logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 21/12/2014 lúc 07:51:54(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Cha đẻ của cái tên muôn thủa
Khi nói tới Con Đường Tơ Lụa, mọi người nghĩ ngay tới Trung quốc, vì con đường khởi đi từ Tây An, và lụa là mặt hàng quý do người dân Trung Quốc sản xuất để bán ra nước ngoài cho giai cấp vua chúa và trưởng giả thế giới. Nhưng bản thân cái tên Con Đường Tơ Lụa không do người Trung Quốc đặt ra, mà được một công dân Đức khai sinh.

Tập ngữ Con Đường Tơ Lụa là chữ dịch từ Route de la soie của người Pháp, The Silk Road trong tiếng Anh, Ti Trù Chi Lộ (丝绸之路) của người Hoa, hay Seidenstraße trong ngôn ngữ Đức.

Trong ngôn ngữ người Việt có câu “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân” để ví von vẻ đẹp bề ngoài của con người được điểm tô thêm nhờ cái ăn cách mặc bên ngoài, hay câu “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng, vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông” trong đó Hà Đông là làng nghề Vạn Phúc ở Hà Nội nổi danh về lụa như đã được thi sĩ Nguyên Sa để đời và năm 1971 được Ngô Thụy Miên phổ thành nhạc phẩm “Áo Lụa Hà Đông” với câu mở đề bất tử, “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông.”

Lụa là những sợi tơ bằng chất đạm kết dính với nhau thành một mạch dài nhờ các chuỗi polypeptide có thể xoắn cuộn hoặc gấp xếp theo nhiều cách khác nhau. Mặc dầu có thể do nhiều loại côn trùng khác nhau nhả ra, nhưng chỉ có loại tơ do sâu bướm nhả ra mới được dùng để dệt thành lụa. Nhân loại đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu khác để chế tạo lụa, ở các mức độ phân tử khác nhau, nhưng phần lớn lụa do quá trình hoàn chỉnh của ấu trùng biến thành bướm, mặc dù khi đã trưởng thành, loài bướm thuộc bộ cánh lợp hay bộ chân dệt (Embioptera hay còn được biết đến bằng cái tên phổ thông webspinners) cũng nhả tơ. Trường hợp nhả tơ đôi khi cũng xảy ra với côn trùng bộ cánh mảng (Hymenoptera) như ong, ong bắp cày, kiến, con phù du (mayfly), ruồi bắp (thrip), bọ cánh cứng (beetle), chuồn chuồn cỏ (chrysopidae), bọ chét, ruồi nhuế và muỗi vằn (midges) và hiễn nhiên nhất là giống nhện.

Như thế, lụa là một dạng vải thật mịn được dệt bằng tơ lấy từ lớp vỏ bọc (gọi là kén) che chở cho ấu trùng (con tằm) – giống tốt nhất là Bombyx mori – qua quá trình trồng dâu nuôi tằm. Vì tơ được cấu trúc theo dạng lăng kính tam giác, nên sau khi dệt, mặt lụa phản chiếu ánh sáng hắt vào nó từ nhiều góc độ khác nhau tạo nên sự óng ánh đặc biệt. Trong công đoạn nuôi tằm, những con bướm nở trước có thể làm sợi tơ dài ở các kén khác bị đứt khúc, nên người trong nghề thường phải nhúng ấu trùng vào nước sôi trước khi hình thành bướm để về sau khi tháo ra, tơ sẽ còn nguyên vẹn là một sợi dài, để tấm lụa thành phẩm chắc và bền hơn. Nghề nuôi tằm dệt lụa đã có từ rất xa xưa bắt nguồn từ Trung Quốc. Bằng chứng đầu tiên về việc dùng tơ lụa làm mặt hàng trao đổi là việc phát hiện sợi tơ trong tóc của một xác ướp Ai Cập. Từ đó, nguồn gốc Trung Quốc của tơ lụa không còn là huyền thoại, nhưng người ta bắt đầu tin rằng nghề dệt lụa đã xuất hiện ở Trung Quốc ít nhất 3000 năm trước Công Nguyên. Trong thời sơ khai ấy, lụa chưa là mặt hàng phổ thông mà chỉ dành cho các hoàng đế sử dụng hay ban tặng cho người có công. Từ từ, lụa đi vào các tầng lớp thấp hơn ở Trung Quốc rồi mới lan rộng ra đến các vùng khác của châu Á. Bước tiếp theo, bất cứ nơi đâu lái buôn Trung Quốc đặt chân tới, nơi ấy liền trở thành thị trường của mặt hàng hiếm quý và cao cấp nầy.Vừa bền, vừa đẹp vừa óng ánh muôn màu, lụa trở thành nhu cầu lớn, là yếu tố căn bản để thế giới có mạng lưới giao thông liên lục địa buôn bán tơ lụa mang chính tên mặt hàng nầy.

