy. Cô ấy bất chợt quay sang tôi nhoẻn miệng cười: “Cảm ơn nghen!”.

Mưa tạnh, “người trong mộng” đã khuất dạng tự bao giờ mà thằng con trai 14 tuổi vẫn còn đứng ngẩn ngơ vì “Người đi một nửa hồn tôi mất/ Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ”.

Ba ngày sau, gia đình tôi chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Tâm trạng tôi lúc đó y như người vừa đánh mất một vật quý giá. Từ đó, mỗi khi chợt nghe bài “Đêm thánh vô cùng” lòng tôi lại tái tê với ánh mắt, nụ cười hồn nhiên, thánh thiện tựa thiên thần của “người ấy”.

Ôm hình bóng ấy cho đến mãi 14 năm sau, tình cờ nghe lại “Đêm thánh vô cùng” từ chiếc máy đĩa, bỗng dưng cảm xúc từ một mối tình thánh thiện, hồn nhiên như trẻ thơ – tưởng như đã vùi sâu dưới lớp bụi trần thời gian – chợt ùa về trong ký ức, thôi thúc tôi và “Bài thánh ca buồn” ra đời.

Chuyện tình buồn nhưng không bi lụy

Nhạc phẩm “Bài thánh ca buồn” được nhạc sĩ Nguyễn Vũ sáng tác trong hai tiếng vào một ngày tháng 10.1972 và được hãng đĩa Sơn Ca mua độc quyền, nam ca sĩ Thái Châu là người đầu tiên thể hiện và ngay sau đó, nó trở thành ca khúc “hot” nhất trong mùa Giáng sinh năm đó.

Cho đến nay có rất nhiều ca sĩ hát bài này nhưng ca sĩ Elvis Phương đã là người mặc định cho ca khúc một vị trí hoàn hảo, thổi vào đó dạt dào những cảm xúc từ khung trời kỷ niệm một chút gì tiếc nuối. Xa vắng, kết hợp xử lý giọng hát ở không gian cao, rộng, khoan thai, phát âm ca từ rõ ràng, lắng đọng, để rồi đẩy ca khúc lên. Biết bao nhiêu thế hệ người
nghe, ca khúc vẫn không nhàm chán: “Cùng nhau quỳ dưới tượng Chúa cao sang/ Xin cho đôi mình suốt đời có nhau/ Vang trong đêm lành bài ca Thiên Chúa/ Khẽ hát theo câu: “Đêm thánh vô cùng”/ Ôi giọng hát em mênh mang buồn”.

“Bài thánh ca buồn” là một trong những ca khúc pop-ballad được nhiều người Việt ưa chuộng vào mỗi dịp Giáng sinh. Nó là ca khúc đã vượt qua sự thử thách của thời gian để trở thành hiện tượng văn hóa, chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật, nhân văn, thẩm mỹ, lịch sử khiến cho tác phẩm vì thế được cả những người Thiên Chúa giáo, lẫn những người ngoại đạo đều yêu thích.

Một câu chuyện tình lãng mạn nhưng tinh tế và chân thật của một mùa Noel kỷ niệm, hơi phảng phất buồn nhưng không bị lụy. Hơn 40 năm kể từ khi ca khúc “Bài thánh ca buồn” ra đời, đến nay nó vẫn được nhiều người nghe, thích và tiếp tục hát, thậm chí đang có xu hướng trẻ hóa dần.

Sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Vũ không lớn lao như nhiều nhạc sĩ khác nhưng “Bài thánh ca buồn” đã trở thành một trong những bản nhạc được yêu thích, nhất là trong các album nhạc giáng sinh.

“Bài thánh ca đó còn nhớ không em/ Noel năm nào chúng mình có nhau/ Long lanh sao trời đẹp thêm môi mắt/ Áo trắng em bay như cánh thiên thần/ Giọt môi hôn dưới tháp chuông ngân”.

Gần nửa thế kỷ trôi qua, cứ vào dịp lễ Giáng sinh, giai điệu bản tình ca “Bài thánh ca buồn” của nhạc sĩ Nguyễn Vũ, vẫn không ngừng ngân vang trong những đêm lành, len lỏi vào tâm thức từ người dân đô thị đến những vùng quê… Hơn 40 năm, “Bài thánh ca buồn” vẫn luôn được người nghe yêu thích. Thế là quá đủ đối với một nhạc sĩ.

Hạnh Lam.

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.095 giây.