logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 29/12/2014 lúc 12:02:01(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hồi còn ở quê nhà, họa hoằn lắm tôi mới đi bác sĩ. Nhức đầu sổ mũi cứ ra thẳng nhà Thuốc Tây, kê khai bệnh là mua được thuốc ngay. Không tốn tiền khám, lại đỡ mất thì giờ. Mà nếu có đi bác sĩ thì cũng đơn giản, không rắc rối như ở Mỹ. Đến phòng mạch, nhận số thứ tự, ngồi chờ gọi tên, không phải làm hồ sơ, xin giờ hẹn hay bị lục vấn đủ thứ trước khi được khám.
Bác sĩ quốc nội và bác sĩ hải ngoại hoàn toàn khác nhau về cung cách làm việc. Bác sĩ bên nhà như một ông Tòa, lúc nào cũng nghiêm nghị, đăm chiêu, chú mục vào việc khám bệnh, cho toa (1) mà không có lối xã giao lấy lòng bệnh nhân bằng những chuyện lanh quanh vớ vẩn. Ở Mỹ, con bệnh phải làm một bản kê khai lý lịch rất nhiêu khê, cá nhân mình đã đành, còn khai cả vợ hoặc chồng, và thêm một người thân nhất, phòng khi cấp báo. Đây là lối tổ chức công việc của xã hội Mỹ, chặt chẽ, đúng đắn và rất khoa học. Cái rắc rối và phiền toái là đi vào thực tế công việc của bác sĩ và nhân viên phòng khám. Một lần tôi khám mắt để làm kính, được một bác sĩ nhãn khoa trẻ tuổi khám rất kỹ, không những đo chính xác độ viễn thị của mắt, mà còn tìm các chứng bệnh của mắt. Khi được cho biết thần kinh sau võng mô bị rỗng, cần chữa trị, bác sĩ cho tôi một giấy giới thiệu qua một bác sĩ khác. Tôi ngạc nhiên nói:
- Bác sĩ biên toa tôi mua thuốc luôn cho tiện.
UserPostedImage

- Bác phải khám bác sĩ khác mới mua thuốc được.
Người thầy thuốc chỉ nói thế rồi chuyển tôi cho cô nhân viên và quay vào. Trong lúc ngồi chờ nhận kính, tôi tò mò hỏi:
- Cô à, sao tôi lại phải đến bác sĩ khác khám để mua thuốc?
Cô y tá nhìn tôi rồi hỏi lại:
- Lần đầu chú đi khám mắt ở Mỹ ?
- Vâng đúng thế, mà sao hả cô?
- Bác sĩ nhãn khoa ở đây chỉ được phép khám để làm kính, còn chữa bệnh phải đến bác sĩ chuyên mắt.
Tôi chưa hiểu rõ lắm nhưng cứ nghĩ, bác sĩ làm kính cũng như chuyên viên ngành may, đo đạc sao cho cái áo vừa mặc, kính cắt sao cho vừa độ mắt người đeo. Vấn đề này bên nhà dễ dàng và đơn giản hơn nhiều. Nha Trang có tiệm kính Hồng Quang đầu phố Phan Bội Châu, người bán lần lượt đưa cho khách các độ kính, lão hoặc cận, từ thấp lên cao, cái nào đọc chữ rõ nhất thì lấy. Ở Sài Gòn đến Kính Tiên, góc chợ Tân Định, công việc có đo bằng máy, nhưng cũng nhanh chóng dễ dàng, không hề vất vả đến một bác sĩ.