Sản phẩm lụa là món hàng đắt tiền để trao đổi trong giao thương buôn bán, và chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Mặc dù có một ít tơ lụa tự nhiên được sản xuất ở quanh vùng biển Địa Trung Hải đồng thời với tơ lụa nuôi tằm ở phía Đông Á, nên các nhà buôn đã sớm nối gót nhau vận chuyển tơ lụa từ Trung Quốc để trao qua các nước phía Tây, để đổi lại các mặt hàng khan hiếm ở phía Đông như đã nói trên. Và mặc dù không có hẳn một con đường lộ hẳn hòi, nhưng do nhịp độ vận chuyển tấp nập trên một lộ trình quen thuộc, nên địa chí gia Ferdinand Freiherr von Richthofen – một nhà thám hiểm, nhà lữ hành vừa là chuyên gia nghiên cứu địa lý – đã là người đầu tiên đặt ra cái tên Con Đường Tơ Lụa vào năm 1877. Ông nầy là chuyên gia chuyên tìm tòi và ghi chép các chi tiết về địa lý, lịch sử, phong tục, nhân vật, sản vật, kinh tế, văn hóa… của một địa phương, cũng như đã có công tiểu chuẩn hóa phương pháp địa chí học để nhân loại dùng đến nay.

Khởi điểm từ xứ lụa Hàng Châu
Người Hoa thường diễn tả đời sống thượng đẳng trong ước mơ của họ bằng thành ngữ “Sinh tại Tô Châu, xuyên tại Hàng Châu, cật tại Quảng Châu, tử tại Liễu Châu”, tức trên đời có bốn cái tuyệt cú mèo: ra đời tại Tô Châu, nơi có phụ nữ đẹp nhất nước; trải hết cuộc đời tại Hàng Châu, là thành phố đẹp, giàu có và quê hương của vải lụa mịn màng; ăn tại Quảng Châu, kinh đô ẩm thực của cả nước; và chết tại Liễu Châu là chết sướng, vì rừng nơi đây có loại gỗ nam mộc (楠木) thượng hảo hạng, thân cao hơn mười trượng (33.3 mét), lá dài hình bầu dục, hoa xanh lục nhạt, quả đen, gỗ chắc và thơm, chuyên dùng để đóng hòm rất tốt, được cho là sẽ gìn giữ được xác chết muôn năm. Như thế, quê hương của lụa Trung Quốc cũng khá lẫy lừng, và Con Đường Tơ Lụa bắt nguồn từ Hàng Châu là chuyện hợp lý.

Tơ lụa Hàng Châu bắt đầu cuộc hành trình qua Bắc Kinh, Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, các nước quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận châu Âu. Về phía đông, “con đường” chuyên chở tơ lụa đến cả Đại Hàn và Nhật Bản. Người ta ước tính chiều dài của cả mạng lưới nầy khoảng 4.000 dặm, hay 6.437 cây số.

Vì hàng hóa được tập trung về Trường An (hay Tây An, thành phố thuộc tỉnh Thiễm Tây, từng là kinh đô của 13 triều đại Trung Quốc) trước đã, nên một số sách báo gọi cố đô nầy là khởi điểm phía đông của Con Đường Tơ Lụa, cũng không quá sai.

