Mỗi gia đình đều nên có một bộ đồ dùng cấp cứu dành cho những trường hợp khẩn cấp hay tai nạn. Tuy nhiên, nên có sẵn những vật dụng gì thì có thể nhiều người trong chúng ta không biết rõ và thường mua những bộ cấp cứu có bán sẵn ở các nhà thuốc. Bài viết hôm nay sẽ đề cập đến những vật dụng cần có trong bộ đồ dùng cấp cứu. Nên có một bộ ở nhà và một bộ trong xe. Nên cất những bộ này ở nơi dễ tìm thấy và dễ lấy ra nhưng lại ngoài tầm tay với của trẻ em. Tuy nhiên, nếu trẻ em đã có thể hiểu được công dụng của bộ cấp cứu thì nên chỉ cho em biết nơi cất bộ đồ này.
Một bộ đồ dùng cấp cứu nên có những món sau:
-Băng keo dán
-Thuốc bôi có chất trụ sinh
-Thuốc sát trùng
-Băng quấn, bao gồm băng thun giãn (hiệu Ace, Coban...)và miếng băng dán trên mặt vết thương (hiệu Band-Aid, Curad...)
-Gói làm lạnh
-Bông gòn miếng và que bông gòn
-Ít nhất hai đôi găng tay cao su
-Băng duct tape
-Miếng gạc (gauze pads) và cuộn băng gạc (roller gauze) đủ cỡ
-Cuốn sách nhỏ dậy cấp cứu
-Chất nhờn petroleum jelly
-Bao ny lôn để đựng những chất dơ
-Kim băng đủ cỡ
-Kéo, nhíp
-Xà bông hay nước rửa tay hand sanitizers
-Thuốc rửa mắt như dung dịch saline
-Nhiệt kế
-Băng hình tam giác (triangular bandage)
-Dụng cụ hút (bulb suction) để rửa vết thương (có thể dùng ống hút để tưới con gà tay khi nướng “turkey baster”)
Các loại thuốc nên có sẵn
-Activated charcoal (chỉ dùng dưới sự hướng dẫn của trung tâm chống ngộ độc “poison control center”)
-Kem aloe vera
- Thuốc tiêu chảy
-Thuốc antihistamine trị dị ứng, mua tự do, như Benadryl...
-Thuốc aspirin và thuốc chống đau không chứa aspirin như Tylenol (không nên cho trẻ em uống aspirin).
-Kem calamine trị ngứa
-Kem hydrocortisone trị dị ứng, ngứa
-Thuốc riêng cho cá nhân (những thuốc không cần để tủ lạnh)
-Thuốc trị những phản ứng dị ứng nguy hiểm mà bác sĩ đã cho toa (EpiPen, Twinject)
-Ống chích, ly nhỏ đựng thuốc, muỗng
Những món cấp cứu
-Số phone cấp cứu, gồm cả những số phone liên lạc với bác sĩ gia đình hay bác sĩ trẻ em, những dịch vụ cấp cứu ở địa phương, nơi cung cấp giúp đỡ bên đường (road service), cơ quan chống ngộ độc của địa phương (poison control center)
-Giấy cho phép chữa trị cho mỗi thành viên của gia đình
-Mẩu ghi bệnh sử của mỗi thành viên gia đình
-Đèn pin không thấm nước và pin
-Nến và diêm
-Thuốc chống nắng
-Mền nhỏ
-Cuốn sách nhỏ dạy cấp cứu
Kiểm soát túi cấp cứu
-Nên xem xét túi cấp cứu thường xuyên, khoảng 3 tháng một lần, để chắc chắn rằng pin còn tốt và thay thế những món đã hết hạn sử dụng
-Học một khóa dậy cấp cứu. Gọi trụ sở American Red Cross để hỏi ngày giờ và địa điểm.
-Dạy trẻ em về cấp cứu. American Red Cross có lớp dạy trẻ em về cấp cứu. Nên cho con em đi học.
Cấp cứu stroke
Có 2 loại stroke: chảy máu trong óc và nghẽn mạch máu óc. Tế báo não rất nhạy cảm, trong vòng vài phút sau khi bị cắt đứt nguồn oxygen và chất dinh dưỡng cần thiết, tế bào não sẽ bắt đầu chết và tiến trình chết này kéo dài trong vài giờ.
