logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/12/2014 lúc 11:29:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

“Một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng bạo lực học đường ngày càng nhiều hơn là dư luận dần trở nên miễn nhiễm, coi nó như một hiện tượng bình thường”. Đó là nhận định của một giáo sư Khoa Tâm lý giáo dục và công tác xã hội của trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), tại hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường” do trường Đại học Sư phạm TP.Sài Gòn tổ chức ngày 24/12.
Thật đáng lo ngại khi chỉ trong khoảng 10 năm gần đây thôi, bạo lực học đường xuất hiện ở cả thành thị lẫn nông thôn, trong cả nam sinh lẫn nữ sinh. Điều này đã gây những tác động xấu đến mối quan hệ giữa thầy trò, giữa nhà trường và học sinh, và giữa học sinh với nhau…

Tình trạng ấy gần đây lại xảy ra liên tục, nhưng chưa thấy những biện pháp ngăn chận từ những người có trách nhiệm. Phần lớn sự kiện xảy ra chỉ đưa thông tin, hình ảnh mà chưa có báo cáo riêng biệt.

Cũng có nhiều trường ém nhẹm thông tin, vì sợ làm xấu hình ảnh trường mình. Nếu có thống kê đầy đủ, trung thực và thẳng thắn thì chắc chắn số vụ bạo lực sẽ rất lớn, phổ biến hầu hết ở các trường phổ thông trung học.

Tại cuộc hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng hiện nay mọi người gần như chấp nhận bạo lực học đường là bình thường, nên có thái độ thờ ơ, dửng dưng. Theo một nghiên cứu về bạo lực học đường ở TP.Bình Định (Quy Nhơn), khi xảy ra ẩu đả, 22,6% học sinh cho biết chỉ đứng xem, 36,5% báo với giáo viên, 5,4% quay phim chụp hình, 7,3% hô hào, cổ vũ, và đến 30,9% bỏ đi nơi khác để được an toàn.

Phản ứng của học sinh trước bạo lực thật đáng lo ngại. Trước các vụ bạo lực trong nhà trường, các em thờ ơ bỏ đi nơi khác, hoặc bình thản đứng xem, thậm chí còn hô hào cổ vũ hoặc quay phim chụp ảnh như nói trên.

Đặc biệt hơn, khi người ta tìm nhóm từ “nữ sinh đánh nhau 2014” trên Google, trong vòng 26 giây đã có 761.000 kết quả khác nhau. Trong đó, một đoạn phim dài 1 phút 30 giây, ghi lại hình ảnh hai nữ sinh mặc áo dài, được cho là học sinh của một trường THPT ở Gia Lai vừa chửi thề vừa lao vào túm tóc, tát tai, đấm đá túi bụi khiến người xem vô cùng tức giận. Đáng chú ý, nhiều học sinh xung quanh thay vì can ngăn, lại reo hò cổ súy.

Ngày 6/1/2014, cư dân mạng cũng từng chứng kiến một clip dài 2 phút 59 giây ghi lại cảnh một nữ sinh bị nhóm bạn đánh dã man. Đến ngày 1/4, một đoạn clip dài gần 2 phút với tên gọi Nữ sinh trường THPT Bãi Cháy đánh nhau, ghi lại cảnh hỗn chiến giữa 2 nhóm nữ sinh lột cả quần áo lót.

Cũng đã xảy ra những vụ học sinh đánh nhau gây chết người như tại Đắk Lắk, trong tháng 11/2014, tỉnh này có 2 học sinh tử vong do đánh nhau. Ngày 25/11, tại sân Trường tiểu học xã Ea Hồ một vụ đánh nhau bằng gậy giữa nam sinh lớp 5 trường này và một nam sinh lớp 6 của Trường THCS Y Jut (cũng thuộc Ea Hồ). Kết quả nam sinh lớp 6 tử vong khi đi cấp cứu. Trước đó, ngày 3/11, tại Trường THCS Võ Thị Sáu (xã Hòa An, Krông Pắk) cũng đã xảy ra vụ mâu thuẫn, đánh nhau giữa 2 học sinh lớp 9 dẫn đến 1 học sinh thiệt mạng.

Khoảng 13 giờ 50 ngày 3/4/2014, tại Trường Trần Lãm TP.Thái Bình, học sinh P.N.H (lớp 8) đã dùng tay đấm vào má bên trái bạn học là Đ.N.H học cùng lớp. Sau đó, nhà trường đã đưa em Đ.N.H đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình cấp cứu. Đến 15 giờ 15 cùng ngày, Đ.N.H đã tử vong tại bệnh viện.

Vì sao trường học, nơi đào tạo con người cho tương lai, lại diễn ra tình trạng thương tâm khó hiểu này? Một số chuyên gia giáo dục cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này do nhà trường hiện nay chỉ chú trọng dạy chữ hơn dạy làm người. Công dân giáo dục không được chú trọng bằng giáo dục chính trị. Vì thế, kết quả là tạo ra thế hệ ngày càng nhiều công dân rời ghế nhà trường sống bằng bạo lực hoặc ích kỷ, thờ ơ, vô cảm, kể cả khi trở thành cán bộ, công chức trong bộ máy công quyền.

Phải chăng một nền giáo dục nhân bản, dân tộc và khai phóng rất cần trong lúc này, để xây dựng lại con người Việt Nam, thay vì khư khư ôm lấy những đường lối đã hoàn toàn thất bại?

Tú Thanh / SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.040 giây.