Các nỗ lực tây du của Trung Quốc về phía tây vực
Phần lớn độc giả của Thời Báo đều đã biết cuốn Tây Du Ký, qua bản dịch từ tác phẩm của Ngô Thừa Ân phát hành vào thế kỷ thứ XVI, dưới triều nhà Minh từ năm 1368 đến 1644 bên Tàu, hay qua phim ảnh. Sách kể câu chuyện đi về phía mặt trời lặn (tây du) của thầy trò Đường Tam Tạng đến Tây Trúc để thỉnh kinh. Đây là bộ tiểu thuyết hoàn toàn giả tưởng, ngược lại, cuốn Tây Vực Ký là tác phẩm do chính nhà sư Huyền Trang viết sau khi trở về từ chuyến du hành có thật dài 17 năm, từ năm 629 đến 645. Người đời gọi thầy Huyền Trang (玄奘) là Đường Tam Tạng hay Tam Tạng Pháp sư do ông sống dưới đời nhà Đường (618 – 907), lại tinh thông cả 3 tạng gồm Kinh, Luận và Luật. Vào thời điểm ấy, nước Ấn Độ còn là vùng gồm các tiểu quốc rời rạc nên sách vở cứ dùng các từ Tây Vực, Tây Trúc hay Thiên Trúc để gọi. Theo sử sách lưu truyền lại, vào năm 626, khi Huyền Trang 31 tuổi, ông gặp một cao tăng từ Ấn sang, nên ông ấp ủ mộng sang tây vực học đạo, nhưng khi xin xuất dương, triều đình không cấp “visa”, lại cấm ông xuất cảnh. Chờ thêm một ngàn ngày, tới năm 629, thừa cơ hội địa phương bị mưa đá thất mùa, dân chúng lâm nạn đói được vua Đường Thái Tông cho tùy nghi di tản để kiếm sống, Huyền Trang xuất hành từ kinh đô Trường An tới cửa khẩu biên giới Ngọc Môn Quan (玉門關), rồi vượt con đèo nằm ở phía tây thị trấn Đôn Hoàng, thuộc tỉnh Cam Túc, để đặt chân vào sa mạc Gobi, sâu vào Con Đường Tơ Lụa – nơi nhiếp ảnh gia Hoàng Kim Cần chụp loạt ảnh đoàn lữ hành lạc đà trên sa mạc cát bỏng Gobi được in ở trang bìa Thời Báo tuần nầy.

Nhưng trước chuyến tây du của Trần Huyền Trang 769 năm, tức vào năm 140 trước Công Nguyên, có một nhân vật khác đã là người tiền phong làm chuyến tây du để chinh phục xa hơn tây vực, khai mở Con Đường Tơ Lụa tới các quốc gia trên những lục địa còn xa hơn điểm đến châu Á của thầy trò Tôn Ngộ Không.

Do quá trình lịch sử lâu dài gắn chặt với nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa nên người Trung Quốc luôn có khuynh hướng đạp đất đi tìm thị trường tiêu thụ ở chân trời phía mặt trời lặn. Trong nhu cầu và mưu đồ ấy tất nhiên còn ẩn chứa âm mưu chính trị và bành trướng.

Vào năm Kiến Nguyên thứ nhất (tức năm 140 trước Công Nguyên) dưới thời Hán Vũ Đế nghe nói tại dãy núi Kỳ Liên gần Đôn Hoàng có bộ tộc Đại Nguyệt thị đang sống an lành bỗng bị người Hung Nô đánh đuổi đến phía tây núi Thông Lĩnh thuộc lưu vực sông A Mẫu, và hai bên trở thành thù địch nhau. Lại có tù binh Hung Nô bị quân của Hán Vũ Đế bắt, đã khai rằng Vương của nước Đại Nguyệt Chi bị Hung Nô chém đầu, lấy sọ làm bình đựng rượu. Triều đình tin các nguồn tin ấy, bèn chọn Trương Khiên (张骞) làm đại sứ đến Đại Nguyệt Chi để liên kết cùng chống Hung Nô. Năm kế tiếp, Trương Khiên cùng hơn trăm người tình nguyện được dẫn đường xuất phát từ Lũng Tây đi tây vực làm công tác ngoại giao, nhưng mới giữa đường, ông đã bị Hung Nô bắt sống, giải về nơi đóng quân của các thiền vu (lãnh đạo tối cao của dân du mục ở thảo nguyên Trung Á) giam lỏng dài hạn. Thời gian nầy ông đã lấy vợ sinh con nhưng vẫn rình chờ cơ hội. Mười năm sau, ông cùng vợ và con trai trốn thoát được, vượt qua La Bố Bạc (罗布泊), men theo châu thổ Tháp Lý Mộc (塔里木), đến được Đại Uyển (大宛) và tiếp xúc được với người Đại Nguyệt Chi. Nhưng dân Đại Nguyệt Chi khi Trương Khiên tìm gặp được là dân nhà nông đã ngừng cuộc sống du mục để định cư ở lưu vực sông A Mẫu, chuyên sống bằng chăn thả chiến mã, mang tâm lý muốn an cư lạc nghiệp hơn là chinh chiến với Hung Nô. Không khích động được hận thù hay chiến tranh, Trương Khiên nán lại một năm, thu thập các tài liệu về văn hóa, lối sống, kinh tế của cộng đồng nầy trước khi men theo đường vòng ở phía nam vùng châu thổ Tháp Lý Mộc để trở về nước. Lượt về nầy, ông tiến vào khu vực của người Khương, nhưng gặp lúc người Khương đang quy phục người Hung Nô, nên họ Trương lại bị bắt giải giao cho người Hung Nô lần nữa. Có điều họ kính phục sự điềm tĩnh của ông trước cái chết cận kề, cũng như lòng kiên trì của ông trong sứ mạng do triều đình giao phó, nên đã không giết ông. Hai năm sau, thủ lãnh Hung Nô qua đời, trong khi thuộc hạ tranh quyền dấy binh chém giết nhau, Trương Khiên thừa cơ trốn thoát được lần thứ hai. Trong tất cả hơn trăm người của ngoại giao đoàn do đại sứ lãnh đạo ra đi, nay chỉ còn Trương Khiên sống sót trở về cùng một người thứ nhì là trợ thủ tên Cam Phụ (甘父).