UserPostedImage

Nhưng thôi, nhập gia tùy tục, không khéo mang tiếng lạc hậu. Tôi tiếp tục đến bác sĩ nhãn khoa trên phố Bolsa. Sau khi đã làm bao nhiêu thủ tục, tôi được đưa vào phòng khám ngồi đợi. Bên nhà, mỗi khi được gọi tên vào là được khám ngay, ở đây có khi nữa tiếng vẫn chưa thấy bác sĩ đâu. Chờ đợi chán, bác sĩ mới vào. Cô bác sĩ trẻ, vui vẻ hỏi nhiều thứ, cứ như đã quen với bệnh nhân từ lâu. Bác sĩ xem qua đôi mắt của tôi, nhỏ vào hai giọt thuốc rồi bỏ đi. Sau hơn nửa giờ, tôi được khám tiếp. Khám một lúc, bác sĩ bảo tôi: “Tình trạng mắt bác chưa thể quyết định được, lần sau bác trở lại.” Hỏi tại sao thì được trả lời, “Vì vừa nhỏ thuốc, con ngươi nở lớn không khám được.” Lần đó tôi trả $60, tôi cảm thấy có gì đó không công bằng nên hỏi cô y tá:
- Cô à, nếu cô có chiếc xe bị hỏng mà người thợ không chữa được, lại còn đập méo mó rồi bảo cô trả tiền, cô nghĩ sao?
Cô y tá chừng như hiểu ra, nhìn tôi vừa ngạc nhiên vừa lúng túng:
- Chú đợi cháu vào hỏi bác sĩ.
Lúc trở ra cô nói tỉnh bơ:
- Bác sĩ bảo đáng lý $70, bớt cho chú $10 rồi đấy.
Tôi vui vẻ ra về và thầm cảm ơn bác sĩ đã bớt cho $10. Nhưng rồi tôi thấy không cần thiết đi khám nữa, có kính đeo, thấy rõ mọi thứ thì còn khám làm gì cho mất thì giờ.
Cuối năm 98 tôi bị làm bypass, và buộc khám bệnh định kỳ ở bệnh viện USC nơi tôi đã được cứu sống. Khám ở đây không mất tiền, lại được săn sóc chu đáo, chỉ mỗi cái phải giải thích vòng vo (vì thiếu chữ chuyên môn) khi bác sĩ lục vấn, và quá mất thì giờ. Ba tháng khám một lần, mỗi lần mất một ngày. Đi khám bệnh mà như đi làm rẫy, cơm nước mang theo, có người nằm ngủ cho đến khi được gọi tên.
Một lần, cô bác sĩ Đài Loan xinh đẹp, không biết cô nghe tôi nói gì mà bỏ chạy đi mời một bác sĩ Mỹ râu ria xồm xoàm, hai người trao đổi với nhau một lúc rồi cô biên toa cho tôi, cô khuyên tôi nên tìm một bác sĩ khám thêm ở ngoài. Gần hai năm thường xuyên khám bệnh như thế, tôi thấy rõ mất thì giờ. Lúc này tôi có nhiều việc phải làm nên mỗi lần đi bệnh viện như thể đi tòa, chẳng lý thú gì khiến tôi mất dần cảm tình đã có lâu nay với giới y khoa.(2) May là không lâu, tôi có Medicare, tôi đi khám tư.
Bác sĩ chuyên khoa thì nhiều và vị nào cũng thuộc hạng tối ưu. Thời gian đầu tôi thay đổi bác sĩ liên tục vì khám một lần là không muốn trở lại. Về sau có người quen, Pharmacist, giới thiệu cho một bác sĩ khoa tim, và cam đoan tận tâm, làm việc đứng đắn.
Khám lần đầu tôi cảm thấy dễ chịu. Bác sĩ ít nói những điều linh tinh, chỉ nói khi cần, nhưng cung cách khám, cũng như viết toa thuốc rất cẩn thận. Không có lối vội vàng qua quít cho xong. Cứ mỗi bốn tháng tái khám, dần dần tôi không còn cái cảm giác ngại ngần mỗi lần đi bác sĩ. Tôi khám bệnh cũng như máy móc kiểm tra định kỳ, không có tính cách chạy chữa nên hai tháng hay bốn tháng đều được.
Tôi nói với bác sĩ, “Hai tháng khám, bác sĩ có lợi hơn chứ.” Câu trả lời đơn giản và dễ như trả bài: “Bốn tháng chi phí khám gấp đôi.” Tôi ngõ ý muốn hai tháng khám, Bác sĩ không phản đối, nhưng lúc nào có công việc phải đi xa lâu ngày, tôi xin khám định kỳ bốn tháng.
