logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 22/12/2014 lúc 06:54:10(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Ông Thiều với những chiếc bẫy diệt chuột không cần mồi.

HÀ NỘI Trong một bài phóng sự mới đây, hãng thông tấn đã viết bài về ông Trần Quang Thiều, người có biệt danh là “Vua Chuột.” Ông Thiều được ca ngợi là có công giúp nhiều nông dân Việt Nam tiêu diệt mối đe dọa lớn đối với mùa vụ của họ.
Nở nụ cười tươi, ông Trần Quang Thiều cho biết trung bình mỗi ngày ông bắt được trên những cánh đồng lúa gần Hà Nội 10kg chuột, loài vật phá hoại mùa màng mạnh nhất ở Việt Nam.
Tại một ngôi làng ở ngoại ô Hà Nội, ông Thiều và nhóm diệt chuột của ông thường làm việc cả ngày lẫn đêm trên những cánh đồng. Theo ước tính của ông, hàng năm, người nông dân mất khoảng 20% sản lượng ngũ cốc do những con chuột.
Ông nói với AFP, “Loài chuột rất thông minh, chúng di chuyển khá nhanh nhẹn vì vậy rất khó để bẫy chúng. Tại Việt Nam có khoảng 43 loài chuột khác nhau.”
Vào năm 1988, với phát minh ra chiếc bẫy chuột mang lại nhiều kết quả hơn hẳn những chiếc bẫy trước đó, ông Thiều đã tạo ra bước đột phá trong chiến dịch tiêu diệt loài gặm nhấm này. Chiếc bẫy của ông hết sức đơn giản, không cần mồi và chỉ dựa vào lực đẩy mạnh của chiếc lò xo.
Ông Thiều ước tính, với phương pháp mới này, tính đến nay ông đã tiêu diệt hàng triệu con chuột. Một cụ bô lão trong làng cho biết, “Chuột gây thiệt hại tới nông nghiệp rất lớn, không chỉ có vậy chúng còn gây ra các vụ cháy, nổ do gặm nhấm dây cáp điện trong nhà và nhà máy.”
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, cho biết mỗi năm có ít nhất 500,000 héc-ta lúa bị phá hoại do chuột, trong tổng số 7.5 triệu hec-ta lúa trên toàn quốc.
Ông Hùng nói, “Loài chuột gây thiệt hại hàng trăm triệu đô-la cho ngành công nghiệp, không kể tới những nguy cơ bệnh truyền nhiễm mà loài vật này gây ra.”
Không ngạc nhiên khi người ta gọi ông Thiều là “Vua Chuột,” những kinh nghiệm diệt chuột đã mang lại cho ông và gia đình một nguồn lợi tức lớn.
Ông nói, “Chúng tôi nhận được những lời mời diệt chuột từ khắp nơi trên cả nước tuy nhiên chúng tôi không thể đảm nhiệm hết vì chúng tôi không có thời gian.”
Năm người con của ông cũng tham gia vào ngành kinh doanh đặc biệt của gia đình, hiện họ đã thành lập sáu công ty riêng chuyên diệt chuột.
Khoảng 30 triệu chiếc bẫy chuột của ông Thiều đã được bán ra thị trường. Không chỉ được ưa chuộng ở Việt Nam, chúng còn được mang tới các quốc gia láng giềng như Trung Quốc và Cam Bốt.
Bên cạnh việc phục vụ những nông dân, ông còn ký hợp đồng diệt chuột tại các khách sạn, bệnh viện, nhà hàng và trường học, thậm chí là các cơ quan nhà nước ở Hà Nội.
“Có lần, chúng tôi đã bắt được 300kg chuột trong một đêm tại một khu nghĩ dưỡng ở Hà Nội,” ông Thiều nói với phóng viên AFP.
Trong vài năm qua, loài chuột đã phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam do sự sụt giảm của rắn và mèo, những kẻ thù trong thiên nhiên của chuột, do thịt rắn và mèo từ lâu trở thành thức ăn của loài người. Chính điều này đã khiến loài chuột tăng trưởng vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Nhiều chính quyền địa phương đã phải phát động chiến dịch diệt chuột.
Ngoài việc được trả công, những người thợ săn chuột có thể bán sản phẩm của họ cho các nhà hàng khi mà chuột đồng được coi là món ăn đặc sản trên khắp cả nước. Một số chuột được ông Thiều bán cho các nhà hàng, một số khác được ông giao lại cho chính chủ của những cánh đồng đó để họ chế biến thành món ăn hay để chăn nuôi.
Chuột đồng được chế biến theo nhiều cách khách nhau tùy thuộc vào từng vùng, miền, có thể nướng hoặc hấp với sả.
Ông Đỗ Văn Phong, một thực khách cho biết, “Thịt chuột đồng rất ngậy, giống như thịt lợn sữa vậy, chúng còn giàu chất đạm nữa.”
Thịt chuột hiện nay đã trở thành món ăn được ưa thích tại Việt Nam, chúng được tiêu thụ khá rộng rãi. Một người dân tại làng Đình Bảng, Bắc Ninh, cho biết, thịt chuột đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa địa phương, “Đây là một món ăn phố biến, nhất là vào mỗi dịp gia đình sum họp, thậm chí trong cả các đám cưới. Mọi người cho rằng, ăn thịt chuột sẽ giúp chúng ta thoát khỏi xui xẻo.”
Theo báo Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.036 giây.