Trương Khiên về tới quê nhà vào năm 126 trước Công Nguyên, mang theo về cho Hán Vũ Đế các thông tin rất chi tiết về đời sống văn minh đang tồn tại ở tây vực, để Trung Quốc dùng làm cơ sở trong việc triển khai các bước bang giao. Với thành quả ghi nhận được trong chuyến đi gian khổ, triều đình rất hài lòng, phong Trương Khiên làm Thái trung đại phu, còn Cam Phụ làm Phụng sứ quân. Mặc dù ông đại sứ tù binh không phát triển được các đầu mối giao thương và mậu dịch giữa Trung Quốc với các nước tây vực xa vời vợi, thành quả của ông đã dẫn tới các hợp đồng mậu dịch với dân tộc Ô Tôn (烏孫) vào năm 119 trước Công Nguyên, từ đó phát triển thành cuộc trao đổi thỏa hiệp mậu dịch lớn giữa Trung Quốc với Ba Tư (ngày nay là Iran).

Trong chuyến tây du thứ nhất kéo dài trước sau hơn ba thập niên của mình, Trương Khiên đã ghi nhận các sản phẩm của khu vực mà nay là miền đất phía bắc nước Ấn, nhưng thử thách trước mặt vẫn là tìm cho bằng được một con đường để trao đổi hàng hóa với Ấn Độ mà không bị ngăn trở bởi dân Hung Nô. Thế là Trương Khiên làm chuyến tây du thứ nhì qua ngã Tứ Xuyên, nhưng các nỗ lực liên tiếp của ông để khai thông nhánh đường mới nầy của con đường tơ lụa đã thất bại. Giữa thời gian từ 119 đến 115 trước Công Nguyên, Trương Khiên lại nhận chiếu chỉ của vua để điều khiển đoàn lữ hành trên 300 người xuất hành chuyến thứ ba, với sứ mạng phát triển quan hệ ngoại giao với dân Ô Tôn. Chuyến đi nầy được tính toán hết sức chu đáo: mỗi thành viên chuẩn bị sẵn tới hai con ngựa để phòng xa một con bị ngã bệnh giữa đường, cả đoàn sẽ gồm 10.000 con bò và dê, chưa kể một số lớn vật phẩm như lụa là vải vóc vàng bạc bạc để lót tay các vua quan nơi đến và chi dùng bên tây vực.