Bác sĩ tôi cũng có nhiều phòng cho bệnh nhân vào nằm đợi, có lẽ làm như thế để bệnh nhân có được trạng thái bình thản thoải mái, tiện cho việc chẩn đoán bệnh chăng. Tâm trạng đợi chờ thường khiến chúng ta băn khoăn nôn nóng, đợi bác sĩ thì cố giữ thân tâm thật bình, tất cả trong người phải lặng yên. Nhưng, như thế tôi lại nghe rất rõ những tiếng động bên ngoài. Tiếng cửa mở, tiếng người qua lại. Rồi một hôm tôi thực thà thưa với bác sĩ:
- Thưa bác sĩ, bác sĩ bảo người làm cho dầu vào mấy bản lề cửa.
- Để chi vậy?
- Trong lúc nằm chờ khám, mỗi lần nghe tiếng cửa kêu, cứ ngỡ bác sĩ đến.
Bác sĩ tôi không nói gì chỉ hơi cười. Những lần khám kế tiếp, vẫn tiếng lề cửa khô dầu, kít kít, tôi không nhắc lại và đành phải chốc chốc giật mình hồi hộp. Có lẽ, chuyện cửa kêu không phải chuyện của bác sĩ. Hơn nữa, bác sĩ làm gì có thì giờ nghe cửa kêu.
Trong các nghề, làm bác sĩ là vất vả nhất, vì lương tâm nghề nghiệp không cho phép mình nghỉ ngơi khi nghe tiếng rên la của người khác. Ngay cả việc nghỉ để ăn cơm. Bác sĩ là người làm hết việc chứ không làm hết giờ. Một lần tôi được khám vào lúc 12 giờ 30, sau khi nắn bóp thăm dò các mạch máu nơi cổ tôi, bác sĩ nói, “Hôm nay tay tôi hơi lạnh, vì chưa ăn trưa.” Tôi ngạc nhiên khi nghe điều này, tay lạnh lại liên quan đến ăn trưa và cho rằng bác sĩ có ý đùa. Nhưng tôi đã được giải thích, “Khi đói, chất Epinephrine làm tăng độ đường trong máu, mạch máu đầu những ngón tay teo lại khiến bàn tay trở nên lạnh.” Tự nhiên tôi giật mình liên tưởng đến những thi thể lạnh tanh trong nhà xác. Tôi chợt nghĩ đến một điều có vẻ “tướng số,” tôi hỏi, “Thưa bác sĩ, người ta nói ai có bàn tay lạnh là người ít tình cảm.”
Bác sĩ tôi cười, “Nhưng người Mỹ lại nói, Tay tôi lạnh mà lòng tôi ấm. (Cold hand, warm heart).”
Tôi cảm thấy thật thú vị, thật khó so sánh với bất cứ gì khác, không ngờ cách biểu hiện tình cảm giữa Đông Tây rõ là khác nhau. Tôi thầm cảm ơn bác sĩ của tôi.
Sức khỏe tôi mỗi ngày một khá hơn, khá hơn trước khi làm Bypass. Điều rất lạ là có hôm thức dậy từ 4 giờ sáng, làm việc liên tục cho đến 9 giờ tối mà người không thấy mệt. Những lần thử máu rồi tái khám, bao giờ bác sĩ cũng bảo “Tình trạng bác rất tốt.” Sức khoẻ tốt nhưng vẫn phải đi khám đều đặn, người ta bảo đi thăm bác sĩ, có lẽ đúng. Thăm bác sĩ của tôi không mất nhiều thì giờ như khám ở bệnh viện USC. Tôi đi khám không chỉ để biết rõ sức khoẻ của mình, để có thuốc uống, mà còn được biết nhiều điều về cuộc sống thật thú vị, không chỉ mắt thấy tai nghe mà còn cảm nhận nữa...