Stroke là một trường hợp khẩn cấp. Chúng ta cần phải tìm chữa trị cấp tốc cho bệnh nhân bị stroke. Càng chữa trị sớm thì nguy hại càng ít. Do đó, cần phải nhận ra những triệu chứng ban đầu của stroke.
Chúng ta nên dùng chữ FAST để nhớ những triệu chứng này.
*-F tức là FACE. *Bảo nạn nhân cười và quan sát xem một bên mặt có bị xệ hơn bên kia không. Nhìn xem mặt có cân đối không.
*-A tức là ARMS.* Bảo nạn nhân giơ thẳng hay tay ngang trước mặt. Nhìn xem một bên tay có bị thấp hơn bên kia không.
*-S tức là SPEECH.* Bảo nạn nhân nói vài câu. Nghe xem tiếng nói có bị lua, chậm, không rõ, nghe lạ không. Nạn nhân có thể lập lại một câu nói giản dị không?
*-T tức là TIME.* Thời gian thật quan trọng lúc này. Nếu thấy những triệu chứng kể trên: một bên mặt xệ hơn bên kia; một cánh tay bị rớt thấp hơn cánh tay kia; tiếng nói không rõ, nghe lạ; chúng ta nên gọi 911 ngay.
Những triệu chứng khác của stroke gồm có:
-Yếu hay tê một người, kể cả chân.
-Nhìn mờ, tối, không rõ hoặc không nhìn được, nhất là chỉ ở một bên mắt.
-Nhức đầu khác thường, dữ dội mà không có nguyên nhân rõ rệt.
-Chóng mặt, đi không vững ngả nghiêng, hoặc thình lình bị té ngã, nhất là đi kèm theo các triệu chứng kể trên.
Những yếu tố khiến người ta dễ bị stroke gồm có: bị bệnh huyết áo cao, đã từng bị stroke, hút thuốc lá, bị bệnh tiểu đường, và bệnh tim
Cấp cứu đột quỵ tim
Một người đang bị đột quỵ tim có thể có một hay nhiều triệu chứng dưới đây:
-Một cảm giác khó chịu đầy, đè nặng hay đau như bị bóp chặt ngay trung tâm ngực.
-Đau kéo dài vùng bụng trên
-Khó chịu hay đau lan tỏa từ ngực tới vai, cổ, hàm, răng hay 1 hoặc 2 tay.
-Khó thở
-Choáng váng , chóng mặt, xỉu
-Toát mồ hôi
-Buồn nôn
Một cơn đột quỵ tim thường gây ra đau ngực kéo dài hơn 15 phút nhưng có thể không có một triệu chứng nào cả. Nhiều người lại có dấu hiệu báo trước cả nhiều giờ, nhiều ngày hay nhiều tuần trước.
Nếu bạn hay một người ào đó đang bị cơn đột quỵ tim, dưới đây là những điều cần làm:
-Gọi 911. Không cố chờ, chịu đựng qua 15 phút. Có thể nhờ hàng xóm hay bạn chở tới bệnh viện gần nhất. Chỉ tự lái xe đi trong trường hợp chẳng đặng đừng, không còn chọn lựa nào khác vì bạn có thể tự làm hại và hại những người chung quanh nếu bạn lái xe trong tình trạng nguy hiểm như vậy.
-Nhai và nuốt 1 viên aspirin, trừ khi bạn bị dị ứng với aspirin hay bác sĩ khuyên bạn không nên uống aspirin. Nhưng chỉ uống thuốc sau khi bạn đã gọi cấp cứu.
-Dùng nitroglycerine theo chỉ dẫn nếu bạn đã được bác sĩ kê toa mu a thuốc này trước đó. Không nên dùng thuốc của người khác, có thể gây hại hơn.
-Bắt đầu thủ thuật cứu cấp CPR nếu nạn nhân bất tỉnh. Nếu bạn ở cạnh người đang bị đột quỵ và bất tỉnh, bạn nên nói cho nhân viên trực 911 biết điều này. Họ có thể chỉ dẫn bạn thực hiện CPR
Nếu bạn chưa từng học CPR, các bác sĩ khuyên nên bỏ qua bước thổi vào miệng nạn nhân (mouth to mouth) và chỉ thực hiện việc nhấn ngực (chest compression) khoảng 100 nhịp mỗi phút. Nhân viên trực CPR có thể chỉ dẫn bạn cách làm CPR đúng cho đến khi xe cứu thương đến.
Theo báo Viễn Đông