Theo tác giả Xa Mộ Kỳ trong ấn bản tiếng Anh năm 1989 của Nhà xuất bản Ngoại Văn, với hai lần đi sứ sang tây vực đều theo lộ trình đầy gian nan hiểm trở của đoạn đường phía đông con đường tơ lụa, Trương Khiên đã khai thông con đường vận chuyển tơ lụa. Từ đó, khoảng cách dài ngút ngàn giữa lưu vực sông Hoàng Hà (黃河) và khu vực Địa Trung Hải đã được xuyên suốt thành một con đường lớn vào thời cổ đại. Về sau, các vua nhà Hán đã liên tục cử đại sứ sang các nước tây vực như Iran, Iraq, Ấn Độ, Pakistan… với nhiệm kỳ lâu thì kéo dài tới 8, 9 năm; chóng cũng 3 hay 5 năm mới rút về. Con đường tơ lụa bấy giờ đã trở thành cảnh phồn thịnh chưa từng thấy. Năm 60 trước Công Nguyên, triều đình nhà Hán tiến hành quyết định thay thế kiểu thống trị chủ nô của chế độ Hung Nô ở tây vực, chọn Ô Lũy (nay là huyện Luân Đài, tỉnh Tân Cương) làm trung tâm hành chánh để đặt Tây Vực đô hộ phủ đại diện cho vương triều trung ương trên lãnh thổ chạy dài từ hồ Balkash đến phía đông cao nguyên Pamia. Từ đó, sự thông thương của con đường tơ lụa được bảo đảm an toàn. Từ đời Tây Hán đến Tùy Đường, mặc dù cũng có những lúc con đường này bị trắc trở, song xét trên chiều dài lịch sử thì nó vẫn là cầu nối chủ yếu với nhiệm vụ thông thương văn hóa và kinh tế giữa hai cõi Đông và Tây. Sau khi được khai thông, con đường tơ lụa đã truyền sang tây vực không chỉ tơ lụa mà còn các đặc sản khác như trà, thuật luyện kim, cách đào giếng để nhập cảng về nhiều sản vật có ảnh hưởng đến đời sống người dân như nông cụ, cây ăn quả, các vật dụng đến nay đã trở thành thứ mà hàng triệu người không thể thiếu như rau chân vịt, trái nho, hồ đào, chi na, thạch lựu… Thậm chí, Trương Khiên mang về nước cả giống dưa của người Hồ, gọi là Hồ qua, một sự tích được nhà y dược học trứ danh Lý Thời Trân đời Minh kể lại trong bộ sách thuốc Bổn Thảo Cương Mục. Tây vực cũng truyền cho Trung Quốc âm nhạc, khiêu vũ, hội họa, điêu khắc để phong phú hóa đời sống tinh thần của dân tộc Hán.

Sau Trương Khiên, một danh nhân khác của Trung Quốc cũng đã làm những bước viễn chính về tây vực. Ông nầy là một nhà quân sự vừa là nhà ngoại giao, tên Ban Siêu (班超) sống từ năm 32 đến 102 dưới thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Được phong chức Định Viễn hầu, ông nầy cai trị tây vực suốt 31 năm, lo bảo vệ an ninh cho vùng nầy, đồng thời góp phần mở rộng con đường tơ lụa. Cũng như hai vị tiền nhiệm là Hoắc Khứ Bệnh (霍去病) và Vệ Thanh (卫青), Ban Siêu có công đánh đuổi phe Hung Nô khỏi vùng châu thổ Tháp Lý Mộc và mang các vương quốc Lâu Lan (楼兰), Hòa Điền (和田) và Khách Thập Thị (喀什市) từ tây vực về quy phục dưới trướng Trung Quốc. Có lúc Ban Siêu bị triệu hồi về Lạc Dương, nhưng bốn năm sau lại được cử đi sứ sang tây vực. Đến năm 91, Ban Siêu bình định hóa xong toàn thể miền tây vực nên được sắc phong làm Thống đốc Đô hộ phủ. Năm 102, Ban Siêu về hưu ở tuổi 70 do tuổi tác và sức khỏe, rồi qua đời trong tháng kế tiếp. Ông mất, giặc Hung Nô lại dấy binh – nhưng kể từ đó các hoàng đế Trung Quốc thúc thủ, không bao giờ còn làm chủ được tình hình an ninh trên Con Đường Tơ Lụa ở miền tây vực xa xăm nữa.

Lịch sử bị bóp méo
Không đầy một năm sau khi ngồi vào ghế Tổng Bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã khởi đầu chính sách đối ngoại kiểu rượu cũ bình mới. Trong bài diễn văn đọc tại Đại học Nazarbayev ở Astana thuộc quốc gia Kazakhstan hôm 7/09/2013, ông đã đề nghị các quốc gia Trung Á cùng Trung Quốc bắt tay để xây dựng một vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa “nhằm củng cố quan hệ kinh tế, sâu sắc hóa việc hợp tác, và mở rộng sự phát triển trong vùng Âu Á” với nhận định rằng “đây sẽ là nơi an cư lạc nghiệp của ngót 3 tỉ người, cũng là khu vực đại diện cho thị trường lớn nhất thế giới”. Ông kêu gọi các sự tiếp cận mới và cùng làm lợi cho những ai đang cư ngụ tại đây, qua chương trình 5 bước cụ thể gồm đốc thúc liên lạc chính sách, cải tiến giao thông đường bộ, xúc tiến một nền mậu dịch không ngăn trở, tạo thuận lợi cho khâu luân lưu tiền tệ, và gia tăng hiểu biết giữa các sắc dân với nhau.