Có lần nghe tôi than, “Gần hết đời rồi mà chưa làm được gì.”
Bác sĩ tôi hỏi lại, “Làm được gì là làm gì? Sáng ra nếu mình cho người ăn xin 25 xu thì cũng đã làm được gì rồi.”
Tôi im lặng suy nghĩ về nhận xét của người thầy thuốc, lát sau mới có ý kiến, “Thưa tôi muốn nói được gì có nghĩa là thành công ở đời.”
“Như thế nào gọi là thành công? Đỗ đạt là thành công? Có một gia đình sinh được cậu con trai duy nhất, hai vợ chồng nhất quyết cho con học kỹ sư. Lớn lên người con chỉ mê theo văn chương nghệ thuật, nhưng trước ước muốn như bắt buộc của cha mẹ, cậu con phải đi theo con đường cha mẹ vạch sẵn. Ngày ra trường cậu cầm mảnh bằng Kỹ Sư với hạng tối ưu về trình bố mẹ, Thưa Bố Mẹ, hôm nay con mang thành công về cho Bố Mẹ đây. Nói xong anh lên lầu, một phát súng nổ, anh đã tự sát.”
Tôi nghe mà lạnh cả người. Bác sĩ thì vẫn tiếp tục công việc bình thường, viết toa rồi dặn dò các thứ trước khi tôi ra về.
Cứ mỗi lần khám là mỗi lần tôi học được nhiều điều nơi bác sĩ của tôi. Tôi không băn khoăn về chuyện được mất, về thành công hay thất bại. Tôi cố làm những việc tầm thường vừa sức mình và luôn nhớ câu “Một ngày không làm là một ngày không ăn.”
Nhờ sự theo dõi sức khỏe cho thuốc cũng như những câu chuyện đời lượm lặt đó đây của người bác sĩ đã giúp tôi có niềm tin và làm việc không mệt mỏi. Rồi một hôm, đã 9 giờ đêm, phone reo, tôi nghe tiếng bác sĩ dặn dò, “Kết quả thử máu của bác tốt, riêng đường có hơi cao. Bác giảm ăn ngọt lại. Cuối tuần này tôi về hưu, bác sẽ liên lạc với cô Hương nhận một số giấy tờ. Chúc bác luôn may mắn và thành công trong mọi việc."
Tôi chưa kịp nói lời cảm ơn người thầy thuốc quí mến của tôi thì máy đã cúp.
Tự nhiên tôi thấy buồn, một nỗi buồn bình an.
(2014)

(1) Sau 75 bác sĩ quốc nội kiêm luôn dược sĩ. Chừng 20 năm trở lại, giới thầy thuốc trong nước làm ăn phát nhanh, vừa khám bệnh vừa bán thuốc, thuốc không có tên, cứ theo lời dặn mà uống, bệnh gì cũng 5 thứ thuốc là ít nhất. Nếu bác sĩ không bán thuốc thì bệnh nhân được chỉ định mua nhà thuốc A. Nếu mua nơi khác bệnh không lành không chịu trách nhiệm. Có nhiều bác sĩ trẻ em còn nghiền thuốc thành bột, chia gói uống từng ngày để tránh việc biết thuốc rồi tự đi mua.
(2) Xem “Bồ Tát trong địa ngục” trang 115 Thăng Trầm

Sách đã in: Quê Hương Qua Ống Kính tập 1 đến tập 16, Buồn Vui Nghề Chơi Cây Kiểng, Mùa Nước Lũ (Truyện), Về Nhiếp Anh, Thăng Trầm (chuyện buồn vui một đời người), sách dày trên 200 trang, có 8 phụ bản ảnh màu và cả trăm ảnh đen trắng minh họa.
Độc giả muốn có sách nguyên bộ (discount 50% 13 tập đầu) , xin Liên lạc với tác giả: PO.Box 163 Garden Grove, CA. 92842.
email: quehuongtanman@gmail.com, Website: www.ltcn.net


TRẦN CÔNG NHUNG
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.165 giây.