Người tung kẻ hứng. Ba mươi hai ngày sau, trong cuộc Hội nghị thượng đỉnh giữa Trung Quốc với Hiệp hội các nước Đông Nam Á lần thứ 16 được tổ chức ở Bandar Seri Begawan bên nước Brunei hôm 9/10/2013, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường lại đã đề cập đến việc xây dựng một “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21” để cùng chung sức đỡ đầu cho việc hợp tác hàng hải, kết nối, nghiên cứu khoa học và môi trường, cũng như các hoạt động về khai thác hải sản. Cùng thời điểm Lý Khắc Cường lên tiếng, tại quốc hội Indonesia hôm 3/10, họ Tập cũng hô hào các nước Đông Nam Á (ASEAN) xây dựng một Con đường Tơ lụa Trên biển để tận dụng Quỹ hợp tác hàng hải ký kết giữa TQ và ASEAN do Bắc Kinh thiết lập, gồm 40 tỉ Mỹ kim để phát triển cả hai dự án trên bộ và trên biển.

Việc các viên chức lãnh đáo chóp bu của Trung Nam Hải liên tục quảng cáo cho vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa và Con đường Tơ lụa Trên biển được các chuyên gia thời sự quốc tế diễn dịch là chính sách của tân chính phủ Bắc Kinh trong tham vọng nối kết vòng vây đường biển ở phía nam từ Hong Kong qua tới Địa Trung Hải, cùng lúc với việc khép kín châu Âu và châu Á bằng vành đai kinh tế ở phía bắc qua việc dùng lại mỹ từ “con đường tơ lụa”. Tân Hoa Xã giải thích dự án các con đường tơ lụa mới sẽ bao gồm hai tuyến trên bộ và trên biển. Trên bộ, con đường tơ lụa sẽ chạy từ Trung Quốc qua Kazakhstan, Kyrgyzstan, Iran, Iraq, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó vượt eo biển Bosporus đến châu Âu. Trên biển, nó sẽ xuất phát từ Trung Quốc qua Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đến Bắc Phi, sau đó vượt biển Đỏ chạy tới Địa Trung Hải, Hy Lạp và cuối cùng ráp lại với con đường tơ lụa trên bộ tại Ý.

Trong cả hai bài diễn văn chào hàng, Tập Cận Bình đã nhấn mạnh các mối liên lạc thân hữu có tính lịch sử giữa Trung Quốc với các quốc gia trong vùng và gợi ý rằng các đề xuất của ông đều đặt trọng tâm vào việc tái thiết các mối quan hệ hữu nghị xa xưa vào một thế giới tân tiến và toàn cầu hóa hiện nay. Đứng ở viện đại học Nazarbayev, ông Tập ghi công sứ giả Trương Khiên của nhà Tây Hán đã “gánh vác trọng trách thi hành sứ mệnh hòa bình và hữu nghị” cũng như mở thông cánh cửa để hai phương trời đông tây có thể giao tiếp, đồng thời kiến tạo “Con Đường Tơ Lụa”, còn khi ở Indonesia, ông đã ca tụng Đô Đốc Trịnh Hòa (鄭和) của triều nhà Minh đã lưu truyền lại cho hậu thế “các bài học tốt đẹp của tình hữu nghị đổi trao giữa hai dân tộc Trung Quốc và Indonesia”. Cái mà ông tổng bí thư cố tình lờ đi là các cuộc xung đột, cũng như nỗ lực ráo riết để gieo rắc chủ thuyết “dĩ Hoa vi trung”, tức Trung Quốc trung tâm chủ nghĩa (中國中心主義) – quan điểm vị chủng, coi Trung Quốc là trung tâm của nền văn minh và là dân tộc ưu việt hơn tất cả mọi sắc dân khác. Ngoài ra, khi tìm cách khắc họa quá khứ bằng hình ảnh một kỷ nguyên không tưởng, ông Tập cũng đã bóp méo nội dung thật của các chuyến tây du về tây vực của Trương Khiên.

Như chúng ta đã biết, Hán Vũ Đế cử Trương Khiên đi Tây vực là nhằm thuyết phục và xúi giục dân tộc Đại Nguyệt Chi liên kết với Hán để chống một cường quyền Hung nô – đệ nhất đối thủ của nhà Hán thời bấy giờ. Ai dè gặp xui cùng mình, Trương Khiên vừa bị bắt sống, vừa bị vô hiệu hóa bằng đòn ép hôn. Nằm vùng đủ một thập niên, Trương Khiên đào tẩu được, lại lặn lội cùng vợ con lê gót vượt gian truân qua La Bố Bạc, trốn tránh ở Tháp Lý, sau cùng mới gặp người Đại Nguyệt Chi ở mãi Đại Uyển, để té ngửa ra vì dân Đại Nguyệt Chi không còn nặng đầu với chuyện liên minh quân sự để kéo dài ân oán giang hồ với Hung Nô. Kết quả, Trương Khiên vế tới đất tổ với một bản biểu tấu về kinh tế và xã hội của các sắc dân trong khu vực Trung Á không hơn không kém, và manh tâm chiêu dụ kẻ khác nuôi dưỡng chiến chinh của Trương Khiên đã được Tập Cận Bình diễn dịch thành “sứ mệnh hòa bình và hữu nghị”. Cũng thế, “các bài học tốt đẹp về tình hữu nghị” do sứ thần của hòa bình và hữu nghị Trịnh Hòa để lại mà Tập Cận Bình tô vẽ, lại có vấn đề, làm họ Tập tự biến mình thành một thằng hề, hay rơi vào trường hợp của một đứa “nói dối như Vẹm”.

Có thể các cố vấn và thư ký riêng của Tập Cận Bình đã không trình cho ông đọc bài phóng sự đặc biệt do nhà báo Frank Viviano tường thuật, đăng trên tạp chí National Geographic hồi tháng 7/2005 có tựa đề “Hạm đội Vĩ đại của Trung quốc” (China’s Great Armada). Bài báo đã liệt kê bảy chuyến hải hành do Đô đốc Trịnh Hòa 34 tuổi chỉ huy, kéo dài ngót ba thập niên từ năm 1405 đến 1433, với các bảo thuyền (宝船) bằng gỗ – đóng nhỏ lại theo mẫu chiếc tàu thám hiểm viễn dương Vasco da Gama của Bồ Đào Nha – dùng để chở vàng bạc có tới 9 cột buồm, với chiều dài bong tàu 137 mét, rộng 55 mét, tức gấp đôi các tàu biển của các nước châu Âu vào thời điểm cuối thế kỷ 16. Tất nhiên những chiếc bảo thuyền không chở vàng bạc của chính phủ Trung Quốc đi phân phát cho dân nghèo trên thế giới, mà ngược lại. Bên cạnh các bảo thuyền, Trịnh Hòa còn tư lệnh hàng trăm tàu chiến và tàu vận tải quân sự nhỏ hơn, chở hàng tiếp vận, và hàng chục ngàn binh sĩ, để thi hành sứ mạng mà ông Tập gọi là “các bài học tốt đẹp về tình hữu nghị”. Về chi tiết, bài báo cho biết trong chuyến đi đầu tiên khởi hành ngày 11/07/1405 từ cảng Tô Châu, kéo dài đến 1407 mới về tới, hạm đội có 317 tàu và thủy thủ đoàn 27.870 người, chở theo tơ lụa, đồ sành sứ và đồ gia vị để làm hàng trao đổi. Đoàn tàu vũ trang hùng hậu nầy đã đánh tan bọn hải tặc ở eo biển Malacca để cập bến đảo Sumatra, Tích Lan và Ấn Độ. Chuyến cuối cùng kéo dài từ năm 1431 qua tới 1433, hạm đội đã tới tận bờ biển Swahili bên châu Phi, đánh dấu thời vàng son trong mục tiêu thám hiểm thế giới của Trung Quốc, cũng là dấu mốc cuộc đời của Trịnh Hòa. Trên đường về nước, ông đã chết dọc đường và được thủy táng, trừ bộ quân phục, nón và kiếm chỉ huy của ông được mang về lưu trữ tại ngôi mộ xây cất để tưởng nhớ ông ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô. Thủa sinh thời, Trịnh Hòa có tướng đi như con hổ rình mồi, thêm vào đó, theo hai tác giả Herbert Zieglerg và Jerry Bentley trong cuốn “Truyền thống và Những cuộc Đọ sức”, Trịnh Hòa là người không hề chùn tay trong vấn đề dùng bạo lực, nhất là khi cần áp dụng bạo lực ấy để nhấn mạnh cho người nước ngoài về khả năng quân sự của Trung Quốc. Cũng xin nhắc lại, tài thao lược quân sự của Trịnh Hòa được tưởng niệm bằng Trung quốc Hàng Hải nhật (中国航海日) vào ngày 11/07 hằng năm, cũng như lấy tên ông để đặt cho phi trường quốc tế Côn Minh, Vân Nam hẳn không phải là việc người ta làm vì công lao của công tác ngoại giao và hòa bình.

Có lẽ không ai bất đồng với quan điểm của Tập Cận Bình bằng giáo sư Thẩm Đan Sâm (沈丹森 / Tansen Sen) của Viện Đại học Baruch ở tiểu bang New York. Ngày 23/09/2014 vừa qua, ông nầy phổ biến một bài báo có đề tựa “Ngoại giao Con đường Tơ lụa – hành vi tráo trở, đánh lận con đen và sự xuyên tạc lịch sử”, tố cáo hành động khẩu Phật tâm xà của chính quyền Bắc Kinh trong việc lấy khía cạnh tốt đẹp của câu chuyện Con Đường Tơ Lụa để tô hồng cho các chính sách ngoại giao và bọc đường thâm ý xâm lược hiện nay, trong khi bản thân lịch sử của những “nhân vật hòa bình và hữu nghị” chẳng hề lành thánh như lời rêu rao của bộ máy tuyên truyền Bắc Kinh.

Giáo sư Thẩm Đan Sâm viết rằng Trịnh Hòa đã dùng vũ lực trong cả bảy chuyến thám hiểm tại các vùng lãnh thổ mà nay là Indonesia, Malaysia, Sri Lanka và Ấn Độ – nhằm phong tước chư hầu và kiểm soát hành lang chiến lược trên Ấn Độ Dương. Ông Đô đốc Trung Quốc này đã can thiệp vào việc triều chính của Sri Lanka và Indonesia trước khi đưa tù nhân và các sứ giả chư hầu về Nam Kinh – kinh đô nhà Minh. Đó là chưa kể bản thân những thuật ngữ “Con đường Tơ lụa” hay “Tuyến đường Tơ lụa” khi được phát ra từ cửa miệng của đảng viên Trung Cộng. Hồi 1877, nhà địa lý Ferdinand von Richthofen đặt ra tên này để gọi các tuyến đường bộ mậu dịch cổ xưa xuyên qua Trung Á. Sau đó, nhiều tuyến đường khác nối thông Trung Quốc với thế giới bên ngoài cứ được Trung Quốc gắn cho cái tên “Con đường Tơ lụa” hay “Tuyến đường Tơ lụa”, mặc dù tơ lụa không phải là sản phẩm tiên khởi, cũng chẳng là sản phẩm được mua bán nhiều nhất trong bất kỳ tuyến nào trong nhóm những con đường mang tên “tơ lụa” nầy.

Chiều 29/03/2014, tới thăm cảng Duisburg của nước Đức, Tập Cận Bình lại bô bô về cái gọi là vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa, về triết lý của việc cùng phát triển và cùng thịnh vượng. Ông ví von rằng Đức và Trung Quốc là hai quốc gia nằm ở hai đầu mút của vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa, với hai cực kinh tế và tăng trưởng chủ lực tại châu Âu và châu Á, vừa là khởi điểm và đích cuối của tuyến đường sắt quốc tế Trùng Khánh – Tân Cương – Châu Âu. Láo thế là cùng: tuyến đường quốc tế ghép chung tên hai địa phương của nước Trung Quốc vào với tên một quốc gia, đã là quá xấc, đàng nầy, ghép thành phố Trùng Khánh ngang vai với lục địa châu Âu, vậy thì tỉnh Tứ Xuyên phải ngang vai với trái địa cầu, còn nước Trung Quốc là vai vế ông trời còn gì?

Nói đúng ra, cũng cục bộ như bất cứ người Hoa nào, quan điểm của Tập Cận Bình về những con đường tơ lụa đã được nhồi sọ bởi nền giáo dục của Trung Quốc – một hệ thống luôn cưỡng lại việc phân tích nghiêm túc và diễn giải xác đáng các nguồn sử liệu. Hay không chừng ông tổng bí thư không hề mở mắt trước các phản ứng tiêu cực vốn đã xẩy ra ở ngoại quốc khi nhà cầm quyền sử dụng chủ nghĩa tượng trưng văn hóa nước mình trong chính sách đối ngoại? Hay là ông cứng đầu, cương quyết áp đặt sáng kiến này đến cùng bằng sức mạnh kinh tế mà Trung Quốc đã đạt được trong nhiều thập niên qua? Nhưng làm như thế, nhà ái quốc họ Tập đã đi xa hơn việc bóp méo lịch sử. Ông đã làm điều mà người Việt Nam chúng ta phỉ nhổ bằng tập ngữ “Treo đầu heo, bán thịt chó”.

NgyThanh

Sửa bởi người viết 21/12/2014 lúc 07:52:59(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.173 giây.